+ HS trả lời + GV chốt ý - Tất cả các nước là thuộc địa, nửa thuộc địa phụ thuộc thị trường chủ yếu của tư bản phương tây Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào ĐTGPDT của các nư
Trang 1
Tuần: 1
Phần I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY
Chương 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA
NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
2) Tư tưởng, thái độ, tình cảm
Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việtcủa CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết
Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng cũa nhân
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đếnnhững năm 70
Bản đồ Liên Xô
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/ Ổn định tổ chức
2/ Giới thiệu bài mới : Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai bị thiệt hại nặng nề, để
khắc phục hậu quả, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiếntranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
3/ Bài mới
GV yêu cầu HS: Đọc đoạn chữ nhỏ
trang 3 SGK
Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên
Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai ?
- GV nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn của nhân
dân Liên Xô là khôi phục kinh tế
-GV nhấn mạnh sự quyết tâm của nhân dân
Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước
thời hạn 4 năm 3 tháng
Câu hỏi thảo luận: Em có nhận xét gì về
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô
I – LIÊN XÔ
1/ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1950)
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trongchiến tranh thế giới thứ hai
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 1950) để khôi phục kinh tế
-* Kết quả:
- Hoàn thành trước thời hạn 9tháng
Trang 2trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên
nhân sự phát triển đó ?
? GV nêu câu hỏi thảo luận : Liên Xô xây
dựng CSVC – KT của CNXH bằng biện
pháp gì? thành tựu đạt được?
HS dựa vào nội dung SGK và kiến thức
của mình trình bày kết quả thảo luận
GV nhận xét, hoàn thiện nội dung
HS: đọc các số liệu trong SGK về thành
tựu của Liên Xô trong việc thực hiện các kế
hoạch 5 năm và 7 năm
GV làm rõ các nội dung về thành tựu đó.
- Giới thiệu hình 1 SGK ( vệ tinh nhân tạo
đầu tiên nặng 83,6kg của loài người do Liên
Xô phóng lên vũ trụ năm 1957 )
- Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về sự
giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam
Hãy cho biết ý nghĩa những thành tựu mà
Liên Xô đạt được ? (uy tín chính trị và địa vị
quốc tế của Liê Xô được đề cao, Liên Xô trở
thành chỗ dựa cho hòa bình thế giới)
- Khoa học-kĩ thuật: chế tạothành công bom nguyên tử (1949),
2/ Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm
70 của thế kỉ XX).
+ Về kinh tế: Liên Xô là cường quốccông nghiệp đứng thứ hai thế giới(sau Mỹ )
+ Về khoa học kĩ thuật:
- Năm 1957, phóng thành công vệtinh nhân tạo
- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưanhà du hành Ga ga rin bay vòngquanh trái đất
+ Về đối ngoại: thực hiện chính sáchđối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộphong trào cách mạng thế giới
4/ Củng cố
Thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng
cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là không thể phủ nhận Nhờ đó mà Liên Xô trở thànhtrụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, chỗ dựa của phong trào cáchmạng thế giới
5/ Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập
- Chuẩn bị nội dung phần II-Đông Âu
Trang 3
- -Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của từng nước Đông Âu
Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh ảnh về các nước Đông Âu ( từ 1944 đến những năm 70), tư liệu về cácnước Đông Âu
Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu những thành tựu cơ bản về sự phát triển kinh tế – khoa học kĩ thuật của Liên
Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
3/Giới thiệu bài mới
Ở lớp 8, chúng ta đã học: cuối năm 1944 đầu năm 1945, Hồng quân Liên xô trêncon đường truy đuổi phát xít Đức về tận sào huyệt của nó là Bec - lin đã giúp một loạtcác nước Đông Âu giải phóng, hệ thống XHCN ra đời trên thế giớibài mới
4/ Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời
trong hoàn cảnh nào?
Gv cho Hs đ c SGK đo n v s ra đ i c a các ọc SGK đoạn về sự ra đời của các ạn về sự ra đời của các ề sự ra đời của các ự ra đời của các ời của các ủa các
Nhà n c dân ch nhân dân ông Âu - Hs đi n ước dân chủ nhân dân ở Đông Âu - Hs điền ủa các ở Đông Âu - Hs điền Đông Âu - Hs điền ề sự ra đời của các
vào b ng th ng kê theo yêu c u sau: ảng thống kê theo yêu cầu sau: ống kê theo yêu cầu sau: ầu sau:
Tên nước Ngày tháng thành lập
Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà
nước Cộng hoà dân chủ Đức
Hs thảo luận nhóm: Để hoàn thành những nhiệm
vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông
II - ĐÔNG ÂU 1/ Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Hồng quân Liên Xô truy đuổiphát xít Đức ra khỏi lãnh thổĐông Âu
- Nhân dân Đông Âu khởinghĩa giành chính quyền
- Hàng loạt các nước dân chủnhân dân ở Đông Âu ra đời:Cộng hoà Ba Lan (7/1944),Tiệp Khắc
*Nhiệm vụ:
- Xây dựng chính quyền dân
Trang 4Âu cần tiến hành những công việc gì?
Gợi ý: những việc cần làm trên các mặt sau: Về
mặt chính quyền? Cải cách ruộng đất? …
Giáo viên nhận xét bổ sung
chủ nhân dân
- Cải cách ruộng đất
- Thực hiện các quyền tự dodân chủ và cải thiện đời sốngnhân dân
5/ Củng cố
- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộcxây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớnvào phong trào cách mạng thế giới
Trang 5Tuần: 3
BÀI 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN
ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX.
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC
- Bản đồ Liên Xô và Đông Âu
- Tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân các nước Đông Âu
cần phải tiến hành những công việc gì?
3/ Giới thiệu bài mới
Từ giữa những năm 70 và thập kỉ 80 của TK XX, Liên Xô và các nước Đông
Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự khủng hoảng trầm trọng về chínhtrị và sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu bài mới
Gv cho hs thảo luận nhóm
I/SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN
RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT
-Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏnăm 1973, nhất là từ đầu những năm
80, nền kt, xh của Liên Xô ngày càngrơi vào tình trạng trì trệ, không ổnđịnh và lâm vào khủng hoảng
*Biểu hiện: ( SGK ) -3-1985, Gooc ba chốp đề ra đườnglối cải tổ
-Kết quả: Công cuộc cải tổ lâm vàotình trạng bị động, khó khăn và bế tắc
Trang 6Em đánh giá như thế nào về công cuộc cải
Em hãy trình bày quá trình khủng hoảng và
sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông
Âu?
Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở các nước
Đông Âu như thế nào?
Gv cho hs thảo luận nhóm
Vì sao chế độ XHCN bị sụp đổ ở Đông Âu?
