1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN kỹ năng sữa lỗi tiếng anh cho học sinh THCS

22 540 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 50,01 KB

Nội dung

Nhưng qua thực tế cho thấy những người học tiếng Anh gặp rất nhiều lỗikhi sử dụng tiếng Anh.Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế?Nguyênnhân dẫn đến viêc mắc lỗi là gì?Sửa lỗi v

Trang 1

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Tiếng anh ngày càng trở nên phổ biến , nó được xem là cầu nối con người

từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn Hơn thế nữa nhờ

có tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnhvực Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, đã nhiều năm nay

Bộ GD& ĐT quyết định môn Tiếng Anh là một trong những môn học chínhkhoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục Tiếng Anh ngày càng đượcđông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứngthú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu với môn học

Nhưng qua thực tế cho thấy những người học tiếng Anh gặp rất nhiều lỗikhi sử dụng tiếng Anh.Tại sao học sinh lại mắc quá nhiều lỗi như thế?Nguyênnhân dẫn đến viêc mắc lỗi là gì?Sửa lỗi và giúp học sinh sửa lỗi như thế nào cho

có hiệu quả?Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh,với mongmuốn đem sự hiểu biết của mình để truyền đạt cho các em,đồng thời tìm raphương pháp giảng dạy cho riêng mình.Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh

nghiệm trong “Kỹ năng sửa lỗi tiếng Anh cho học sinh THCS”.

II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

-Tìm hiểu tầm quan trọng của việc sửa lỗi tiếng Anh cho học sinh trung học cơ

sở chủ yếu là ở kỹ năng Nói và Viết

-Từ thực trạng của việc mắc lỗi trong quá trình học tiếng Anh của học sinh và ápdụng các phương pháp sửa lỗi tôi tìm ra một số phương pháp dạy học nhằmnâng cao chất lượng dạy học

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

Tìm và phát hiện những lỗi sai mà học sinh hay mắc phải khi nói và viết

Áp dụng các phương pháp sửa lỗi sai cho học sinh

Khảo sát thực nghiệm lấy kết quả của đề tài, tìm ra ưu nhược điểm để khắc phục

và hoàn thiện.

Trang 2

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Ở đề tài này tôi chỉ áp dụng vào kỹ năng Nói và Viết cho học sinh họctiếng Anh ở trường THCS

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Áp dụng đúc rút kinh nghiệm thực tế giảng dạy

Tham khảo tài liệu phương pháp thực hành

Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Chúng ta biết rằng kỹ năng Nói và Viết là các kỹ năng sinh sản(productive skills) học sinh học và luyện tập đều vì mục đích là có thể dùngngôn ngữ để diễn đạt ý của mình (bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗitrong quá trình sử dụng ngôn ngữ là điều hết sức bình thường và không thể tránhkhỏi.Chính vì vậy mỗi một giáo viên dạy tiếng Anh cần nhận thức được điều này

để có thái độ đúng đắn khi học sinh của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là

để có phương pháp chửa lỗi chính xác và phù hợp với từng lỗi cụ thể

II CƠ SỞ THỰC TIỄN.

Là giáo viên Tiếng Anh, qua thực tế giảng dạy tại trường THCS, tôi nhậnthấy rằng học sinh THCS rất thích, rất hứng thú với môn học tiếng Anh Đặc biệt

là những học sinh khối 6, 7 hầu như thích thú môn học này hơn một số học sinh

ở khối 8,9 Học sinh khối 6, 7 mạnh dạn nói, viết tiếng Anh hơn, mạnh dạn phátbiểu trong giờ học hơn chứng tỏ học sinh khối 6,7 còn hồn nhiên, vô tư hơn nêncác em chưa thấy ngại khi nói, khi viết và khi mắc lỗi Tiếng Anh là môn họckhó cho nên học sinh ngay từ đầu nếu không có phương pháp học đúng, giáoviên không kịp thời phát hiện, giúp đỡ sẽ dẫn đến việc học sinh “mất gốc” Và đó

là nguyên nhân dẫn đến việc một số học sinh khối 8, 9 ngại nói và viết tiếngAnh, điều này cũng là nguyên nhân của chất lượng môn Tiếng Anh ở trườngcòn thấp Các em sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi Đó là

