Trong các tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hiện nay, ngoài Thiên chúa giáo ở các nước phương Tây, Hồi giáo tại các nước Trung Đông thì Phật giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẻ tại các nước phương Đông và trở thành một tôn giáo chính thống và là quốc đạo của một số nước lớn và tầm ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội cũng rất lớn. Tại Việt Nam cũng vậy, Phật giáo đóng vai trò chủ đạo và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong phong tục tín ngưỡng của người dân.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU - - - Trang 02 NỘI DUNG - Trang 03 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO - Trang 03
I Nguồn gốc ra đời của Phật giáo - - Trang 03
II Những nội dung chủ yếu của triết lý nhà Phật - Trang 03
1 Thế giới quan Phật giáo - Trang 03
2 Nhận thức luận Phật giáo - Trang 05
3 Nhân sinh quan Phật giáo - Trang 07 Chương 2: NHỮNG ẢNH HUỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM - Trang 13
I Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam - - Trang 13
II Ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam Trang - Trang 16
1 Đạo Phật với hình thành nhân cách người Việt Nam - Trang 16
2 Ảnh hưởng về mặt tư tưởng và đạo lý - - Trang 18
3 Ảnh hưởng của Phật giáo qua phong tục, tập quán - Trang 20
4 Đạo Phật với nền văn hóa Việt Nam - - Trang 24
5 Đạo Phật với chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam - - Trang 25
6 Đạo Phật với vấn đề chính trị - - Trang 26 KẾT LUẬN - Trang 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trang 30
Trang 3Vì vậy tôi chọn đề tài:“Triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo
đến xã hội Việt Nam” được xây dựng nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về Triết học Phật
giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam nhằm mục đích định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy, lễ giáo,… của con người Việt Nam
Do sự hiểu biết còn hạn hẹn nên trong quá trình viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong thầy giáo giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 4NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
I Nguồn gốc ra đời của Phật giáo
Vào giữa thế kỷ thứ VI trước Công nguyên đạo Phật ra đời ở Ấn Độ và mang tên người sáng lập là Buddha Đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực Châu Á, Châu Phi, gần đây có mặt tại các nước châu Âu và châu
Mỹ Trong quá trình truyền bá, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng tập tục, dân gian, văn hóa bản địa hình thành nhiều tông phái và giáo phái, đã có những ảnh hưởng và tác động vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới
II Những nội dung chủ yếu của triết lý nhà Phật
1 Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua bốn luận thuyết cơ bản: Thuyết Vô Thường, Thuyết Vô Ngã, Thuyết Nhân Quả và Thuyết Nhân Duyên Khởi
1.1 Thuyết Vô Thường
Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh,
là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng
Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức:
a) Một là Sátna (Kshan) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong
một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một
sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt Phật dung danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn
b) Hai là: Nhất kỳ vô thường: Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn Sự vô
thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai Nhất kỳ vô
Trang 5thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang một trạng thái mới Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại - Không
1.2 Thuyết vô ngã
Từ thuyết vô thường Phật nói sang vô ngã Vô ngã là không có cái ta Thực
ra làm gì cũng có cái ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ
Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa vào sức mạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là thường còn, bất biến Còn đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số mệnh, hy vọng làm lại cuộc đời ở kiếp sau Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật Chấp ngã chấp có cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử sinh ra đau khổ cho con người Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã Phật đã xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình, hay nói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người
