1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRÌNH bày NGUYÊN tắc TRUNG THỰC TUYỆT đối và NGHĨA vụ CUNG cấp THÔNG TIN TRONG GIAI đoạn TIỀN hợp ĐỒNG, KHI THỰC HIỆN hợp ĐỒNG và kết THÚC hợp ĐỒNG

38 812 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 303,7 KB

Nội dung

Theo đó, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụcủa bên kia, được quy định cụ thể trong LKDBH như sau: - Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:  Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT LỚP LUẬT TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỬ NHÂN TÀI NĂNG

--

MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC TUYỆT ĐỐI

VÀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG, KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ KẾT THÚC HỢP ĐỒNG

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 3

1.1 KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 3

1.2 NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 3

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC TUYỆT ĐỐI 5

2.1 NỘI DUNG 5

2.1.1 Trong pháp luật nước ngoài 5

2.1.2 Trong pháp luật Việt Nam 8

2.2 PHÂN TÍCH 10

2.2.1 Trong pháp luật nước ngoài 10

2.2.2 Trong pháp luật Việt Nam 15

CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN 18

3.1 ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH 18

3.2 NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN THEO CÁC GIAI ĐOẠN 19

3.2.1 Giai đoạn tiền hợp đồng 21

3.2.2 Giai đoạn thực hiện hợp đồng 25

3.2.3 Giai đoạn kết thúc hợp đồng 26

3.3 HẬU QUẢ PHÁP LÝ 27

3.4 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN 30

CHƯƠNG 4: TÌNH HUỐNG 36

4.1 Nội dung tình huống 36

4.2 Phân tích tình huống 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM1.1 KHÁI QUÁT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Hợp đồng bảo hiểm về nguyên tắc chung là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt

Do đó, hợp đồng bảo hiểm trước hết mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân

sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, đồng thời còn mang những đặc trưng của hợpđồng kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000,sửa đổi, bổ sung năm 2010 (sau đây viết tắt là LKDBH)

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 LKDBH thì các loại hợp đồng bảo hiểmbao gồm:

 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

 Hợp đồng bảo hiểm tài sản

 Hợp đồng bảo hiểm con người

1.2 NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Trong bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào cũng tồn tại nghĩa vụ cho bên muabảo hiểm cũng như doanh nghiệp bảo hiểm Theo đó, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụcủa bên kia, được quy định cụ thể trong LKDBH như sau:

- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:

 Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuậntrong hợp đồng bảo hiểm

 Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảohiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm

 Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinhthêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiệnhợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm

 Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện theo thỏathuận trong hợp đồng bảo hiểm

Trang 4

 Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

 Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

 Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểmngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm

 Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường chongười mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

 Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm từ chối bồithường

 Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ bađòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra

sự kiện bảo hiểm

 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Có thể thấy, giữa nội dung hợp đồng bảo hiểm và nghĩa vụ của các bên thamgia hợp đồng bảo hiểm có sự liên kết chặt chẽ Một trong số đó là nghĩa vụ cung cấpthông tin, mang tính chất trách nhiệm và quan trọng cao Những quy định về nghĩa vụnày có mối liên hệ với nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good fatih, sẽ đượcphân tích kĩ ở phần sau)

Bên cạnh đó, để điều chỉnh làm rõ vấn đề này, là các Điều 17, 18 và 19 trongLKDBH Trách nhiệm cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm nhằm xác địnhnhững việc mà các bên phải thực hiện khi tham gia hợp đồng bảo hiểm cũng như hậuquả pháp lý tương xứng với hành vi vi phạm

Trang 5

CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC TRUNG THỰC TUYỆT

ĐỐI2.1

NỘI DUNG

2.1.1 Trong pháp luật nước ngoài

Nguyên tắc trung thực tuyệt đối đã được đề cập từ rất sớm trên thế giới, mộttrong số đó là Insurance Contract Act (Sydney) năm 1984 Trong chương 2 Tráchnhiệm nguyên tắc trung thực tuyệt đối có 5 điều, đã điều chỉnh một cách khái quát vềnguyên tắc Cụ thể như:1

Điều 13 Trách nhiệm phải tuân thủ theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối

1 Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối Điều khoản này yêu cầu mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ tương xứng với bên còn lại, trong mọi vấn đề phát sinh hay những vấn đề có liên quan đến hợp đồng, với tinh thần trung thực tuyệt đối.