Trang 3

học sinh nhận thức được việc "Có lỗi là chuyện rất bình thường là một vấn đề lành mạnh, bổ ích là bởi vì từ những lỗi sai chúng ta mới tìm được cái đúng, cái chính xác và với cái chính xác đó dẫn đến quá trình học tập Người học càng mắc nhiều lỗi thì càng có được nhiều cái đúng Càng có nhiều cái đúng , thì việc học lại càng diễn ra Chúng ta thường học được nhiều điều từ những sai

lầm của chúng ta hơn là từ những thành công" Tôi luôn tạo cho các em cảm

giác gần gũi thoải mái, tự nhiên khi học Một trong những phương pháp để làmđược điều này là tìm tòi , rút kinh nghiệm về một số phương pháp chữa lỗi chohọc sinh khi học sinh mắc lỗi mà không tạo cảm giác “mất mặt” cho các em

III.Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:

Trước khi thực hiện đề tài tôi kiểm tra kỹ năng nói:Unit 2 (English 7)Listen and repeat tôi thu được kết quả như sau:

Lớp Số học sinh tham gia Số học sinh nói đúng

-Lỗi ngữ pháp (grammatical mistakes): lỗi chia thì động từ, lỗi giới từ, đại từ

- Lỗi từ vựng (vocabulary mistakes): việc kết hợp từ (collocations), cách sử

2.1 Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ ( Mother – Tongue interference)

Đây là loại lỗi khá hệ thống trong quá trình học tiếng Anh Tất cả họcsinh học ngoại ngữ đều có kiến thức của tiếng mẹ đẻ Xét về một bình diện nào

Trang 4

đó thì nó có thể giúp học sinh biết dùng ngôn ngữ thế nào Nhưng xét ở mộtbình diện khác rộng hơn thì sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ thường làm cho họcsinh mắc lỗi Học sinh thường nghĩ rằng ngôn ngữ mới sẽ hoạt động giống nhưtiếng mẹ đẻ của họ Do đó, các em rất dễ mắc lỗi.Các em thường áp dụng mộtcách máy móc cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ mà mình đang học, nhưngthực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các ngôn ngữ khác nhau.-Ví dụ về ảnh hưởng của cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ (cụ thể ở đây là tiếng

Việt vào việc học Tiếng Anh)Có rất nhiều học sinh nói “Ba bought a car new” (Ba đã mua một chiếc xe hơi mới) vì trong Tiếng Việt tính từ thường

đi sau danh từ còn trong Tiếng Anh thì gần như ngược lại, câu đúng phải

là: “Ba bought a new car”

Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng khác làm cho người học thườngmắc lỗi khi học tiếng Anh là do cách phát âm của tiếng Anh và tiếng Việt có sựkhác nhau rất lớn Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết (đơn lập), tiếng một, hoàntoàn mang tính phân tích và không hề có biểu hiện của tổng hợp hay chắp dính.Còn TA là ngôn ngữ đa âm tiết, mang tính phân tích cao, có pha trộn với các đặcđiểm của ngôn ngữ tổng hợp và chủ yếu là chắp dính Do đó, sự can thiệp củacách phát âm của tiếng Việt đối với cách phát của TA là không thể tránh khỏi

2.2 Lỗi do bất cẩn (Errors due to carelessness.)

Các yếu tố về tâm lý như bất cẩn, mệt mỏi, hoặc quên qui tắc ngữpháp cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ

Có rất nhiều học sinh khi nói “She live in Ha Tinh with her family” (Cô

ấy sống ở Hà Tĩnh cùng với gia đình của cô ấy), ở đây có thể học sinh quên quy

tắc ngữ pháp đó là thêm “s” vào sau động từ khi chia ở ngôi thứ ba số ít ở thể

khẳng định của thì hiện tại đơn giản, cũng có lúc do bất cẩn trong phát âm hoặc

cũng có thể giải thích cho hiện tượng này là “ảnh hưởng không tích cực của ngôn ngữ mẹ đẻ” cũng được là bởi lẽ trong Tiếng việt chúng ta nói “Cô

ấy sống ở Hà Tĩnh cùng với gia đình của cô ấy và Tôi sống ở Hà Tĩnh cùng với gia đình của tôi” động từ sống không có sự khác biệt về hình thức động từ (tức

Trang 5

là động từ không phải chia để phù hợp với ngôi số trong Tiếng Việt) Trong khi

đó câu đúng trong Tiếng Anh phải là : “She lives in Ha Tinh with her family” và “ I live in Ha Tinh with my family”.

