1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện giáp rền luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 bru vân kiều

20 428 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 412,16 KB

Nội dung

Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các môn văn hóa, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, v.v…, trong những nội dung đó thì giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị

Trang 1

1 Phần mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Kĩ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp Nói một cách khác, kĩ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp người học hình thành và rèn luyện các thao tác, hành động

để trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường, xã hội…

Giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng cho học sinh để phát triển bền vững Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ơ các lớp cao hơn Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các môn văn hóa, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, v.v…, trong những nội dung đó thì giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó

có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học Bởi mọi hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều phải thực hiện thông qua giao tiếp Giao tiếp ở trường tiểu học được tiến hành trong mối quan hệ thầy-trò, trò-trò và mối quan hệ thầy, trò với những người xung quanh Để giao tiếp thành công, hiệu quả đòi hỏi thầy cô giáo và học sinh phải có kĩ năng giao tiếp

Học sinh Bru- Vân Kiều ở miền núi do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng miền, môi trường giao tiếp hẹp; do đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc có nhiều nét khác biệt về nhận thức, xúc cảm, tình cảm, tính chủ động trong giao tiếp chưa cao nên giao tiếp của học sinh ở trường tôi còn có một số hạn chế như: nhút nhát, tự ti, lúng túng khi đứng trước đám đông, chưa có kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có

kĩ năng thích ứng, kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh nghèo nàn Nhiều HS rất thiếu kĩ năng xử lí tình huống của cuộc sống thực; không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu nhất trong gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội; thiếu tự tin khi giao tiếp, thiếu bản lĩnh, thiếu sáng tạo; học tập thụ động, không tự tin, chưa biết cách trình bày một vấn đề thực tiễn (mời, thưa, mượn, xin )

Thực tiễn cho thấy, ở trường tôi và một số trường có đối tượng học sinh là con

em Bru-Vân Kiều, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ

Trang 2

năng giao tiếp cho học sinh, nhiều giáo viên thực hiện còn mang tính chất đối phó, chưa thường xuyên, liên tục, thiếu tâm huyết dẫn đến hiệu quả chưa cao

Năm học 2014 – 2015, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người HS; chú trọng giáo dục đạo đức cho HS; định hướng dần cho

HS về lí tưởng và kĩ năng nhằm hình thành nhân cách cho HS; tập trung nâng cao ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử văn minh, lịch sự; hành vi giao tiếp đúng mực

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 Bru-Vân Kiều”.

1.2 Điểm mới của đề tài:

- Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh có thể nói là một vần đề không có gì mới

mẻ, đặc biệt nó đã được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu

và quan tâm Tuy nhiên, điểm mới và khác biệt đề tài này là đối tượng học sinh được nói đến là học sinh dân tộc, con em Bru-Vân Kiều Việc giao tiếp hằng ngày của các

em được sử dụng bằng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt phổ thông Bên cạnh đó vì điều kiện xa xôi, vùng biên giới nên các em ít được tiếp xúc nhiều với các phương tiện giao tiếp như truyền hình, môi trường giao tiếp đồng bằng (sử dụng tiếng Việt để nói chuyện…)

- Nội dung của đề tài đánh giá được một số mặt trong hoàn cảnh sống tác động tới

kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh tiểu học người Bru-Vân Kiều; đề xuất được cách tiếp cận mới trong giáo dục kĩ năng giao tiếp theo hướng khai thác nội dung môn học để giáo dục kĩ năng giao tiếp riêng mang tính đặc thù của học sinh dân tộc thiểu số và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực, khai thác nội dụng giáo dục của bài học… để giáo dục kĩ năng giao tiếp chung như: kỹ

năng tự khẳng định về bản thân, kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thương lượng, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc hợp tác,

kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm giúp học sinh vận dụng tốt trong học tập và cuộc sống

- Đề tài được chia ra và nêu rõ từng giải pháp cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh dễ dàng tiếp cận với cách thức giao tiếp, hình thành dần nên phản xạ giao tiếp tốt đẹp tự nhiên căn cứ trên những lỗi giao tiếp thông thường của các em khi học tập và sinh hoạt tại nhà trường; tạo sự hứng thú cho học sinh, kích thích cho các

em sự ham học, ham hiểu biết và sự tự tin, mạnh dạn khi tiếp xúc với mọi người trong cuộc sống hằng ngày của mình Góp phần tạo một nền tảng vững chắc, một thói quen tốt cho các em khi giao tiếp trong cuộc sống về sau này