2 Việc một bên trong hợp đồng bảo hiểm không thực hiện những quy định trong hợp đồng tại khoản 1 điều này được xem là vi phạm các quy định của luật này.

3 Đối tượng có liên quan trong điều luật này đối với bên tham gia hợp đồng bảo hiểm cũng bao gồm bên thứ ba là người thụ hưởng theo hợp đồng.

1 Insurance Contract Act 1984

13 The duty of the utmost good faith

(1) A contract of insurance is a contract based on the utmost good faith and there is implied in such a contract a provision requiring each party to it to act towards the other party, in respect of any matter arising under or in relation to it, with the utmost good faith.

(2) A failure by a party to a contract of insurance to comply with the provision implied in the contract by subsection (1) is a breach of the requirements of this Act.

(3) A reference in this section to a party to a contract of insurance includes a reference to a third party beneficiary under the contract.

(4) This section applies in relation to a third party beneficiary under a contract of insurance only after the contract is entered into.

Trang 6

4 Điều luật này chỉ áp dụng đối với bên thứ ba là người thụ hưởng theo hợp đồng bảo hiểm chỉ sau khi hợp đồng đã được ký kết.

Điều 14 Các bên trong hợp đồng không dựa vào các điều khoản, ngoại trừ

nguyên tắc trung thực tuyệt đối 2

1 Nếu có điều khoản nào đó của một bên trong hợp đồng bảo hiểm trái với nguyên tắc trung thực tuyệt đối, thì bên đó không được phép áp dụng điều khoản đó.

2 Khoản 1 điều này không giới hạn phạm vi điều chỉnh của điều 13 Luật này.

3 Khi quyết định việc doanh nghiệp bảo hiểm có nên bảo hiểm cho những hợp đồng bảo hiểm không thỏa mãn nguyên tắc trung thực tuyệt đối hay không, thì tòa án cần phải lưu ý đến mọi thông báo về việc cung cấp cho người mua bảo hiểm, mẫu thông báo này được đề cập trong điều 37 Luật này hoặc quy định khác.

=> Mặc dù chưa thể điều chỉnh đầy đủ cũng như thể hiện sự linh hoạt trong việc

áp dụng pháp luật nhưng Insurance Contract Act năm 1984 phần nào đã thể hiện đượctinh thần về nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Theo thời gian, để khắc phục những điểm còn hạn chế, Insurance Contract năm

2015 đã ra đời

Điều 14 Nguyên tắc trung thực

1 Mọi quy định pháp luật cho phép một bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có quyền tránh thực hiện hợp đồng với lý do rằng bên kia không thực hiện đúng cam kết trung thực tuyệt đối.

2 Insurance Contract Act 1984

14 Parties not to rely on provisions except in the utmost good faith

(1) If reliance by a party to a contract of insurance on a provision of the contract would be to fail to act with the utmost good faith, the party may not rely on the provision.

(2) Subsection (1) does not limit the operation of section 13.

(3) In deciding whether reliance by an insurer on a provision of the contract of insurance would be to fail to act with the utmost good faith, the court shall have regard to any notification of the provision that was given to the insured, whether a notification of a kind mentioned in section 37 or otherwise.

Trang 7

2 Mọi điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực pháp luật nếu điều khoản đó tuân thủ theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối, được sửa đổi trong phạm vi bắt buộc theo các điều khoản của Luật này và Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Công khai và Đại diện) năm 2012.