3 Các phương pháp sửa lỗi cơ bản.

Có bốn phương pháp sữa lỗi cơ bản như sau

•Tự sửa (Self-correction)

• Học sinh sửa lẫn nhau (Peer correction)

• Giáo viên sửa (Teacher correction)

•Sửa lỗi nhóm (Group correction)

4.Tại sao lại phải sửa lỗi.

Việc chỉ ra lỗi sai là vô cùng cần thiết trong các môn học khác nói chung

và tiếng Anh nói riêng Nếu giáo viên cứ để mặc học sinh phạm lỗi, tức là họ đã

vô tình ủng hộ các lỗi sai mà các em phạm phải Rất nhiều giáo viên e ngại rằngnếu họ không sửa lỗi, họ sẽ càng làm tăng việc “sản sinh” ra lỗi, tạo thành mộtlối mòn trong cách sử dụng ngôn ngữ, rất khó sửa sau này Quan điểm nên chữalỗi cũng được nhiều học sinh ủng hộ, bởi các em luôn mong muốn giáo viênchữa lỗi để tránh phạm phải cho các lần học sau.Tuy nhiên, rất nhiều giáo viêncũng lo lắng rằng chữa lỗi sẽ khiến các em trở nên rụt rè, làm mất đi sự tự nhiên,trôi chảy, trái với những gì họ đang cố gắng khuyến khích học sinh Vậy giáoviên phải làm thế nào để cho việc sửa lỗi sai một mặt giúp các em sửa lỗi, mộtmặt động viên các em tiếp tục mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ Làm thế nào để các

em không có quan niệm: việc duy nhất của cô giáo là “soi” ra lỗi

5 Sửa lỗi khi nào? Sửa cái gì? Và sửa như thế nào?

5.1 Sửa lỗi khi nào?

*Thông thường việc sửa lỗi được thực hiện sau quá trình sử dụng ngôn ngữcủa học sinh

5.2 Sửa cái gì?

*Cần sửa những lỗi có ảnh hưởng đến nghĩa của câu (Errors that interfere

with meaning of the sentance)

Trang 6

- Thì động từ (Verb tense)

- Trật tự từ (Word order)

- Lựa chọn từ không chính xác (Confusing word choice)

- Lỗi sai về chính tả (Confusing spelling)

* Đôi khi không cần thiết phải sửa các lỗi không ảnh hưởng đến nghĩa của

câu nếu như bài viết của các em đã quá nhiều lỗi để tránh tâm lí chán nản chohọc sinh (Errors that are less likely to interfere with meaning) :

- Mạo từ hay còn gọi là quán từ (Article mistakes)

- Giới từ (Preposition mistakes)

- Dấu chấm(.) hay dấu phẩy (,) (Comma splices)

- Các lỗi chính tả nhỏ (Minor spelling mistakes )

5.3 Sửa như thế nào?

a Giáo viên sửa (Teacher's correction)

Tôi thấy rằng giáo viên sửa lỗi cho học sinh là phương pháp tiêu biểu mànhiều giáo viên thường áp dụng trong quá trình giảng dạy Phương pháp nàygồm có hai loại: Chỉnh sửa trực tiếp và chỉnh sửa gián tiếp Loại chỉnh sửa giántiếp có nhiều hình thức thực hiện hơn Chúng ta cần lựa chọn hình thức phù hợpvới đối tượng hoc sinh của mình

Ví dụ 1: Trong dạy kỹ năng nói khi học sinh mắc lỗi trong cách dùng trợ động

từ tôi áp dụng kỹ năng sửa lỗi sau đây:

Student 1: Do you go to the cinema yesterday?

Teacher: Mm…try again? (cảnh báo để học sinh tự chữa lỗi)

Teacher: Yesterday? (gợi ý để học sinh tự chữa lỗi)

Student 1: Ah! Did you go to the cinema yesterday?

