1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án lịch sử lớp 9 học kì 1

78 61 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

giáo án lịch sử lớp 9 học kì 1 Tuần: 01 Ngày soạn: Tiết: 01 Ngày dạy: Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX LIÊN XÔ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được: Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến 1991 qua hai giai đoạn + Giai đoạn từ 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX. Liên Xô: + Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950) + Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nước Đông Âu: + Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. + Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính. Giai đoạn từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX: giai đoạn khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu Biết đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử 2. Kĩ năng. Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu. Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Thái độ. Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi và không tránh khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta và Liên Bang Nga, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, cũng như với các nước Đông Âu vẫn được duy trì và gần đây đã có những bước phát triển mới cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển, thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa của đất nước ta. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1945 đến những năm 70. Bản đồ Liên Xô. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan. Trả lời các câu hỏi dưới mỗi mục. III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, nêu vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. Không 3. Bài mới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của, để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: (15 phút) HS. Đọc mục 1 SGK trang 3. Hỏi: Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào? (Học sinh trung bình) (Hết sức khó khăn: đất nước bị chiến tranh tàn phá...) GV. Phân tích những thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh và ảnh hưởng của nó đối với Liên Xô. Hỏi: Để khắc phục những khó khăn đó, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã làm gì? (Học sinh trung bình) (Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 – khôi phục kinh tế) Hỏi: Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai? (Học sinh khá) Đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của của Liên Xô, đất nước gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt nổi. Hỏi: Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã đạt được kết quả như thế nào? (Học sinh trung bình) (Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng) Hỏi: Những kết quả Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế có ý nghĩa như thế nào? (Học sinh trung bình) (Tạo điều kiện để Liên Xô tiến lên tiếp tục xây dựng CNXH....) Hỏi: Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kỳ khôi phục kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển đó? Nguyên nhân? (Học sinh khá) + Tốc độ khôi phục kinh tế thời kỳ này tăng nhanh chóng. + Có được kết qủa này là do: sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lực, tự cường, chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô. 2. Hoạt động 2: (25 phút) HS. Đọc mục 2 (SGK trang 4, 5) GV giải thích khái niệm: “xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH” (Đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến). GV nói rõ: Đây là việc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH mà HS đã được học đến năm 1939. Hỏi: Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật trong hoàn cảnh nào? (Học sinh trung bình) Các nước Tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành qủa của công cuộc xây dựng CNXH. Hỏi: Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô? (Học sinh trung bình) Ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, làm giảm tốc độ của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Hỏi: Để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, Liên Xô đã làm gì? (Học sinh trung bình) (Thực hiện các kế hoạch 5 năm → xây dựng CSVC của CNXH) Hỏi: Phương hướng của các kế hoạch này là gì? Tại sao phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng? (Học sinh khá) (Ưu tiên công nghiệp nặng, thâm canh nông nghiệp...) GV Liên hệ với phương hướng của Việt Nam trong xây dựng CNXH hiện nay Hỏi: Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đầu những năm 70? (Học sinh trung bình) (Kinh tế: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, khoa học kỹ thuật: đạt nhiều thành tựu nhiều đỉnh cao) GV. Hướng dẫn hs khai thác H. 1 và H. 2 (SGK tr 4,5) GV: có thể giới thiệu một số tranh ảnh về những thành tựu trong công cuộc xây dựng công nhân XH ở Liên Xô, giới thiệu hình 1 SGK Vệ tinh nhân tạo đầu tiên (nặng 83,6 kg) của loài người do Liên Xô phóng lên vũ trụ” GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hỏi: Qua sách báo, em hãy kể 1 số chuyến bay của các nhà du hành vũ trụ Liên Xô trong những năm 60 của thế kỷ XX? (Học sinh khá) Hỏi: Về đối ngoại Liên Xô thi hành chính sách gì? Tác dụng chính sách đó? (Học sinh trung bình) GV: Nêu dẫn chứng về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trong đó có Việt Nam. Hỏi: Em có nhận xét gì về những thành tựu Liên Xô đạt được từ 1950 đầu 70? (Học sinh khá) (Thành tựu to lớn → đạt thế cân bằng chiến lược về mọi mặt Mĩ và các nước Phương Tây) GV: Bên cạnh những thành tựu đó Liên Xô đã mắc phải những thiếu sót, sai lầm đó là: Chủ quan, nóng vội, duy trì nhà nước bao cấp về kinh tế. Tuy nhiên thành tựu là to lớn và có ý nghĩa quan trọng. 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (19451950). a. Hoàn cảnh: Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế. Kết quả: Công nghiệp: năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi. Nông nghiệp: bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển. Khoa họckĩ thuật: chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mĩ. 2. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX). Các nước tư bản phương tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự. Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Từ 1950 đến những năm 70, tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với các phương hướng chính: + Ưu tiên công nghiệp nặng. + Thâm canh nông nghiệp. + Đẩy mạnh tiến bộ KHKT. + Tăng cường sức mạnh quốc phòng. Kết quả: Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành vượt Mĩ. Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ. + Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Năm 1961 phóng tàu Phương Đông bay vòng quanh Trái Đất. Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây. Về đối ngoại: + Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với tất cả các nước. + Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới  Liên Xô trở thành thành trì phong trào cách mạng thế giới 3. Củng cố. (3 phút) Thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội là không thể phủ nhận. Nhờ đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước Xã hội chủ nghĩa, là thành trì của hòa bình, chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. . 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà. (1 phút) Học bài cũ, đọc trước bài mới. Sưu tầm tranh ảnh nói về mối quan hệ thân thiết của Liên Xô và Việt Nam 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tuần: 02 Ngày soạn: Tiết: 02 Ngày dạy: Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và công cuợc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống Xã hội chủ nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu. 2. Kĩ năng. Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình. 3. Thái độ: Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên:. Tranh ảnh về các nước Đông Âu (từ 1944 đến những năm 70), tư liệu về các nước đông âu. Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới 2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, nêu vấn đề, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) CH: Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1950 đầu những năm 70? Trả lời: Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành vượt Mĩ. Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ. + Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Năm 1961 phóng tàu Phương Đông bay vòng quanh Trái Đất. Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây Về đối ngoại: + Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với tất cả các nước. + Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới  Liên Xô trở thành thành trì phong trào cách mạng thế giới. 3. Bài mới. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước Xã hội chủ nghĩa nào ra đời? Quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao? Để có câu trả lới chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: (16 phút) Cá nhânnhóm. HS. Đọc mục 1 (SGK trang 5, 6) Hỏi: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? (Học sinh trung bình) Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân phát xít. GV nhận xét, bổ sung trong đó chú ý đến vai trò của nhân dân và Hồng quân Liên Xô. Nhân dân và các lực lượng vũ trang ở các nước Đông Âu nổi dậy giành thắng lợi và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. GV. Giải thích thuật ngữ “Nhà nước dân chủ nhân dân”. HS. Dựa vào Lược đồ xác định, đọc tên, xác định thời gian thành lập của các nước DCND Đông Âu GV. Giảng về sự ra đời của nước Đức (101949) Hỏi: Để hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng Dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì? (Học sinh trung bình) (Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp, thực hiện quyền tự do dân chủ…) GV nhấn mạnh ý: việc hoàn thành nhiệm vụ trên là trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản động. 2. Hoạt động 2: (19 phút) Nhómcá nhân Hỏi: Vì sao cần thiết phải hình thành hệ thống CNXH? (Học sinh khá) Các nước Liên Xô và Đông Âu cần sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn. Hơn nữa Đông Âu cần sự giúp đỡ nhiều hơn của Liên Xô. Hỏi: Cơ sở của sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là gì? (Học sinh trung bình) Các nước XHCN có điểm chung  đều có Đảng cộng sản và công nhân lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm nền tảng cùng có mục tiêu xây dựng CNXH. GV. Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Đông Âu thể hiện trên 2 phương diện: Kinh tế và chính trị, quân sự. Hỏi: Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời vào thời gian nào? Mục đích? (Học sinh trung bình) GV. Giới thiệu các nước thành viên trong khối SEV. Nhấn mạnh mốc thời gian Việt Nam tham gia SEV. Hỏi: Trong thời gian hoạt động SEV đã đạt được những thành tích gì? Ý nghĩa của những thành tựu đó? (Học sinh trung bình) (Tốc độ tăng trưởng tăng 10%...; thể hiện sự lớn mạnh của hệ thống XHCN) Hỏi: Vai trò của Liên Xô trong khối SEV? (Học sinh khá) (Vai trò đặc biệt, giúp đỡ các nước…) Hỏi: Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích? (Học sinh trung bình) (Mĩ thành lập khối NATO → Chống Liên Xô và các nước Đông Âu…; bảo vệ hoà bình châu Âu và thế giới) Hỏi: Sự ra đời và hoạt đọng của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vacsava có ý nghĩa như thế nào? (Học sinh trung bình) 1. Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu. Khi Liên Xô truy kích phát xít Đức → giúp đỡ nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền. Từ 1944 1946: một loạt các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu đời Từ 1944 1949 thực hiện nhiệm vụ của cách mạng DCND. Những công việc mà các nước Đông Âu tiến hành: + Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. + Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí nghiệp lớn của tư bản. + Ban hành các quyền tự do dân chủ.  Lịch sử Đông Âu sang trang mới. 2. Tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) (Đọc thêm) 3. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cơ sở hình thành. Đều có Đảng cộng sản lãnh đạo. Lấy Chủ nghĩa Mác –Lê nin làm nền tảng. Cùng chung mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội Sau chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa ra đời. Quan hệ hợp tác. Về kinh tế: + Ngày 81194, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập. + Mục đích: Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ giữa các nước XHCN. Về chính trị, quân sự. + Tháng 51955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava + Mục đích: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới  Đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN. 3. Củng cố. (3 phút) Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở các nước nay đã làm Chủ nghĩa xã hội ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới. 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài cũ mục 1. Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu, đọc trước bài mới. Vẽ và điền vào lược đồ Châu Âu các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 03 Ngày soạn: Tiết: 03 Ngày dạy: BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Biết được nguyên nhân và quá trình khủng hoảng của Liên bang Xô Viết. Biết được sự khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trọng tâm: Sự khủng hoảng và sự tan rã của Liên bang Xô viết và của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. 2. Kĩ năng. Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử Rèn kĩ năng nhận biết sự biến đổi của lịch sử từ tiến bộ sang phản động bảo thủ, từ chân chính sang phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các các nhân giữ trọng trách lịch sử. Biết cách khai thác các tư liệu lịch sử để nắm chắc sự biến đổi của lịch sử. 3. Thái độ: Qua các kiến thức của bài học, giúp HS thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu (vì đó là con đường hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử; mặt khác là sự chống phá gay gắt của các thế lực thù địch). Với những thành tựu quan trọng thu được trong công cuộc đổi mới – mở cửa của nước ta trong gần 20 năm qua, bồi dưỡng và củng cố cho HS niềm tin tưởng vào thắng lợicủa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan. III PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) CH: Nêu cơ sở hình thành hệ thống XHCN? Trả lời: Đều có Đảng cộng sản lãnh đạo. Lấy Chủ nghĩa Mác –Lê nin làm nền tảng. Cùng chung mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội 3. Bài mới. Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài Chủ nghĩa xã hội đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: (19 phút) nhóm HS. Đọc đoạn đầu mục 1 (SGK trang 9) Hỏi: Tình hình thế giới từ giữa những năm 70 đến 1985 có điểm gì nổi cộm? Ảnh hưởng như thế nào đến Liên Xô? (Học sinh trung bình) Khủng hoảng dầu mỏ thế giới năm 1973 đã tác động đến nhiều mặt của Liên Xô, nhất là kinh tế.  Kinh tế Liên Xô suy sụp nghiêm trọng. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng: Công nghiệp trì trệ, hàng tiêu dùng khan hiếm, nông nghiệp sa sút. Chính trị xã hội dần dần mất ổn định, đời sống nhân dân khó khăn, mất miềm tin vào Đảng và Nhà Nước. Hỏi: Tình hình thế giới trong những năm 70 của thế kỷ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nước? (Học sinh trung bình) (Đòi hỏi các nước phải cải cách toàn diện) Trước yêu cầu đó, Ban lãnh đạo Liên Xô đã làm gì? (Học sinh trung bình) (Không tiến hành cải cách cần thiết về KT–XH...) Sự chậm trễ của Ban lãnh đạo Liên Xô trong việc đề ra các cải cách cần thiết đã để lại hậu quả như thế nào? (Học sinh khá) (Đất nước lâm vào tình trạng trì trệ → khủng hoảng toàn diện vào đầu những năm 80 của TK XX) GV. Trong bối cảnh đó Goócbachốp lên nắm quyền. Hỏi: Sau khi lên nắm quyền Goócbachốp đã làm gì để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng? (Học sinh trung bình) HS. Đọc tư liệu in nghiêng (SGK trang 10) Hỏi: Hãy cho biết mục đích và nội dung của công cuộc cải tổ? (Học sinh trung bình) Mục đích cải tổ: sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước kia, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng Hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung công cuộc cải tổ của Liên Xô? (Học sinh khá) Thiết lập chế độ tổng thống, đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ Đảng Cộng sản… GV: Trong khi tiến hành cải tổ, Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong đường lối và biện pháp cải tổ. Sau 6 tháng cải tổ thất bại. GV cần so sánh giữa lời nói và việc làm của M. Goóc ba chốp, giữa lí thuyết và thực tiễn của công cuộc cải tổ để thấy rõ thực chất của công cuộc cải tổ của M. Goóc ba chốp là từ bỏ và phá vỡ công nhân XH, xa rời chủ nghĩa Mác Lê nin, phủ định Đảng cộng sản, vì vậy, công cuộc cải tổ của M. Goóc ba chốp càng làm cho kinh tế lún sâu vào khủng hoảng. GV giới thiệu một số bức tranh, ảnh sưu tầm về nhân vật M. Goóc ba chốp và cuộc khủng hoảng ở Liên Xô và hình 3, 4 trong SGK. Hỏi: Cải tổ thất bại đã để lại hậu quả như thế nào đối với Liên Xô? (Học sinh trung bình) Ngày 1981991 diễn ra đảo chính Goocbachốp nhưng thất bại, Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động. Liên bang Xô Viết tan rã. Ngày 251219991 lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ, chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô. GV. Hướng dẫn học sinh khai thác H. 3 (SGK trang 9). Hỏi: Đảo chính thất bại đã để lại hậu quả như thế nào? (Học sinh trung bình) (Đảng Cộng Sản bị đình chỉ hoạt động, các nước cộng hoà đòi li khai). GV. Yêu cầu hs xác định các nước SNG trên lược đồ. 2. Hoạt động 2: (16 phút) Nhómcá nhân HS. Đọc tư liệu; “Sản xuất.....đúng đắn” (SGK tr 11) Hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình các nước Đông Âu trong những năm 70 đầu 80 của TK XX? (Học sinh khá) Kinh tế khủng hoảng gay gắt Chính trị mất ổn định. Các nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng, nhân dân bất bình Hỏi: Trước tình trạng đất nước khủng hoảng, Ban lãnh đạo Đông Âu đã làm gì? (Học sinh trung bình) (Không đề ra cải cách cần thiết, đàn áp quần chúng...) Hỏi: Quá trình sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình) Sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu là rất nhanh chóng. Đầu tiên diễn ra ở Ba Lan, sau đó lan khắp Đông Âu. Hỏi: Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Đông Âu? (Học sinh trung bình) (Đảng Cộng Sản mất quyền lãnh đạo, các thế lực chống XHCN nắm quyền) Hỏi: Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới? (Học sinh trung bình) GV. Yêu cầu hs thảo luận: Hỏi: Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? (Học sinh trung bình) Hỏi: Em có suy nghĩ gì về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? (Học sinh khá) GV. Nguyên nhân sự sụp đổ: mô hình CNXH chưa phù hợp, sai lầm lãnh đạo, hành động chống phá của các thế lực phản cách mạng. Đây chỉ là sự sụp đổ của 1 mô hình chưa phù hợp. Hỏi: Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu? (Học sinh trung bình) 1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Hoàn cảnh: Năm 1973 khủng hoảng thế giới. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng: Công nghiệp trì trệ, hàng tiêu dùng khan hiếm; nông nghiệp sa sút. Chính trị xã hội dần dần mất ổn định, đời sống nhân dân khó khăn, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Liên Xô không tiến hành cải cách cần thiết.  Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện. Quá trình cải tổ: 31985 Goócbachốp đề ra đường lối cải tổ. Mục đích: + Khắc phục thiếu sót sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. + Xây dựng CNXH đúng bản chất của nó. Nội dung cải tổ: + Về chính trị: thiết lập chế độ tổng thống, đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ Đảng Cộng sản. + Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường theo dịnh hướng tư bản chủ nghĩa. Nhưng cuộc cải tổ không thành công, đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Hậu quả: + Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn. + 1981991, đảo chính lật đổ Goócbachốp nhưng thất bại. + 21121991, 11 nước cộng hòa tuyên bố độc lập.→ SNG. + 25121991, Goócbachốp từ chức, Liên Xô chính thức tan rã. 2. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Quá trình khủng hoảng, tan rã. Cuối những năm 70 đầu 80, lâm vào khủng hoảng gay gắt. + Kinh tế khủng hoảng gay gắt. + Chính trị mất ổn định. Các nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng, nhân dân bất bình. Sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu là rất nhanh chóng. + Cuối 1988 khủng hoảng lên tới đỉnh cao. + Khởi đầu từ Ba Lan → nước khác + Hình thức: mít tinh, biểu tình, đòi cải cách kinh tế chính trị... Hậu quả: + Đảng Cộng Sản mất quyền lãnh đạo + Các thế lực chống XHCN lên nắm quyền. Ảnh hưởng: + Kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN. + Chấm dứt hoạt động của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vacsava + Tổn thất lớn đối với cách mạng thế giới. Nguyên nhân sụp đổ: + Kinh tế lâm vào khủng hoảng sâu sắc. + Rập khuôn mô hình ở Liên Xô, chủ quan duy ý chí chậm sửa đổi. + Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước. + Nhân dân bất bình với các nhà lãnh đạo đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ trong tương lai. 3. Củng cố. (3 phút) Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là không tránh khỏi Cuộc cải tổ của M.Goócbachốp với hậu quả là sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà. (1 phút) Học bài cũ mục 1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết, đọc trước bài mới Trả lời câu hỏi cuối SGK. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 04 Ngày soạn: Tiết: 04 Ngày dạy: CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC ÁPHIMĨ LATINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY. BÀI 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Biết được các vấn đề chủ yếu của tình hình chung ở các nước Châu Á, Phi, Mĩ la tinh: quá trình đấu tranh giành độc lập sự phát triển, hợp tác sau khi giành độc lập. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các giai đoạn phát triển từ 1949 đến 2000. Các nước Đông Nam Á: cuộc đấu tranh giành độc lập, sự ra đời và phát triển của ASEAN Các nước Châu Phi: tình hình chung và cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc Các nước Mĩ La tinh: những nét chung về xây dựng và phát triển đất nước, Cu Ba và cuộc cách mạng nhân dân. 2. Kĩ năng. Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp cũng như phân tích sự kiện; rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các châu và thế giới 3. Thái độ. Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vì sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ – thực dân. Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là trong nửa sau thế kỉ XX như mốt đóng góp to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ thế giới. Một số tranh ảnh, tư liệu về ÁPhiMĩ la tinh từ năm 1945 đến nay. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP.Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút) Nêu nguyên nhân sụp đổ và những tác động của Liên bang Xô Viết tan rã? 3. Bài mới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình chính trị ở châu Âu có nhiều sự biến đổi với sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Còn ở châu Á, Phi, Mĩ –la tinh có gì biến đổi không? Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào? hệ thống thuộc địa chủ chủ nghĩa đế quốc tan rã ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời cho những nội dung trên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: (17 phút) Học sinh đọc phần 1. Gv gợi cho HS nhớ lại những tác động của chiến tranh thế giới thứ hai tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước ở châu Á, Phi, Mĩ –la tinh. Sau đó GV sử dụng bản đồ để giới thiệu cho HS cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc nhấn mạnh nơi khởi đầu là Đông Nam Á, trong đó tiêu biểu là Việt Nam, Inđônêxia, Lào. GV tiếp tục sử dụng bản đồ giới thiệu phong trào đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi và MĩLa tinh và nhấn mạnh năm 1960 là năm châu Phi và cuộc cách mạng Cu Ba thắng lợi. GV gọi HS lên bảng điền ngày tháng và tên nước giành được độc lập vào lược đồ ở châu Á, Phi, Mĩ –la tinh. GV nhấn mạnh đến tới giữa những năm 60 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này hệ thống thuộc địa của CNĐQ chỉ còn tồn tại dưới hai hình thức: + Các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha + Chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) phần lớn ở miền Nam châu Phi. 2. Hoạt động 2: (7 phút) GV sử dụng bản đồ giới thiệu phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân: Ănggôla, Môdămbích và Ghinê Bítxao. GV gọi HS lên bảng điền ngày tháng giành độc lập của ba nước trên vào bản đồ. GV nhấn mạnh: sự tan rã của các thuộc địa ở Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. 3. Hoạt động 3: (10 phút) GV giải thích khái niệm thế nào là chủ nghĩa Apácthai? (Tiếng Anh Apácthai có nghĩa là sự tách biệt dân tộc) là một chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng quốc dân, chính đảng của thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi thực hiện từ 1948, chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội của người da đen ở đây và các dân tộc châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột của người da trắng đối với người da đen đã được ghi vào hiến pháp. Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chế độ Apácthai. Nhiều văn kiện của Liên Hợp Quốc coi Apácthai là một tội ác chống nhân loại. Sau đó, GV chỉ trên bản đồ ba nước Nam Phi, Dimbabuê và Nammibia vẫn tồn tại chế độ Apácthai. GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm: Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống chế độ Apácthai diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình) HS dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết quả của mình. GV nhận xét, bổ sung và kết luận GV Nêu câu hỏi: Sau khi chế độ Apácthai bị xoá bỏ ở Nam Phi hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã bị sụp đổ hoàn toàn nhiệm vụ của các nước ở châu Á, Phi, MiLa tinh là gì? (Học sinh trung bình) HS dựa vào nội dung SGK tìm nội dung trả lời : Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ La tinh đã chuyển sang chương mới với nhiệm vụ là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa thập niên 60 của thế kỉ XX. Phong trào đấu tranh giành chính quyền ở một số nước như Inđônêxia, Việt Nam, Lào…rồi sau đó lan sang Nam Á, Bắc Phi… Ngày 111959 cách mạng Cuba thắng lợi. Năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước giành độc lập.  Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX thì hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ. II. Giai đoạn từ giữa thập niên 60 đến giữa thập niên 70 của thế kỉ XX. + Các phong trào tiêu biểu: Ghinê Bítxao (91974), Môdămbich (61975), Ănggôla (111975). => Lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. III. Giai đoạn từ giữa thập niên 70 đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. + Chống chế độ phân biệt chủng tộc A pác thai ở Dimbabuê, Namibia, Cộng hoà Nam Phi. => Hệ thống thuộc địa của đế quốc thực dân sụp đổ hoàn toàn. 4. Củng cố. (3 phút) GV cần làm rõ ba giai đoạn của phong trào giải phóng dân tộc với nội dung quan trọng nhất của mỗi giai đoạn. Nhấn mạnh: từ những năm 90 của thế kỉ XX, các dân tộc Á, Phi, MĩLa tinh đã đập tan được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thành lập hàng loạt nhà nước độc lập trẻ tuổi. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử làm thay đổi bộ mặt của các nước Á, Phi, MĩLa tinh. 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài 4. Sưu tầm các tranh về Trung Quốc từ năm 1945 đến nay. 6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 05 Ngày soạn: Tiết: 05 Ngày dạy: BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức.Qua bài Hs phải nắm được. Biết được tình hình chung của các nước Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai Sự ra đời của cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các giai đoạn phát triển từ 1949 đến 2000. 2. Kĩ năng. Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp những sự kiện lịch sử và sử dụng bản đồ. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, các nước trong khu vực II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên:. Bản đồ thế giới. Một số tranh ảnh, tư liệu về ÁPhiMĩ latinh từ năm 1945 đến nay. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP.Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử. IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) CH: Thế nào là chủ nghĩa Apácthai? Trả lời: (Tiếng Anh Apácthai có nghĩa là sự tách biệt dân tộc) là một chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng quốc dân, chính đảng của thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi thực hiện từ 1948, chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội của người da đen ở đây và các dân tộc châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột của người da trắng đối với người da đen đã được ghi vào hiến pháp. Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chế độ Apácthai. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi Apácthai là một tội ác chống nhân loại. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: (18 phút) Cá nhân Trước hết, GV giới thiệu những nét chung về tình hình các châu Á trước chiến tranh thế giới thứ hai đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân. Hỏi: Hãy cho biết cuộc đấu tranh giành độc lập các nước châu Á diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình) Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào bùng lên mạnh mẽ lan khắp Châu Á Cuối những năm 50, phần lớn các nước giành được độc lập. Hỏi: Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, tình hình châu Á phát triển như thế nào? (Học sinh trung bình) Châu Á không ổn định, nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược diễn ra, tình trạng ly khai, tranh chấp biên giới GV dùng bản đồ châu Á giới thiệu về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50 với phần lớn các nước đều giành được độc lập như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia... GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Hỏi: Sau khi giành được độc lập các nước châu Á đã phát triển kinh tế như thế nào? Kết quả? (Học sinh trung bình) Kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Ấn Độ. Đồng thời GV nhấn mạnh: nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhiều người dự đoán rằng thế kỉ XXI là “thế kỉ của châu Á”. Trong đó Ấn Độ là một ví dụ: từ một nước nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc cách mạnh xanh trong nông nhiệp, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho dân số hơn 1 tỷ người. Những thập niên gần đây công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh. Ấn Độ đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mền, công nghệ hạt nhân và công nghiệp vũ trụ. 2. Hoạt động 2: (10 phút) GV cho HS đọc SGK sau đó yêu cầu HS tóm tắt sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. GV nhận xét bổ sung và kết luận. GV giới thiệu cho HS hình Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa. Hỏi: Ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa? (Học sinh trung bình) Kết thúc 100 năm nô dịch của đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến đưa Trung Hoa. vào kỷ nguyên độc lập tự do, và hệ thống XHCN nối liền từ Âu sang Á. 3. Hoạt động 3: (7 phút) Hỏi: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình) Hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung đường lối mở cửa mà Trung Quốc đề ra vào tháng 121978? (Học sinh khá) Hỏi: Công cuộc cải cách, mở cửa đạt được kết quả như thế nào? (Học sinh trung bình) GV. Hướng dẫn học sinh khai thác H. 7, H. 8 (SGK trang 19,20) Hỏi: Đối ngoại Trung Quốc thu được những thành tựu gì? (Học sinh trung bình) GV kể thêm thành tựu của Trung Quốc về KHKT và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc hiện nay Hỏi: Những kết quả Trung Quốc đạt được từ 1978 đến nay nói lên điều gì? (Học sinh trung bình) GV giảng về quan hệ Việt Nam Trung Quốc. I. TÌNH HÌNH CHUNG: 1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Châu Á (sau chiến tranh thế giới thứ II à đầu 50). 1. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Trước năm 1945, hầu hết là thuộc địa của đế quốc (trừ Thái Lan) Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, một loạt các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền: + Inđônêxia (81945) + Việt Nam (81945) + Lào (101945) Sau khi giành độc lập, bọn đế quốc trở lại xâm lược như Việt Nam, Inđônêxia. 2. Châu Á từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay. Không ổn định, chiến tranh chống xâm lược, tình trạng ly khai, tranh chấp biên giới 3. Những thành tựu. Một số nước châu Á đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Đặc biệt là Ấn Độ. II. TRUNG QUỐC. 1. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa. Ngày 1 – 10 – 1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Ý nghĩa: Kết thúc ách nô dịch của đế quốc và phong kiến. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á. 2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (Không dạy) 3. Đất nước trong thời kì biến động (19591978). (Không dạy) 4. Công cuộc cải cách mở của (1978 đến nay). Tháng 12 – 1978 trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa. Sau 20 năm Trung Quốc thu được kết quả to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, GDP tăng trung bình hàng năm 9,6%... Về đối ngoại: thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999)…Địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế. 4. Củng cố. (3 phút) + Trả lời các câu hỏi cuối bài. + Bài tập: Lập bảng thống kê về các giai đoạn phát triển của Trung Quốc từ năm 1945 đến nay theo mẫu: 19461949 1978 nay 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài cũ mục 1. Đọc, soạn Bài 5. Các nước Đông Nam Á Sưu tầm tranh ảnh về các nước Đông Nam Á. 6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 06 Ngày soạn: Tiết: 06 Ngày dạy: BÀI 5. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau 1945. Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này. Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay. 2. Kĩ năng. Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: Giáo dục Hs: Tự hào về thành tựu của ASEAN Củng cố tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên:. Bản đồ Đông Nam Á, thế giới 2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài củ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, thảo luận, kể chuyện lịch sử. IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) CH: Ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa? Trả lời: Kết thúc 100 năm nô dịch của đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến đưa Trung Hoa. vào kỷ nguyên độc lập tự do, và hệ thống XHCN nối liền từ Âu sang Á. 3. Bài mới. Từ năm 1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đông Nam Á phát triển mạnh. Nơi đây coi như khởi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đã xây dựng đất nước, phát triển kinh tế và văn hoá đạt được những thành tựu to lớn. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã chứng minh điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1. (10 phút) Cá nhân GV treo bản đồ các nước Đông Nam Á giới thệu về khu vực này, đồng thời gợi cho HS nhớ trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước này đều là thuộc địa của chủ đế quốc (trừ Thái Lan). Hỏi: Sau 1945, tình hình Đông Nam Á như thế nào? (Học sinh trung bình) Nhiều nước nổi dậy giành chính quyền  chống sự xâm lược lại của đế quốc. Giữa những năm 50, các nước lần lược giành độc lập. HS lên bảng điền vào bảng thống kê các nước Đông Nam Á giành độc lập theo nội dung sau: Tên nước, tên thủ đô, ngày giành độc lập, tình hình hiện nay. HS điền vào bảng. Hs khác nhận xét bổ sung. GV kết luận. Hỏi: Hãy cho biết tình hình các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập cho đến nay? (Học sinh trung bình) GV gợi ý: Tác động của cuộc chiến tranh lạnh đối với khu vực, Mĩ thành lập khối quân sự SEATO, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam. 2. Hoạt động 2. (12 phút) Cá nhân Thảo luận: Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? (Học sinh trung bình) Tình hình căng thẳng và phân hoá trong bối cảnh “chiến tranh lạnh’’. Gv giảng: Các nước trong khu vực vừa giành độc lập cần phải hợp tác để phát triển kinh tế, đồng thời tránh sự phụ thuộc vào các nước lớn. Mặt khác xu thế liên minh khu vực trên thế giới có hiệu quả như sự ra đời và hoạt động của cộng đồng kinh tế châu Âu, Cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương khó tránh khỏi thất bại. Vì vậy các nước thấy rằng cần hợp tác với nhau. Hỏi: Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì? (Học sinh trung bình) Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua sự hợp tác hoà bình, ổn định. GV giới thiệu quan hệ giữa các nước trong khu vực từ 1975 cho đến cuối những năm 80, tình hình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực chú ý đến sự phát triển của Xingapo, Malaixia, Thái Lan. Hỏi: Nguyên tắc cơ bản cơ bản của ASEAN. (Học sinh trung bình) Tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ, không can thiệp nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, hợp tác và phát triển. Hỏi: Quan hệ Việt Nam, ASEAN. (Học sinh trung bình) Từ 1979: Quan hệ đối đầu. Từ cuối 80: Đối thoại. 3. Hoạt động 3. (10 phút) Nhóm Thảo luận: Sự phát triển của các nước ASEAN diễn ra như thế nào? Năm 1984, Brunây gia nhập. Tháng 71995: Việt Nam gia nhập. Tháng 91997: Lào và Mi an ma. Tháng 41999: Cam pu chia gia nhập. Hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á phát triển. Năm 1992: AFTA thành lập. Năm 1994: ARF thành lập. GV giới thiệu tình hình và xu thế hoạt động của ASEAN: Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 1015 năm. Năm 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong khu vực. GV giới thiệu hình 11 trong SGK “Hội nghị cao cấp ASEAN VI họp tại Hà Nội” I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945: Trước năm 1945, hầu hết là thuộc địa của đế quốc (trừ Thái Lan) Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, một loạt các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền: + Inđônêxia (81945) + Việt Nam (81945) + Lào (101945) Sau khi giành độc lập, bọn đế quốc trở lại xâm lược như Việt Nam, Inđônêxia. Tháng 91954, Mĩ lập khối quân sự (SEATO) ở Đông Nam Á. II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN. 1. Hoàn cảnh thành lập. Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển 881967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băngcốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. 2. Mục tiêu hoạt động Mục tiêu của ASEAN là: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Trong thời kỳ đầu, ASEAN có 2 văn kiện quan trọng là: + “Tuyên bố BăngCốc” (81967), xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác phát triển kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. + “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á” (21976) (Hiệp ước Ba li), xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. III. Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 Tháng 11984, Brunây xin gia nhập ASEAN 71995, Việt Nam 91997, Lào và Mi an ma 41999, Cam pu chia Hiện nay ASEAN có 11 nước 1994, diễn ra đàn khu vực ARF gồm 23 nước trong và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển Lịch sử Đông Nam Á bước sang thời kỳ mới 4. Củng cố. (4 phút) Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước trong khu vực vùng lên đấu tranh hầu hết các nước đều đã giành độc lập. Sau khi giành độc lập các nước trong khu vực ra sức phát triển kinh tế, văn hóa nhiều nước trở thành những con rồng châu Á; các nước đã gắn bó với nhau trong tổ chức ASEAN với công cuộc hợp tác phát triển vì hoà bình, ổn định và phồn vinh 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) + Trả lời các câu hỏi cuối bài. Học bài cũ mục số 1. + Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài 6. + Sưu tầm một số tranh ảnh về châu Phi từ sau năm 1945 đến nay. 6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 07 Ngày soạn: Tiết: 07 Ngày dạy: BÀI 6. CÁC NƯỚC CHÂU PHI. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức.Qua bài Hs phải nắm được: Biết được tình hình chung của các nước Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (A – pác – thai) 2. Kĩ năng. Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tổng hợp, so sánh, phân tích sự kiện. 3. Thái độ: cố tinh thần đoàn kết, hữu nghị, hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên:. Bản đồ Đông Nam Á, thế giới 2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài củ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) CH: Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì? Trả lời: Mục tiêu của ASEAN là: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: (12 phút) GV giới thiệu bản đồ châu Phi. Diện tích: 30,3 triệu km2 Dân số: 839 triệu người (2002) Hỏi: Trình bày tình hình Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. (Học sinh trung bình) Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi, sớm nhất ở Bắc Phi (Ai cập, Angiêri, 1960: 17 nước Châu Phi độc lập)  Hệ thống thuộc địa của Châu Phi tan rã, các nước giành độc lập. GV trình bày thêm: Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, bời vì ở đây có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác. HS lên bảng điền vào Lược đồ thời gian các nước châu Phi giành độc lập. HS khác nhận xét. Hỏi: Năm 1960 châu Phi có sự kiện gì nổi bật? (Học sinh trung bình) Gv: “Đây là năm châu Phi” vì có tới 17 nước châu Phi giành được độc lập. Thảo luận: Hỏi: Hãy cho biết tình hình châu Phi sau khi giành được độc lập? (Học sinh trung bình) Xây dựng đất nước, thu nhiều thành tựu nhưng Châu Phi vẫn còn tình trạng đói nghèo, lạc hậu  liên minh châu Phi thành lập (AU) GV nhấn mạnh: Nét nổi bật của châu Phi là luôn trong tình thế bất ổn: xung đột nội chiến, đói nghèo, nợ chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Runanđa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 110 dân số) 2. Hoạt động 2: (20 phút) Hoạt động nhóm. GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của Nam Phi và giới thiệu những nét cơ bản về đất nước Nam Phi Hỏi: Diện tích, dân số của cộng hoà Nam Phi. (Học sinh trung bình) Thành phần sắc tộc. Diện tích: 1,2 triệu km2 Dân số: 43,6 triệu người 75,2% da đen, 13,6% da trắng, 11,2% da màu. Hỏi: Cộng hoà Nam Phi từ 1662 đến nay. (Học sinh trung bình) Năm 1662 Hà Lan chiếm đóng. Đầu XIX Anh chiếm đóng Năm 1961, cộng hoà Nam Phi thành lập  thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi. GV dùng phương pháp vấn đáp và diễn giảng làm rõ các vấn đề về cộng hoà Nam Phi. Giới thiệu Nenxơn Manđêla. Thảo luận: Hỏi: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình) GV giải thích khái niệm về chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai: là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc dân, chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị kinh tế, xã hội của người da đen ở đây. Hỏi: Nenxơn Manđêla lên làm tổng thống đã có ý nghĩa như thế nào đối với cộng hoà Nam Phi. (Học sinh trung bình) Đại h

Tuần: 01 Tiết: 01 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX LIÊN XÔ I MỤC TIÊU Kiến thức Giúp HS nắm được: - Biết tình hình Liên Xơ nước Đông Âu từ năm 1945 đến 1991 qua hai giai đoạn + Giai đoạn từ 1945 đến năm 70 kỉ XX * Liên Xô: + Công khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950) + Những thành tựu công xây dựng chủ nghĩa xã hội * Các nước Đông Âu: + Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân + Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thành tựu - Giai đoạn từ năm 70 đến năm 90 kỉ XX: giai đoạn khủng hoảng dẫn đến tan rã Liên Xô sụp đổ chủ nghĩa xã hội Đông Âu - Biết đánh giá thành tựu đạt số sai lầm, hạn chế Liên Xô nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu - Khẳng định thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử công xây dựng Chủ nghĩa xã hội Liên Xô nước Đông Âu Ở nước có thay đổi sâu sắc Đó thật lịch sử Kĩ - Rèn luyện cho HS kĩ phân tích nhận định kiện, vấn đề lịch sử - Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm vấn đề kinh tế xã hội Liên Xô nước Đông Âu - Biết so sánh sức mạnh Liên Xô với nước tư năm sau chiến tranh giới thứ hai Thái độ Mặc dù ngày tình hình thay đổi khơng tránh khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu nghị truyền thống nước ta Liên Bang Nga, nước cộng hịa thuộc Liên Xơ trước đây, với nước Đông Âu trì gần có bước phát triển cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đồn kết hữu nghị đẩy mạnh hợp tác phát triển, thiết thực phục vụ cơng cơng nghiệp hố, đại hóa đất nước ta II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Chuẩn bị giáo viên: - Một số tranh ảnh mô tả công xây dựng Chủ nghĩa xã hội Liên Xô từ 1945 đến năm 70 - Bản đồ Liên Xô Chuẩn bị học sinh: - Đọc trước học sưu tầm tư liệu liên quan - Trả lời câu hỏi mục III PHƯƠNG PHÁP Trực quan, phân tích liệu, đàm thoại, nêu vấn đề IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số (1 phút) Kiểm tra cũ Không Bài Sau chiến tranh giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn người của, để khôi phục phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng giới Liên Xô phải tiến hành công khôi phục kinh tế xây dựng Chủ nghĩa xã hội Để tìm hiểu hồn cảnh, nội dung kết cơng khôi phục kinh tế xây dựng Chủ nghĩa xã hội diễn nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung học hơm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (15 phút) NỘI DUNG GHI BẢNG Công khôi phục kinh tế sau chiến tranh giới thứ hai HS Đọc mục SGK trang (1945-1950) Hỏi: Liên Xô tiến hành cơng khơi phục kinh a Hồn cảnh: tế hồn cảnh nào? (Học sinh trung bình) - Liên Xơ chịu tổn thất nặng nề (Hết sức khó khăn: đất nước bị chiến tranh tàn chiến tranh giới thứ hai phá ) GV Phân tích thiệt hại Liên Xô chiến tranh ảnh hưởng Liên Xơ Hỏi: Để khắc phục khó khăn đó, Đảng - Đảng nhà nước Liên Xô đề kế Nhà nước Liên Xô làm gì? (Học sinh trung hoạch khơi phục kinh tế bình) (Thực kế hoạch năm lần thứ – khơi phục kinh tế) Hỏi: Em có nhận xét thiệt hại Liên Xơ Chiến tranh giới thứ hai? (Học sinh khá) - Đây thiệt hại to lớn người của Liên Xơ, đất nước gặp nhiều khó khăn tưởng chừng vượt Hỏi: Công khôi phục kinh tế, hàn gắn vết * Kết quả: thương chiến tranh Liên Xô đạt kết - Công nghiệp: năm 1950, sản xuất nào? (Học sinh trung bình) cơng nghiệp tăng 73% so với trước (Hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn chiến tranh, 6200 xí nghiệp tháng) phục hồi Hỏi: Những kết Liên Xô đạt công - Nông nghiệp: bước đầu khôi khôi phục kinh tế có ý nghĩa nào? (Học sinh trung bình) (Tạo điều kiện để Liên Xơ tiến lên tiếp tục xây dựng CNXH ) Hỏi: Em có nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Liên Xô thời kỳ khôi phục kinh tế, nguyên nhân phát triển đó? Nguyên nhân? (Học sinh khá) + Tốc độ khôi phục kinh tế thời kỳ tăng nhanh chóng + Có kết qủa do: thống tư tưởng, trị xã hội Liên Xô, tinh thần tự lực, tự cường, chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên nhân dân Liên Xơ Hoạt động 2: (25 phút) HS Đọc mục (SGK trang 4, 5) - GV giải thích khái niệm: “xây dựng sở vật chất kỹ thuật CNXH” (Đó sản xuất đại khí với cơng nơng nghiệp đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến) - GV nói rõ: Đây việc tiếp tục xây dựng sở vật chất - kỹ thuật CNXH mà HS học đến năm 1939 Hỏi: Liên Xô xây dựng sở vật chất – kĩ thuật hoàn cảnh nào? (Học sinh trung bình) - Các nước Tư phương Tây ln có âm mưu hành động bao vây, chống phá Liên Xơ kinh tế, trị qn - Liên Xơ phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành qủa cơng xây dựng CNXH Hỏi: Hồn cảnh có ảnh hưởng đến cơng xây dựng CNXH Liên Xơ? (Học sinh trung bình) - Ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng sở vật chất – kĩ thuật, làm giảm tốc độ công xây dựng CNXH Liên Xô Hỏi: Để tiếp tục xây dựng sở vật chất CNXH, Liên Xô làm gì? (Học sinh trung bình) (Thực kế hoạch năm → xây dựng CSVC CNXH) Hỏi: Phương hướng kế hoạch gì? Tại phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng? phục, số ngành phát triển - Khoa học-kĩ thuật: chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ độc quyền Mĩ Liên Xô tiếp tục xây dựng sở vật chất kĩ thuật Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu năm 70 kỉ XX) - Các nước tư phương tây ln có âm mưu hành động bao vây, chống phá Liên Xơ kinh tế, trị qn - Liên Xơ phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành công xây dựng Chủ nghĩa xã hội - Từ 1950 đến năm 70, tiếp tục thực kế hoạch dài hạn với phương hướng chính: + Ưu tiên công nghiệp nặng + Thâm canh nông nghiệp (Học sinh khá) (Ưu tiên công nghiệp nặng, thâm canh nông nghiệp ) GV Liên hệ với phương hướng Việt Nam xây dựng CNXH Hỏi: Nêu thành tựu chủ yếu Liên Xô công xây dựng CNXH từ 1950 - đầu năm 70? (Học sinh trung bình) (Kinh tế: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ giới, khoa học kỹ thuật: đạt nhiều thành tựu nhiều đỉnh cao) GV Hướng dẫn h/s khai thác H H (SGK tr 4,5) GV: giới thiệu số tranh ảnh thành tựu công xây dựng công nhân XH Liên Xơ, giới thiệu hình SGK Vệ tinh nhân tạo (nặng 83,6 kg) loài người Liên Xơ phóng lên vũ trụ” GV u cầu HS lấy số ví dụ giúp đỡ Liên Xơ nước giới có Việt Nam Hỏi: Qua sách báo, em kể số chuyến bay nhà du hành vũ trụ Liên Xô năm 60 kỷ XX? (Học sinh khá) Hỏi: Về đối ngoại Liên Xô thi hành sách gì? Tác dụng sách đó? (Học sinh trung bình) GV: Nêu dẫn chứng giúp đỡ Liên Xô nước có Việt Nam Hỏi: Em có nhận xét thành tựu Liên Xô đạt từ 1950 - đầu 70? (Học sinh khá) (Thành tựu to lớn → đạt cân chiến lược mặt Mĩ nước Phương Tây) GV: Bên cạnh thành tựu Liên Xơ mắc phải thiếu sót, sai lầm là: Chủ quan, nóng vội, trì nhà nước bao cấp kinh tế Tuy nhiên thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng + Đẩy mạnh tiến KHKT + Tăng cường sức mạnh quốc phòng * Kết quả: - Về kinh tế: Liên Xô cường quốc công nghiệp đứng thứ hai giới (sau Mĩ), số ngành vượt Mĩ - Về khoa học kĩ thuật: ngành khoa học kĩ thuật phát triển, đặc biệt khoa học vũ trụ + Năm 1957 phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo + Năm 1961 phóng tàu Phương Đơng bay vòng quanh Trái Đất - Về quốc phòng: đạt cân chiến lược quân nói chung sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ phương Tây - Về đối ngoại: + Thực sách hồ bình, hữu nghị với tất nước + Ủng hộ phong trào cách mạng giới  Liên Xơ trở thành thành trì phong trào cách mạng giới Củng cố (3 phút) Thành tựu nhân dân Liên Xô công khôi phục kinh tế xây dựng sở vật chất kĩ thuật Chủ nghĩa xã hội phủ nhận Nhờ mà Liên Xơ trở thành trụ cột nước Xã hội chủ nghĩa, thành trì hịa bình, chỗ dựa phong trào cách mạng giới Dặn dò, hướng dẫn nhà (1 phút) - Học cũ, đọc trước - Sưu tầm tranh ảnh nói mối quan hệ thân thiết Liên Xô Việt Nam Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tuần: 02 Tiết: 02 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX I MỤC TIÊU Kiến thức: - Nắm nét việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu công cuợc xây dựng Chủ nghĩa xã hội nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu năm 70 kỉ XX) - Nắm nét hệ thống nước Xã hội chủ nghĩa, thơng qua hiểu mối quan hệ ảnh hưởng đóng góp hệ thống Xã hội chủ nghĩa phong trào cách mạng giới nói chung cách mạng Việt Nam nói riêng Trọng tâm: thành tựu cơng xây dựng Chủ nghĩa xã hội nước Đông Âu Kĩ - Biết sử dụng đồ giới để xác định vị trí tứng nước Đông Âu - Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa nhận xét Thái độ: - Khẳng định đóng góp to lớn nước Đông Âu việc xây dựng hệ thống Xã hội chủ nghĩa giới, biết ơn giúp đỡ nhân dân nước Đông Âu nghiệp cách mạng nước ta - Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Chuẩn bị giáo viên: - Tranh ảnh nước Đông Âu (từ 1944 đến năm 70), tư liệu nước đông âu - Bản đồ nước Đông Âu, đồ giới Chuẩn bị học sinh: Học thuộc cũ trả lời câu hỏi in nghiêng III PHƯƠNG PHÁP Trực quan, nêu vấn đề, phân tích liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số (1 phút) Kiểm tra cũ (5 phút) CH: Nêu thành tựu chủ yếu Liên Xô công xây dựng CNXH từ 1950 - đầu năm 70? Trả lời: - Về kinh tế: Liên Xô cường quốc công nghiệp đứng thứ hai giới (sau Mĩ), số ngành vượt Mĩ - Về khoa học kĩ thuật: ngành khoa học kĩ thuật phát triển, đặc biệt khoa học vũ trụ + Năm 1957 phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo + Năm 1961 phóng tàu Phương Đơng bay vịng quanh Trái Đất - Về quốc phòng: đạt cân chiến lược quân nói chung sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ phương Tây - Về đối ngoại: + Thực sách hồ bình, hữu nghị với tất nước + Ủng hộ phong trào cách mạng giới  Liên Xơ trở thành thành trì phong trào cách mạng giới Bài Chiến tranh giới thứ kết thúc sản sinh nước chủ nghĩa xã hội Liên Xơ, cịn chiến tranh giới thứ hai kết thúc có nước Xã hội chủ nghĩa đời? Quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội nước diễn đạt kết sao? Để có câu trả lới tìm hiểu học hơm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (16 phút) Cá nhân/nhóm HS Đọc mục (SGK trang 5, 6) Hỏi: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đời hồn cảnh nào? (Học sinh trung bình) - Hồng qn Liên Xơ truy kích tiêu diệt qn phát xít GV nhận xét, bổ sung ý đến vai trị nhân dân Hồng qn Liên Xơ - Nhân dân lực lượng vũ trang nước Đông Âu dậy giành thắng lợi thành lập quyền dân chủ nhân dân GV Giải thích thuật ngữ “Nhà nước dân chủ nhân dân” HS Dựa vào Lược đồ xác định, đọc tên, xác định thời gian thành lập nước DCND Đông Âu GV Giảng đời nước Đức (10/1949) Hỏi: Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Dân chủ nhân dân, nước Đơng Âu làm gì? (Học sinh trung bình) (Xây dựng quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp, thực quyền tự dân chủ…) NỘI DUNG GHI BẢNG Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu - Khi Liên Xô truy kích phát xít Đức → giúp đỡ nhân dân Đơng Âu dậy giành quyền - Từ 1944 - 1946: loạt nước Dân chủ nhân dân Đông Âu đời - Từ 1944 - 1949 thực nhiệm vụ cách mạng DCND - Những công việc mà nước Đông Âu tiến hành: + Xây dựng quyền dân chủ nhân dân + Cải cách ruộng đất, quốc hữu hố xí nghiệp lớn tư + Ban hành quyền tự dân chủ GV nhấn mạnh ý: việc hoàn thành nhiệm vụ  Lịch sử Đơng Âu sang trang hồn cảnh đấu tranh giai cấp liệt, đập tan mưu đồ lực đế quốc phản động Hoạt động 2: (19 phút) Nhóm/cá nhân Hỏi: Vì cần thiết phải hình thành hệ thống CNXH? (Học sinh khá) - Các nước Liên Xô Đông Âu cần hợp tác cao đa dạng Hơn Đông Âu cần giúp đỡ nhiều Liên Xô Hỏi: Cơ sở hợp tác Liên Xô nước Đông Âu gì? (Học sinh trung bình) - Các nước XHCN có điểm chung  có Đảng cộng sản công nhân lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm tảng có mục tiêu xây dựng CNXH GV Mối quan hệ hợp tác Liên Xô Đông Âu thể phương diện: Kinh tế trị, quân Hỏi: Hội đồng tương trợ kinh tế đời vào thời gian nào? Mục đích? (Học sinh trung bình) GV Giới thiệu nước thành viên khối SEV Nhấn mạnh mốc thời gian Việt Nam tham gia SEV Hỏi: Trong thời gian hoạt động SEV đạt thành tích gì? Ý nghĩa thành tựu đó? (Học sinh trung bình) (Tốc độ tăng trưởng tăng 10% ; thể lớn mạnh hệ thống XHCN) Hỏi: Vai trò Liên Xơ khối SEV? (Học sinh khá) (Vai trị đặc biệt, giúp đỡ nước…) Hỏi: Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va đời hồn cảnh nào? Mục đích? (Học sinh trung bình) (Mĩ thành lập khối NATO → Chống Liên Xô nước Đông Âu…; bảo vệ hồ bình châu Âu giới) Hỏi: Sự đời hoạt đọng khối SEV tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va có ý nghĩa nào? (Học sinh trung bình) Củng cố (3 phút) Tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu năm 70 kỉ XX) (Đọc thêm) Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa * Cơ sở hình thành - Đều có Đảng cộng sản lãnh đạo - Lấy Chủ nghĩa Mác –Lê nin làm tảng - Cùng chung mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội - Sau chiến tranh giới thứ hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa đời * Quan hệ hợp tác - Về kinh tế: + Ngày 8/1/194, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập + Mục đích: Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ nước XHCN - Về trị, quân + Tháng 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va + Mục đích: Bảo vệ cơng xây dựng CNXH, trì hịa bình, an ninh châu Âu giới  Đánh dấu hình thành hệ thống XHCN - Sự đời nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiếp cơng xây dựng Chủ nghĩa xã hội nước làm Chủ nghĩa xã hội ngày mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng giới Dặn dò, hướng dẫn nhà (1 phút) - Học cũ mục Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu, đọc trước - Vẽ điền vào lược đồ Châu Âu nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Nhóm 1: GV Hãy cho biết đời, phát triển Liên Xô nước XHCN Đông Âu + Sau chiến tranh giới thứ 2, CNXH trở thành hệ thống giới trải dài qua nhiều nước từ Châu Âu sang Châu Á, Mĩ La Tinh (dùng đồ giới thiệu nước XHCN) + Trong nhiều thập nhiên nửa sau TK XX, nước XHCN trở thành lực lượng hùng mạnh trị, quân kinh tế, có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển giới GV Nguyên nhân chủ yếu => sụp đổ Liên Xô nước XHCN Đông Âu + Chủ nghĩa xã hội sụp đổ hầu Đông Âu (1989) Liên Xô (1991) sai lầm đường lối sách, chống phá chủ nghĩa Đế Quốc lực phản động + CNXH sụp đổ Liên Xô Đông Âu tổn thất nặng nề chưa thấy lịch sử phong trào chủ nghĩa cộng sản quốc tế Nhóm 2: GV Những thắng lợi to lớn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Châu Á, Phi, Mĩ La-tinh (từ 1945 đến nay) - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la-tinh, sau chiến tranh giới thứ đạt thắng lợi to lớn, là: + Hệ thống thuộc địa giới chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sụp đổ + Hơn 100 quốc gia giành độc lập + Hiện nay, số quốc gia giành thành tựu to lớn công xây dựng đất nước: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN - GV dẫn chứng minh hoạ: Sự lớn mạnh Trung Quốc, Ấn Độ vài nước ASEAN điển hình Xin - ga - po Thái Lan + Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng - Chủ nghĩa xã hội sụp đổ hầu Đông Âu (1989) Liên Xô (1991) - Sự thắng lợi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc châu Á, châu Phi Mỹ La - tinh kinh tế ổn định cao vào bậc giới khoảng 9% năm + Ấn Độ vươn lên hàng cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ + Xin-ga-po nước thu nhập bình quân đầu người cao thứ giới Sau Thụy Sỹ (Trên 28.000 la / người / năm) Nhóm 3: GV Sau chiến tranh giới thứ 2, nước Mĩ, Nhật, Tây Âu phát triển + Mĩ giàu giới, có mưu đồ làm bá chủ giới (nhưng Mĩ vấp phải khó khăn nặng nề công chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) + Các nước tư có xu liên kết với theo khu vực để phát triển: Liên minh Châu Âu (EU) + Nhật, CHLB Đức vươn lên nhanh chóng + Hiện giới có trung tâm kinh tế lớn là: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu Nhóm 4: GV Quan hệ quốc tế (từ 1945 đến nay) diễn + Trật tự cực I-an-ta xác lập Liên Xô Mĩ đứng đầu cực + Thế giới chia thành phe đối đầu nhau, tình hình giới căng thẳng  Thời kỳ “chiến tranh lạnh” + 1989 "Chiến tranh lạnh" chấm dứt + Xu thế giới hồ hỗn, chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” + Về bản, nguy chiến tranh bị đẩy lùi - GV phân tích thêm: Tuy vậy, tình hình giới cịn diễn biến phức tạp, số xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo xảy ra: Nam Tư cũ, Tây Á, Châu Phi Nhóm 5: GV Cho biết thành tựu điển hình - Sự phát triên nước tư chủ yếu: Mỹ, Nhật, Tây Âu - Quan hệ quốc tế (1945 đến nay) - Sự phát triển cách mạng cách mạng KH - Kt lần thứ khoa học – kỹ thuật lần thứ hai ý GV Cuộc cách mạng có ý nghĩa lịch sử to nghĩa lịch sử lớn nhân loại + Là mốc đánh dấu tiến nhân loại + Thay đổi công cụ công nghệ, nguyên liệu, lượng, thơng tin vận tải + Lồi người bước sang văn minh thứ “Văn minh hậu công nghiệp” hay cịn gọi “Văn minh trí tuệ” GV Lịch sử giới đại từ 1945 đến gồm máy nội dung? nội dung nào? => GV sơ kết: Chốt lại nội dung  chuyển ý Hoạt động 2: (19 phút) Cá nhân II Các xu phát triển giới ngày - Học sinh đọc thầm mục II (sgk - 54) GV Quan hệ quốc tế từ 1945 đến - 1945 - 1991: Thế giới chịu chi phối nào? (Học sinh trung bình) trật tự cực I-an-ta Quan hệ quốc tế sau chiến tranh giới thứ đến diễn phức tạp: - Từ 1991 đến nay: - GV lấy dẫn chứng (sgk - 54) chứng minh Chia làm hai giai đoạn: 1945 đến 1988; giai + Hoà hỗn hịa dịu quan hệ quốc tế đoạn 1989 đến GV Xu thế giới gì? + Xác lập trật tự giới theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm (Học sinh trung bình) + Điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy GV Tại nói hịa bình, ổn định, hợp tác kinh tế trọng điểm phát triển vừa thời cơ, vừa thách thức đối + Tuy nhiên nhiều khu vực (châu Phi, với dân tộc (sgk 154) Trung Á ) lại xảy xung - Tuy vậy: Thế giới sau “Chiến tranh lạnh” đột, nội chiến đẫm máu với hậu nguy chiến tranh bị đẩy lùi số nghiêm trọng nơi giới xảy xung đột, sắc tộc, dân tộc - GV liên hệ xu hướng phát triển Việt -> Tuy nhiên, xu chung giới Nam giai đoạn nay: (đường lối đổi hịa bình, ổn định, hợp tác phát triển mới, công nghiệp hoá, đại hoá ) Củng cố (3 phút) - Nội dung chủ yếu lịch sử giới đại (từ 1945 đến nay) - Tại nói: Hồ bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa thời cơ, vừa thách thức dân tộc Dặn dò, hướng dẫn nhà (1 phút) - Về nhà học cũ mục - Đọc tìm hiểu nội dung mới: phần : Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến Bài 14: VN sau chiến tranh giới thứ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tuần: 15 Tiết: 16 Ngày soạn: Ngày dạy: PHẦN HAI LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY Chương I VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919- 1930 Bài 14 VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I MỤC TIÊU Kiến thức: - Trình bày nguyên nhân sách khai thác thuộc địa Thực dân Pháp Việt Nam sau chiến tranh giới thứ - Biết nét vầ sách trị, văn hoá giáo dục Thực dân Pháp - Chỉ chuyển biến kinh tế, xã hội Việt Nam tác động khai thác thuộc địa lần thứ hai Kỹ năng: Rèn luyện kỹ quan sát đồ, phân tích đánh giá kiện lịch sử Thái độ: : Giáo dục cho học sinh lòng căm thù sách thâm độc, xảo quyệt thực dân Pháp đồng cảm với tất vất vả, cực người lao động II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Chuẩn bị giáo viên: Lược đồ quyền lợi tư Pháp Việt Nam khai thác lần thứ hai Chuẩn bị học sinh: Học thuộc cũ trả lời câu hỏi in nghiêng III PHƯƠNG PHÁP.Trực quan, phân tích liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra cũ (4 phút) CH: Trình bày xu phát triển giới ngày nay? Trả lời: - Sự hình thành trật tự giới - Các nước điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm - Xu thế giới là: Hồ bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế Bài Sau Chiến tranh giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ hai Việt Nam, làm cho kinh tế, xã hội văn hoá biến đổi sâu sắc Để rõ hôm tìm hiểu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (14 phút) Cá nhân NỘI DUNG GHI BẢNG I Chương trình khai thác lần thứ hai thực dân Pháp: GV Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ thực dân Pháp Việt Nam diễn vào thời gian nào? (Học sinh trung bình) GV Tại Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (Học sinh khá) - Kinh tế kiệt quệ - Bù đắp chiến tranh GV: dùng đồ 27 H/s quan sát GV Dựa vào lược đồ trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai thực dân Pháp (Học sinh trung bình) GV Về nơng nghiệp thực dân Pháp làm gì? (Học sinh trung bình) - H/s đọc dịng chữ nhở – sgk - Nguyên nhân: + Sau chiến tranh giới thứ nhất, Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ -> Khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại chiến tranh gây - Các sách: + Nơng nghiệp: đầu tư vào đồn điền cao su, khai mỏ, tăng diện tích trồng cao su nước GV Tại chúng đầu tư vào đồn điền cao su khai mỏ ? Lấy dẫn chứng (Học sinh khá) - Là nguồn nguyên liệu mà nước cần nhiều sau chiến tranh GV Về công nghiệp Pháp mở thêm sở (Học sinh trung bình) - Nhà máy sợi Hải phòng, Nam Định … GV Để độc quyền ngoại thương Pháp làm (Học sinh trung bình) - Đánh thuế nặng hàng hóa nước ngồi để hàng hóa Pháp độc chiếm thị trường GV Pháp đầu tư cho giao thơng vận tải GV Tại Pháp lại đầu tư mạnh cho giao thông vận tải? (Học sinh khá) - Việc khai thác thuộc địa thuận lợi nhằm mục đích phát triển kinh tế GV Nhận xét em chương trình khai thác thuộc địa lần hai Pháp (Học sinh khá) GV So sánh sách khai thác thuộc địa lần thứ với lần thứ hai thực dân Pháp? (Học sinh khá) - H/s thảo luận phút - Đại diện nhóm trình bày kết Hoạt động 2: (12 phút) Cả lớp Trước hết GV nhấn mạnh cho HS thấy sau chiến tranh giới lần 1, sách cai trị Pháp Việt Nam không thay đổi Mọi quyền hành bị thâu tóm tay người Pháp, vua quan Nam triều làm bù nhìn GV Pháp thi hành Việt Nam thủ đoạn trị nào? (Học sinh trung bình) GV Mục đích thủ đoạn (Học sinh trung bình) - Phục vụ cho cơng khai thác bóc lột củng cố máy thống trị GV Về văn hố giáo dục Pháp có thủ đoạn + Cơng nghiệp: Chú trọng khai mỏ, mở thêm nhiều sở + Thương nghiệp: Pháp độc quyền, đánh thuế nặng với hàng hố nhập + Giao thơng vận tải đầu tư phát triển thêm, đường sắt nối liền nhiều đoạn + Ngân hàng Đông Dương: Pháp huy -> Hạn chế phát triển công nghiệp, tăng cường thủ đoạn bóc lột vơ vét II Các sách trị, văn hố, giáo dục - Chính trị: thực sách chia để trị, lợi dụng triệt để địa chủ phong kiến - Văn hoá, giáo dục: thi hành sách văn hố nơ dịch, ngu dân, tun truyền cho sách khai hố thực dân Pháp ? (Học sinh trung bình) GV Mục đích hành động gì? (Học sinh trung bình) - Lừa bịp, mị dân làm cho nhân dân ta khơng cịn tập trung vào việc đấu tranh giải phóng dân tộc GV Sách báo tuyên truyền với nội dung (Học sinh trung bình) - Nhảm nhí, lừa bịp, không lành mạnh GV Nhận xét em sách trị văn hố giáo dục Pháp (Học sinh khá) Hoạt động 3: (10 phút) GV Tại sau chiến tranh giới thứ xã hội Việt Nam phân hố (Học sinh trung bình) - Do sách khai thác bóc lột Pháp GV Giai cấp địa chủ phong kiến có thay đổi ? (Học sinh trung bình) - Chúng chia chiếm đoạt ruộng đất nông dân GV Cho biết thay đổi giai cấp tư sản ? (Học sinh trung bình) - Kinh doanh riêng trở thành nhà tư sản Bạch Thái Bưởi GV Giai cấp tiểu tư sản phân hoá (Học sinh trung bình) GV Đời sống giai cấp nơng dân lúc sao? (Học sinh trung bình) - Họ bị đàn áp, tô thuế nặng nề, phu, lính - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò nhân dân đấu tranh: “Dễ trăm lần dân khơng chịu Khó vạn lần dân liệu xong” GV Giai cấp công nhân đời vào thời gian nào? (Học sinh trung bình) - Đặc điểm giai cấp công nhân - Tập trung khu công nghiệp, hầm mỏ đồn điền GV Cho biết khả cách mạng III Xã hội Việt Nam phân hoá - Giai cấp địa chủ phong kiến: cấu kết chặt chẽ với Pháp, nhiên phận có tinh thần yêu nước - Giai cấp tư sản: tư sản mại bản, có quyền gắn chặt với Pháp; tư sản dân tộc, thái độ trị cải lương - Giai cấp tiểu tư sản: hăng hái cách mạng - Giai cấp nông dân: bị bần hố khơng lối lực lượng cách mạng hùng hậu - Giai cấp công nhân: chịu tầng áp  Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng giai cấp xã hội Việt Nam GV Tại công nhân lại giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? (Học sinh trung bình) - Giai cấp tiên tiến - Họ có tinh thần đoàn kết khả giác ngộ cách mạng cao Củng cố (3 phút) - Nêu nội dung chương trình khai thác lần thứ hai thực dân Pháp nước ta? - Mục đích thủ đoạn trị, văn hố, giáo dục thực dân Pháp thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai Việt Nam gì? Hậu sách Dặn dị, hướng dẫn nhà (1 phút) - Chuẩn bị 15 – trang 59: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh giới thứ + Trả lời câu hỏi cuối mục SGK + Đọc trả lời câu hỏi Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tuần: 17 Tiết: 17 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 15 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919- 1925) I MỤC TIÊU Kiến thức: - Biết ảnh hưởng, tác động tình hình giới sau Chiến tranh giới thứ đến cách mạng Việt Nam - Trình bày nét đấu tranh phong trào dân chủ công khai năm 1919 – 1925 - Trình bày phong trào đấu tranh công nhân năm 1919 – 1925, qua thấy phát triển phong trào Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ trình bày kiện lịch sử cụ thể tiêu biểu tập đánh giá kiện Thái độ: Qua kiện lịch sử cụ thể bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, kính yêu bậc tiền bối II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS Chuẩn bị giáo viên: Một số tài liệu chân dung nhân vật lịch sử tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái Chuẩn bị học sinh: Học thuộc cũ trả lời câu hỏi in nghiêng III PHƯƠNG PHÁP Trực quan, phân tích liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra cũ (5 phút) CH: Em trình bày phân hố giai cấp lịng xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh giới thứ thái độ trị giai cấp? Trả lời: - Giai cấp địa chủ phong kiến: cấu kết chặt chẽ với Pháp, nhiên phận có tinh thần yêu nước - Giai cấp tư sản: tư sản mại bản, có quyền gắn chặt với Pháp; tư sản dân tộc, thái độ trị cải lương - Giai cấp tiểu tư sản: hăng hái cách mạng - Giai cấp nơng dân: bị bần hố khơng lối lực lượng cách mạng hùng hậu - Giai cấp công nhân: chịu tầng áp  Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng Bài Trong lúc xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc ảnh hưởng tình hình khai thác lần thứ hai thực dân pháp, tình hình giới sau chiến tranh giới có thuận lợi đến cách mạng Việt Nam Phong trào Việt Nam phát triển sao? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: (9 phút) Cá nhân NỘI DUNG GHI BẢNG I Ảnh hưởng cách mạng tháng mười Nga phong trào cách mạng giới: GV: Tình hình giới sau Chiến tranh - Phong trào giải phóng dân tộc phương giới thứ ảnh hưởng tới cách mạng Đông phong trào công nhân phương Việt Nam nào? (Học sinh trung Tây gắn bó mật thiết với bình) GV Tất điều ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam - Phong trào cách mạng lan rộng khắp GV Những nhân tố tác động giới đến cách mạng Việt Nam? (Học sinh trung bình) - Truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước - Tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh lòng nước Pháp để ủng hộ Việt Nam II Phong trào dân tộc, dân chủ công Hoạt động 2: (15 phút) khai (1919- 1925) GV giải thích “dân tộc dân chủ công khai” GV Tại sau chiến tranh giới lần thứ phong trào dân tộc dân chủ nước ta phát triển ? (Học sinh khá) - Do Pháp khai thác bóc lột quy mơ lớn GV Cho biết hoạt động đấu tranh thời kỳ ? (Học sinh trung bình) GV Tại giai cấp tư sản dân tộc đấu tranh (Học sinh trung bình) - Họ muốn vươn lên nắm giữ địa vị kinh tế Quan sát chữ nhỏ SGK GV Ở Nam Kỳ có phong trào tiêu biểu - Đảng lập hiến GV Nội dung? Tính chất phong trào? (Học sinh trung bình) - Địi tự dân chủ GV Tầng lớp tiểu tư sản trí thức có hoạt động ? Vì họ đấu tranh ? (Học sinh khá) - Xuất báo chí GV Các hình thức đấu tranh tầng lớp - Sau Chiến tranh giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ nước ta phát triển mạnh với hình thức phong phú - Giai cấp tư sản: Cải lương, thỏa hiệp - Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: Chống cường quyền, áp bức, địi quyền tự do, dân chủ - Tích cực: Thức tỉnh lịng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, nhân dân - Hạn chế: + Phong trào tư sản cịn mạng theo tính chất cải lương + Phong trào tiểu tư sản ấu trĩ gì? (Học sinh trung bình) - Mít tinh, biểu tình - GV: kể việc Phạm Hồng Thái đánh bom Sa Diện, phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh GV Trình bày mục tiêu, tính chất, mặt tích cực hạn chế phong trào (Học sinh trung bình) - H/s quan sát phần chữ nhỏ trang 60 H/s thảo luận phút (nhóm bàn người) - Đại diện nhóm trình bày kết Hoạt động (10 phút) GV Phong trào công nhân sau chiến tranh giới thứ phát triển nào? (Học sinh trung bình) - H/s quan sát phần chữ nhỏ – tr60 GV 1922 – 1924 có đấu tranh ? Mục đích đấu tranh gì? (Học sinh trung bình) GV Tiểu biểu phong trào ? Mục đích phong trào gì? (Học sinh trung bình) - Thể tinh thần đấu tranh đồn kết vô sản quốc tế GV Cuộc bãi công Ba Son có phong trào cơng nhân nước ta sau chiến tranh giới thứ - Có lãnh đạo - Có tổ chức GV Cuộc bãi công Ba Son ý nghĩa - Từ giai cấp cơng nhân đấu tranh có tổ chức mục đích GV Nhận xét phong trào công nhân 1919 – 1925 - Phong trào đấu tranh ngày có phát triển với hình thức đấu tranh mục đích đấu tranh rõ ràng - Kết luận: Như vậy, sau chiến tranh giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển sôi nổi, phong phú với nhiều loại hình mới: phong trào đấu tranh giai cấp III Phong trào công nhân (1919- 1925) * Bối cảnh - Thế giới: ảnh hưởng phong trào thuỷ thủ Pháp Trung Quốc - Trong nước: Phong trào tự phát ý thức cao - Cơng hội bí mật Tơn Đức Thắng lãnh đạo * Diễn biến - 1922, công nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật thắng lợi - 1924, nhiều bãi công nổ Hà Nội, Nam Định, Hải Dương… - Tháng 8/1925, phong trào đấu tranh cơng nhân Ba Son (Sài Gịn) * Ý nghĩa: Chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác tư sản tiểu tư sản, cơng nhân, họ muốn đấu tranh địi quyền tự do, dân chủ đòi quyền lợi cho giai cấp Củng cố (4 phút) - Những ảnh hưởng cách mạng giới cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh giới thứ - Nắm đấu tranh phong trào công nhân (1919-1925) Dặn dò, hướng dẫn nhà (1 phút) - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk - Ôn tập tập chương trình, làm đề cương chuẩn bị thi học kỳ I Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tuần: 18 Tiết: 18 Ngày soạn: Ngày dạy: KIỂM TRA HỌC KÌ I I MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Đánh giá kết học tập học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học giúp đỡ học sinh cách kịp thời - Đánh giá kiến thức, kĩ mức độ nhận thức: biết, hiểu vận dụng học sinh sau học nội dung chủ đề 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây âu từ 1945 đến phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến chủ đề 1: Việt Nam năm 1919 – 1930 Kiến Thức: - Giúp học sinh nắm biểu phát triển thần kì kinh tế Nhật Bản Bài học rút từ phát triển - Biết nét sách kinh tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục Thực dân Pháp đả áp dụng Việt Nam sau chiến tranh giới thứ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ trả lời câu hỏi, kỹ làm bài, trình bày kiến thức có liên quan - Rèn luyện kỹ phân tích, so sánh, nhận định việc Thái độ: - Nghiêm túc kiểm tra - Cẩn thận phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS - Ôn tập kiến thức học - Đề kiểm tra Học kì I III/ PHƯƠNG PHÁP - Kiểm tra, đánh giá IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA: 1/ Ổn định lớp: KTSS 2/ Kiểm tra: V/ RÚT KINH NGHIỆM : SỬA KIỂM TRA HỌC KÌ I I MỤC TIÊU SỬA BÀI: Thông qua việc sửa kiểm tra, giúp học sinh có khả năng: Kiến thức - Đánh giá làm lượng kiến thức thân thu học kì I Kĩ - Rèn kĩ trình bày kiểm tra cách khoa học, kĩ xếp thời gian cho hợp lí 3/ Thái độ: - Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm thân việc học tập II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Trả kiểm tra - HS: Theo dõi kiểm tra giáo viên sửa lỗi kiểm tra III PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra, đánh giá IV TIẾN TRÌNH SỬA BÀI: 1/ Ổn định lớp 2/ Sửa kiểm tra dựa vào thang điểm V/ RÚT KINH NGHIỆM : ... ASEAN ASEAN 10 - Tháng 1/ 19 8 4, Bru-nây xin gia nhập diễn nào? ASEAN - Năm 19 8 4, Brunây gia nhập - 7/ 19 9 5, Việt Nam - Tháng 7/ 19 9 5: Việt Nam gia nhập - 9/ 19 9 7, Lào Mi an ma - Tháng 9/ 19 9 7: Lào Mi... - Ngày 25 /12 / 19 9 91 cờ búa liềm điện + 21/ 12/ 19 9 1, 11 nước cộng hòa Krem-li bị hạ, chấm dứt chế độ XHCN Liên tuyên bố độc lập.→ SNG Xô + 25 /12 / 19 9 1, Goóc-ba-chốp từ chức, GV Hướng dẫn học sinh... Mi an ma - 4/ 19 9 9, Cam pu chia - Tháng 4/ 19 9 9: Cam pu chia gia nhập - Hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á phát - Hiện ASEAN có 11 nước triển - Năm 19 9 2: AFTA thành lập - Năm 19 9 4: ARF thành

Ngày đăng: 19/05/2021, 12:32

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Bài 13. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

    PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

    Bài 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919- 1925)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w