4 Trong phần 2 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Công khai và Đại diện) năm

2012 (tiết lộ và đại diện trước khi ký hợp đồng hoặc khi thay đổi hợp đồng), khoản 5 của luật này đã bị bỏ qua 3

Bên cạnh Insurance Contract Act, nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong kinhdoanh bảo hiểm còn có sự điều chỉnh của luật khác Ví dụ như trong Luật Bảo hiểmHàng hải Anh năm 1906 (MIA - Marine Insurance Act 1906), điều 17 đã đặt tráchnhiệm tuân thủ quy định về trung thực tuyệt đối lên cả hai bên tham gia hợp đồng bảo

Trang 8

hiểm hàng hải Theo đó nếu nguyên tắc trung thực tuyệt đối không được tuân thủ bởimột bên thì hợp đồng có thể bị từ chối bởi bên còn lại.

Điều 17 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là một hợp đồng dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối, và nếu một bên không tuân theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối, thì bên kia có quyền không thực hiện hợp đồng 4

Trong khi đó, Luật Hàng hải Việt Nam 2015, tại Điều 308 đã quy định nghĩa vụcủa người mua bảo hiểm trong việc cung cấp cho người bảo hiểm, như sau:

1 Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm

có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.

2 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.

2.1.2 Trong pháp luật Việt Nam

Trong giao dịch dân sự nói chung và giao kết hợp đồng bảo hiểm nói riêng,nguyên tắc trung thực tuyệt đối là nền tảng của mọi hoạt động giao kết hợp đồng từđơn giản đến phức tạp, trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, sự trungthực luôn đặt lên vị trí hàng đầu để thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.Bất kì hành vi gian lận hay âm mưu lừa đảo đều bị coi là vi phạm pháp luật Việc thiếtlập nên các giao dịch dân sự hay kinh tế là phụ thuộc vào ý chí của các bên Ý chí nàyphải thể hiện sự tự nguyện của đôi bên và mục đích tham gia vào quan hệ là nhằm đạtđược những lợi ích hợp pháp Do vậy, nếu một trong các bên tham gia vào các giaodịch mà không mang tính tự nguyện và nhằm để đạt được những lợi ích bất hợp phápthì pháp luật sẽ không thừa nhận

4 MIA – Marine Insurance Act 1906, Section 17

Section 17 A contract of marine insurance is a contract based upon the utmost good faith, and, if the utmost good faith be not observed by either party, the contract may be avoided by the other party.

Trang 9

Nguyên tắc trung thực, hợp tác được thể hiện rất rõ trong Bộ luật dân sự 2005,

trong đó điều 389 quy định: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”

Như vậy, nguyên tắc trung thực và ngay thẳng chi phối rất nhiều các quy địnhđiều chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung Đây là nguyên tắc áp dụng cho mọi quan hệdiễn ra trong lĩnh vực kinh tế và dân sự

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc trưng của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điềuchỉnh của các ngành luật khác nhau mà pháp luật trong lĩnh vực đó cũng có những quyđịnh mang tính đặc thù Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, doanhnghiệp bảo hiểm không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm

có thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai Tại thời điểm bán bảo hiểm,

là chưa có Vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảohiểm, pháp luật kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực và phải cónhững quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh này

Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 đã đề cập đến nguyên tắc thiện chí, trung thực tại

Điều 6 Nguyên tắc thiện chí, trung thực:

“Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.”

Tuy nhiên, khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực, thay thế Bộ luật dân sự 2005 thìkhông có một điều riêng dành cho nguyên tắc trung thực Thay vào đó, nguyên tắc

thiện chí, trung thực được quy định chung tại khoản 3, Điều 3: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”

Bên cạnh đó, trong LKDBH đã có quy định nhằm điều chỉnh hành vi giao dịchdân sự của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm, phù hợp với tinh thầncủa nguyên tắc trung thực tuyệt đối, quy định tại điều 19 LKDBH