1.3 Thuyết lý nhân duyên sinh
Với lý nhân duyên sinh Phật muốn nói tới một định lý Theo định lý ấy sự vật vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã Nhân là năng lực phát sinh, duyên
là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh Như cây lúa thì hạt lúa là nhân, nước, ánh sáng mặt trời, công cày bừa gieo trồng là duyên Nhân duyên đó hội họp sinh ra cây lúa Tất cả mọi hiện tượng đều nương nhau mà hành động Nói nương nhau có nghĩa là
sự vật tác động, kết hợp, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau mà thành Đó là nhân duyên
1.4 Thuyết nhân duyên quả báo hay thuyết nhân quả
Trang 6Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật Phật chủ trương không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật Sự vật sinh ra là có nhân nguyên nhân Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được
2 Nhận thức luận Phật giáo
2.1 Bản chất, đối tượng của nhận thức luận
Bản chất của nhận thức luận Phật giáo là quá trình khai sáng trí tuệ Còn đối tượng của nhận thức luận là vạn vật, là mọi hiện tượng, là cả vũ trụ Vạn vật là vô thuỷ vô chung, không có sự vật đầu tiên và không có sự vật cuối cùng Mọi vật đều liên quan mật thiết đến nhau Toàn thể dù lớn đến đâu nếu không có quan hệ với hạt bụi thì cũng không thành lập được
Sau khi đã tìm hiểu về sự vật, hiện tượng chúng ta sẽ tìm hiểu cái tâm trong đạo Phật để thấy được quan niệm của đạo Phật về tâm và vật
Thông thường người ta cho rằng đạo Phật là duy tâm vì trong kinh phật có câu ”Nhất thiết duy tâm tạo “ Nhưng chữ “ duy tâm “ ở đây không phải là duy tâm trong triết học Tây Phương nên ta không thể nhận định như trên Chữ tâm trong đạo Phật có nghĩa là một năng lượng, nó làm bản thể cho tất cả mọi hiện tượng tâm lý, cho mọi hiện hành Bản thể là cái chất, là cội gốc của vạn vật Khi ta phân tích, chia chẻ một vật đến một phần tử nhỏ nhiệm nhất, đến phần cuối cùng thì phần tử ấy là bản thể mà ở đây cũng có vật có chất nên đâu đâu cũng thấy có bản thể, vì vậy tâm cũng lại là to lớn vô biên Những tình cảm, ý thức phát sinh phải nương vào hiện tượng sinh lý, vật lý Nói nương nhau để phát sinh chứ không phải các hiện tượng sinh lý, vật lý sinh ra các hiện tượng tâm lý Hiểu như vậy thì thấy rõ không phải tâm sinh vật hay vật sinh tâm Những hiện tượng sinh lý vật lý
và những hiện tượng tâm lý ấy chỉ tương sinh tương thành
2.2 Quy trình, con đường và phương pháp nhận thức
Sự nhận thức phát triển theo hai con đường tư trào: Hường nội và hướng ngoại Phật giáo thường quan tâm đến tư trào hướng nội tức là mỗi người tự chiêm nghiệm suy nghĩ của bản thân Có hai phương pháp để nhận thức là :
Trang 7Tiệm ngộ : là sự giác ngộ, nhận thức một các dần dần, có tính chất là “ trí
hữu sư”
Đốn ngộ : là sự giác ngộ bột phát, bùng nổ có tính chất là “ trí vô sư ”
Với hai phương pháp ấy sự nhận thức Phật giáo được chia làm hai gia đoạn:
Giai đoạn một là từ tuỳ giác đến thể nhập Nhận thức bắt đầu từ cảm giác và
phụ thuộc vào cảm giác đưa lại Kết quả là con người biết được cái tiếp xúc giữa thế giới khách quan và giác quan của con người và từ sự tiếp xúc này tạo nên yếu tố” thọ “ trong ngũ uẩn Theo nhà Phật nói chữ thọ ở đây là sự tiếp xúc của sáu căn với sáu trần tạo nên yếu tố thọ Căn cứ ở đây là những khả năng nhận thức của các giác quan Trần là loại kích thích từ thế giới bên ngoài Nếu kích thích tương ứng với các căn thì con người có cảm giác Sáu căn là : nhăn, nhỉ, tù, thiệt, thân, ý Sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp “ Thọ”, cho chúng ta nhận biết được những hiện tượng riêng lẻ, những cái bề ngoài, ngẫu nhiên Trong một số trường hợp khác gọi đó là kinh nghiệm Từ những tri thức cảm tính kinh nghiệm nêu trên, con người sẽ đi sâu để nhập vào bản thể của sự vật để biết được cái bên trong, bản chất đó là tri thức định lý
Giai đoạn hai sự nhận thức đi từ cái tâm tại đến cái tâm siêu thể Từ kết quả
của giai đoạn trước , con người bắt được cái tâm tính của những sự vật hữu hình tái thế và đặc biệt là cái tâm ở trong mỗi con người và nâng lên để nắm được cái tâm siêu thoát, cái tâm trung Để đạt được sự nhận thức đó thì có nhiều phương pháp song hai phương pháp sau: Tam học và Tam huệ là chủ yếu
* Tam học là giới, định, tuệ
Giới: Gồm có nhứng phương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng
ngày của con người sống theo đạo, thích hợp với đạo là luôn hướng về thiện
Định: là đình chỉ mọi tư tưởng xấu, ý nghĩ xấu và còn là tập trung tư tưởng