Trang 3

1.3 Phạm vi áp dụng của đề tài:

Nghiên cứu về nội dung và các giải pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Bru-Vân Kiều lớp 5 ở trường tôi đang dạy nói riêng và trường miền núi khó khăn, trường bán trú nói chung (có học sinh là con em Bru - Vân Kiều)

2.1 Thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại trường:

2.1.1 Thực trạng hoàn cảnh kinh tế -xã hội:

Nhà trường được xây dựng trên địa bàn khu vực miền núi biên giới, nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh Nơi đây có con đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với truyền thống cách mạng và lịch sử oanh liệt trong đấu tranh giành độc lập, tự do; có tiềm năng phát triển và có nền văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào người Bru-Vân Kiều Tuy nhiên, vùng này "đến nay vẫn là vùng nghèo, khó khăn trong tỉnh, văn hóa xã hội còn nặng về tập tục, chậm phát triển

và tụt hậu trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; văn hóa, giáo dục, y tế không đồng đều, thấp kém Điều kiện kinh tế và các phong tục riêng đã ảnh hưởng nhiều đến nền văn hóa Nhiều nét văn hóa đặc sắc mang đậm tính dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy nhưng vẫn còn không ít những phong tục lạc hậu tồn tại trong xã hội cần loại bỏ Xuất phát từ những điều kiện trên mà lối sống và quan hệ giao tiếp cũng có những nét riêng biệt Đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ít va chạm và ngại va chạm, ngại ngùng trong quan hệ giao tiếp xã hội Khả năng dùng vốn từ tiếng việt trong giao tiếp, cách diễn đạt cũng như thuyết trình còn hạn chế, cách xưng hô trong quan hệ giao tiếp mộc mạc, chân thật, thân ái, ít chứa đựng những tình tiết tinh

tế như ở miền xuôi Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay

2.1.2 Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại trường:

Qua quá trình tiếp xúc với học sinh, tôi nhận thấy học sinh tiểu học Bru-Vân Kiều tại địa bàn có một số đặc điểm đặc trưng sau:

Đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS là ngại suy nghĩ, ngại đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa của sự vật hiện tượng Các em có thói quen suy nghĩ một chiều, khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát của các em còn phát triển chậm và phụ thuộc vào cảm xúc

Bên cạnh đó, môi trường học tập đòi hỏi học sinh phải có tính chủ động, tự giác, tích cực trong quan hệ hợp tác với thầy, hợp tác với bạn trong môi trường nhóm, lớp

để thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra nhưng bản tính tự nhiên của các em lại e dè, nhút nhát, chính điều này đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của các em

Trang 4

Thông qua các hoạt động và giao tiếp ở những tình huống khác nhau, cảm xúc, thái độ của HS bộc lộ một cách khá rõ, mộc mạc, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi Tình cảm của các em kín đáo, nhút nhát, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ

Do môi trường giao tiếp không rộng; đối tượng giao tiếp của các em bó hẹp trong phạm vi gia đình, làng bản; phương tiện giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, vốn

từ tiếng Việt ít dẫn đến lối nói, cách nghĩ, cách làm, cách thể hiện của HS có những nét đặc trưng riêng Các em hay nói trống không, thiếu mềm mỏng, ít thưa gửi, gặp người lạ ít chào hỏi, ngại giao tiếp mà chủ yếu là tò mò quan sát Khi giao tiếp không

tự tin, rụt rè, nhút nhát và thiếu kỹ năng

Ví dụ: Một số lỗi thông thường trong giao tiếp của các em:

- Học sinh gặp người lạ (khách, thầy cô khác trường, những người lạ đến nhà chơi ) trở nên nhút nhát, rụt rè dẫn đến không biết chào hỏi xã giao

- Thầy (cô) gọi, học sinh trả lời trống không hoặc trả lời bằng từ ơi, vốn đã

quen khi giao tiếp ở nhà

- Bố mẹ, thầy (cô) giáo nhờ đi mượn một cái gì đó thì các em sẽ nói với

người cho mượn là: bố (mẹ), thầy cô cho lấy

- Khi các em mượn một ai đó cái gì, các em hay nói trống không: chẳng

hạn như học sinh mượn sọt rác lẽ ra các em phải nói: Thầy ơi! Cho em mượn cái sọt rác thì đằng này các em thường nói trống không: Thầy, sọt rác

Điều này được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH LỚP 5

TẠI TRƯỜNG ĐANG CÔNG TÁC VÀO ĐẦU HỌC KÌ I

(Khảo sát trên 32 học sinh khối 5 của trường)

Kĩ năng tiếp nhận và truyền thông

Kĩ năng thuyết trình trước đám

đông

8

Trang 5

Kĩ năng từ chối lời yêu cầu, đề nghị

2.1.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc tại trường

Đại đa số giáo viên đều đã nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Xác định đúng những kỹ năng giao tiếp quan trọng, cần thiết

cần giáo dục cho học sinh tiểu học như: lắng nghe; chào hỏi; nói lời cảm ơn, xin lỗi;

kỹ năng viết; kỹ năng thấu hiểu; tự chủ trong giao tiếp; tự nhận thức; cảm thông chia

sẻ Những kỹ năng nêu trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi

thông tin, chia sẻ cảm xúc, giúp học sinh biết bộc lộ bản thân và cảm nhận về mình, người khác Tuy nhiên từ nhận thức đến việc làm còn là một khoảng cách xa đòi hỏi giáo viên phải vượt qua những rào cản để tiến hành các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học

2.1.4 Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc đã được giáo viên tiến

hành thường xuyên đó là các kỹ năng: nghe, viết, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng thấu hiểu Những kỹ năng này được giáo viên thường xuyên giáo dục vì những kỹ năng này

là những kỹ năng cơ bản, liên quan trực tiếp đến nội dung và chương trình học của các môn Đạo đức, Tiếng việt, đồng thời cũng là những kỹ năng học sinh phải sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày

Bên cạnh đó một số kỹ năng quan trọng của kỹ năng giao tiếp như: kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng nói lời yêu cầu

đề nghị; kỹ năng tự chủ trong giao tiếp; kỹ năng thuyết trình trước đám đông; kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng biểu lộ thái độ bằng các hành vi ngôn ngữ chưa

được giáo viên quan tâm giáo dục thường xuyên

Quan sát một số học sinh giao tiếp trong quá trình học tập và hoạt động giáo dục, tôi nhận thấy tính tự chủ của học sinh chưa cao, phần lớn học sinh thiếu tự tin, nhút nhát, rụt rè trước những vấn đề mới hay phải đợi giáo viên gợi ý, chỉ định các em mới dám trả lời Nguyên nhân do bản tính học sinh dân tộc là nhút nhát, môi trường sống chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình và làng bản, thiếu môi trường giao tiếp dẫn đến thiếu kỹ năng đồng thời trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh

2.1.5 Thực trạng sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc

Trang 6

Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp được giáo viên sử dụng

thường xuyên trong giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chủ yếu qua: giảng giải; hoạt động nhóm; phương pháp đóng vai; tổ chức trò chơi Còn lại các phương pháp dạy học nêu vấn đề; dạy học trực quan; quan sát tranh giao tiếp và nêu gương; dùng hình ảnh qua các tình huống được chiếu trên màn hình minh họa cho lời giảng của thầy cô trong việc rèn luyện hình thành kỹ năng giao tiếp lại không được tiến hành sử

dụng thường xuyên

Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp được giáo viên quan tâm sử dụng

thường xuyên gồm các biện pháp: tích hợp nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp; tăng cường mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh; học sinh với học sinh; xây dựng các bài tập thực hành để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh; gắn mục tiêu môn học hoạt động với mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp Những

biện pháp giáo dục trên liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của nhà trường và môn học nên được giáo viên tiến hành thường xuyên

Các biện pháp khác như: giáo dục để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh; gắn đánh giá kết quả môn học, hoạt động với đánh giá kĩ năng giao tiếp; tạo môi trường tập luyện rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa sử dụng thường

xuyên

2.1.6 Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếp đã được tiến hành

Thực tế cho thấy giáo viên tạo lập môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa được phong phú và đa dạng, chưa có sự kết hợp và tích hợp các vấn đề với nhau trong cách giáo dục học sinh Trong quá trình dạy học, các môn học được giáo viên quan tâm tiến hành tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp là môn Đạo đức và môn Tiếng việt bởi hai môn này có khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng giao tiếp cao