Trang 10

Nhìn chung, định nghĩa về nguyên tắc trung thực tuyệt đối cũng như những quyđịnh có liên quan chưa nhận được sự quan tâm đúng mực, nhưng hiện nay hệ thốngpháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng nhằm phát huy tính hiệuquả của nguyên tắc này trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

2.2 PHÂN TÍCH

2.2.1 Trong pháp luật nước ngoài

Trên tinh thần của Insurance Contract Act năm 1984 và Insurance Contract năm

2015, với những quy định về nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong hợp đồng bảohiểm, đã khái quát được bản chất cũng như đưa ra những quy định chung cho doanhnghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm:

- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:

 Đánh giá kịp thời các yêu cầu cần được bồi thường

 Không được trì hoãn việc bồi thường thiệt hại mà không có lý do chínhđáng

 Không từ chối thanh toán các khoản bồi thường mà không có lý do chínhđáng

 Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệmđưa ra lời khuyên chân thành cho khách hàng về những rủi ro có thể xảy

ra trong chính sách

- Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm:

 Tiết lộ tất cả các thông tin có liên quan đến quyết định chấp nhận rủi rocủa doanh nghiệp bảo hiểm

 Không được khai báo sai sự thật hoặc phóng đại

 Hợp tác với doanh nghiệp bảo hiểm khi đưa ra khai báo

Trên tinh thần của Luật Bảo hiểm Hàng hải Anh năm 1906 (Marine InsuranceAct 1906 - MIA 1906), nghĩa vụ khai báo trước hết thuộc về bên mua bảo hiểm vì chỉ

họ mới có khả năng và điều kiện để biết mọi thông tin quan trọng liên quan đến rủi ro

sẽ được bảo hiểm MIA 1906 không phân biệt người thực hiện việc bảo hiểm là “người

Trang 11

yêu cầu bảo hiểm” (proposer) trước khi hợp đồng bảo hiểm được kết lập và là “ngườiđược bảo hiểm” (the assured) sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trong toàn bộ nộidung của Điều 18 và 19 Luật này.

Điều 18 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua bảo hiểm

(1) Theo các quy định của mục này, người mua bảo hiểm phải khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, trước khi ký kết hợp đồng, mọi thông tin cơ bản cần được thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết, và người được bảo hiểm/bên mua bảo hiểm được xem là biết mọi thông tin đó, trong quá trình kinh doanh thông thường Nếu người mua bảo hiểm không tiết lộ những thông tin đó, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền không thực hiện hợp đồng.

(2) Mọi thông tin đều là những điều kiện có ảnh hưởng đến quyết định của một doanh nghiệp bảo hiểm có kiến thức chuyên môn trong việc ấn định mức phí bảo hiểm, hoặc xác định xem doanh nghiệp đó có chấp nhận rủi ro để đồng ý thực hiện bảo hiểm hay không.

(3) Trong trường hợp không có yêu cầu khai báo, các thông tin sau đây không cần phải được tiết lộ, cụ thể là:

(a) Các thông tin có thể làm giảm rủi ro;

(b) Các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm biết hoặc buộc phải biết Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là phải biết các vấn đề thuộc về tai tiếng hay kiến thức thông thường và các vấn đề mà một doanh nghiệp bảo hiểm phải biết trong quá trình kinh doanh thông thường của mình;

(c) Các thông tin đã được doanh nghiệp bảo hiểm bãi miễn;

(d) Các thông tin không cần tiết lộ vì lý do sự bảo hành đã rõ ràng hoặc đã có ngụ ý.

(4) Trong những trường hợp cụ thể, dù là thông tin quan trọng hay không quan trọng, người mua bảo hiểm phải dựa vào tình hình thực tế để quyết định có khai báo thông tin đó hay không.

Trang 12

(5) Thuật ngữ "thông tin" bao gồm các thông tin liên lạc được bên mua bảo hiểm thực hiện, hoặc bên mua bảo hiểm được nhận.