suy nghĩ để làm mọi việc yên lành
Tuệ: là trí tụê sáng suốt, đã thấu được lý vô thường, vô ngã, do đó chỉ nghĩ
đến làm việc thiện, mưu lợi cho chúng sinh
* Tam huệ: là văn, tu, tư
Văn: là nghe pháp phật, hiểu rõ ý nghĩa, quan niệm được bản tính thanh
tịnh, sáng suốt của mình, do đó mà có một lòng tin vững chắc nơi Phật pháp
Trang 8Tư : là suy nghĩ về các pháp Phật đã nghe được, học được đi đến giác ngộ
bản lai tư tính của mình
Tu: là nương theo trí tuệ, bắt đầu trực nhận được bản tính chân như, mà tụ
tập gột rửa những thói quen mà lầm từ nhiều kiếp để lại đi đến nhập với một pháp giới tính Các phương pháp trên đã phá tan các kiến chấp sai lầm chấp ngã, chấp pháp để đi đến trung đạo và nhận rõ trung đạo là chẳng có, chẳng không Với nhận thức như thế, người tu hành sẽ được sống trong sự giải thoát, sinh tử luân hồi sẽ không còn nữa
3 Nhân sinh quan Phật giáo
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ngã bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan
3.1 Tứ diệu đế: Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế, là bài
thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành đạo tại vườn Lộc giã cho năm từ khưu trước kia đi theo Phật Tứ đế là đạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật
* Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế
a Khổ đế: Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy
vì sao mà khổ, phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ Nói như thế có người hiểu lầm cho rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ toàn là khổ, và đạo Phật
là đạo yếm thế Thực ra, đạo Phật nhìn cuộc đời một cách khách quan, không ru người ta vào một giấc mơ Niết Bàn hay cực lạc và cũng không làm cho người ta sợ hãi, chán nản bởi những đau khổ trong cuộc sống Phật chỉ cho chúng ta nhận thức
sự vật, cuộc đời theo chân tướng của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đi đến giải thoát
Theo cách phân tích khác Phật chia cái khổ ra làm 8 loại:
1, Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường chi phối nên khổ
2, Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến Cái già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da,
Trang 9xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho người ta phiền não
3, Bệnh Khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu,thân thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ
4, Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết Chúng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não vô cùng
Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não vô cùng
5, Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích, mong cầu hết cái này đến cái khác Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu được rồi thì phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc
6, Ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly
7,Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình
8, Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức
ấm Ngũ ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ luân hồi trong vô lượng kiếp
b Tập đế: Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ
Những nguyên nhân đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể tóm lại như sau:
Ba nguyên nhân chính ( tham, sân, si) Phật còn gọi là tam độc, là nguồn
gốc của mọi sự khổ Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh được thể hiện trong công thức sau:
Ái dục + Vô minh Sự khổ
Trang 10Ái dục: là tham ái, yêu thích do cảm thụ đi đến suy đắm trước những cảnh
yêu thích, vừa lòng, chán ghét cảnh trái ý Vì say đắm với những cảnh nên rong ruổi theo cảnh, bám lấy cảnh hình thành nên tham vọng và ước muốn
Vô minh: là mê lầm, không sáng suốt Đối với những hiện tượng trụ không
nhận rõ chân tướng, thực tướng của nó là sự chuyển biến không ngừng, là vô thường mà lại lầm tưởng các hiện tượng đó là thực có, là thường còn Vô minh che lấp ta không nhận thấy được chân tâm mà luôn luôn chạy theo vọng tâm, làm ta thấy có thân, có cảnh, có ta, có người của ta và thấy quý thân ta, không quan tâm đến người sống quanh ta
Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói ý nên Phật gọi là thân
nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp
Kết quả của hành động ấy gọi là nghiệp báo Không phải hoạt động nào của
ta cũng gây nghiệp báo Những việc như : đi, đứng, nhìn, ngồi, thì không gây nghiệp báo
Nghiệp có hai loại: Nghiệp thiện và nghiệp ác
