Giai đoạn nuôi vỗ thành thục (từ 01/01 đến tháng 03)

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 27 - 28)

Khi cá đạt đến độ béo tiêu chuẩn (ở Ball4 - Ball5), lúc này đa số tế bào trứng ở giai đoạn III, cá biệt có con đã ở giai đoạn IVa. Như vậy trong cơ thể cá đã trải qua một qúa trình chuyển hóa mạnh mẽ vật chất dinh dưỡng được lấy từ bên ngoài vào qua thức ăn được tích lũy ở cơ và gan đã chuyển hóa vào buồng trứng. Vì vậy phải thực hiện các biện pháp tích cực để chuyển hóa vật chất dinh dưỡng trong gan, cơ chuyển vào tuyến sinh dục.

Ngừng cho cá ăn thức ăn tinh, chỉ cho ăn thức ăn xanh với lượng 20 - 30%

khối lượng đàn cá /ngày, cho ăn dư thừa. Nếu có điều kiện nên cho cá ăn thêm thức ăn có Vitamine E để kích thích chuyển hoá tuyến sinh dục như: thóc mầm, ngô mầm, đỗ mầm; cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần 3 - 5% trọng lượng đàn cá.

Chế độ kích thích nước: Trong tự nhiên, quá trình phát dục thành thục và đẻ trứng của cá trắm cỏ đòi hỏi điều kiện sinh thái rất khắt khe như dòng chảy, lưu tốc, độ sâu, chất đáy, độ trong.... Nhưng trong ao nuôi vỗ thiếu các điều kiện tự nhiên vì vậy đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp giúp cho quá trình phát dục thành thục của cá được tốt. Chế độ kích thích nước ở giai đoạn này là một biện pháp kỹ thuật cực kỳ quan trọng phải thực hiện nghiêm túc chế độ kích thích nước vào ao nuôi giúp cá phát triển tuyến sinh dục: Từ tháng 12 đến 1: 2 tuần kích nước 1 lần ; Trong tháng 2: 2 lần/tuần ; Tháng 3: 1 ngày/lần. Lượng nước mỗi lần

dâng lên 20 - 30cm (2 - 3 giờ liên tục).

Cuối tháng 2 đầu tháng 3 tăng cường kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục bằng cách quan sát ngoại hình, kết hợp thăm trứng trực tiếp và giải phẫu điểm, trên cơ sở đó để xác định thời gian cho cá đẻ, trước khi kiểm tra cá phải ngừng cho cá ăn 2 ngày. Thời điểm cá dạt thành thục vào cuối tháng 2, đầu tháng 3.

4.2. Nu i vỗ cá mè trắng

4.2.1. Điều kiện, môi trường ao nuôi

Điều kiện ao nuôi vỗ: Ao nuôi có diện tích 1.000 - 2.500 m2 (trong thực tế sản xuất người ta thường sử dụng ao khoảng 1.000m2 là hợp lý), độ sâu mực nước

1,5 - 2 m, đáy là đất thịt hoặc thịt pha cát, bằng phẳng, độ dày bùn đáy 20 - 30 cm.

Môi trường ao nuôi phải đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ≥5 mg/l, độ pH: 7

- 7,5, nhiệt độ nước 26 - 280C, NH3 ≤ 0,15 mg/l, H2S ≤ 0,04mg/l, nước ao có màu xanh vỏ đỗ hoặc nõn chuối với độ trong thích hợp 20 - 30cm.

4.2.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ

Thực hiện 4 nội dung sau:

- Làm cạn nước, phát quang bờ bụi, lấp hang hốc dò dỉ và nơi ẩn nấp của địch hại, vét bớt bùn chỉ để lại lớp bùn có độ dày 20 - 30cm.

- Dùng vôi tẩy trùng, diệt tạp với lượng 7 - 10kg vôi/100m2 đáy, phơi ao 3 - 5 ngày.

- Bón lót cho ao: dung phân chuồng kết hợp với phân xanh để bón lót, liều lượng mỗi loại 30 - 50 kg/100m2 đáy ao. Phân chuồng rải đều khắp đáy ao, phân xanh bó thành bó có khối lượng 7 - 10kg/1bó đưa xuống bốn góc ao.

- Cấp nước cho ao (cấp làm 2 lần): Lần 1: lọc nước vào ao qua lưới lọc, đạt mức nước là 30 - 50cm dừng lại, ngâm ao từ 4 - 5 ngày. Sau đó tiếp tục cấp nước lần 2 đảm bảo mực nước theo quy định.

4.2.3. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Cá mè trắng đưa vào nuôi vỗ phải có thân hình cân đối, màu tươi sáng không bị bệnh tật, các tiêu chuẩn khác tương tự như chọn cá trắm cỏ. Đối với cá mè trắng chọn tuổi cá và cỡ cá đưa vào nuôi vỗ như sau: cá đực tuổi từ 2 đến 6 tuổi, trọng lượng từ 1,5 - 5 kg, cá cái tuổi từ 3 đến 6 tuổi, trọng lượng từ 4 - 6 kg.

Mật độ nuôi vỗ: với cá mè trắng cứ 100m2ao thả 15 - 20 kg, trong đó ghép từ

10 - 20% cá trắm cỏ, 10% cá mè hoa. Trong thực tế sản xuất hiện nay đối với ao nuôi vỗ cá mè trắng là chính người ta còn thả ghép cá rô hu hậu bị cứ 20m2 thả 1

con cá rô hu cỡ từ 1 - 2kg. Kết quả cá thành thục tốt mà không phải đầu tư thức ăn

tinh cho cá rô hu. Tỷ lệ đực/cái = 1/1.

4.2.4. Chăm sóc và quản lý

Thực hiện nuôi vỗ theo 2 giai đoạn:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 27 - 28)