GV hướng dẫn hs biết đánh giá 1 số thành
tựu đã đạt được và 1 số sai lầm , hạn chế của
Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu
- 19/8/1991 cuộc đảo chính khôngthành
- 21/12/1991: 11 nước cộng hoà kýHiệp định về giải tán Liên bang, thànhlập Cộng đồng các Quốc gia độc lập ( SNG )
-25-12-1991:Góoc-Ba-chốp tuyên bố
từ chức
II/ CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XHCN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
-Cuối những năm 70 đầu những năm
80 Đông Âu khủng hoảng kinh tế,chính trị gay gắt
- Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảnglên tới đỉnh cao
* Hậu quả
- Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo
- Thực hiện đa nguyên chính trị
- Các thế lực chống CNXH nắmchính quyền
- 1989 chế độ XHCN sụp đổ ở hầu hếtcác nước Đông Âu
- Chính quyền mới tuyên bố từ bỏCNXH và CN Mac-Lê Nin
Trang 7CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC Á-PHI-MĨ LA TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
I Mục tiêu
1 Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Biết được các vấn đề chủ yếu của tình hình chung ở các nước Á, Phi, Mỹ LaTinh :quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành đượcđộc lập
2 Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Cuộc đấu tranh anh dũng, kiên trì và gian khổ của nhân dân các nước Á-Phi-Mĩlatinh vì độc lập dân tộc
+ Phát huy tình đoàn kết giữa các dân tộc Á-Phi-Mĩ latinh trong giai đoạn hiện nay
3 Kĩ năng:
+ Khái quát, tổng hợp
+ Sử dụng bản đồ
II Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Milatinh sau CTTG2
+ Một số tranh ảnh, tư liệu về Á-Phi-Mĩ latinh từ năm 1945 đến nay
III/ Tiến trình dạy - học
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ
Nêu sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết?
3 Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đãdiễn ra sôi nổi ở Á, Phi, Milatinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốctan rã từng mãng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn Bài mới
4 Bài mới
Hoạt động 1: Cá nhân
*Hs đọc mục 1 sgk
Hãy trình bày phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ latinh
từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của
TK XX?
GV giải thích:
Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc
lập nên gọi là "năm châu Phi"
* Gv gọi HS xác định vị trí các nước giành
Hoạt động 2: cá nhân II Giai đoạn từ giữa những năm
Trang 8* Hs đọc mục 2 sgk.
Từ giữa thập niên 60 đến giữa thập niên
70 của thế kỉ XX có những phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu nào?
Trong giai đoạn này phong trào giải phóng
dân tộc có điểm gì nổi bật?
* Gv gọi HS xác định trên bản đồ vị trí các
nước Á, Phi, Mỹ La Tinh giành được độc lập
Sau khi hệ thống thuộc địa sụp đổ, nhiệm
vụ của nhân dân các nước Á, Phi, Milatinh
là gì?
GV giải thích: Tình hình kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn Nợ nước ngoài tăng, khó có
khả năng thanh toán Hiện nay, có một số
nước vươn lên thoát khỏi đói nghèo, trở
+ Ghinê Bít-xao (9/1974) Môdambich (6/1975) Ăngôla (11/1975)
III Giai đoạn từ giữa những năm
70 đến đầu những năm 90 của thế
bỏ +Cuộc đấu tranh giành được thắnglợi:
-Rô-đê-di a -Tây Nam Phi -Cộng hòa Nam Phi
+ Xây dựng phát triển đất nước đểkhắc phục đói nghèo
Trang 9Tuần: 7
BÀI 4 CÁC NƯỚC CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài học
1 Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Những nét nổi bật của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Hoàn cảnh ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các giai đoạn
phát triển từ năm 1945 đến nay
2 Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, lược đồ.
+ Phân tích, đánh giá.
3 Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc - thực dân vì hoà bình, độc lập dântộc
+ Giữ gìn mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với Trung Quốc
II/ Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ châu Á
+ Một số tranh ảnh, tư liệu về Trung Quốc từ năm 1945 đến nay
III/ Tiến trình dạy học
1 Ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ:
Nêu những điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mĩ latinh từnăm 1945 đến thập niên 60 của thế kỉ XX?
3 Giới thiệu bài mới: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á đã có nhiều biến
đổi sâu sắc, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài gian khổ, các dân tộc châu Á đã giànhđược độc lập Từ đó, các nước đang ra sức củng cố độc lập, phát triển kinh tế xã hội
km2 gấp hơn 4 lần châu Âu, dân số đông sức lao
động dồi dào và rẻ Tài nguyên thiên nhiên phong
phú đặc biệt là dầu mỏ có trữ lượng lớn nhất thế
giới
Tình hình châu Á trước chiến tranh thế giới thứ
2 như thế nào ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
- Tất cả các nước là thuộc địa, nửa thuộc địa phụ
thuộc thị trường chủ yếu của tư bản phương tây
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào
ĐTGPDT của các nước châu Á phát triển như
- Sau chiến tranh PTGPDT pháttriển rộng khắp
Cuối những năm 50 phần lớncác nước đã giành được độc lập
Trang 10+ GV chốt ý
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai , một cao trào
đấu tranh GPDT bùng lên và nhanh chóng lan
khắp châu Á , tới cuối những năm 50 phần lớn các
dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có
nhiều nước lớn như Trung Quốc , Ấn Độ
Từ sau thế kỉ XX đến nay tình hình châu Á như
thế nào ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Thời kỳ này tình hình châu Á không ổn định :
- Nhiều cuộc chiến tranh xâm lược đã diễn ra :
Đông Nam Á , Tây Á ( Trung Đông )
- các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị , chiếm
giữ vị trí chiến lược quan trọng để ngăn cản
phong trào cách mạng trong khu vực
- Nhiều vụ tranh chấp biên giới hoặc ly khai xảy
ra : Ấn Độ và Pa ki Xtan , Xri Lan ca , Phi –líp
Pin ,In – đô –Nê – Xi –a
Nguyên nhân nào đẫn đến sự mất ổn định này ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Bởi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh xâm lược của
các nước đế quốc nhất là khu vực ĐNA, và Tây á
có vị trí chiến lược quan trọng, các nước đế quốc
cố tìm cách duy trì địa vị chính trị chiếm giữ vị trí
chiến lược quan trọng của chúng và ra sức chống
phá căn bản PTCM ở khu vực này
- Sau chiến tranh lạnh ở một số nước châu Á đã
diễn ra các cuộc xung đột, tranh chấp trên dưới
lãnh thổ các phong trào li khai với những hành
động khủng bố dã man :Ấn Độ, Pa ki xi tan hoặc
ở Xi ri lan ca, Phi líp pin
Trong những thập niên gần đây tình hình kinh
tế châu Á có gì đáng chú ý ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Sau khi giành được độc lập Ấn Độ đã thực hiện
kế hoạch gì về kinh tế ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Ấn Độ
đã tiến hành cuộc cách mạng xanh, tự túc lương
thực thực thực phẩm, công nghệ của Ấn Độ là
hàng dệt, thép, máy móc và thiết bị giao thông,
- Từ nửa cuối thế kỉ XX đến naytình hình châu Á không ổn định
- Hiện nay tăng trưởng nhanhchóng về kinh tế : một số nướcđạt thành tựu to lớn : Nhật Bản,Hàn Quốc , Trung Quốc , Xin –Ga- Po
- Ấn Độ đang vươn lên hàngcường quốc về công nghệ phầnmềm, công nghệ hạt nhân vàcông nghệ vũ trụ
Trang 11Ấn Độ đang vươn lên hàng đầu cường quốc về
công nghệ phần mềm, công nghệ hat nhân, công
Em hãy trình bày sự ra đời của nước cộng hoà
nhân dân Trung Hoa ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
- Sau kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Trung
Quốc diễn ra cuộc nội chiến cách mạng kéo dài 3
năm (1946-1949) giữa đảng cộng sản và quốc dân
đảng, cuối cùng quốc dân đảng thất bại, Tưởng
Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan
- Cuộc mít tinh của hơn 30 vạn nhân dân thủ đô
Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn, Mao
Trạch Đông đã tuyên bố nước CHNDTH ra đời
Sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung
Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với
Trung Quốc và thế giới ?