Điều 19 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm

Theo các quy định của phần trên đối với các trường hợp không cần tiết lộ, khi một bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm được thực hiện bởi doanh nghiệp bảo hiểm/ đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp/đại lý bảo hiểm đó phải tiết lộ cho người mua bảo hiểm:

(a) Mọi thông tin quan trọng của doanh nghiệp/đại lí bảo hiểm đó để đảm bảo rằng họ có chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm.

(b) Mọi thông tin quan trọng mà người mua bảo hiểm cần phải được biết.

Điều 18 của MIA 1906 yêu cầu bên mua bảo hiểm phải khai báo cho doanhnghiệp bảo hiểm trước khi hợp đồng được kết lập về mọi tình trạng mà họ biết Bênmua bảo hiểm được coi là biết mọi tình trạng quan trọng mà họ buộc phải biết trongquá trình kinh doanh thông thường, do vậy nếu bên mua bảo hiểm không khai báo cácthông tin quan trọng thì họ không thể biện hộ rằng họ không biết các thông tin đó vàtrong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối hợp đồng Nếu muốn,doanh nghiệp bảo hiểm có thể bỏ qua sự vi phạm nguyên tắc trung thực của kháchhàng, và tiếp tục chấp nhận hợp đồng bảo hiểm đó, đây là đặc quyền của doanh nghiệpbảo hiểm Điều 18 này cũng định nghĩa thông tin quan trọng là những thông tin sẽ gâyảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chấp nhận bảo hiểmhoặc định phí bảo hiểm đối với rủi ro được yêu cầu bảo hiểm

Sẽ không công bằng nếu phạt bên mua bảo hiểm về lỗi không khai báo cácthông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm đã biết hoặc phải biết Do vậy nếu không có yêucầu thì bên mua bảo hiểm không cần phải khai báo “mọi thông tin mà doanh nghiệpbảo hiểm đã biết hay được cho là đã biết Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là phải biếtcác vấn đề thuộc về tai tiếng hay kiến thức thông thường và các vấn đề mà một doanhnghiệp bảo hiểm phải biết trong quá trình kinh doanh thông thường của mình” Nếubất kỳ thông tin nào đã được đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của

Trang 13

quốc gia hoặc được phát hành bởi các nhà xuất bản quen thuộc với doanh nghiệp bảohiểm thì có thể hợp lý qui cho doanh nghiệp bảo hiểm phải biết về thông tin này.

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bãi miễn một số thông tin và trong trường hợp

họ đã làm như thế thì họ sẽ không thể giữ quyền từ chối trách nhiệm nếu các thông tinnày không được khai báo Do vậy MIA 1906 cũng miễn trách nhiệm của bên mua bảohiểm đối với việc khai báo “mọi thông tin liên quan đã được bãi miễn bởi doanhnghiệp bảo hiểm” Các cam kết quy định trong hợp đồng bảo hiểm để duy trì và cảithiện rủi ro, khi một thông tin “không cần thiết phải khai báo do đã được quy địnhtrong cam kết” thì bên mua bảo hiểm được bãi miễn trách nhiệm khai báo thông tinnày

Trên thực tiễn, trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm chính làchủ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối,

và cũng chính vì thế doanh nghiệp bảo hiểm thường phải xem xét khả năng hủy hợpđồng bảo hiểm The Law Commission (Ủy ban pháp luật) của Anh và Scotland đangtrong quá trình xem xét lại Luật bảo hiểm Trong một phần của đánh giá đó, họ đã xácđịnh được một số khía cạnh không tích cực tiềm ẩn trong luật hiện tại:

- Bên mua bảo hiểm có thể không biết về nghĩa vụ của họ đối với thông tin họ

tự nguyện cung cấp, mà nghĩa vụ cung cấp thông tin này áp dụng cho thông tin khôngđược yêu cầu một cách cụ thể bởi doanh nghiệp bảo hiểm trên mẫu đơn;