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức tổ chức và cũng là một trong những con đường giáo dục có nhiều ưu thế trong phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo môi trường giao tiếp cho học sinh nhưng lại ít được giáo viên quan tâm vì nhiều nguyên nhân: Do năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên chưa cao, do tâm lý ngại thay đổi sợ mất nhiều thời gian công sức cho thiết kế và chuẩn bị tổ chức hoạt động,

do điều kiện địa lý của vùng không thuận lợi cho hoạt động giáo dục, Chính hạn chế trên dẫn tới những nét văn hóa giao tiếp của học sinh dân tộc chưa được quan tâm giáo dục cho học sinh, kỹ năng tự chủ trong giao tiếp của học sinh chưa được rèn luyện, trải nghiệm, những kỹ năng hành vi cơ bản ban đầu của học sinh chưa có môi trường trải nghiệm

2.2 Các giải pháp:

Trang 7

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc bị tác động của những yếu tố vùng miền và con người trong môi trường giáo dục, đang đòi hỏi cần có

sự cố gắng, sự quan tâm hơn nữa để đạt được hiệu quả cao hơn trong giáo dục kĩ năng giao tiếp cho các em Ngoài những giải pháp có tính cụ thể, sự đầu tư, thay đổi nhận thức còn là những biện pháp ngay chính trong hoạt động giáo dục Trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở trên, bản thân tôi mạnh dạn thực hiện một số biện pháp trong các hoạt động giáo dục và có thể sử dụng nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc như sau:

2.2.1 Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học các môn học có ưu thế:

Trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, tạo ra sự đồng thuận giữa Gia đình Nhà trường

-Xã hội, xây dựng một môi trường giáo dục thuận lợi chúng ta cần đặc biệt coi trọng việc thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào môn học trong chương trình, đặc biệt là thông qua các môn học chiếm ưu thế như Đạo đức, Tiếng việt, Khoa học

- Có thể tích hợp hoàn toàn nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh hoặc có thể tích hợp từng phần nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp; giáo viên rút ra kết luận về giáo dục kỹ năng giao tiếp sau từng phần nội dung của bài học và khi kết thúc bài học

- Cần có sự lựa chọn những phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp

- Trong tổ chức bài học trên lớp cho học sinh, giáo viên cần có thái độ thân thiện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp

- Phải tích cực hóa hoạt động của học sinh một cách đa dạng và phong phú bởi

kỹ năng chỉ có thể được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và bằng hoạt động

- Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp phải đảm bảo 2 mục tiêu chính và cụ thể đó là mục tiêu của bài học và mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Muốn làm được điều đó giáo viên phải xây dựng được quy trình thiết kế bài học tích hợp gồm 5 bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, đặc điểm trình độ giao tiếp hiện tại của học sinh

Bước 2: Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài học và nội dung giáo dục

kỹ năng giao tiếp cần tích hợp như: chào hỏi, nói lời yêu cầu, đề nghị, nói lời cảm ơn,

Trang 8

xin lỗi, nói lời từ chối, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trả lời câu hỏi vv…

Bước 3: Lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình thức tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua bài học như: đóng vai, tổ chức trò chơi, dạy học bằng tình huống, nêu vấn đề, làm việc nhóm vv…tạo cơ hội cho học sinh có môi trường trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hợp tác với bạn, hợp tác với thầy, cô

Bước 4: Thiết kế hoạt động trong tổ chức bài học Giáo viên phải nghiên cứu thiết kế hoạt động trong tổ chức bài học nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp, tự nhận thức, xử lý tính huống, giải quyết vấn đề vv để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Bước 5: Kiểm tra kết quả bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Giáo viên phải đánh giá được kết quả một cách khách quan, chính xác: Nội dung bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp được học sinh lĩnh hội như thế nào? Những kiến thức, kỹ năng nào đã được học sinh tích lũy, trải nghiệm, kiến thức, kỹ năng nào chưa được học sinh tích lũy trải nghiệm

BÀI SOẠN MINH HỌA Môn: Đạo đức lớp 5 Bài 6: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ

I Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ và thể hiện điều đó trong cuộc sống hàng ngày.

- Nêu được những hành vi,việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

II Kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kỹ năng giao tiếp: Nói lời cảm ơn, bày tỏ ý kiến, quan điểm, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trước suy nghĩ, hành động, cảm xúc của bạn bè trong nhóm.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, bổn phận kính trọng người già, chăm sóc, nhường nhịn em nhỏ.

III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

- óng vai Đóng vai - Các th màu đ bày t ý ki n ẻ màu để bày tỏ ý kiến ể bày tỏ ý kiến ỏ ý kiến ến

1 Bài cũ :

(3-5')

? Em hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn

tổ tiên ?

