1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCS

23 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 658 KB

Nội dung

SKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCSSKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCS

Trang 1

STT Nội dung Trang

II.2 Thực trạng của việc thiết kế bài dạy theo đinh hướng

II.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 12II.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện

pháp

13

II.3.4 Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp 17II.3.5 Mối quan hệ giữa giải pháp biện pháp 17II.3.6 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề

nghiên cứu

17

5 Tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt 21

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài:

Đầu tư cho giáo dục là nền tảng thúc đẩy xã hội phát triển, thực hiện

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng và nhànước ta luôn luôn quan tâm đến giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàngđầu”, các ngành học, cấp học, bậc học thường xuyên chú trọng nâng cao chấtlượng giáo dục Một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục đó là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực của người học

Luật giáo dục năm 2005 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy được tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tựlĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm tin, hứng thú cho học sinh” Thực hiện chủ trương đó Đảng

và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giáodục, quan điểm giáo dục và mục tiêu giáo dục ở tất cả các cấp học, các mônhọc đặc biệt là môn giáo dục công dân ở THCS Một trong những đổi mới quantrọng và cấp thiết nhất đó là dạy học theo định hướng phát triển năng lực họcsinh Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phải biết vận dụng kiếnthức đã học vào cuộc sống hàng ngày để ứng xử và hành động có hiệu quảtrước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống, được hình thành các năng lựccần thiết để làm hành trang bước vào cuôc sống hiện đại đầy nguy cơ, tháchthức và nhiều cơ hội để phát triển, hòa nhập với xu thế chung của thế giới vàtránh tụt hậu và lạc hậu so với các nước tiên tiến Để hình thành năng lực chohọc sinh thì yếu tố đầu tiên quan trọng là người giáo viên phải biết thiết kế bàidạy một cách khoa học và sáng tạo theo các phương pháp mới để hình thànhnhững năng lực cần thiết cho người học

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đòi hỏi đội ngũ nhà giáođặc biệt là giáo viên giảng dạy môn GDCD trong trường phổ thông khôngnhững phải có năng lực chuyên môn vững vàng, biết đúc rút những kinhnghiệm qua giảng dạy hàng ngày, có đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh,

có tâm với nghề mà còn phải nắm bắt chính xác và vận dụng một cách khoahọc, có chọn lọc và phù hợp phương pháp “Dạy học theo đinh hướng năng lực”vào bài dạy, nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức sâu sắc, hình thành các nănglực cần thiết cho học sinh, hình thành thái độ niềm tin và hành động đúng đắn.Việc thiết kế bài dạy theo định hướng năng lực môn GDCD ở trường THCS nóichung và trường THCS Lê Lợi nói riêng đang là một vấn đề còn nhiều lúngtúng chưa mang lại hiệu quả Bởi lẽ một số giáo viên còn ít quan tâm đến việcđầu tư trong giảng dạy, một số giáo viên do năng lực còn hạn chế nên việc nắmbắt các nội dung mới vào giảng dạy môn GDCD ở các trường là một vấn đềkhó khăn Vì đây là một trong những nội dung mới và khó nhưng nó mang lại

Trang 3

hiệu quả giáo dục cao, phát huy tối đa tính sáng tạo, tư duy logic và khả năng

tự học, tự tìm tòi khám phá tri thức, hình thành năng lực cho học sinh

Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN GDCD THEO ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THCS”.

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

I.2.1 Mục tiêu:

Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học mônGDCD THCS Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Giúp giáo viênvận dụng sáng tạo dạy học theo định hướng năng lực phù hợp với tình hình họcsinh của mình và học sinh không những nắm bắt nội dung bài học mà còn vậndung một cách linh hoạt và hiệu quả kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sốnghàng ngày

I.2.2 Nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận chung về thiết kế bài dạy theo địnhhướng năng lực và vận dụng thiết kế một bài dạy cụ thể trong phần pháp luậtmôn GDCD lớp 7 ở trường THCS

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về lí luận chung về thiết kế bài dạy, định hướng phát triểnnăng lực trong thiết kế bài dạy, qui trình thiết kế bài dạy theo định hướng pháttriển năng lực người học

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Do năng lực và thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trungnghiên cứu lí luận chung về thiết kế bài dạy, định hướng phát triển năng lựctrong thiết kế bài dạy, qui trình thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển nănglực người học Vận dụng thiết kế một tiết dạy GDCD lớp 7 theo định hướngphát triển năng lực học sinh

