BÀI 6: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNGCHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI Người soạn: Vũ Duy Hưng Đối tượng giảng: Đảng viê
Trang 1BÀI 6: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNG
CHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Người soạn: Vũ Duy Hưng
Đối tượng giảng: Đảng viên mới
Số tiết lên lớp: 5 (mỗi tiết 45 phút)
A MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích: Phân tích cho học viên nắm được bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, từ đó hiểu rõ hơn về các quan điểm và giải pháp của Đảng ta trong lĩnh vực Quốc phòng, an ninh và đối ngoại
- Yêu cầu: Học viên nắm được kiến thức, xác định rõ trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
B KẾT CẤU NỘI DUNG, PHÂN CHIA THỜI GIAN, TRỌNG TÂM CỦA BÀI
I: TÌNH HÌNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH
1 Tình hình quốc tế
2 Tình hình trong nước
II: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH
1 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định trong những năm tới
III BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc
2 Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi ân mưu, hoạt động chống phá của các thế
Trang 23 Ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội
4 Sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống
5 Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng
C - Phương pháp giảng dạy và đồ dùng dạy học
1 Thuyết giảng
2 Phát vấn
3 Trao đổi, thảo luận
4 Bảng
5 Máy tính, màn chiếu
D- Tài liệu phục vụ soạn giảng
1 Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới
2 Văn kiện Đại hội Đảng các khóa
Đ - Nội dung các bước lên lớp
Bước 1: Ổn định lớp (3 phút)
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nước ta xác định GD- ĐT, KH&CN là chính sách có ý nghĩa như
thế nào trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế tri thức hiện nay?
Trả lời: Trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế tri thức hiện nay, Đảng ta xác
định GD-ĐT, KH& CN là quốc sách hàng đầu
Trang 3Bước 3: Giảng bài mới I: TÌNH HÌNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH
1 Tình hình quốc tế
- Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục sẽ có những thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc
Đại hội XII của Đảng nhận định:
- Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những mâu thuẫn, xung đột với diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường:
+ Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt
+ Các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ - điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường còn tiếp tục gia tăng
- Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan
hệ quốc tế tiếp tục phát triển, nhưng các nýớc lớn vẫn sẽ chi phối quan hệ quốc tế
- Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức
- Kinh tế thế giới mặc dù có nhiều dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn
+ Chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có quan hệ ảnh hưởng nhiều với nước ta,
có nhiều thay đổi
+ Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao… giữa các nước ngày càng gay gắt
Trang 4- Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp
- Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp
- Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định:
+Tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo ngày càng gay gắt
+Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới
+ASEAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực
2 Tình hình trong nước
- Những thành tựu, kinh nghiệm của 30 năm đổi mới (1986 - 2016) đã tạo ra cho đất nước thế và lực lớn hơn nhiều so với trước:
+ Năm năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm
+ Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trên các lĩnh vực, đặc biệt
là công tác xây dựng Đảng, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương sẽ giúp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng
- Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạo, không thể coi thường bất cứ thách thức nào,
cụ thể là:
+ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại
+ Tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng
Trang 5+ Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "DBHB", gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta
+ Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, "tự diễn biến";
"tự chuyển hoá" có những diễn biến phức tạp
Nhìn chung, những tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của đất nước trong 5 năm tới
II: TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH
1 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
- Cũng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự,
an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên
- Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ Tổ quốc
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, môi trường hòa bình, ôn định trong những năm tới
a) Mục tiêu
Đại hội XII của Đảng xác định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo
vệ Tổ quốc, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an
Trang 6b) Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
- Xây dựng Quân đội nhân dân, công an nhân dân vững mạnh
Xây dựng quân đội ND và công an nhân dân cách mạng chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
- Kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng,
an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội.
Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh là những lĩnh vực hoạt động chủ yếu, quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đại hội XII nhấn mạnh:
“Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng,
an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”
- Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.
Hợp tác quốc tế về quốc phòng an ninh là một nội dung quan trọng của hợp tác quốc tế; là tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
- Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tốc bên trong có thể gây đột biến.
Đây là một nội dung, biện pháp cơ bản, kế thừa, phát huy truyền thống “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của ông cha ta, thể hiện sâu sắc tư duy mới của Đảng
về kế sách giữ nước, kế sách bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối quân đội nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc
Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”
III-BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc
Trang 7- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng “thế trận lòng dân”
2 Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi ân mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi ân mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”
Trong đó tập trung đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; chủ động ngăn ngừa nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
3 Ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội
Để ngăn chặn, đẩy lùi các thông tin xấu, độc hại, các cơ quan chức năng cần chủ động, kịp thời cung cấp cho nhân dân những kiến thức cần thiết, những thông tin định hướng để mọi người có thế tự sàng ;lọc, nắm bắt những thông tin chính thống, chính xác, đáng tin cậy, loại bỏ những thông tin sai lệch gây nhiễu loạn, tác động xấu cho xã hội
4 Sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống
Các mối đe dọa an ninh truyền thống là các môi đe dọa mang tính chất quân sự; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là những vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, môi trường sinh thái và thể chế xã hội; làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, sức khỏe con người, tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của đông đảo nhân dân và làm gia tăng các hiểm họa tự nhiên
5 Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng
Với khả năng kết nối vô hạn của mạng thông tin toàn cầu, tấn công mạnh sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục địch thu thập thông tin bí mật, mà còn nhằm phá hoại hạ tầng thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, được sử dụng song hành với các loại vũ khí truyền thống khi xung đột vũ trang xảy ra
Trang 8Trong điều kiện hiện nay, việc củng cố vững mạnh tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh và tăng cường quan hệ đối ngoại là những nhiệm vụ hết sức cần thiết để bảo vệ và khẳng định vị thế của Việt Nam với thế giới
Bước 5: Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, tài liệu học viên tự nghiên cứu (5 phút)
1 Nêu những thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại của nước ta trong giai đoạn hiện nay
2 Trình bày mục tiêu và những giải pháp chủ yếu tăng cường quốc phòng,
an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Bước 6: Rút kinh nghiệm, bổ sung.
NGƯỜI SOẠN BÀI
Vũ Duy Hưng
Cẩm Thuỷ, ngày 04 tháng 01 năm 2017
KÝ DUYỆT GIÁO ÁN GIÁM ĐỐC
Vũ Duy Hưng