Nghiệp thiện : là những việc có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho mình Nghiệp ác: là những việc làm hại cho ngươi và đem lại quả báo xấu cho mình
Như vậy, Phật đặt số mệnh của con người trong chính tay họ Tự con người
đã gây nên nỗi khổ cho mình Do đó, Phật đưa ra lý thuyết thập nhị nhân
duyên để thấy được nguồn gốc của sự vật trong thế gian 12 nhân duyên là sợi dây
liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi đó là:
Tập đế là một chân lý thể hiện tính biểu chứng sâu sắc trong mối quan hệ nhân quả và đã tìm tới các nguyên nhân rất đa dạng, phong phú Các nguyên nhân
ấy quan hệ với nhau, cái nào cũng có thể làm nhân làm duyên cho cái khác, như làn sóng trên mặt biển, lớp trước là lớp nhân là duyên cho lớp sau và cứ thế tiếp diễn Nhưng cái hạn chế của tập đế là chưa đề cập đến nguyên nhân từ xã hội Đặc biệt là chưa nhắc tới quan hệ giai cấp, bóc lột trong xã hội Luận điểm này thể hiện
rõ từ trào hướng nội hướng nội trong nhận thức luận Phật giáo
Trang 11c Diệt đế:
Diệt đế là tích quả Niết bàn do thực hành tịnh nghiệp mà đạo đế mang lại Diệt đế là trừ diệt sự khổ để đi đến chỗ an lạc là chỗ kết nghiệp đã hết không còn luân hồi sinh tử nữa
Có tịnh nghiệp tất sinh tịnh quả Ấy là khi diệt đế vọng niệm không còn khởi
lên, tâm hồn luôn an trụ trong cảnh vắng lặng là do cảnh giới Niết Bàn
Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - Ngã - Tịnh
Thường là thường còn, không biến đổi
Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại
Ngã là chân ngã, chân thực, thường còn
Tịnh là thanh tịnh, trong sạch không còn ô nhiễm
Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi nào khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc, siêu thoát, tịnh diệt
Phật dạy rằng: khi môn đệ làm cho lòng mình sạch hết tham lam, nóng giận
và si mê thì môn đệ đã đến được bến giác, tức là cảnh giới Niết Bàn Do đó, con người phải dày công tu dưỡng, xoá bỏ được lửa dục, lửa sân, lửa si mê để chứng được cảnh giới Niết Bàn ngay trong cõi đời hiện tại
d Đạo đế:
Đạo đế là con đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử Pháp môn tu dưỡng ra khỏi luân hồi sinh tư rất nhiều, nhưng thường được đề cao là phương pháp 37 đạo phẩm
Trong 37 đạo phẩm, bát chính đạo là quan trọng nhất Nó là con đường giúp
người ta thoát khỏi phiền não, đau khổ đi tới cảnh giới Niết Bàn tự tại, an lạc Bát
chính đạo gồm có:
1 Chính ngữ : là tu nghiệp thanh tịnh, không phát ra lời nói sai trái
2 Chính nghiệp: hành động chân chính, mang lại lợi ích cho mọi người
3 Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính
4 Chính tịnh tiến : tiến tới trên con đường đạo, không đi vào các đường tà
Trang 125 Chính niệm: tâm trí luôn luôn nghĩ đến đạo lý vô ngã, diệt trừ những kiến chấp mê lầm, đoạt trừ những tư tưởng, hành động bất chính
6 Chính định : Giữ tâm vắng lặng không một vọng niệm khởi lên để trí tuệ xuất hiện, chứng quả tu đà hoàn
7 Chính kiến : kết quả của việc sống, tư duy con người phải có ý biến lấy tiêu biểu là các vị Phật
8 Chính tư duy: Sau khi có niệm khởi, con người sẽ tư duy, suy nghĩ một cách chân chính, làm chủ được dòng tư duy
3.2 Những quan điểm về nhân sinh quan Phật giáo
a Con người:
Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn( sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý( sắc) và yếu tố tinh thần ( thụ, tưởng, hành, thức) Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với một thân thể Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt
Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh, tục,
dị, diệt.Con người là do nhân duyên hoà hợp, không có một đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên mà sinh ra Khi nhân duyên hoà hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan rã thì con người chết Song chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp khác Con người ở kiếp này sinh ra thì con người ở kiếp trước diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người ở kiếp trước nhưng cũng không khác với con người ở kiếp trước Con người không phải là một thực thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn Trong thời gian ngũ uẩn kết hợp, các việc thiện, ác được thực hiện Con người gây nghiệp và tạo ra một động lực làm xuất hiện nghiệp báo
Trang 13Đạo Phật là đạo chủ trương tự do, bình đẳng, từ bi, bác ái Ở một thời đại cổ xưa cách chúng ta trên 25 thế kỷ Phật đã có một quan niệm hết sức tiến bộ đối với
vấn đề bình đẳng trong xã hội Phật đã từng nói:
