Giai đoạn nuôi vỗ thành thục (15/4 đến 15/5)

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 30 - 33)

Từ trung tuần tháng 4 trở đi phải ngừng bón phân, ở giai đoạn này nếu cá còn gầy tăng lượng đạm trong khẩu phần thức ăn bổ sung thêm 20% đạm.

Chế độ kích thích nước: ở giai đoạn này tăng cường kích thích nước, mỗi tuần kích thích 2 - 3 lần. Vào đầu tháng 5 tăng cường kiểm tra để quyết định đúng thời điểm cho đẻ.

Thực tế sản xuất cho thấy cá rôhu là loài các dễ thành thục, dễ sinh sản và cho năng suất cao. Đây là một trong những đặc điểm thuận lợi trong vấn đề sinh sản nhân tạo đối tượng này.

Kết qủa nuôi vỗ tái phát dục nhiều năm cho thấy: cá bố mẹ đã đạt đến thành thục tuyến sinh dục đều có hệ số thành thục cao, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh cao. Năng suất cá bột của cá đẻ vòng hai so với vòng một không thua kém nhiều.

4.3.4. Chăm sóc quản lý

Cá Rô hu, mrigan có khả năng sử dụng thức ăn nhân tạo và tự nhiên, vì vậy nên sử dụng thức ăn tinh kết hợp với bón phân tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

Tăng cường kích thích nước, kết hợp các yếu tố sinh thái tạo điều kiện cho cá phát dục thành thục tốt. Chế độ kích thích nước: 2 - 3lần/tuần, mỗi lần từ 2 - 4giờ.

Đầu tháng 4 kiểm tra cá để quyết định cho đẻ.

4.4. Nu i vỗ cá chép

4.4.1. Điềukiện ao nuôi vỗ

Ao nuôi là môi trường sinh trưởng, phát dục của cá. Điều kiện ao nuôi tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cá bố mẹ. Vì vậy khi chọn ao đưa cá vào nuôi vỗ cần chú ý đến một số điều kiện sau đây:

Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải có nguồn nước trong sạch, hàm lượng ôxy cao, độ pH từ 7,5 - 8,5, ao phải tập trung để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý.

Cá chép có khả năng sinh sản tự nhiên trong ao, vì thế cần có ao nuôi vỗ cá đực, cá cái riêng biệt. Nếu nuôi chung, gần đến thời kỳ cá sinh sản (tháng 1) phải phân đàn cá đực và cái.

Đối với ao nuôi vỗ cá chép Việt Nam, cá chép chọn giống V1 do việc đánh bắt cá bố mẹ gặp nhiều khó khăn nên người ta thường sử dụng ao có diện tích từ

400 - 700m2.

Đối với ao nuôi vỗ cá chép Hungari do việc đánh bắt thuận lợi hơn so với cá chép Việt Nam nên ao nuôi vỗ có diện tích từ 1000 - 1500m2.

Cá chép là loài cá ăn sinh vật đáy chủ yếu là động vật đáy, để tạo điều kiện cho động vật đáy phát triển, độ sâu mực nước trong ao dao động từ 1 - 1,2 m nước

là thích hợp nhất.

Đáy ao đối với ao nuôi vỗ cá chép có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cá bố mẹ, đáy ao phải bằng phẳng, độ dày mùn đáy từ 15 - 20 cm,

chất đáy là thịt cát.

Môi trường ao nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, thành thục của cá chép. Hàm lượng oxy thường xuyên đảm bảo ≥ 3 mg/l, pH dao động

trong khoảng 7,5 - 8,5, T0=20 - 25 và một số yếu tố khác như NH3 ≤ 0,15mg/l,

H2S ≤ 0,04mg/l.

4.4.2. Chuẩnbị ao nuôi vỗ

Thực hiện 4 nội dung sau:

- Làm cạn nước, phát quang bờ bui, lấp hang hốc dò dỉ và nơi ẩn nấp của địch hại, vét bớt bùn chỉ để lại lớp bùn có độ dày 15 - 20cm.

- Dùng vôi tẩy trùng, diệt tạp với liều lượng từ 7 - 10kg vôi/100m2 đáy ao.

Sau đó phơi ao 3 - 5 ngày.

- Bón lót cho ao: dung phân chuồng kết hợp với phân xanh để bón lót, liều lượng mỗi loại 30 - 50kg/100m2 đáy ao. Phân chuồng rải đều khắp đáy ao, đối với

phân xanh bó thành từng bó, mỗi bó có khối lượng 7 - 10kg/1bó đưa xuống bốn

góc ao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cấp nước cho ao: cấp làm 2 lần: Lần 1: lọc nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức nước là 30 - 50 cm dừng lại, ngâm ao từ 4 - 5 ngày. Sau đó tiếp tục cấp nước lần 2 đảm bảo mực nước theo quy định.

4.4.3. Chọnbốmẹđưa vào nuôi vỗ

Theo Menden thì sự giao phối cận huyết dẫn đến thế hệ con cái mang những đôi gen tương đồng, như vậy chúng không có sự khác nhau về vật chất di truyền, sức sống của thế hệ con cái không mạnh, nòi giống dần bị thoái hóa. Vì thế phải chọn cá bố mẹ xa nhau về nguồn gốc.

Chọn những con có thân hình cân đối, vây, vẩy hoàn chỉnh, màu sắc tươi sáng

phù hợp với màu sắc tự nhiên của cá, không dị hình dị tật và không có dấu hiệu bệnh. Tuổi cá và cỡ cá có quan hệ mật thiết với lượng chứa trứng. Tuổi quá thấp hoặc tuổi quá cao đều cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp, cá quá lớn tuổi cao, sức sinh sản không tăng. Đối với cá chép nên sử dụng cá có kích thước từ 1 - 2 kg, tuổi từ 2 - 5 tuổi, trung bình là 3 tuổi.

Cá chép ở các tỉnh miền Bắc thường đẻ vào hai vụ chính đó là vụ xuân

(tháng 2 - 3) vào vụ thu (tháng 8 - 9). Riêng đối với các tỉnh ở phía Nam cá chép

hầu nhưcó thểđẻ quanh năm.

Trong nghiên cứu đầu tháng 10 đưa cá vào nuôi vỗ đến tháng 2 (hoặc tháng 3) cho đẻ. Trong thực tế sản xuất hiện nay, người ta đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ từ tháng 11, thậm trí đến tháng 12, nhưng sang tháng 2 (tháng 3) vẫn cho đẻ bình

thường. Mùa thu tháng 7, tháng 8 đưa vào nuôi vỗ, cho đẻ vào tháng 9.

Trước khi thả cá bố mẹ vào ao, phải tắm sát trùng cơ thể cá bằng một trong các thuốc: dung dịch nước muối 3% trong thời gian tắm 5 - 15phút, hoặc thuốc

Mật độ cá bố mẹ tùy thuộc vào khả năng giải quyết thức ăn, phụ thuộc vào điều kiện lý hoá học của ao nuôi, mật độ còn phụ thuộc vào cá đực, cá cái.

Ao nuôi cá cái: mật độ 8 - 10 m2/con, khối lượng 0,5 - 1 kg.

Ao nuôi cá đực: mật độ 4 - 6 m2/con, khối lượng 0,5 - 1 kg.

Ngoài ra còn thả ghép cá mè để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao, không thả ghép cá trắm cỏ, rô phi.

- Phương pháp dựa vào kinh nghiệm sản xuất ở nước ta thông thường cứ 1 kg cá cái sản xuất được từ 3.000 - 4.000 con cá giống cỡ 10cm.

- Dựa vào công thức tham khảo sau:

G = N Trong đó:

- G là khối lượng cá cái cần đưa vào nuôi vỗ

- N số cá giống cần sản xuất (con);

- P1 tỷ lệ thành thục (%);

- P2 tỷ lệ đẻ (%)

- n là số cá giống một kg cá cái sản xuấtđược.

n . P1 . P2

4.4.4. Chăm sóc quản

Thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 30 - 33)