I.5 Phương pháp nghiên cứu:

Thực hiện đề tài này tôi vận dụng các phương pháp cơ bản sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp tư duy logic

Phương pháp điều tra

Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

II 1 Cơ sở lí luận:

II 1.1 Thiết kế bài dạy

Thiết kế bài dạy học bao gồm giáo án và toàn bộ những suy nghĩ, ý địnhcủa GV về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiết dạy

Kết quả thứ nhất được thể hiện rõ ràng ở ngay trên giấy; còn kết quả thứhai thì lại thường không thể hiện trên giấy mà nằm tiềm ẩn trong suy nghĩ, ýđịnh của GV

II.1.2 Các bước thiết kế bài dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới

Việc thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể (từng bàihọc) phải tuân theo một quy trình nhất định Quy trình đó bao gồm những bướcsau đây:

1 Xác định mục tiêu dạy học: Học xong bài này HS có được cái gì?

2 Xác định nội dung: Dạy cái gì?

3 Xác định các PPDH tương ứng với từng nội dung cụ thể và nhữngphương tiện dạy học cần thiết: Dạy như thế nào?

- Qua bài học cần trang bị cho HS kiến thức gì?

- Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS các thao tác tư duy nào?

- Qua bài học có thể góp phần giáo dục HS như thế nào?

- Bằng con đường nào để HS chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng trong bài học?

- Các biện pháp cần thiết nào để chỉ đạo và tích cực hoá hoạt động học tậpcủa HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng cần thiết mộtcách sâu sắc, vững chắc?

- Các kết quả sau khi học mà HS cần thể hiện là gì? (xác định đầu ra)

Mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học được thể hiện trên 3 mặt, đó là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm và tác phong.

Cách xác định mục tiêu

Trang 5

Căn cứ để xác định mục tiêu bài học là phải dựa vào nhiệm vụ dạy học bộmôn, nội dung chương trình SGK, mà trước hết là nội dung cụ thể của bài dạy.

Vì vậy GV phải đọc kỹ SGK, tìm hiểu tài liệu tham khảo, trao đổi với đồngnghiệp để nắm đựoc nội dung của từng phần trong bài bài dạy, hiểu được ý đồcủa SGK nhằm xác định được cái cần đạt tới, cái mà HS phải có về mặt kiếnthức, kỹ năng và thái độ, tác phong và tình cảm sau khi học xong từng phần củabài học và toàn bài học

Xác định năng lực cần hình thành ở học sinh qua mỗi bài dạy

Học sinh phổ thông được hình thành và phát triển các năng lực chung

và năng lực chuyên biệt

Các năng lực chung

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy

- Năng lực tự quản lý

Nhóm năng lực về quan hệ xã hội

- Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt

- Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩnmực đạo đức xã hội

- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồngđất nước

- Giải quyết vấn đề các nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội

Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy và cấu trúc các đơn vịkiến thức đó theo ý đồ dạy học

Lựa chọn các đơn vị kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản là những kiến thức phản ánh bản chất của sự vật, hiệntượng Trong môn GDCD ở THPT, kiến thức cơ bản là những khái niệm, hệthống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật, các nguyên lý về sự vật, hiệntượng và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thực tế kháchquan (tự nhiên, xã hội, con người, )

Quy trình lựa chọn kiến thức cơ bản.

- Tìm mục tiêu của bài dạy học và của từng phần trong bài

- Xác định nội dung cơ bản của bài, của từng phần trong bài với các kháiniệm (hệ thống các khái niệm), các mối quan hê, các quy luật, các hiện tượngtiêu biểu

Trang 6

- Xác định kiến thức trọng tâm của bài (là một bộ phận của kiến thức cơbản nhưng có vị trí then chốt, có vai trò chi phối các đơn vị kiến thức khác).Nắm vững kiến thức trọng tâm thì có thể tạo cơ sở để hiểu các đơn vị kiến thứckhác trong bài Kiến thức trọng tâm này thường được bố trí gọn trong một hoặchai mục của bài, nhưng cũng có thể nằm xen kẽ ở các mục khác nhau của bài.

Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học

Trong thiết kế bài dạy học, việc lựa chọn PPDH, KTDH có tính quyết địnhđến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng (hiệu quả) bài dạy

Để lựa chọn PPDH, KTDH thích hợp đối với bài dạy, GV thường dựa vàocác cơ sở sau đây:

Một là: Căn cứ vào mục tiêu của bài dạy

Hai là: Căn cứ vào nội dung của bài dạy

Ba là: Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình nhận thức.

