Đạo phật với vấn đề chính trị

Một phần của tài liệu Phật giáo và đời sống xã hội việt nam (Trang 27 - 31)

Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống chính trị xã hội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh vai trò chính trị của các nhà sư thời Lý, Trần, nhấn mạnh ý nghĩa chính trị xã hội trong một số hoạt động của phật tử hiện đại.

Dưới triều Lý, Trần, các nhà sư trở thành một tầng lớp phong kiến tăng lữ có thế lực trong xã hội. Nhiều nhà sư tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị và giữ những cương vị quan trọng trong triều đình. Như sư Vạn - Hạnh là người đã vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. Sư Đa - Bảo và Viên - Thông được tham dự, bàn bạc và quyết định các việc trong triều như cố vấn của nhà vua.

Ngày nay, các nhà sư giữ những chức vụ cao trong Giáo hội cũng tham gia vào hoạt động chính trị. Nhưng bên cạnh những công tác phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước thì cũng có một số phần tử đã lợi dụng chức vụ của mình để gây

HVTH: Phan Thanh Hoàng

27

rối. Hay trường hợp của Lê Đình Nhàn ( tức Thích Huyền Quang ) thường xuyên gây phiền nhiễu với các nhà sư khác cùng tu trong chùa.

Đạo Phật là một đạo không chỉ để người ta học mà chủ yếu cho người ta hành. Thực ra, những cái mà ta học được trong kinh điển mới chỉ là một kiến thức lỏng lẻo có tính chất lý thuyết. Ta mới chỉ nghe thấy nói đến những thuyêt vô thường, vô ngã, sắc không... mà thôi. Còn tu hành là phải gắng sức thực nghiệm những chân lý đó. Hiểu đạo không phải chỉ là nghiệm đạo qua kinh điển mà phải trải qua học đạo, tu đạo, chứng đạo. Thời đại ngày nay là thời đại của phát triển, của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Để phù hợp với sự phát triển đó, con người cần phải có tham vọng lớn, năng động, lạc quan, tin tưởng, dũng cảm sáng tạo. Nhưng không vì thế mà con người ngày nay xa rời với con người của Phật giáo: từ, bi, hỷ, xả. Con người có tham vọng nhưng không tham nhũng cái do người khác làm ra, không vun vén lợi ích cho riêng mình biết kết hợp những phẩm chất đạo đức của con người Phật giáo với tư cách, trí tuệ của con người hiện đại là chúng ta tự hoàn thiện mình, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

KẾT LUẬN

Qua những vấn đề cơ bản trong Phật học, ta thấy Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật. Vì thế vấn đề nhân vị trong đạo Phật là một vấn đề quan trọng vì đạo Phật cho rằng con người là tất cả, con người quyết định số phận của mình, quyết định hình thái xã hội. Con người ác chỉ biết lợi mình hại người tạo ra một xã hội với áp bức bất công. Con người thiện, sống vị tha xây dựng một xã hội tiến bộ, lành mạnh.

Người học Phật, tu Phật hàng ngày phải sống với đạo, thực nghiệm đạo, không một phút nào xa lìa đạo. Trong mọi hoạt động của thân, khẩu, ý đều phải gắn liền với Đạo, thể hiện Đạo. Với cách sống như thế, người tu hành luôn là

HVTH: Phan Thanh Hoàng

28

người dũng cảm có đủ nghị lực chiến thắng ngũ dục, chiến thắng những bất công áp bức.

Và một đặc điểm lớn nhất của đạo Phật là suốt đời, Phật không bao giờ tự nhận là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho loài người. Phật nói: Con người ai ai cũng có Phật tính. Trước người đã có hằng hà sa số Phật.

Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội về kinh tế như lịch sử Phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng. Việc giải phóng này là con người phải tự lực đảm nhiệm, không ai có thể làm thay được và mỗi người đều coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời.

Như vậy, đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ, bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, còn tập thể.

Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy sẽ là xã hội địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.

Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghĩ,… Tìm hiểu và nghiên cứu về "Triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam", chúng ta càng thấy rõ tính đúng đắn nhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo. Qua quá trình lịch sử, trải qua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng định vị trí trong đời sống xã hội và luôn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, cùng tồn tại và phát triển với dân tộc Việt Nam.

HVTH: Phan Thanh Hoàng

29

Các thế hệ người Việt Nam đã làm cho các giá trị nhân bản của đạo Phật bén rễ sâu và cắm gốc vững bền trong tâm hồn. Để có được điều này, một phần là nhờ ở tính uyển chuyển trong giáo lý, tính bao dung không cố chấp của đạo Phật và do sức sáng tạo tuyệt vời của người dân Việt Nam. Tin ở sức mình, tin ở luật nhân quả nghiệp báo, động viên nhân dân hướng tới Chân - Thiện - Mỹ, đó là công lao của văn hóa Phật giáo và là sự sáng tạo của nhân dân.

Bên cạnh những mặt tích cực trên, Phật giáo cũng có nhiều hạn chế trong quan niệm về xã hội vì nó chỉ giải thích nguyên nhân của nỗi khổ là trong Ái dục – Vô minh mà không thấy được những nguyên nhân khác của xã hội như là kinh tế, quan hệ xã hội. Phật giáo chủ trương giải thoát con người bằng cách tu thân tích đức mà không mang tinh thần phong trào cách mạng xã hội. Phật giáo chủ trương xa lánh cõi đời vì “Đời là bể khổ” chứ không chủ trương cải tạo xã hội tốt hơn lên.

Tóm lại, trong quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Việc khai thác, thúc đẩy những mặt tích cực, hợp lý đồng thời giảm bớt và dần xoá bỏ những mặt hạn chế của đạo Phật trong quá trình xây dựng nhân cách con người - xã hội Việt Nam là mục tiêu tổng hợp của xã hội, gia đình, nhà trường, bản thân cá nhân nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng ổn định và phát triển bền vững.

HVTH: Phan Thanh Hoàng

30

Một phần của tài liệu Phật giáo và đời sống xã hội việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)