Giai đoạn II: nuôi vỗ thành thục (tháng 1 đến cuối tháng 3):

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 29 - 30)

Thực hiện biện pháp giảm mật độ sinh vật phù du trong ao, luyện cho cá quen với điều kiện môi trường sống khó khăn, đồng thời kết hợp với các yếu tố sinh thái kích thích cá chuyển hóa vật chất dinh dưỡng tích lũy ở cơ và gan cho tuyến sinh dục.

Biện pháp chủ yếu ở giai đoạn này là cắt thức ăn tinh, lượng phân bón giảm đi một nửa so với giai đoạn nuôi vỗ tích cực, nếu cá qúa béo thì ngừng hẳn việc bón phân đồng thời tăng cường kích thích nước.

Chế độ kích thích nước: hoàn toàn như ao nuôi vỗ cá trắm cỏ.

Ao nuôi vỗ cá mè trắng, cá bố mẹ thường hay bị mắc bệnh trùng mỏ neo

(Lerneae) biện pháp tốt nhất để diệt trùng mỏ neo là thay nước mới cho ao, bón vôi

liều cao, phun CuSO4.

Kiểm tra cá bố mẹ: đến cuối tháng 3 thì kiểm tra sự thành thục của cá để quyết định thời gian đẻ. Thời điểm cá đạt thành thục đầu tháng 4.

Cá mè trắng rất dễ nổi đầu, khi bị nổi đầu thì cá bố mẹ sinh trưởng kém và thành thục kém vì thế hàng ngày vào buổi sáng phải thăm ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu môi trường nước quá đậm đặc ta phải tiến hành thay nước. Việc thay

nước cho ao nuôi vỗ cá mè một cách hợp lý là một biện pháp tạo điều kiện cho cá sinh trưởng, phát dục tốt.

4.3. Nu i vỗ cá R hu, Mrigan

4.3.1. Điều kiện, môi trường ao nuôi vỗ và công tác chuẩn bị ao

Ao nuôi vỗ cá rôhu cần có diện tích từ 400 - 1.000m2, độ sâu mực nước từ 1,2 - 1,5 m, độ dày bùn đáy từ 20 - 25cm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cá rô hu, mrigan sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn của nó chủ yếu là tảo đơn bào, đa bào, thực vật bám ở nước, một lượng nhỏ côn trùng, giáp xác, đặc biệt là mùn bã hữu cơ. Vì thế chất đáy và độ dày bùn đáy có ý nghĩa rất lớn đến sự thành thục và phát dục của đàn cá bố mẹ trong ao, đáy ao không chua phèn, trị số pH = 6 - 8 và không bị nhiễm bẩn.

Công tác chuẩn bị ao nuôi vỗ tương tự như các loài cá khác. Chế độ tẩy trùng bón lót: Vôi bột từ 10 - 14 kg/100m2 (tùy theo độ pH của môi trường). Phân

chuồng 35 - 40 kg/100m2 + 35 - 40kg phân xanh/100m2.

4.3.2. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ

Đàn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như đối với cá

mè, trôi, trắm cỏ. Tuổi cá đực và cá cái từ 2 - 4 tuổi, trọng lượng: từ 1 - 3kg/con.

Mật độ nuôi vỗ: hiện nay ở các cơ sở sản xuất thường sử dụng hai hình thức: hình thức nuôi đơn và hình thức nuôi ghép. Nếu nuôi đơn cá rô hu, mrigan: mật độ thả là 10 - 15 kg/100m2, kết qủa nhiều cơ sở cho thấy ở mật độ này tỷ lệ thành thục đạt 80 - 90%. Nếu nuôi ghép cá rô hu, mrigan trong các ao nuôi vỗ cá mè trắng, mè

hoa thì cứ 40 - 50m2 thả thêm 1kg cá bố mẹ hậu bị hoặc cá đã đẻ năm trước. Với mật độ này hoàn toàn không phải đầu tư thức ăn cho cá rô hu và mrigan.

Tỷ lệ đực/cái = 1/1.

4.3.3. Chế độ nuôi vỗ

Quá trình nuôi vỗ cá rôhu cũng được phân thành hai giai đoạn:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống cá nước ngọt (nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 29 - 30)