Bốn là: Căn cứ vào đối tượng học sinh.

Năm là: Căn cứ vào điều kiện vật chất của việc dạy học

Sáu là: Căn cứ vào năng lực, tay nghề của GV.

Lựa chọn PPDH nào, thì điều quan trọng nhất chính là ở chỗ, PPDH đóphải “phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho HS” (Luật giáo dục 2005 Điều 28)

Xác định các hình thức tổ chức dạy học

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học nào thích hợp nhất tùy thuộc vàonhiều yếu tố (mục tiêu, nội dung, đối tượng HS, điều kiện thời gian, phươngtiện và PPDH, )

Thường thì đối với những nội dung không quá khó, vừa sức, GV có thể tổchức cho HS học cá nhân với SGK để nắm kiến thức, làm các bài tập, trả lờicác câu hỏi,

- Đối với những nội dung có nhiều vấn đề mà một cá nhân không thể giảiquyết thấu đáo thì có thể tổ chức làm việc theo nhóm nhỏ

- Đối với những vấn đề có thể gây ra những cách hiểu khác nhau, thì cóthể tổ chức học cả lớp (để tranh luận, thảo luận nhằm tìm được tiếng nói thốngnhất) “Cả lớp là một nhóm” chỉ nên sử dụng hạn chế, với thời gian ngắn đểgiải quyết một vấn đề cần thiết, vì đây là hình thức tổ chức dạy học ít phát huyđược tính tích cực học tập của nhiều HS, và tạo sự ỷ lại của một bộ phận HStrong lớp

Nói chung, trong một tiết lên lớp, các hình thức tổ chức dạy học cần đadạng, phối hợp chặt chẽ để sao cho HS có thể vừa bộc lộ được tính tích cực cánhân, vừa học được bạn, vừa được học thầy

Xác định phương tiện dạy học

GDCD là một môn học tiềm năng về hệ thống các phương tiện dạy họcphong phú và đa dạng Bởi vậy, việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị và

Trang 7

phương tiện dạy học càng cần phải được quan tâm đúng mức Đối với GVgiảng dạy môn GDCD để chủ động trong việc lựa chọn, khai thác và sử dụngcác phương tiện dạy học nên tạo cho mình kho tư liệu riêng

Xác định tiến trình dạy học trên lớp

Thông thường, tiến trình lên lớp ở mỗi tiết học bao gồm các bước cơ bảnsau :

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ

- Tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức mới (trước khi thực hiện bước này cóhoạt động mở đầu bài học)

- Củng cố bài học

- Hướng dẫn hoạt động nối tiếp

Xác định hình thức củng cố, đánh giá và tập vận dụng tri thức của học sinh

Ở bước này, trong thực tế, GV có nhiều cách thực hiện:

- Có GV nhắc lại các đề mục của bài học

- Có GV nhắc lại những nội dung chính, cơ bản của bài và yêu cầu HS cầnhọc ở nhà nội dung nào, làm những bài tập gì, cần chuẩn bị gì cho tiết họcsau,

Những hình thức này thường không mang lại hiệu quả, bởi vì:

+ HS không nhận đựơc cái gì mới hơn

+ Buộc HS phải ghi nhớ (thậm chí phải ghi nhớ máy móc) những kiếnthức vừa mới học

+ GV không đánh giá được mức độ hiểu và khả năng vận dụng của HS+ Không tạo được thái độ tích cực của HS (HS thờ ơ, không chú ý, ồn ào,

GV biết được HS đã hiểu và có khả năng vận dụng được hay không

Điều cần nhấn mạnh: thiết kế bài dạy học cụ thể là sản phẩm mang dấu ấn riêngcủa mỗi GV Do đó, sẽ không có cái gọi là “thiết kế bài dạy mẫu” mang tính

“chuẩn mực” để mọi GV làm theo, sử dụng Song, dù sáng tạo mang nét riêngnhư thế nào, thì mọi GV đều có một cái khung thiết kế bài dạy học có tínhchung nhất (còn việc đưa cái gì, tổ chức các đơn vị kiến thức như thế nào, sử

dụng PPDH nào, là cái riêng của từng GV được thể hiện trong cái khung

Trang 8

chung này) Hiện nay, một số bước thiết kế bài dạy học được một số trường phổthông chỉ đạo phải giản lược đi như các bước xác định trọng tâm, xác định hìnhthức tổ chức dạy học, thay vào đó là những bước mới như xác định các kĩ năng

mà HS cần đạt được trong tiết dạy

II.2 Thực trạng của việc thiết kế bài dạy theo định hướng năng lực trong giảng dạy GDCD ở trường THCS Lê Lợi trong thời gian qua:

II.2.1 Thuận lợi - Khó khăn:

Thuận lợi: Việc thiết kế bài dạy theo định hướng năng lực trong giảng

dạy GDCD ở THCS đã được tập huấn từ cấp sở đến cấp phòng và cả nhàtrường luôn quan tâm tạo điều kiện giúp giáo viên tiếp cận, học tập một cách cóhiệu quả các nội dung tập huấn mới như dạy học và kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh

Tất cả các các giáo viên đã được tập về thiết kế bài dạy theo định hướngnăng lực nên việc thực hiện trong quá trình giảng dạy mang tính đồng bộ, toàndiện và có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau trên nhiều phương diện

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của địa phương và đặc biệt lànhà trường tăng cường mua sắm trang thiết bị như máy chiếu, bảng tương tác,tranh ảnh, sách báo có liên quan nên việc thiết kế bài dạy theo định hướng nănglực bước đầu đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc thiết kế bài dạy theo

định hướng năng lực trong giảng dạy GDCD còn gặp không ít những khó khăn:

Do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường còn thiếu, các vănbản pháp luật mới chưa được cập nhật kịp thời, các tranh ảnh đã cũ chưa cậpnhật tranh ảnh mới nên việc thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển nănglực phù hợp với điều kiện địa phương vùng sâu, phù hợp với điều kiện học sinhvùng sâu là một phương pháp quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòisáng tạo ra những bài dạy có đổi mới nhưng phù hợp với đặc điểm địa phương

Dạy GDCD là dạy đạo đức và pháp luật nên liên quan đến rất nhiều vấn

đề thời sự, luật mà những vấn đề này lại thay đỏi thường xuyên liên tục từ sửađổi này đến sửa đổi khác nên việc thiết kế bài dạy theo định hướng năng lựcgặp rất nhiều khó khăn

Đó là sự lúng túng của giáo viên khi mới tiếp cận, thiết kế bài dạy theođịnh hướng năng lực Học sinh còn bỡ ngỡ khi tham gia vào các hoạt động cầnthực hiện trong giờ học

Một số giáo viên ý thức soạn bài dạy theo định hướng năng lực còn qualoa, chiếu lệ coi đó là những vấn đề chưa cần tiếp cận phải chờ thay sách giáokhoa mới thực hiện nên coi nhẹ, không đầu tư

Dạy học theo mô hình mới còn nhiều lúng túng, chưa có kinh nghiệm

Về phía học sinh do địa bàn cư trú của các em rất rộng, sống rải ráckhông tập trung, nhiều em nhà ở rất xa trường, nằm trong các khu rẫy rất xatrường, địa hình hẻo lánh, đi lại khó khăn, thiếu điện, đường giao thông khôngthuận tiện nên điều kiện đi lại, nghe nhìn, nắm bắt thông tin còn chậm, đa số

Trang 9

các gia đình phụ huynh chưa có điều kiện kết nối mạng Học sinh chưa quenvới cách học tập mới, trình độ hoc sinh chưa đồng đều, còn nhiều em rất chậmtrong việc thực hiện các thao tác trong giờ học nên cũng mang lại không ítnhững khó khăn khi thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực họcsinh.

II.2.2 Thành công – Hạn chế:

Thành công: Tìm hiểu và thiết kế bài dạy – dạy học theo định hướng

năng lực trong giảng dạy GDCD ở THCS phù hợp với đặc thù của trường vàđịa phương đã mang lại nhiều thành công trong quá trình dạy học phát huy tínhtích cực chủ động của người học Đồng thời kích thích các kĩ năng tự học, thựchành, tự tìm tòi, khám phá của học sinh ngay trong giờ học Ví dụ: Khi dạy bài