- Pháp luật yêu cầu bên mua bảo hiểm phải xem xét liệu thông tin có liên quanđến việc đánh giá rủi ro hay không Việc kiểm tra tính cần thiết dựa trên các quy định

về tiết lộ, sự cung cấp thông tin sai sự thật và đánh giá bên mua bảo hiểm bằng cáchtham khảo kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp bảo

- Bên mua bảo hiểm vẫn có thể bị xem vi phạm ngay cả khi lỗi của họ là hợp lýtrong hoàn cảnh vi phạm đó; ví dụ những tình tiết không rõ ràng hoặc yêu cầu kiếnthức chuyên môn cụ thể mà họ không có (nhưng họ buộc phải có);

- Biện pháp khắc phục duy nhất khi xảy ra vi phạm nguyên tắc trung thực làkhông thực hiện toàn bộ hợp đồng;

- Doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu phải chứng minh rằng việc không tiếtlộ/khai báo sai sự thật có liên quan đến khiếu nại để hủy hợp đồng Ví dụ, nếu yêu cầu

Trang 14

bồi thường liên quan đến thiệt hại do lũ quét, doanh nghiệp bảo hiểm có thể hủy toàn

bộ hợp đồng nếu người tham gia bảo hiểm không thông báo rằng hệ thống báo độngcủa họ không hoạt động;

Ví dụ: Trong trường hợp gần đây của Synergy Health (Anh) Ltd với Doanh

nghiệp Bảo hiểm CGU (t/a Norwich Union) và những người khác [2010] EWHC

2583, bên được bảo hiểm đã thông báo doanh nghiệp bảo hiểm của họ, bốn thángtrước khi gia hạn điều khoản hợp đồng, rằng họ đã cài đặt một chuông báo chốngcháy Do lỗi kỹ thuật, chuông báo động đã không được cài đặt đúng quy cách, dẫn đếnmột trận hỏa hoạn lớn Tòa án cho rằng, dù chuông báo động không hoạt động dẫn đếnhỏa hoạn, nhưng xét cho cùng đó không phải là do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm, bênmua bảo hiểm không cố tình đưa thông tin sai sự thật hay có ý định lừa dối, che giấu

sự thật đối với doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm không đượcdựa vào tình tiết chuông báo động không hoạt đông mà trốn tránh trách nhiệm bồithường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm

Từ đó, The Law Commissions (Ủy ban pháp luật) đã đưa ra một số kiến nghịliên quan trong lĩnh vực hợp đồng bảo hiểm

- Đối với bên mua bảo hiểm:

 Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi do các doanhnghiệp bảo hiểm đặt ra Các câu hỏi chung sẽ được cho phép nhưng cácdoanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ được hưởng một biện pháp khắc phụctrong trường hợp bên được bảo hiểm cần biết rằng họ phải tiết lộ cácthông tin liên quan

 Biện pháp khắc phục (luật Việt Nam gọi là “bồi thường”) của doanhnghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp bên muabảo hiểm không cung cấp thông tin hoặc trình bày sai sự thật nên dẫnđến xảy ra hậu quả và gây thiệt hại thực tế, thì biện pháp khắc phục củadoanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên mua bảohiểm, hậu quả pháp lý nặng nhất là doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từchối thực hiện biện pháp khắc phục theo hợp đồng Việc không thực hiệnbiện pháp khắc phục của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ xảy ra nếu bên muabảo hiểm vi phạm pháp luật do cố ý Trong những trường hợp còn lại,

Trang 15

khi mà người mua bảo hiểm không chú ý dẫn đến vi phạm của họ là vô

ý, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chongười mua bảo hiểm (điều này cũng tương ứng với điều 16 LKDBH ởViệt Nam)

2.2.2 Trong pháp luật Việt Nam

Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau,trung thực với nhau Tuy nhiên, trong việc bảo hiểm, điều này được thể hiện trên một

số nguyên tắc chặt chẽ hơn, và tính pháp lý ràng buộc cao hơn về mặt trách nhiệm.Theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối, hai bên trong mối quan hệ bảo hiểm (bên muabảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm) phải tuyệt đối trung thực với nhau, tin tưởng lẫnnhau và không được lừa dối nhau Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trungthực của thông tin cung cấp cho bên kia Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bímật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp Nếu một bên vi phạm thì hợp đồngbảo hiểm vô hiệu

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phải công khai tuyên bố những điều kiện,nguyên tắc, thể lệ, giá cả bảo hiểm… cho người mua bảo hiểm biết Ví dụ, trong bảohiểm hàng hải, mặt 1 của đơn bảo hiểm bao gồm các nội dung như điều kiện bảo hiểm,giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tỷ lệ bảo hiểm…, mặt 2 bao gồm quy tắc, thể lệ bảohiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có liên quan Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanhnghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảohiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm

Đối với bên mua bảo hiểm phải khai báo chính xác các chi tiết liên quan đếnđối tượng bảo hiểm Họ cũng phải thông báo kịp thời những thay đổi về đối tượng bảohiểm, về rủi ro, về những mối đe dọa nguy hiểm hay những nguyên nhân có thể làmtăng thêm rủi ro…mà mình biết được hoặc đáng lẽ phải biết Người mua bảo hiểmcũng không được mua bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm

đó đã bị tổn thất

Trang 16

Ví dụ: Một người mua bảo hiểm thiệt hại do hoả hoạn, lụt lội, trộm cắp cho một

ngôi nhà và biết rằng vùng đó thường có nguy cơ xảy ra bão lụt nhưng khi mua bảohiểm lại không khai báo gì về điều đó Khi bão đến gây ra thiệt hại cho ngôi nhà,người đó cũng không được bảo hiểm bồi thường Một ví dụ khác là khi tàu, xe đã gặptai nạn, chủ tàu, chủ xe mới tham gia bảo hiểm để được bồi thường, bằng cách muabảo hiểm ghi lùi lại ngày tháng trước tai nạn, hoặc tìm cách để có hồ sơ tai nạn ghingày tháng xảy ra sau ngày mua bảo hiểm Trong trường hợp đó, doanh nghiệp bảohiểm sau khi biết bên mua bảo hiểm không khai báo đúng sự thật, có quyền huỷ bỏhợp đồng bảo hiểm hoặc không bồi thường tổn thất xảy ra

Yếu tố quan trọng: Là mọi yếu tố có ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp bảohiểm chấp nhận bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm Ví dụ: Việc anh DễThương có thói quen uống rượu Thói quen ấy là một yếu tố quan trọng đối với doanhnghiệp bảo hiểm trong việc xem xét có nên nhận bảo hiểm về thân thể, sinh mạng,bệnh tật của anh Dễ Thương hay bảo hiểm cho đối tượng là xe cơ giới do anh DễThương điều khiển hay không

Bổn phận khai báo: Thông thường, người yêu cầu bảo hiểm phải khai báo các

yếu tố quan trọng khi yêu cầu bảo hiểm Việc khai báo phải hoàn thành trước khi hợpđồng bảo hiểm được ký kết Khi người mua bảo hiểm cố tình không khai báo đầy đủcác yếu tố quan trọng thì được xem là vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối và hợpđồng bảo hiểm có thể bị huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ

Một số yếu tố quan trọng trong các loại bảo hiểm:

Đối với bảo hiểm nhà: Nguyên, vật liệu xây nhà loại gì, thiết kế như thế nào,nhà được xây dựng ở đâu,

Đối với bảo hiểm con người: độ tuổi, nghề nghiệp, tiền sử ốm đau của ngườiđược bảo hiểm, hồ sơ sức khoẻ của người trong gia đình,

Đối với bảo hiểm ô tô: Thời gian đã sử dụng của xe, tuổi lái xe, tiền sử tainạn,

5 nguyen-tac-trong-bao-hiem/201/3457/MediaCenterDetail/, truy cập ngày 22/10/2017

Trang 17

http://www.baoviet.com.vn/baohiem/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan-tho/Cac-Do đó, việc xác định trách nhiệm của hai bên đồng thời nhằm bảo vệ quyền lợihợp pháp cho các bên trong quan hệ bảo hiểm.

Trang 18

CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN3.1 ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH

Có thể thấy, giữa nguyên tắc trung thực tuyệt đối và trách nhiệm cung cấpthông tin có mối quan hệ mật thiết với nhau LKDBH đã quy định về trách nhiệm cungcấp thông tin tại các Điều 17, 18 và 19, phù hợp với tinh thần của nguyên tắc trungthực

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

 Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm (điểm a khoản 2 điều 17LKDBH)

 Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệmcung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thíchcác điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm (khoản 1điều 19 LKDBH)

 Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bênmua bảo hiểm cung cấp (khoản 1 điều 19 LKDBH)

- Đối với bên mua bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

 Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cungcấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệpbảo hiểm (khoản 1 điều 19 LKDBH)

 Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảohiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm (điểm b khoản 2 điều 18LKDBH)

 Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinhthêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiệnhợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm (điểm ckhoản 2 điều 18 LKDBH)

Trang 19

 Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểmtheo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm (điểm d khoản 2 điều 18LKDBH)

3.2 NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN THEO CÁC GIAI ĐOẠN

Ta cũng hiểu rằng, khi một tài sản có rủi ro càng lớn thì mức phí đóng bảo hiểmcàng cao Tuy nhiên rủi ro là yếu tố mà con người không thể lường trước được bằngmắt thường6 Cho nên, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm

và doanh nghiệp bảo hiểm đều không thể biết trước được rủi ro có xảy ra hay không.Trong bảo hiểm tài sản quan hệ giao dịch khác với các giao dịch thông thường ở góc

độ chỉ có một người có khả năng có thể biết được tất cả các yếu tố liên quan đến đốitượng bảo hiểm, đó là người mua bảo hiểm Do vậy, để tuân thủ nguyên tắc trung thựctuyệt đối, người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin có liênquan đến đối tượng được bảo hiểm cho bên doanh nghiệp bảo hiểm biết Nếu tronghợp đồng mua bán thông thường, nguyên tắc thông báo trước (về hàng hóa được đem

ra bán) luôn luôn được áp dụng đối với bên bán Hai bên mua, bán đều phải biết được(bằng mắt thường) về đối tượng của quan hệ mua bán, thì trong hợp đồng bảo hiểm cảbên mua và bên bán đều không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà mình mua,bán tại thời điểm giao kết hợp đồng Đặc biệt, trong quan hệ mua bán này, chỉ có mộtbên (bên mua bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với tài sản

mà mình yêu cầu bảo hiểm Còn bên kia (doanh nghiệp bảo hiểm) thường không biếtđược những điều đó Doanh nghiệp bảo hiểm dường như phụ thuộc hoàn toàn vàonhững thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyếtđịnh thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay không Nếu chấp nhận thìcách thức tính phi đối với tài sản bảo hiểm như thế nào

Ngoài ra, do hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điềukiện, do đó các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải là những chủthể có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm Vì vậy, họ

6 ro-va-nhung-khai-niem-lien-quan-trong-Bao-hiem/201/3474/MediaCenterDetail/, truy cập ngày 17/10/2017

Ngày đăng: 31/10/2017, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Sách chuyên khảo “Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy, Đh Luật Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
11. Sách tham khảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm”, Thạc sĩ Bùi Thị Hằng Nga, Trường đại học Kinh tế - luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
12. Sách tham khảo “Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam”, Tiến sĩ Phạm Văn TuyếtTRANG WEB THAM KHẢO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật ViệtNam
4. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) 5. Luật hàng hải 1990 Khác
7. Bộ luật hàng hải Anh 1906 8. Luật Kinh doanh bảo hiểm Anh 9. Luật kinh doanh bảo hiểm Pháp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w