Chủ trương của cuộc cải cách này là gì ?
- XDCNXH mang màu sắc TQ lấy phát triển KT
làm trung tâm
Nêu những thành tựu trong công cuộc cải cách
mở cửa của TQ từ 1978 đến nay ?
- Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
- Tổng sản phẩm trong nước tăng 9,6%
- Đời sống nhân dân được nâng cao
Ngoài công cuộc đổi mới về đường lối phát triển
kinh tế thì công tác đối ngoại có gì đáng chú ý ?
+ HS trả lời
II Trung Quốc
- Là nước lớn ở châu Á S =9,5triệu km, dân số 1,3 tỉ người(năm 2002)
1 Sự ra đời của cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- 1949, nội chiến giữa quốc dânđảng và Đảng cộng sản chấm dứt
- 1.10.1949 nước cộng hoà nhândân Trung Hoa thành lập
* Ý nghĩa lịch sử
- Kết thúc ách nô dịch 100 nămcủa đế quốc và hàng nghìn nămcủa CĐPK
- Đưa nước Trung Hoa vào kỉnguyên độc lập tự do
- Hệ thống XHCN được nối liền
từ Âu sang Á
4 Công cuộc cải cách mở cửa từ
1978 đến nay 7’
- 12.1978 tiến hành cải cách kinh
tế xã hội của đất nước
- Nền kinh tế phát triển nhanhchóng đạt tăng trưởng cao nhấtthế giới
- Đối ngoại : Bình thường hoáquan hệ đối ngoại với Liên Xô,Mông Cổ, VN, Lào, Căm puchia,
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với
Trang 12+ GV chốt ý
Với đường lối đối ngoại như vậy TQ có vị trí
như thế nào trên thế giới ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Hiện nay TQ là nước có tốc độ tăng trưởng KT
ổn định cao vào bậc nhất thế giới trên 9,5%/năm ,
năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9593,3tỷ
nhân dân tệ gấp 3 lần 1989
các nước trên thế giới
- Địa vị trên trường quốc tế đượcnâng lên
5 Củng cố
- Tình hình chung của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?
Trang 13Tiết: 6 Ngày dạy: 5.10.2013
Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I/ Mục tiêu
1 Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean, vai trò của nó đối với sự phát triểncủa các nước trong khu vực Đông Nam Á
2 Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ
+ Phân tích, đánh giá
3 Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực
+ Trách nhiệm bản thân đối với đất nước khi gia nhập Asean
II/ Phương tiện dạy học
+ Bản đồ các nước Đông Nam Á.
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
III/ Tiến trình dạy và học
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
Nêu những thành tựu nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc đổi mới
từ năm 1978 đến nay?
3 Giới thiệu bài mới: Sau năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
phát triển mạnh mẽ, đã giành được độc lập và đạt được nhiều thành tựu to lớn trongxây dựng đất nước và hợp tác phát triển Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean làminh chứng tiêu biểu cho những thành tựu đó bài mới
4 Bài m i ớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu - Hs điền
* Hoạt động 1: Cả lớp
GV: Dùng bản đồ ĐNÁ giới thiệu về các nước này
Em hãy trình bày những nét chủ yếu về các nước
Đông Nam Á trước và sau1945?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Sau khi một số nước giành được độc lập, tình
hình khu vực này ra sao?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Như vậy, từ cuối những năm 50, đường lối ngoại
giao của các nước Đông Nam Á bị phân hoá
-Trước năm 1945, hầu hết làthuộc địa của đế quốc (trừ TháiLan)
-Sau 1945, nhiều quốc gia nổidậy giành chính quyền
+ In-đô-nê-xia (8/1945) + Việt Nam (8/1945) + Lào (10/1945)
-Từ năm 1950, tình hình ĐôngNam Á trở nên căng thẳng
II/ Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
Trang 14Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
GV: Giới thiệu trụ sở ASEAN tại Gia-cac-ta
(Inđônêxia), đó là nước lớn nhất và đông dân cư
nhất Đông Nam Á
GV: Hướng dẫn HS xem hình11 Hội nghị cấp cao
ASEAN VI, họp tại Hà Nôi và nhận xét về quá trình
phát triển của tổ chức này ( thể hiện sự hợp tác hữu
nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển của ASEAN )
* Hoàn cảnh thành lập:
-Ngày 8/8/1967, ASEAN ra đờigồm 5 nước: In-đô-nê-xia, TháiLan, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin,Xingapo
* Mục tiêu: phát triển kinh tế,văn hóa, thông qua những nổ lựchợp tác chung giữa các nướcthành viên, trên tinh thần duy trìhòa bình, ổn định khu vực
III/
Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
- Tháng 1/1984, Bru-nây xin gia
nhập ASEAN
- 7/1995, Việt Nam
- 9/1997, Lào và Myanma
- 4/1999, Campuchia
- Hiện nay ASEAN có 10 nước
- 1994, diễn đàn khu vực ARFgồm 23 nước trong và ngoài khuvực để cùng nhau hợp tác pháttriển
- Lịch sử Đông Nam Á bướcsang thời kỳ mới
5 Củng cố:
- Vì sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch
sử khu vực Đông Nam Á
Trang 15Tiết: 7 Ngày dạy: 12.10.2013
BÀI 6 CÁC NƯỚC CHÂU PHI
I Mục tiêu
1 Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai: cuộcđấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi
+ Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi
2 Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, bản đồ
+ Phân tích, đánh giá
3 Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấutranh giành độc lập và chống đói nghèo
II Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ các nước châu Phi.
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan
III Tiến trình dạy và học
1.Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Nêu hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Asean?
3 Giới thiệubài mới: Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước châu Phi đã giành được
độc lập, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội Tuy vậy, các nước châu Phi vẫn còn đang gặp phải nhiều khó khănphức tạp và thách thức trên con đường phát triển của mình
4 Bài mới
Trang 16* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Dùng bản đồ châu Phi, g/thiệu nêu một vài nét
về châu Phi
Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các nước châu Phi?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi
xây dựng đất nước và phát triển kinh tế – xã hội
như thế nào?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
- Châu Phi là châu lục nghèo và kém phát triển nhất
thế giới
- Châu Phi tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới
- Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới
Hiện nay được sự giúp đỡ của các cộng đồng quốc
tế, châu Phi khắc phục sự nghèo đói và xung đột
sắc tộc thế nào?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Quan sát lược đồ h.12,gọi hs lên bảng xác định vị trí
1 số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành
độc lập
* Hoạt động 2: Nhóm
Cả lớp chia làm 4 nhòm theo 4 tổ
N1: Một vài nét khái quát về CH Nam Phi?
N2: Chính quyền thực dân da trắng Nam Phi đã thi
hành chính sách phân biệt chủng tộc ntn?
N3: Quá trình đấu tranh diễn ra ntn? Kết quả của
nó?
N4: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng
tộc ở CH Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào
có ý nghĩa lịch sử to lớn?
- GV gọi đại diện từng nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét bổ sung sau đó GVchốt ý
GV: Giới thiệu hình 13 sgk về tổng thống đầu tiên
(nguời da đen) của CH Nam Phi và giải thích một vài
nét về ông Nen-Xơn Ma-đê-la
Hiện nay Cộng hoà Nam Phi phát triển như thế
nào?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý: Chính quyền mới ở Cộng hoà Nam Phi
đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô (6/1996) với tên
gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” để cải
thiện mức sống cho nhân dân
I/ TÌNH HÌNH CHUNG:
- Phong trào phát triển sôinổi, nổ ra sớm nhất ở BắcPhi: Ai Cập (1953), Angiêri(1954- 1962) và năm 1960,
17 nước châu Phi giành độclập
-Sau khi giành được độc lậpcác nước châu Phi bắt tay vàoxây dựng đất nước
- Thành lập Tổ chức thốngnhất châu Phi được thành lập,nay gọi là Liên minh châu Phi(AU)
II/ CỘNG HOÀ NAM PHI
1/ Khái quát: ( SGK )
2/ Cuộc đấu tranh chống chế
độ phân biệt chủng tộc ởCộng hoà Nam Phi:
- Dưới sự lãnh đạo của “Đạihội dân tộc Phi” (ANC),người da đen đấu tranh kiêntrì chống chủ nghĩa A-pac-thai
- Năm 1993, chế độ phânbiệt chủng tộc bị xoá bỏ
- Tháng 4/1994, Nen-xơnMan-đê-la được bầu làmTổng thống Cộng hoà NamPhi
Trang 18
CÁC NƯỚC MĨ LATINH.
A/ Mục đích, yêu cầu:
1 Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+Các nước Mỹ la tinh: những nét chung về xây dưng và phát triển đất nước Cu ba
và cuộc cách mạng nhân dân
2 Kĩ năng:
+ Khai thác tranh ảnh, lược đồ
+ Phân tích, đánh giá
3 Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Sự anh hùng, kiên cường của nhân dân Cuba trong đấu tranh giành độc lập vàkiến quốc
+ Tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba.
B/ Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ các nước Mĩ latinh
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan
C/ Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định.
2 Kiểm tra bài cũ:
Nêu tình hình các nước châu Phi sau năm 1945?
3 Giới thiệu bài mới: Từ sau năm 1945, các nước Milatinh không ngừng đấu
tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế xã hội nhằm thoát khỏi sự lệthuộc của đế quốc Mĩ Trong cuộc đấu tranh đó, Cuba như một ngọn cờ tiên phong đihàng đầu bài mới
4 Bài mới
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Dùng bản đồ thế giới hoặc lược đồ Mỹ La-tinh
giới thiệu về khu vực Mỹ La-tinh và giải thích “Mỹ
GV: Yêu cầu HS xác định những nước đã giành
được độc lập từ đầu thế kỷ XIX trên bản đồ (treo
Quan sát lược đồ h,14 xác định 1 số nước trong quá
trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này
Công cuộc xây dựng và phát triển của các nước
- Sau Chiến tranh thế giới lầnthứ hai đến nay, ở Mỹ La-tinh
có nhiều biến chuyển mạnh mẽ,
mở đầu là cách mạng Cu Ba(1959)
- Công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước:
+ Củng cố độc lập chủ quyền+ Cải cách kinh tế, thành lập tổ
Trang 19Hoạt động 2: Cả lớp
GV: Giới thiệu đất nước Cu Ba (trên bản đồ Mỹ
La-tinh) hoặc bản đồ thế giới
Em hãy trình bày phong trào cách mạng Cu Ba
(từ 1945 đến nay).
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
GV minh hoạ thêm Từ 1952 đến 1958, chính
quyền Ba-ti-xta đã giết 2 vạn chiến sĩ yêu nước,
cầm tù hàng chục vạn người
GV minh hoạ thêm: Tại Mê-hi-cô, Phi-đen
Ca-xtơ-rô đã tập hợp những chiến sĩ yêu nước, quyên góp
tiền mua sắm vũ khí Ngày 25-11-1956 cùng 81
chiến sĩ yêu nước do Phi-đen lãnh đạo đã đáp tàu
Giama về nước, đặt chân lên đất nước chỉ còn có 12
người họ rút về vùng núi hoạt động
GV liên hệ trong chiến tranh Việt Nam
Sau khi cách mạng thắng lợi, Chính phủ cách
mạng Cu Ba đã làm gì?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Em hãy nêu những thành tựu Cu Ba đã đạt được
trong công cuộc xây dựng CNXH?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Quan sát lược đồ h,15.tìm hiểu thêm về cuộc đời
và sự nghiệp của Phi-đen Ca-xto-rô
Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Cuba
vẫn kiên trì xây dựng CNXH và đạt được nhiều
thành tựu to lớn
chức liên minh khu vực về hợptác và phát triển kinh tế
II/ Cu Ba - Hòn đảo anh hùng
* Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba
- Ngày 26-7-1953, quân cáchmạng tấn công trại línhMôncađa mở đầu thời kỳ khởinghĩa vũ trang
Trang 20Hỡnh thành tư duy lụgic, khả năng phỏn đoỏn
B/ Phương phỏp: Kiểm tra tự luận
C/ Chuẩn bị của GV &HS:
1/ Chuẩn bị của GV:
Gv ra đề kiểm tra ( Rút từ ngân hàng đề kiểm tra của chuyên môn)
Hs làm bài trực tiếp vào đề
2/ Chuẩn bị của HS:
-Hoàn thành phần bài tập ở sách bài tập chơng 1 & 2
-Ôn kĩ các phần GV đã hớng dẫn ở tiết trớc
D/ Tiến hành kiểm tra:
1/ Kiểm tra sỉ số HS: nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy, quy chế kiểm tra.
2/ Gv phát đề kiểm tra cho từng Hs
3/ HS tiến hành làm bài: Thời gian 45 phút, Gv thực hiện đúng quy chế coi thi
MA TR N ẬN ĐỀ Đụng Âu - Hs điềnỀ
Trang 21ĐỀ KIỂM TRA
A:PHẦN TRẮC NGHIỆM : Khoanh trũn đỏp ỏn đỳng: ( 3 đ )
1-Con rồng Chõu Á của ASEAN:
A- Thỏi Lan B- Ma-lai-xi-a C- In-đụ-nờ-xi-a D- Xin-ga-po
2-Đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc:
A- Thượng Hải B- Hà Khõ̉u C- Thõ̉tm Quyến D- Thiờn Tõn
3-Khối quõn sự Bắc Đại Tõy Dương viết tắt theo iếng Anh là :
A ASEAN B NATO C SENTO D
SEATO
4-Lónh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ phõn biệt chủng tộc ở Cộng hũa Nam Phi :
A Đảng cộng sản Nam Phi B Cỏc tổ chức cỏch mạng Nam Phi
C Đảng xó hội Nam Phi D Đại hội dõn tộc Phi
5-Nước đầu tiờn phúng thành cụng vệ tinh nhõn tạo lờn vũ trụ là:
A- Mỹ B- Liờn Xụ C- Anh D- Đức
6-Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội vào năm :
2- Nờu những hiểu biết của em về nước Cộng hũa Nam Phi ( 1 đ )
3- Nờu tiến trỡnh của cỏch mạng Cu Ba Trỡnh bày những mối quan hệ đoàn kết hữu
nghị giữa lónh tụ Phi-đen Cỏt-xtơ-rụ, nhõn dõn Cu Ba với Đảng, Chớnh Phủ và nhõn
dõn ta ( 3 đ )
4/ Thu bài dặn dò:
- Gv kiểm tra số lợng bài viết đói chiếu với sĩ số của lớp hiện có mặt
- Nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra
- Nhắc Hs tìm hiểu bài mới: CHƯƠNG III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM
1945 ĐẾN NAY BÀI 8: NƯỚC MĨ
+ Dựa vào các câu hỏi cuối bài suy nghĩ , soạn vào vở ở nhà
+ Tìm hiểu các hình trong SGK, tập tờng thuật các phong trào cách mạng trên lợc đồ
D/ Dặn dò
- Đọc lại các bài đã học
Trang 22- ChuÈn bÞ bµi míi
Tuần: 11 Ngày soạn: 30.10 2013 Tiết: 10 Ngày dạy: 31.10.2013
CHƯƠNG III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
- HS cần thấy rõ thực chất chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ:
- Về kinh tế Mỹ giàu mạnh nhưng gần đây, Mỹ bị Nhật Bản và Tây Âu (EU) cạnhtranh ráo riết
- Từ 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vềnhiều mặt
B/ Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ nước Mĩ.
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan
C/ Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp
2 Giới thiệu bài mới: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước
tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ báchủ thế giới Với sựu vượt trội về kinh tế, tài chính, khoa học kĩ thuật, ngày nay Mĩđang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế →bài mới
3 Bài mới
Hoạt động 1: Cá nhân
GV (H): Nguyên nhân nào giúp Mỹ trở thành
nước giàu mạnh nhất thế giới?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý: Mĩ thu được lợi nhuận từ cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai: buôn bán vũ khí, không bị
chiến tranh tàn phá
GV (H): Vì sao kinh tế Mỹ lại bị suy giảm
+ HS trả lời
+ GV chốt ý:
- Kinh tế Mĩ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt do
sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản
Nền kinh tế các nước tư bản phát triển theo quy
luật: Phát triển -> suy thoái -> phát triển,
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV (H): Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
I/ Tình hình kinh tế nước Mỹ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai:
- Sau Chiến tranh thế giới thứhai, Mỹ trở thành nước giàu mạnhnhất thế giới
- Từ những thập niên sau, kinh
tế Mỹ suy giảm do:
+ Sự vươn lên mạnh mễ củaTây Âu, Nhật Bản
+ Kinh tế Mĩ không ổn định+ Chi phí cho chạy đua vũ trang+ Sự chênh lệch giàu nghèo
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh
Trang 23Mỹ thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại
ntn?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý:
GV (H) Thái độ của nhân dân Mỹ đối với
những chính sách đối nội và đối ngoại của
chính phủ ra sao?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý: Nhân dân tiên bộ Mỹ tiến hành đấu
tranh chống lại các chính sách phản động của Mỹ,
tiến hành đấu tranh phản đối các cuộc chiến tranh
Mỹ gây ra, đặc biệt là cuộc chiến tranh ở Việt
Nam
a- Đối nội :
- Sau chiến tranh, Mỹ ban hànhhàng loạt các đạo luật phản độngnhằm chống lại ĐCS Mỹ, phongtrào công nhân, và phong trào dânchủ
b- Đối ngoại:
- Mỹ đề ra “Chiến lược toàn cầu”
- Tiến hành “viện trợ” cho cácchính quyền thân Mỹ
- Gây ra các cuộc chiến tranh xâmlược
Trang 24Tuần: 12 Ngày soạn: 6.11 2013
Tiết: 11 Ngày dạy: 7.11.2013
3 Tư tưởng: Giáo dục Hs:
+ Lòng khâm phục tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của nhân dân Nhật Bản + Mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với Nhật Bản
B/ Phương tiện dạy học:
+ Bản đồ nước Nhật Bản.
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan
C/ Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhấtthế giới?
3 Giới thiệu bài mới : Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, kinh tế gặp rất nhiều
khó khăn (bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh) nhưng Nhật Bản đã vươn lên nhanhchóng trở thành một siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) Nguyênnhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” của đất nước này?
4 Bài mới
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV Dùng bản đồ Nhật bản hoặc bản đồ châu Á
giới thiệu về đất nước Nhật Bản
Tình hình nước Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
Em hãy nêu những cải cách dân chủ ở Nhật
bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý
- Ban hành Hiến pháp mới
- Thực hiện cải cách ruộng đất
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt
- Giải giáp các lực lượng vũ trang
- Ban hành các quyền tự do dân chủ
I/ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh:
- Là nước bại trận, bị chiến tranhtàn phá nặng nề, khó khăn bàotrùm đất nước
- Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ,một loạt cải cách dân chủ đượctiến hành ( SGK )
- Ý nghĩa: là nhân tố quan trọnggiúp Nhật Bản phát triển mạnhsau này
Trang 25Ý nghĩa của những cải cách dân chủ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý: Mang lại luồng khí mới đối với
nhân dân, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản
phát triển mạnh mẽ
* Hoạt động 2: Nhóm
+ Để thấy được những thuận lợi khi Nhật tiến
hành khôi phục và phát triển kinh tế thảo luận
N1: Những thuận lợi và khó khăn của
- GV: Giới thiệu hình 18,19,20 cho HS và giải
thích sự “thần kỳ” của kinh tế Nhật bản qua các
hình trên so sánh với Việt Nam để HS thấy rõ Việt
Nam cần phải vượt lên nhiều, xác định nhiệm vụ
những bước tiến “thần kỳ” về kinh tế, hiện nay vị
thứ của Nhật Bản ngày càng cao trên trường quốc
-Từ đầu những năm 50 đếnnhững năm 70 của thế kỷXX,kinh tế NB tăng trưởng mạnhmẽ
90 suy thoái kéo dài
III Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
* Về đối ngoại
- 8.9.1951, kí với Mĩ "Hiệp ước
an nhinh Mĩ Nhật
- Chính sách đối ngoại mềmmỏng, phát triển các quan hệ kinhtế
- Đầu những năm 90 của thế kỉ
XX, Nhật Bản vươn lên trở thànhcường quốc chính trị
Trang 26- Chuẩn bị bài mới: Tây Âu
Tuần: 14 Ngày soạn: 13.11 2013
Tiết: 12 Ngày dạy: 14.11.2013
CÁC NƯỚC TÂY ÂU
A/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những nét khái quát nhất của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ haiđến nay;
- Sự liên kết khu vực ở các nước Tây Âu
2/ Tư tưởng:
- Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần nhận thức được mối quan hệ,nguyên nhân dẫn tới sự kiện liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu, mối quan hệ giữaTây Âu và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
- Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu từ 1975 đến nay dần dần đượcthiết lập và càng ngày phát triển
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu nguyên nhân sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
3/ Giới thiệu bài mới:
Từ sau CTTGT2 đến nay, tình hình các nước Tây Âu có nhiều thay đổi to lớn vàsâu sắc, đó là sự liên kết các nước châu Âu trong tổ chức liên minh châu Âu, đây làliên minh lớn nhất, chặt chẽ nhất và có sự thành công lớn về kinh tế và chính trị trênthế giới
4 Bài m i ớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu - Hs điền
GV: Dùng bản đồ châu Âu (giới thiệu khái
quát các nước Tây Âu)
Em cho biết những thiệt hại của các nước
Tây Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ
Để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu
đã làm gì? Quan hệ giữa Tây Âu và Mỹ ra
sao?
+ Hs trả lời
I/ Tình hình chung:
1- Về kinh tế:
- Năm 1948, các nước Tây Âu thực hiện
“Kế hoạch Mác-san” để khôi phục kinhtế
Trang 27+ GV chốt ý
Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ
của Mĩ theo kế hoạch Macsan
Kế hoạch này được thực hiện (1948 - 1951)
Các nước Tây Âu đều lệ thuộc Mĩ
Chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là
gì?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Nhiều nước tiến hành chiến tranh xâm lược
thuộc địa khôi phục lại ách thống trị đối với
các thuộc địa trước đây
Nhưng cuối cùng các nước thực dân Tây
Âu thất bại, phải công nhận quyền độc lập
của những nước này
Trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh” mâu
thuẫn gay gắt giữa hai phe XHCN và
ĐQCN, các nước Tây Âu làm gì?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Các nước Tây Âu gia nhập khối Nato do Mĩ
lập ra nhằm chống lại Liên Xô và các nước
XHCN
Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Sau khi Đức đầu hàng đồng minh vô điều
kiện, 4 nước đồng minh là Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp phân chia lãnh thổ Đức thành 4
khu vực chiếm đóng theo chế độ quân quản
Ngày 3.10.1990, hai nước Đức thống nhất
thành CHLB Đức, có tiềm lực kinh tế, quân
sự mạnh nhất Tây ÂU
Em hãy nêu những nét nổi bật, nhất của
tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945
II/ Sự liên kết khu vực:
-Cộng đồng than, thép châu Âu(4/1951), được thành lập gồm 6 nước
- Cộng đồng năng lượng nguyên tửchâu Âu (3/1957)
- Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)
Trang 28Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt
từ 1950 trở đi một xu hướng mới phát
triển ở Tây Âu là gì?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước
trong khu vực
Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực
các nước Tây Âu?
Họ muốn thoát khỏi lệ thuộc vào Mĩ
Sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu
Hội nghị thông qua 2 quyết định quan trọng
về kinh tế và tài chính xây dựng một thị
trường nội địa châu Âu với một liên minh
kinh tế và tiền tệ châu Âu có đồng tiền
chung duy nhất: EURO
- Tháng 12- 1991, đổi tên thành Liênminh châu Âu (EU), hiện nay có trên 25thành viên EU hiện là một trong 3 trungtâm kinh tế - tài chính thế giới
–Làm bài tập: Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kt ở châu Âu
- Chuẩn bị bài sau: " Trật tự thế giới mới sau CTTGT2"
Trang 29
Tuần: 15 Ngày soạn: 20.11 2013
Tiết: 13 Ngày dạy: 21.11.2013
Chương 4: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
TR ẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI
A/ Mục tiêu
1/ Kiến thức:
- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc
- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay
2/ Tư tưởng:
Những nét khái quát của thế giới nửa sau thế kỷ XX với những diễn biến phứctạp, đó là cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của loài người: Hòa bình, độc lậpdân tộc, dân chủ hợp tác phát triển
3/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, nhận định những vấn đề
lịch sử
B/ Thiết bị, tài liệu dạy - học:
Bản đồ thế giới và những tranh ảnh và tài liệu nói về thời kỳ này: “chiến tranhlạnh” và Liên hợp quốc
C/ Hoạt động dạy - học:
1- Ổn định:
2-Kiểm tra bài cũ:
Em biết gì về Liên minh châu Âu (EU) hiện nay?
3 Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một trật tự thế giới mới được thành lập, đó là
“trật tự 2 cực Ianta”, Liên Xô và Mỹ là 2 siêu cường đại diện cho 2 phe: XHCN vàTBCN đứng đầu mỗi cực Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài này
4 Bài m i ớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu - Hs điền
Em hãy trình bày về hoàn cảnh Hội nghị
Ianta?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
:
Ianta là địa danh họp Hội nghị thượng đỉnh 3
nước: Liên Xô, Mỹ, Anh (tại Liên Xô)
- Liên Xô: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Xta-lin
- Mỹ: Tổng thống Ru-dơ-ven
- Anh: Thủ tướng Sớc-sin
GV: Giới thiệu hình 22 sgk về hội nghị Ianta
I/ Sự hình thành trật tự thế giới mới
1/ Hội nghị Ianta
- Chiến tranh thế giới lần thứhai sắp kết thúc Hội nghị Iantađựơc triệu tập (Liên Xô) gồm 3nguyên thủ quốc gia: Liên xô, Mỹ,Anh
- Hội nghị thông qua quyết địnhquan trọng về khu vực ảnh hưởngLiên Xô và Mỹ
Trang 30Nội dung chủ yếu của Hội nghị Ianta?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Hội nghị nhất trí
Tiêu diệt tận gốc CNPX Đức, Nhật, nhanh chóng
kết thúc chiến tranh ở châu Âu, Liên Xô sẽ đánh
Nhật ở châu Á
Ba cường quốc thỏa thuận cho Mĩ chiếm đóng
Nhật Bản, Liên Xô và Mĩ củng cố quyền lợi ở
Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào và
nhiệm vụ chủ yếu của nó là gì?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Hội nghị Ianta đã quyết định thành lập Liên Hợp
quốc
Nhiệm vụ chính: duy trì hòa bình, an ninh thế
giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc
Từ khi ra đời đến nay, vai trò to lớn của Liên
hợp quốc là gì?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới
Đấu tranh xóa bỏ CNTD và CN phân biệt chủng
tộc Apacthai
Giúp đỡ các nước
GV: Giải thích thêm Việt Nam gia nhập Liên
hợp quốc (7-1977) là thành viên thứ 149
Em hãy nêu những việc làm của Liên hợp
quốc giúp đỡ Việt Nam mà em biết.
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
LHQ đã giúp VN hàng trăm triệu đôla và cử
nhiều chuyên gia VN xây dựng đất nước
Quan sát h.23 và nêu nhận xét về vai trò của
LHQ đối với việc giải quyết 1 số vấn đề mang
tính quốc tế hiện nay
Hoàn cảnh nào Mỹ đề ra cuộc “chiến tranh
lạnh”?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Sau CTTGT2, Mĩ và Liên Xô từ đồng minh
chống phát xít đã nhanh chóng chuyển sang đối
- Trật tự Ianta được hình thành doLiên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực
II/ Sự thành lập Liên hợp quốc -Được thành lập tháng 10-1945
nhằm duy trì hòa bình và an ninhthế giới
III/ “Chiến tranh lạnh”
- Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau
Cuộc chiến tranh lạnh xảy ra
Trang 31“ Chiến tranh lạnh” của Mỹ được thực hiện
như thế nào?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân
sách quân sự, gây chiến tranh
Lập các khối quân sự
Trong tình hình Mỹ thực hiện “ chiến tranh
lạnh” Liên Xô và các nước XHCN làm gì?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Em hãy nêu những xu hướng biến chuyển
của thế giới thời kỳ sau “chiến tranh lạnh”?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Từ năm 1991, Liên Xô sụp đổ, “thế giới hai
cực” chuyển thành “thế giới đơn cực”, thực
hiện thế giới có xu hướng chuyển thành “thế
*Hậu quả:
- Thế giới luôn ở tình trạngcăng thẳng (nguy cơ chiến tranh)
IV/ Thế giới sau “chiến tranh lanh
-Hòa hoãn và hòa dịu trong quan
hệ quốc tế -Một trật tự thế giới mới đang hìnhthành
-Các nước đều điều chỉnh chiếnlược
-Ở nhiều khu vực lại xảy ra cáccuộc xung đột
* Xu thế chung của thế giới hiệnnay là: Hòa bình, ổn định và hợptác phát triển kinh tế
- BT: Theo em, xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
-Chuẩn bị trước bài: " Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng KHKT"
Trang 32Tuần: 16 Ngày soạn: 27.11 2013
Tiết: 14 Ngày dạy: 28.11.2013
Chương V: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KỸ THUẬT
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 12 NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH
SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KỸ THUẬT
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai
- Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng KT
2/ Tư tưởng:
- Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần xác định rõ ý chí vươn lên khôngngừng, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học- kỹthuật mới, sự phát triển trí tuệ không có giới hạn của con người sẽ phục vụ cuộc sốngđòi hỏi ngày càng cao của chính con người
- Từ đó HS nhận thức được, cần phải cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý chí và hoàibão vươn lên
3/ Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, tổng hợp, phân tích, liên hệ những kiếnthức đã học với thực tế
II/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Một số tranh ảnh về những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học - kỷthuật lần thứ hai
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu những xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
3-Giới thiệu bài mới:
Cuộc cách mạng KHKT lần II của loài người bắt đầu từ năm 1945, hiện nayđang phát triển như vũ bão, làm cho bộ mặt thế giới có nhiều thau đổi Cuộc cách mạngkhởi đầu ở nước Mĩ , nhanh chóng lan rộng khắp thế giới
4 Bài m i ớc dân chủ nhân dân ở Đông Âu - Hs điền
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về
khoa học cơ bản của cuộc cách mạng
I/ Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kỹ thuật:
Trang 33khoa học – kỹ thuật lần thứ hai của loài
người?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, có những
phát minh to lớn Con người đã ứng dụng kĩ
thuật vào sản xuất để phục vụ cuộc sống
GV: Hướng dẫn HS xem hình 24, con cừu
Đô-li.: động vật đầu tiên ra đời bằng
phương pháp vô tính, các nhà khoa học đã
lấy ruột tế bào ở tuyến vú của một con cừu
đang mang thai
Em cho biết những thành tựu mới về
công cụ sản xuất?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Các nhà khoa học tạo ra các Robot người
máy, đảm nhận những công việc con người
không đảm nhận được: lặn sâu xuống đáy
bieenr6 - 7 km, làm việc trong các nhà máy
điện nguyên tử
Em hãy cho biết những nguồn năng
lượng mới con người đã tạo ra?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Các nguồn năng lượng:
Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều
GV: Giới thiệu cho HS xem hình 25, Nhật
Bản đã sử dụng năng lượng mặt trời rất
Với biện pháp: cơ khí hóa, điện khí hóa,
thủy lợi hóa, hóa học hóa, phương pháp lai
tạo giống mới, chống sâu bệnh Nhờ cách
mạng xanh, nhiều nước đã khắc phục được
nạn đói kéo dài
Những thành tựu về giao thông vận tải
và thông tin liên lạc?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Những loại máy bay siêu âm khổng lồ
Tàu hỏa tốc độ cao
Những phương tiện thông tin liên lạc, phát
sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua vệ tinh
- Có những phát minh to lớn trong lĩnhvực khoa học cơ bản : Toán học, Lýhọc, Hoá học, Sinh học
+ Cừu Đô li+ Bản đồ gen người
- Công cụ sản xuất mới: Máy điện tử,máy tự động và hệ thống máy tự động
- Năng lượng mới: Năng lượng nguyên
tử, mặt trời, gió, thủy triều…
- Vật liệu mới: Chất dẻo Polime , nhữngvật liệu siêu bền
- “Cách mạng xanh “ trong nôngnghiệp
- Giao thông vận tải và thông tin liênlạc
- Thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực duhành vũ trụ
II/ Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật:
1-Ý nghĩa:
- Con người có những bước nhảy vọt
về sản xuất và năng suất lao động
- Mức sống và chất lượng cuộc sốngnâng cao
- Cơ cấu dân cư thay đổi2- Hậu quả:
- Chế tạo ra những loại vũ khí hủy diệt,
ô nhiễm môi trường, những tai nạn laođộng và giao thông, các loại dịch bệnhmới
Trang 34Với tốc độ phát triển của các ngành khoa
học, người ta dự kiến, năm 2005, Mặt trăng
sẽ đón đoàn du lịch đầu tiên của Trái Đất
Em hãy nêu ý nghĩa to lớn của cuộc cách
mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ hai?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Chỉ trong vòng 20 năm, sản xuất thế giới
tăng 2 lần, ngang với 2000 lần khối lượng
của cải vật chất sản xuất ra trong 230 năm
của thời đại công nghiệp
Đưa năng suất lao động lên hàng trăm lần,
trong nền văn minh mới, lao động trí tuệ là
phổ biến
Em hãy nêu những hậu quả của cuộc
cách mạng khoa học - kỷ thuật lần thứ
Trang 35Tuần: 17 Ngày soạn: 1.12 2013
Tiết: 15 Ngày dạy: 2.12.2013
Chương 6 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay
2/ Tư tưởng:
- HS nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt với những diễn biến phứctạp giữa một bên là lực lượng XHCN độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ với một bên làCNĐQ và các thế lực phản động
- HS cần nhận thức đựơc Việt Nam hiện nay ngày càng có quan hệ mật thiết vớikhu vực và thế giới
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- SGK Lịch sử, SGV, tư liệu tham khảo, thiết kế bài dạy
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần
thứ hai của loài người? Ý nghĩa của nó?
3- Giới thiệu bài mới:
Trong vòng nửa thế kỷ, thế giới đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử phức tạp.Nhưng nổi bật nhất là thế giới chia thành 2 phe: XHCN và TBCN đối đầu nhau Từthập kỷ 90 đến nay, xu thế chung của thế giới là chuyển từ đối đầu sang đối thoại Tuyvậy, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp
4 Bài mới
Em hãy cho biết sự ra đời, phát triển và
những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên
Xô và các nước Đông Âu?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Sau CTTGT2, CNXH trở thành hệ thống thế
I/ Những nội dung chính của lịch
sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay:
a- CNXH từ phạm vi 1 nước đã trở
thành hệ thống thế giới b- Sau chiến tranh, cao trào giải phóng
Trang 36Trong nhiều thập niên nửa sau TKXX, các
nước XHCN trở thành lực lượng hùng hậu,
ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát
triển của thế giới
Em cho biết phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở Châu Á, châu Phi và Mỹ
La-tinh?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
giành được nhiều thắng lợi:
Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa thế giới
Hơn 100 quốc gia giành độc lập
Nhiều nước đạt thành tựu to lớn trong công
cuộ xây dựng và phát triển đất nước
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các
nước Mỹ, Nhật, Tây Âu phát triển ntn?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Mĩ trở thành nước giàu nhất thế giới, mưu đồ
bá chủ thế giới
Các nước tư bản có xu thế liên kết với nhau
theo khu vực để phát triển
Thế giới hiện nay có 3 trung tâm kinh tế lớn:
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
Quan hệ quốc tế (từ 1945 đến nay) ntn?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Thế giới chia thành 2 phe đối đầu nhau
Thế giới đã chấm dứt chiến tranh lạnh
Xu thế của thế giới: từ đối đầu sang đối thoại
Em cho biết những thành tựu điển hình của
cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ
hai và ý nghĩa lịch sử to lớn của nó?
II/ Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
* Xu thế chung của thế giới hiện naylà: Hoà bình, ổn định, hợp tác và pháttriển kinh tế
5/ Củng cố:
- Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1945 đến nay)
Trang 37- Tại sao nói: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa làthách thức đối với dân tộc”.