14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” GDCD 7 để hình thành chohọc sinh năng lực hợp tác và giải quyết các vấn đề xã hội giáo viên cho họcsinh lập dự án tìm hiểu: Tình hình môi trường ở địa phương có những biểu hiện

gì tốt và chưa tốt Nguồn gây ô nhiễm, các hình thức gây ô nhiễm (bãi rác, ao

hồ, chất thải…) Biện pháp ngăn chặn, xử lí những biểu hiện chưa tốt về bảo vệmôi trường ở địa phương? Từ dự án này học sinh rất dễ thực hiện bằng phươngpháp trực quan của các em Vì vậy các em say sưa tìm hiểu thực hiện dự án vàđưa ra biện pháp rất thiết thực hiệu quả giúp làm sạch cảnh quan, hạn chế ônhiễm môi trường Bản thân luôn cố gắng tìm tòi, phát hiện những phươngpháp cách thức sử dụng phương tiện dạy học đơn giản nhất, dễ làm, dễ thựchiện nhất áp dụng vào thiết kế bài dạy để đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy

Áp dụng cái mới mà không khô khan, gò bó, cái mới, phương pháp dạy họcmới, cách thiết kế mới mà không xa lạ vẫn gần gũi với học sinh để mang lạihiệu quả cao Ví dụ khi dạy bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên” GDCD 7 ở hoạt động ứng dụng giáo viên hỏi: bạn nào thường sử dụngrất nhiều nước cho sinh hoạt hãy dơ tay?

Hạn chế: Bên cạnh những thành công cũng còn một số hạn chế cần quan

tâm Nếu giáo viên không đầu tư nghiên cứu thực hiện phương pháp tổ chứchọc tập phù hợp, năng động sáng tạo thì sẽ biến các nội dung bài dạy đi lệchhướng mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh ngồi nói chuyện, làm việcriêng, thụ động trong học tập, không nắm được bài học Ví dụ trong khi thảoluận nhóm nếu giáo viên không quan sát, nắm bắt và tháo gỡ những khó khănkhi các em thảo luận thì một là chỉ có một học sinh khá thực hiện nhiệm vụthầy, cô giao còn các bạn khác ngồi im dựa dẫm vào các bạn học khá giỏi, hai

là khó quá cả nhóm không tìm ra câu trả lời cũng dẫn đến ngồi nói chuyệnriêng, làm việc riêng…

II.2.3 Mặt mạnh – mặt yếu:

Mặt mạnh: Trường THCS Lê Lợi có truyền thống đi đầu trong việc triển

khai và thực hiện tốt các phong trào, các văn bản chỉ đạo về công tác chuyênmôn của ngành giáo dục Do đó ngay từ khi được tập huấn dự án vùng khó cho

5 tỉnh Tây nguyên năm học 2014 – 2015, phòng giáo dục và nhà trường đã chỉ

Trang 10

đạo tập huấn cho tất cả các giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giátheo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Đa số giáo viên trong nhà trường luôn tự giác học hỏi tìm tòi và thựchiện tốt việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh

Học sinh của trường phần đông các em rất tích cực tự giác học tập vàthực hiện phương pháp học tập theo hướng đổi mới dưới sự hướng dẫn chỉ đạocủa giáo viên

Thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợpvới đặc điểm của trường sẽ giúp học sinh không những nắm được kiến thức bàihọc mà còn biết vận dụng để giải quyết các tình huống, sự việc… ngay trongcuộc sống hàng ngày Ví dụ khi dạy bài Biết ơn GDCD 6 học sinh không nhữnghiểu được thế nào là biết ơn mà còn phải rèn luyện được đức tính biết ơn đốivới những người đã giúp đỡ mình với Đảng, nhà nước, các anh hùng liệt sĩ…

Mặt yếu:

Trình độ công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế, điều kiện cơ sởvật chất còn chưa đáp ứng kịp thời Khả năng tiếp cận thông tin của học sinhcòn chậm nên buộc giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để thiết kế bàidạy sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân, nhà trường và học sinh nơimình công tác

Học sinh của trường mỗi khi giao bài về nhà các em rất ít thực hiện,không chịu sưu tầm, tìm hiểu, không chuẩn bị bài mới chiếm đa số

II.2.4 Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:

Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân

cách học sinh Mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động tiêu cực đến đờisống, tâm lí của giáo viên và học sinh Đó là đạo đức xuống cấp, có nhiều emhoc sinh ra đường gặp thầy, cô không chào, giáo viên ngoài việc dạy học còn lolàm kinh tế nên các ngành các cấp đã kịp thời tìm ra phương pháp cải tiến cáchdạy và học cho giáo viên và học sinh để thay đổi và phát triển chiến lược giáodục 2011 – 2020

Một số giáo viên chưa đầu tư công sức trong việc thiết kế bài dạy theođịnh hướng năng lực, có giáo viên tập huấn rồi vẫn còn mơ hồ trong việc thiết

kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Phương tiện nghe nhìn của nhà trường và giáo viên còn thiếu chưa đápứng yêu cầu đổi mới

