Ấp trứng cá theo ph ng pháp c ng nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 58 - 60)

C ng thức 4: Bột cá nhạt 5 0 60% + Bột đậu tương 20% + ám gạo 1 9-

3. Cho sinh sản nhân tạo một số loài cá n ui 1 C ho cá trắm cỏ sinh sản nhân tạo

4.2. Ấp trứng cá theo ph ng pháp c ng nghiệp

Hiện nay để có được hàng loạt cá chép bột đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, ngoài phương pháp ấp trứng bằng bể vòng, người ta thường khử dính và đưa

vào ấp trong bình vây.

- Hình dạng và quy cỡ : bình vây có dạng hình phễu, được làm bằng thủy tinh, nhựa trong hoặc bằng tôn. Với cá mè, trôi, trắm thường dùng loại bình 50 lít, 100 lít có khi tới 200 lít.

- Mật độ ấp: trung bình 1 cm3 nước ấp được 6 trứng, như vậy bình cỡ 50 lít ấp được 30 vạn trứng.

- Kỹ thuật ấp: trước khi ấp phải làm vệ sinh hệ thống ống, bình, thử lại hệ thống van, mở thử nước cho chảy vào bình, kiểm tra lại hệ thống máng dẫn buộc vào giai chứa... Khi thấy nước đã trong sạch không có mùi hôi thối, các van điều chỉnh tốt, lúc đó mới cho trứng vào bình.

Dùng ống đong hoặc bát để định lượng trứng cho từng bình đồng thời mở lưu tốc nhẹ để trứng không bị tụt xuống đáy hoặc lưu tốc không lớn để trứng khỏi tràn lên trên miệng bình, khi đã cho đủ số trứng vào mỗi bình điều chỉnh lưu lượng ở mức 1,0 - 1,5 lít/phút. Khi vỏ trứng chuyển mềm, phôi lắc lư mạnh, tăng lưu lượng nước qua bình ở mức 1,5 - 2,0 lít/phút để giúp cho trứng nở rộ và cá không bị chìm lắng xuống đáy bình cá khoẻ theo máng ra giai.

Ở giai 2 - 3 giờ phải vỗ nhẹ thành và đáy giai làm cho giai chứa cá thoáng, cá đã ra hết giai phải làm vệ sinh giai, đồng thời dồn cá vào một góc, dùng chậu múc và chuyển sang giai mới. Giữ cá trong giai mới 2 - 3 ngày (tùy nhiệt độ) khi cá đã tiêu hết noãn hoàng mới cho cá xuống ao. Trước lúc cho cá xuống ao 12 giờ phải cho cá ăn lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, trứng bọc trong vải màn hoặc bọc trong một lớp vải dùng tay bóp nhẹ trong nước và cá sẽ đến ăn.

Trong điều kiện sản xuất hiện nay, ấp trứng bằng bình vây có ưu điểm là năng suất ấp nở cao, quản lý nhẹ nhàng. Quá trình ấp trứng bằng bình vây có khó khăn hơn như bể chứa nước phải có độ chênh mực nước lớn để tạo một áp lực đầy đủ lớn để làm cho trứng luôn được đảo đều trong bình vây. Mặt khác ấp bằng bình vây phải có nguồn nước trong sạch, thiết bị sản xuất có tính chất công nghiệp chưa

áp dụng rộng rãi trong điều kiện nước ta hiện nay, ấp trứng bằng bình vây chỉ thích hợp trong công tác lai tạo giống.

Trong một xưởng ấp trứng bằng bình vây có thể sử dụng từ hàng chục đến hàng trăm bình có nhiều cỡ khác nhau. Các bình được bố trí trên các giá đỡ theo một hệ thống hoặc bố trí thành tầng để sử dụng tiết kiệm nước.

Trứng cá chép sau khi đã khử dính được rửa qua nước sạch mới đưa vào bình. Khi đưa trứng vào bình trước hết phải vặn bớt hoặc khoá hẳn vòi phun rồi mới đưa trứng vào bình.

Mật độ ấp trứng: tuỳ loại bình mà mật độ ấp có thể từ 0,5 - 2vạn trứng/lít. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lưu tốc để trứng được đảo đều, tránh hiện tượng lưu tốc qúa lớn, hoặc qúa nhỏ. Tùy theo nhiệt độ nước mà khoảng 50 - 70

giờ trứng sẽ nở. Khi cá nở, cá xuôi theo dòng nước ra ngoài ống ở giai chứa cá. Cá bột sống trong giai khoảng 4 - 5 ngày thì xuất bán hoặc đưa ra ao ương. Cũng có thể ấp cá trong bình vây thành cá bột.

Hiện nay ở một số nước (Hungari), để kích thích trứng có thể nở nhanh chóng (khoảng 1 giờ so với phương pháp trên là 1 ngày) đến khi cá sắp nở (trước 1 giờ) người ta dùng ống cao su hút hết trứng ra chậu... ấp theo kiểu nước tĩnh chỉ sau 1 - 2

giờ là cá nở hết. Phương pháp này cần thường xuyên thay nước. Khi cá nở xong cần tạo dòng nước chảy nhẹ để cung cấp đầy đủ ôxy cho cá con.

Chú ý: ấp trứng bằng bình vây thường gặp một số tình huống sau:

- Trứng bị trào ra ngoài theo dòng nước do lưu tốc qúa mạnh, do áp lực của nước tăng lên đột ngột. Để khắc phục ta dùng màng chắn trên bình.

- Trứng bị tụt xuống đáy bình khi đang ấp trứng, trường hợp này hay xảy ra nhất do áp lực nước quá yếu. Để khắc phục cần phải dùng dây bảo hiểm.

- Trứng cá chép có thể bị đóng bánh, nếu áp lực của nước quá yếu, trứng ung nhiều. Vì vậy người quản lý bình vây phải thường xuyên điều chỉnh lưu tốc nước vào bình cho hợp lý để tránh xảy ra hai trường hợp trên.

Tóm lại: ấp trứng cá bằng bình vây đưa lại năng suất cao nhất nhưng cũng

đòi hỏi công tác quản lý nghiêm túc, tỷ mỉ, chính xác, đồng thời người quản lý phải có trình độ nhất định về chuyên môn.

BÀI 3: ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG

Muốn đạt tỷ lệ sống cao, chất lượng cá giống tốt chúng ta phải hiểu được tập tính sống, dinh dưỡng của từng loài cá, ở từng giai đoạn phát triển của cá thể. Trên cơ sở đó nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ giữa mật độ ương nuôi với điều kiện môi trường, giữa mật độ với việc giải quyết thức ăn, quan hệ về yêu cầu giảm dần mật độ với quá trình phát triển cá thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)