- 2 Hs trả lời

- HS Nhận xét

Trang 9

2.Bài mới:

Hoạt

động1: Tìm

hiểu truyện

“ Sau đêm

mưa”

-15phút)

Hoạt động

2:

Làm bài tập

(10phút)

3 Củng cố

-Dặn dò

(3-phút)

- Gv nhận xét cho tuyên dương.

GV giới thiệu bài.

GV gọi H đọc truyện “ Sau đêm mưa” ở SGK Yêu cầu H thảo luận nhóm nội dung các câu hỏi ở SGK

1 Các bạn học sinh trong truyện đã làm gì khi gặp

bà cụ và em bé?

2 Tại sao bà cụ cảm ơn các bạn?

3 Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?

- Gọi H trả lời - Nhận xét.

? Đối với người già em nhỏ cần có thái độ như thế nào ?

* Kết luận: Khi gặp người già các em cần nói năng lễ phép, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ ta phải nhường nhịn giúp đỡ.

Thực hành: Thảo luận nhóm

* Gọi H đọc yêu cầu bài tập 1 SGK:

- Những việc làm nào thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?

- Em có suy nghĩ gì về những người già neo đơn, không nơi nương tựa ?

- Em có suy nghĩ gì về những em nhỏ thiếu sự quan tâm của ông bà, cha mẹ, anh chị em ?

- Gv cho H liên hệ bản thân

Kết luận:Mỗi chúng ta đều có ông bà, cha me, anh, chị, em Đó là điều hạnh phúc Tuy nhiên vì một lý do nào đó, có những người già không nơi nương tựa, trẻ em thiêu tình tình thương.Chúng ta phải biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất

và tinh thần.

Đánh giá hành vi: Học sinh phân biệt các hành vi, việc làm đúng và không đúng trong việc kính trọng người già, yêu thowng em nhỏ và đồng tình với việc làm đúng.

- GV củng cố nội dung bài học:

- Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ.

- Dặn học sinh chuẩn bị viết viết đoạn văn ngắn kể

về sự kính trọng người già hoặc chăm sóc em nhỏ.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Thảo luận theo dãy

- HS trả lời

- HS nghe

- H đọc

- H làm việc cá nhân sau đó làm nhóm lớn

- HS liên hệ

- Nghe

- Nghe

- Đọc

- Nghe

TIẾT 2

Trang 10

ND- TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1 HĐ1: Xử

huống.

(15phút)

2 HĐ2: Làm

việc với

phiếu bài tập

(7phút)

HĐ3:Tìm

hiểu truyền

thống Kính

già Yêu trẻ.

(7’ )

3.Củng cố

Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm yêu cầu thảo luận, đóng vai xử lý các tình huống sau:

1 Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ em sẽ làm gì?

2 Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành một quả bóng ?

3 Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường Nếu em là Lan em sẽ làm gì ?

- Gv gọi HS đóng vai xử lí tình huống của nhóm mình.

- GV yêu cầu H nhận xét, bổ sung, kết luận.

- GV nhận xét, kết luận:

1 Dỗ dành em, đưa đến đồn công an nơi gần nhất nhò

sự giúp đỡ.

2 Khuyên ngăn hai em, phân tích điều hay lẽ phải cho các em nghe và khuyên không nên như vậy

3 Lan nên dừng cuộc chơi, chỉ rõ đường hoặc dẫn cụ già đến nơi nếu mình biết.

Đánh giá hành vi: dựa vào cách xử lý, giáo viên nhận xét mức độ thành công trong giao tiếp khi đóng vai, ổn định được hành vi đúng cho các em

- Gv tổ chức cho H làm việc theo nhóm.

- Gv đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lên đính kết quả trên bảng Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả cho nhau

- Gv nhận xét, kết luận :

Kết luận:

Ngày lễ dành cho các em là ngày quốc tế thiếu nhi 1 thỏng 6

Tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.

Các tổ chức xã hội dành cho trẻ em là : Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng

- Em hãy kể với bạn về phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.

- Gọi HS lên tự giới thiệu va đọc câu ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học

- GV kết luận :

+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi chỗ trang trọng.

+Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc tặng quà cho ông

bà, bố mẹ.

+ Trẻ em được mừng tuổi, tặng quà vào dịp lễ tết.

2 Hs trả lời Nhận xét

Lắng nghe Thảo luận theo dãy

- Nhóm lên đóng vai Nghe

Ghi nhớ

- Làm việc theo nhóm 4

Nghe

- Làm việc cả lớp

Ngày đăng: 02/11/2017, 00:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w