Cách dạy và học theo định hướng nội dung đã là một lối mòn ăn sâu vàogiáo viên và học sinh từ xưa đến nay làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổicách thức dạy và học mới Cách thiết kế bài dạy theo năng lực đòi hỏi học sinhphải làm việc nhiều, chuẩn bị nhiều, nếu học sinh không chuẩn bị thì bài giảngkhông thể thành công

Trang 11

Mặt khác lòng đam mê, tâm huyết đã thôi thúc tôi phải nghiên cứu đểlàm thế nào kích thích được tính sáng tạo, chủ động, tìm tòi khám phá của họcsinh.

Chính vì thế mà việc dạy học đặc biệt là thiết kế bài dạy theo định hướngphát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện của địa phương, của trường

và đặc điểm học sinh là vô cùng quan trọng cần phải thực hiện

II.2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng và vấn đề đặt ra:

Về phía giáo viên: Một số giáo viên lúng túng của giáo viên khi mới

tiếp cận, thiết kế bài dạy theo định hướng năng lực Ví dụ trong hoạt động ứngdụng giáo viên không biết cho học sinh ứng dụng cái gì, làm gì để vận dụng nộidung bài học vào thực tiễn

Mặt khác tủ sách pháp luật còn thiếu các văn bản pháp luật mới hiện tạirất khó tìm mua để phục vụ bài dạy buộc giáo viên phải đầu tư rất nhiều thờigian công sức để tìm tài liệu

Một số giáo viên thờ ơ không chịu thay đổi, nắm bắt các nội dung mới,luật mới để phục vụ bài dạy

Dạy GDCD là dạy đạo đức và pháp luật nên liên quan đến rất nhiều vấn

đề thời sự, luật mà những vấn đề này lại thay đòi hỏi thường xuyên liên tục, từsửa đổi này đến sửa đổi khác nên việc thiết kế bài dạy theo định hướng nănglực gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy vấn đề đặt ra là người dạy phải biết sử dụngphương pháp thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với điều kiện bản thân, điều kiệnnhà trường và điều kiện của học sinh để bài dạy đạt hiệu quả Ví dụ dạy bài 16lớp 7: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo giáo viên phải cập nhật nội dungđiều 24 HP 2013 và BLHS 2015 “Đ164 Tội xâm phạm quyền tự do, tínngưỡng, tôn giáo của người khác” làm thành phiếu học tập để học sinh tìm hiểu

để hình thành kiến thức mới ở bài học thông qua những hiện tượng, câu chuyện

có thật ở địa phương để thực hiện thiết kế bài dạy

Về phía học sinh: Những ngày đầu khi áp dụng dạy học và kiểm tra

đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đúng với mẫu thiết kếgiáo án được tập huấn chúng tôi gặp không ít khó khăn vì học sinh chưa quenvới cách tự làm lấy, tự tìm tòi, tự kết luận và tự ghi chép nội dung bài học Việcxây dựng dự án và thực hiện dự án như dự án “Làm thế nào để có tín ngưỡng

mà không mê tín, không bị lợi dụng, mê hoặc” ở bài 16 lớp 7 hay dự án “Xâydựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” là rấtkhó khăn, học sinh không biết làm, không chịu làm chỉ học thuộc bài đã làhiếm Mỗi khi giáo viên giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu hiến pháp 2013 quiđịnh về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là vô cùng khó vì hầu hết gia đìnhcác em không kết nối internes Hay ở bài 18 lớp 7: “Bộ máy nhà nước cấp cơsở” vì địa bàn rộng học sinh cư trú ở vùng sâu nhiều, điều kiện đi lại khó khănnên khi giáo viên yêu cầu các em đi tìm hiều bộ máy nhà nước cấp cơ sở ở địaphương gồm có những cơ quan nào mỗi cơ quan có bao nhiêu người họ làm

Ngày đăng: 30/10/2017, 13:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Quan sát tranh nhận biết các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo. Làm việc 6 nhóm: - SKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCS
uan sát tranh nhận biết các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo. Làm việc 6 nhóm: (Trang 15)
- Phân biệt biểu hiện tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan qua các hình ảnh: - SKKN Thiết kế bài dạy môn GDCD theo định hướng phát triển học sinh THCS
h ân biệt biểu hiện tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan qua các hình ảnh: (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w