Teacher: Good! (khen ngợi)

Ví dụ2: Khi học sinh mắc lỗi về cấu trúc câu cảm thán tôi viết cấu trúc câu đúng

lên bảng bằng phấn đỏ, gọi một sinh khác đứng dậy so sánh cấu trúc câu đúngvới câu sai, lúc đó học sinh có thể tự sửa câu sai thành câu đúng và tiếp tục chohọc sinh đặt thêm các ví dụ khác để học sinh luyện tập cấu trúc câu

Trang 7

What awful day!

What + a/an + adj+ n!

What an awful day!

là các em mong muốn có liên quan đến quá trình sử

a lỗi Nói cách khác là giáo viên chỉ làm một phần của công việc, chỉ racác lỗi, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, trí não của mình để tìm racách sửa chữa sai sót Chính nỗ lực này của học sinh làm cho quá trình chữa lỗicủa học sinh có ý nghĩa hơn và có lợi cho học tập bởi thông qua cách làm nàyhọc sinh lại một lần nữa ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức đã gặp

c Sửa lỗi cả lớp (Class correction)

Giáo viên có thể cho học sinh nói hoặc viết tự do, ghi lại những lỗi cơ bảnsau đó sửa chung cho cả lớp - tránh tình trạng nêu lỗi của một ai vì làm như thế

dễ gây cảm giác “mất mặt” (loosing face) cho học sinh

Một bài viết của học sinh sẽ được đưa lên có thể bằng bảng phụ, trìnhchiếu qua máy chiếu (projector) làm như một ví dụ Giáo viên cùng với họcsinh thảo luận, phát hiện những lỗi trong bài viết Đây là cách mà học sinh rấtthích nhưng giáo viên cũng cần chú ý đến cách làm, cách thể hiện và thái độ củahọc sinh trong quá trình chữa bài

d.

Sửa lỗi nhóm (Group correction)

Đây cũng là một cách chữa lỗi rất dễ gây được hứng thú cho học sinh Họcsinh làm việc theo nhóm, vừa luyện tập, vừa chửa lỗi Cách chửa lỗi theo nhóm

sẽ làm cho giờ học nói và viết của học sinh trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn

Ví dụ: Giao bài của nhóm này cho nhóm khác sửa lỗi hoặc thành lập nhómluyện nói, hoặc luyện viết đủ các đối tượng học sinh: học sinh khá, giỏi làmviệc với học sinh trung bình, yếu để các em sửa lỗi lẫn nhau

Trang 8

6 Một số kĩ thuật sửa lỗi:

6.1 Sửa lỗi khi học sinh thực hành kỹ năng viết tiếng Anh.

Rất khó để có thể quyết định được nên sửa như thế nào và sửa bao nhiêutrên một bài viết của học sinh Học sinh có thể nảy sinh thái độ tiêu cực đối vớibài viết của mình mà giáo viên sửa tất cả các lỗi hoặc nếu giáo viên chỉ sửa một

số ít các lỗi thì có thể các em lại nghĩ rằng giáo viên chưa dành đủ thời gian xemxét việc làm bài của mình Sau đây là một số thủ thuật sửa lỗi mà tôi đã từngthực hiện:

a Dùng bút đánh dấu khác màu vào những lỗi của các em

Ví dụ: Bài viết của học sinh:

Hoa get up at six o’clock She brushes her teeth, washes her face and have breakfast

Tôi đã đánh dấu khác màu các lỗi sai và yêu câu học sinh tự sửa lỗi của mình

b Sửa lỗi bằng cách gạch chân lỗi của học sinh và viết hình thức thích hợp vào đúng vị trí của nó.

Đây là phương pháp sửa lỗi trực tiếp tôi thường sử dụng kĩ thuật này khi

Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi sai về các lỗi như thì động từ, trật tự từ, chính

tả tôi đã sử dụng các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) để sửa.

Các ký hiệu này phải được cung cấp trước cho học sinh và yêu cầu họcsinh nhớ ý nghĩa của từng biểu tượng trong suốt cả quá trình học tập

Các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) như:

Trang 9

WC = use to indicate aword choice problem(lỗi về chọn từ đúng)

S/P = use to highlightsingular/ plural problems(lỗi về ngôi/ số)

^ = use to indicate thatthere is a missing word(lỗi về thiều từ )

VT= use to highlight a verbtense problem (lỗi về thìđộng từ)

/ = use to indicate that

a word is unnecessary(lỗi thừa từ)

WO = use to indicate aword order problem (lỗi vềtrật tự từ)

C = use to show thatthere is a problem withcapitalization (lỗi viếthoa)

WF = Wrong form Sp = Wrong spelling

Trang 10

Học sinh nhìn vào số lượng lỗi bên lề và cố gắng để tìm ra và chữa lại.

e Phân cặp hoặc nhóm, yêu cầu học sinh sửa lỗi cho nhau bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên.

f.:Trao đổi bài của em này cho em khác sửa bằng cách sử dụng một trong những phương pháp trên.

Trong các phương pháp sửa lỗi trên thì phương pháp tự sửa lỗi là hiệu quả nhất trong việc học Tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác Khi học sinh nhận

ra và tự sửa lỗi một cách chính xác thì các em càng tiếp thu ngôn ngữ một cách

hiệu quả

6.2.Sửa lỗi sai khi học sinh thực hành nói tiếng Anh tại lớp

Trong khi thực hành tiếng Anh đặt câu theo mẫu và phát triển ý, điều quantrọng đối với người giáo viên là hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và sángtạo theo ý của mình Nhưng không phải lúc nào học sinh cũng làm được ngay

Vì vậy cả khi học sinh còn lúng túng hoặc sai thì giáo viên phải nhạy cảm nắmbắt, hiểu ý muốn nói của các em, chủ động sửa hoặc gợi ý cho học sinh tự sửalỗi

Dựa vào tình huống vấn đề đặt ra và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng màchúng ta có thể đưa ra những phương pháp khác nhau mà mục đích cuối cùng làhọc sinh hiểu, biết vận dụng đúng

Sau đây là một vài ví dụ ứng với các tình huống khác nhau và các phươngpháp sửa lỗi sai cơ bản cho học sinh khi thực hành nói tiếng Anh tại lớp

a.Sửa lỗi ngay khi học sinh mắc lỗi

Ví dụ1:

Khi tôi hỏi, yêu cầu học sinh trả lời để luyện cách sử dụng động từ khuyếtthiếu "can" để diễn đạt khả năng có thể làm được việc gì đó Có thể có trườnghợp sau xảy ra:

Teacher: What can you do, Hoa?

Hoa: I can speaking English

Trang 11

Với trường hợp trên, tôi có thể tiếp tục như sau:

Teacher: Well, all right, but "I can speak" not " speaking" Please again? Hoa : I can speak English

Teacher: Now you say again, Hoa

Hoa: I can speak English

Teacher: That's right Good

Đây là phương pháp tốt chúng ta cần phát huy và áp dụng thường xuyên.Khi đó chúng ta có thể biết rằng học sinh có thể hiểu bài và tự mình sửa lỗi Học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn và có thể không bị sai như lỗi đó nữa Sau khi sửalỗi được ở một học sinh rồi, có thể chuyển câu hỏi đó sang học sinh khác, sau đólại hỏi học sinh ban đầu để kiểm tra lại

Ví dụ2:

Teacher: Well, anyone else? What can I do, Tam?

Tam: I can speak English

Teacher: Yes, well done

Ngày đăng: 31/10/2017, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Corder, S. P. (1981), Error Analysis and Interlanguage, Oxford: OUP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Error Analysis and Interlanguage
Tác giả: Corder, S. P
Năm: 1981
2.Lewis, M., & Hill, J. (1985), Practical Techniques for Language Teaching, New York. Longman Sách, tạp chí
Tiêu đề: Practical Techniques for Language Teaching
Tác giả: Lewis, M., & Hill, J
Năm: 1985
3.Sổ tay người dạy Tiếng Anh - Nhà xuất bản Giáo dục Khác
4.Sách giáo khoa, sách giáo viên 6,7, 8,9 Khác
5.English language teaching methodology- Nguyễn Bàng Khác
6.Một số vấn đề đổi mới phương pháp ở trường THCS - Bộ giáo dục và thời đại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w