“ Không có đẳng cấp trong dòng máu đỏ như nhau, trong dòng nước mắt cũng mặn như nhau Mỗi người sinh ra không phải ai cũng mang sẵn dây chuyền ở
cổ hay dấu tica trên trán ( dấu hiệu đẳng cấp của Ấn Độ ) ”
Và những quan niệm đó được Phật thực hiện ngay trong giáo hội của mình Phật thu nạp vào giáo hội của Người tất cả mọi đẳng cấp, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo Những người ở tầng lớp dưới sau khi tu đắc đạo đã được các đệ tử khác tôn trọng, cho đến các vua quan khi đến thăm hỏi cũng phải tỏ lòng kính mến Không dừng lại ở sự bình đẳng giữa con người với con người mà Phật còn đi
xa hơn, nêu lên sự bình đẳng giữa các chúng sinh đều có Phật tính như nhau và đang cùng nhau: người trước, vật sau, tiến bước trên con đường giải thoát
Tự do theo quan niệm của Phật là con người sống trong an lạc, giải thoát, không có áp bức, nô lệ, cũng không bị chi phối bởi ngũ dục Con người bị ràng buộc bởi ngoại cảnh và một phần bởi nội tâm Những sự áp bức, những day dứt gây ra bởi dục vọng còn khắc nghiệt bằng vạn ngoại cảnh Nhà lao, cường quyền, tham nhũng, tàn ác còn chưa khắc nghiệt bằng cái ta ích kỷ Từ đó, Phật chú trọng đến giải phóng con người ra khỏi xiềng xích của dục vọng bằng phương pháp tu hành diệt dục Để sống tự do phật tử phải đấu tranh với bản thân mình để diệt trừ dục vọng và đấu tranh để chống mọi sự áp bức bất công Người ta gọi đạo phật là đạo từ bi, người tu hành là người giàu lòng từ bi Từ là hiền hoà, cho vui Bi là thương xót, cứu khổ Từ bi là đen lại an lạc, hạnh phúc cho người khác, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh, quên đi mọi ích lợi của bản thân mình Nhưng từ bi không phải là thủ tiêu mọi sự đấu tranh, giữ thái độ tiêu cực, thụ động trước mọi sự bất công, áp bức, tham nhũng Có sức mạnh hung bạo thì phải có sức mạnh của từ bi
để chống lại Sức mạnh đó thể hiện bằng sự giáo hoá và bằng cả bạo lực, bạo lực từ
bi
Hai chữ từ bi càng đẹp biết bao nhiêu đối với những con người thực tâm tu luyện thì càng xấu xa bao nhiêu đối với những kẻ lợi dụng đạo để mưu cầu lợi ích
Trang 14cho mình Vấn đề giải thoát là vấn đề cơ bản trong đạo Phật vì mục đích cuối cùng của đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau khổ trong vô minh
Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội về kinh tế như lịch sử Phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng
Việc giải phóng này là con người phải tự lực đảm nhiệm, không ai có thể làm thay được và mỗi người phải coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời
quý Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên Con người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình,
an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể
Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI
VIỆT NAM
I Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng
Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (Đấng giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ “Bụt” được dùng nhiều trong các truyện dân gian Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu Sau này vào thế kỷ thứ IV-V, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được
Trang 15thay thế bởi từ Phật Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm Vào đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái Đến đầu thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả Đến thế kỷ XX, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hoà và Thiện Chiếu
Bốn giai đoạn lịch sử Phật giáo Việt Nam:
+ Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp
+ Thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh
+ Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX là giai đoạn suy thoái
+ Từ đầu thế kỷ XX đến nay là giai đoạn phục hưng
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông Thiền tông (còn được biết là Zen) là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế
kỷ thứ VI Thiền là cách gọi tắt của Thiền na (Dhyana), có nghĩa là "Tĩnh tâm", chủ trương tập trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật Theo Thiền tông, "thiền" không phải là "suy nghĩ" vì suy nghĩ là "tâm vọng tưởng", làm phân tâm và mầm mống của sinh tử luân hồi Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ Yêu cầu đó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi Tuy nhiên lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ ràng hơn cả
Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận