BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hà
Trang 1BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THCS
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên
BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra
Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS Chính vì những lí do trên mà hội đồng bộ môn vật lý quyết định tiến hành
chuyên đề “Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào giảng dạy bộ môn vật
lý THCS”
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I Ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột hiệu quả trong giảng dạy môn vật
lý 9 :
Trang 21 Đặc trưng cơ bản của Phương pháp BTNB:
Bản chất: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV
giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân
lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận
Đặc trưng:
+ Dạy học phải tự nhiên như qúa trình tìm ra chân lý
+ Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước KT thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm CM cho phát biểu đúng HS
sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng? Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn;
+ PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học
+ Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai
+ PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học
TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiên của HS;
+ Trong CT hiện nay có bài áp dụng cả, có bài áp dụng một phần,
+ Với chuyên đề này, tôi áp dụng vào bài “Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà” Và với bài này thì tôi áp dụng PPBTNB vào phần1 nguyên
lý làm việc của công tắc điện của bài
II Ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy bài “Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh ”
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Giáo viên : chụp một bức ảnh của cả lớp và cho học sinh quan sát :
Ảnh được tạo ra như thế nào ?
Ảnh có đặc điểm gì ?
Trang 3Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- Ảnh được tạo ra trên màn ảnh
- Ảnh nhỏ hơn vật
- Ý kiến khác…
Bước 3: Đề xuất câu hỏi
- Vậy để có ảnh như đặc điểm mà các em đả nêu thì cần có dụng cụ nào ?
Hs : Thấu kính hội tụ
Bước 4: Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm
HS: Có thể đề xuất thí nghiệm
HS: Có thể đề xuất xem tranh vẽ
GV: Chốt lại thí nghiệm dùng mô hình máy ảnh để quan sát ảnh của một ngọn nến đang sáng
HS: Tiến hành thí nghiệm quan sát
GV: Bao quát lớp và giúp đỡ học sinh
Bước 5: Kết luận kiến thức mới
- Y/C các nhóm nêu kết luận sau khi tiến hành TN
- Chuẩn hóa kiến thức máy ảnh có một dụng cụ quan trọng là thấu kính hội tụ
C KẾT LUẬN
I Ưu điểm của việc ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột:
Tiến trình tìm tòi nghiên cứu của học sinh không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hoặc thử làm lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút
ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp,
Trang 4hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức Con đường tìm ra kiến thức của học sinh cũng đi lại gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học
Do vậy học sinh sẽ ghi nhớ sâu sắc, lâu dài những thí nghiệm do mình tự làm Mặt khác, học sinh đã có những ý tưởng về một số hiện tượng từ rất sớm Sẽ là không đủ nếu giáo viên dành phần lớn thời gian để giảng giải cho học sinh những thí nghiệm này sẽ cho ra những kết quả như thế nào (không làm thí nghiệm, chỉ mô
tả thí nghiệm hoặc làm mẫu đơn giản thí nghiệm), hoặc nói với học sinh những gì các em nghĩ là sai; mà giáo viên phải có ý thức về sự cần thiết để học sinh tự làm thí nghiệm kiểm chứng những gì học sinh tưởng tượng (với điều kiện các thí nghiệm đó có thể thực hiện ở trong lớp) và để tự các học sinh biện luận với nhau
II Khó khăn:
Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập
Ở một số bài lượng kiến thức cần truyền tải cho học sinh tương đối nhiều, thời gian 40- 45 phút dạy học theo phương pháp " Bàn tay nặn bột " là không đủ, đa phần kéo dài hơn so với quy định nên ảnh hưởng đến các tiết học khác Ngoài ra, thiết bị phục vụ cho thí nghiệm ở các trường hiện nay chưa đầy đủ, việc sáng tạo thiết kế các đồ dùng dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn gặp nhiều khó khăn với cả giáo viên và học sinh
III Một số điểm cần lưu ý
+ Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:
- Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng
- Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu
- Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vứa sai
- Chọn vị trí thích hợp đề gắn các bài vẽ của học sinh…
+ Không nên sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB
Trang 5+ Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học
ở đề bài)
+ Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP
+ Lưu ý về Kĩ thuật thảo luận nhóm
Trên đây là những điều mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế Kính mong quý thầy cô giáo, đồng nghiệp góp ý bổ sung để chuyên đề ngày một hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
D Giáo án minh họa
Tiết: 53 SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức:
- Nêu và chỉ được hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối
- Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh
2 Kĩ năng: Dựng được ảnh của một vật được tạo ra trong máy ảnh
3 Thái độ: Hợp tác nhóm tích cực
II PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT DẠY HỌC :
Phương pháp : Bàn tay nặn bột
Kỷ thuật : Khăn trải bàn
III CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Giáo viên : Máy ảnh
Học sinh: Mô hình máy ảnh
IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1 Kiểm tra bài cũ:
? Một vật đặt trước thấu kính hội tụ, và ngoài khoảng tiêu cự thì khi nào ảnh tạo bởi thấu kính bằng vật?
2 Bài mới:
Hoạt động1: Tình huống xuất phát Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
GV: Chụp bức ảnh cả lớp và cho học sinh quan sát
Trang 6- Ảnh được tạo ra như thế nào ?
- Ảnh có đặc điểm gì ?
Hoạt động 2: Bọc lộ quan điểm ban đầu của học sinh
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
HS làm việc cá nhân nêu những nhận định của
mình
GV cho HS tranh luận trao đổi
HS sế nêu được là ảnh nhỏ hơn vật
Hoạt động 3: Đề xuất giả thuyết và phương án thí nghiệm
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
GV: Để kiểm chứng lại những ý kiến của hs bây
giờ các em dùng mô hình máy ảnh để quan sát
ngọn nến
Chú ý :dịch chuyển sao cho ảnh hiện rỏ trên tấm
kính mờ
HS : Dùng mô hình máy ảnh đê quan sát ngọn nến
và báo cáo lại những gì mà mình quan sát được
GV Vậy theo các em bộ phận chính của máy ảnh
là gì ?
HS : Đó là thấu kính hội tụ
Hoạt động 4: Cấu tạo của máy ảnh
HS: Tự đọc phần 1 theo nhóm
GV: Cung cấp mô hình và hình vẽ về máy
ảnh cho học sinh quan sát
? Nêu các bộ phận chính của máy ảnh
? Vật kính là thấu kính gì
? Vì sao không dung thấu kính phân kì để
làm vật kính của máy ảnh mà dung thấu kính
hội tụ
HS: Thu được ảnh của một vật trên tấm kính
mờ hay tấm nhựa trong vị trí của phim trong
mô hình máy ảnh và quan sát ảnh này
từ đó trả lời câu C1 và C2
I Cấu tạo của máy ảnh
Gồm hai bộ phận chính:
- Vật kính
- Buồng tối
Hoạt động 5: Tìm hiểu về đặc điểm của ảnh của vật trên phim
Trang 7Gv: Hướng dẫn học sinh dựa vào sự quan sát
ảnh trên tấm kính mờ để nêu đặc điểm của
ảnh và dựng ảnh
GV : Chia Hs thành 4 nhóm
- Cho hs làm việc cá nhân với câu c3 và c4
,
- Sau đó cả nhóm thống nhất và ghi vào
phiếu học tập của nhóm mình
GV : Dán kết qủa của các nhóm lên bảng và
cho các nhóm nhận xét chéo nhau Từ đó rút
ra kết qủa chính xác nhất
GV : Nhắc lại cất vẽ ảnh cho toàn lớp
+Vẽ tia đi qua Quang tâm để xác định B’ của
B hiẹn trên phim PQ và ảnh A’ B’ của AB
+ Vẽ tia ló của tia tới song song trục chính
+ Xác định F
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng tam giác
đồng dạng
GV: Từ phần I và II yêu cầu học nêu kết
luận về ảnh của một vật trên phim của máy
ảnh
II Ảnh của một vật trên phim
1 Trả lời các câu hỏi:
C 1 : Thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
C 2 : Vì ảnh đó là ảnh thật
2 Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh
C 3
B P
B '
A o F
A ’
Q
C 4 Tỷ số:
AB
B
A' '
=
AO
O
A'
= 401
3 Kết luận:
SGK
Hoạt động 6: Vận dụng
Hs: Làm việc cá nhân với câu
C 5 Tìm hiểu máy ảnh
C 6 Áp dụng kết quả câu C 4
III Vận dụng
C 5
C 6 Áp dụng kết qảu C 4
A ’ B ’ =
AO
O
A'
.AB = 2006 .160 = 3,2cm
3 Củng cố:
Các bộ phận chính của máy ảnh đó là những bộ phận nào Vật kính của máy ảnh làm bằng gì? Ảnh trên phim thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chều với vật, nhỏ hơn hay lớn hơn vật.
Bài tập 47.1 Câu C
4 Dặn dò học sinh học tập ở nhà :
Làm các bài tập 47.2, 47.3, 47.4 SBT
Trang 8V RÚT KINH NGHIỆM :
………
………