6/ Dặn dò:
- Học bài cũ
- Làm BT: Vì sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa làthách thức đối với các dân tộc
- Chuẩn bị trước bài: " Việt Nam sau CTTGT1"
Tuần: 18 Ngày soạn: 8.12 2013
Tiết: 16 Ngày dạy: 9.12.2013
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919- 1930
Bài: 14
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứhai của thực dân Pháp ở Việt Nam
- Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục phục vụ chochương trình khai thác lần này
- Sự phân hoá giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trongchương trình khai thác lần hai)
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân tộc ta
- HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động sống dưới chế độ thựcdân phong kiến
3/ Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát lược đồ, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ về quyền lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Giới thiệu bài mới:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình
“khai thác lần thứ hai” ở Việt Nam, làm cho kinh tế, xã hội và văn hoá biến đổi sâusắc Để rõ hơn hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
4 Bài mới
GV: Tóm lược về tình hình nước Pháp sau
chiến tranh thế giới thứ nhất
Thực dân Pháp tiến hành chương trình
khai thác lần thứ hai đối với nước ta
trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì?
Trang 38nhưng bị thiệt hại nặng nề
Pháp tăng cường bóc lột nhân dân trong
nước và nhân dân thuộc địa để bù đắp thiệt
hại do chiến tranh gay ra
Nội dung của chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
là gì
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Trọng tâm của chương trình khai thác lần
thứ nhất, thực dân Pháp hoàn chỉnh bộ máy
thống trị từ trung ương đến địa phương
Về kinh tế: Chúng chủ trương đầu tư vào
khai thác mỏ, mà trọng điểm là khai thác
Sách báo xuất bản công khai để tuyên
truyền chính sách khai hóa của Pháp, ảo
tưởng với bọn thực dân cướp nước và bọn
bù nhìn bán nước
* Hoạt động : Nhóm
Em hãy trình bày sự phân hoá giai cấp
trong lòng xã hội Việt Nam từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất và thái độ chính
trị của từng giai cấp?
N1: Giai cấp phong kiến
N2: Giai cấp tư sản
N3: Giai cấp tiểu tư sản
N4: Giai cấp nông dân
N5: Giai cấp công nhân
Các nhóm thảo luận, có ý kiến
GV nhận xét,bổ sung : Như vậy: dưới tác
động của chương trình khai thác lần hai
của Pháp, kinh tế Việt Nam phát triển ở
mức độ nhất định Điều đó làm cho xã hội
Việt Nam phân hóa sâu sắc
nghiệp, thương nghiệp, giao thông vậntải, tài chính, thuế khóa tất cả đều tăng
- Đặc điểm: khai thác mạnh nhưng chínhsách vẫn không thay đổi
II/ Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục:
- Chính trị: thực hiện chính sách “chia đểtrị”, lợi dụng triệt để địa chủ phong kiến
- Văn hoá, giáo dục: thi hành chính sáchvăn hoá nô dịch, ngu dân, tuyên truyềnchính sách “khai hoá” của thực dân Pháp
III/ Xã hội Việt Nam phân hoá
- Giai cấp địa chủ phong kiến cấu kếtchặt chẽ với Pháp, tuy nhiên một bộphận vẫn có tinh thần yêu nước
- Giai cấp tư sản: tư sản mại bản, cóquyền gắn chặt với Pháp; tư sản dân tộc,thái độ chính trị cải lương
- Giai cấp tiểu tư sản hăng hái cáchmạng
- Giai cấp nông dân bị bần cùng hoákhông lối thoát , là lực lượng cách mạnghùng hậu
- Giai cấp công nhân chịu 3 tầng ápbưc Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạocách mạng
5/ Củng cố:
- Nêu nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở nước ta?
Trang 39- Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp trongthời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì? Hậu quả của các chính sáchtrên.
6/ Dặn dò:
- Học bài cũ, làm bài tập trong vở BT
- BT: Xã hội VN sau CTTGT1 phân hóa như thế nào, thái độ chính trị của mỗi giaicấp?
- Chuẩn bị trước bài: " Phong trào cách mạng Việt Nam sau CTTG1"
Tuần: 19 Ngày soạn: 15.12 2013
Tiết: 17 Ngày dạy: 16.12.2013
Bài 15 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919- 1926)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhànước Xô viết đầu tiên, đã ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ởViệt Nam
- Những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản vàphong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925
2/ Tư tưởng:
Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, kính trọng và khâm phục các bậc tiền bối cáchmạng, luôn phấn đấu, hy sinh cho cách mạng (Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, TônĐức Thắng, Phạm Hồng Thái)
3/ Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng trình bày các sự kiện lịch sử và có sự đánh giá đúngđắn về các sự kiện
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Một số tài liệu và chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
3 Giới thiệu bài mới:
Trong lúc XHVN phân hóa sâu sắc do ảnh hưởng của tình hình khai thác lần thứhai của thực dân Pháp, thì tình hình thế giới sau CTTG có những thuận lợi như thế nàođến cách mạng việt nam phong trào VN phát triển ra sao?
4 Bài mới
Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng
Việt Nam ntn?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Phong trào giải phóng dân tộc phương Đông
và phong trào cách mạng phương Tây gắn
I/ Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới:
- Phong trào giải phóng dân tộcphương Đông và phong trào công nhânphương Tây gắn bó mật thiết với nhau
- Phong trào cách mạng lan rộng khắp
Trang 40bó mật thiết với nhau
Phong trào cách mạng phát triển mạnh khắp
thế giới
Tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp
đến cách mạng Việt Nam
Em hãy cho biết những nét khai quát của
phong trào dân chủ công khai (1919
-1925)?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Phong trào phát triển mạnh, thu hút nhiều
tầng lớp tham gia với nhiều hình thức
phong phú
Em hãy trình bày phong trào đấu tranh
của giai cấp tư sản (1919-1925)?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Tư sản dân tộc Việt Nam sau chiến tranh
đã có những cố gắng nhất định để chống sự
cạnh tranh và chèn ép của tư bản nước
ngoài Nhưng đấu tranh chủ yếu thỏa mãn
những yêu cầu về tự do bình đẳng trong
kinh doanh và hoạt động chính trị với Pháp
Em cho biết những điểm tích cực và hạn
chế của phong trào dân chủ công khai?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Bối cảnh lịch sử của phong trào công
nhân Việt Nam trong mấy năm đầu chiến
tranh thế giới thứ nhất?
+ Hs trả lời
+ GV chốt ý
Cuộc đấu tranh của thủy thủ Pháp, Trung
Quốc có ảnh hưởng quan trọng, động viên
công nhân Việt Nam đấu tranh
Những năm đầu sau chiến tranh, tuy phong
trào đấu tranh còn lẻ tẻ, nhưng ý thức giai
cấp đã phát triển tạo điều kiện cho các tổ
chức và phong trào chính trị cao hơn sau
này
Giới thiệu với HS chân dung cụ Tôn Đức
Thắng và một số nét khái quát về cụ
Em hãy trình bày những phong trào đấu
tranh điển hình của công nhân Việt Nam?
- Giai cấp tư sản: Cải lương, thỏa hiệp
- Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: Chốngcường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do,dân chủ
- Tích cực: Thức tỉnh lòng yêu nước,truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, tưtưởng cách mạng mới trong nhân dân
- Hạn chế:
+ Phong trào tư sản còn mạng theotính chất cải lương
+ Phong trào của tiểu tư sản: ấu trĩ
III/ Phong trào công nhân (1919- 1925)
- 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở
Hà Nội, Nam Định, Hải Dương…
- Tháng 8/1925, phong trào đấu tranhcủa công nhân Ba Son (Sài Gòn)
* Ý nghĩa:
- Mốc đánh dấu phong trào công nhânViệt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác