1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG văn học THỂ LOẠI TRUYỆN

26 356 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 167,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG MẦM NON AN SINH A  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG V

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MẦM NON AN SINH A

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG

VĂN HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN”

Giáo viên: Phạm Thị Thu Hạnh

Chức vụ: TTCM MG 4- 5 tuổi.

Đơn vị công tác: Trường MN An Sinh A.

Trang 2

Năm học 2014- 2015

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN

Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triểnrất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệmlịch sử - xã hội của nền văn hoá loài người Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức,phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, làphương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tínhchuẩn mực Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta càngthấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển toàn vẹn nhâncách trẻ

Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để phát triển toàn vẹn nhân cáchcho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ

dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khoa học khác như : Hoạt động Khám phákhoa học, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình Đặc biệt là thông qua hoạtđộng làm quen văn học qua thể loại truyện kể, đóng kịch giúp trẻ khả năngphát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái

Trang 3

tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ từ đó giáo dục trẻ một cách toàn diện

cả về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ.Thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hộithiên nhiên, thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ làmột nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ

Hiện nay việc tiếp cận với tác phẩm văn học của trẻ mầm non cònnghèo nàn vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao chép mạch lạc, đểgiúp trẻ trong khi nghe, kể có sự chú ý và có hiệu quả tối ưu nhất Chính vì

vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

+ Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triểnngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện

+ Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi quahoạt động văn học thể loại truyện

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát thực trạng của việc tổ chức hoạtđộng văn học thể loại truyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4tuổi tại trường Mầm Non An Sinh A – Đông Triều – Quảng Ninh

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ chotrẻ 4 tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện

3 Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn: Hoạt động văn học thể loại truyện cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi

- Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo 4 tuổi trường mầm non An Sinh A

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp quan sát:

Trang 4

Quan sát, ghi chép những hoạt động văn học thể loại truyện cho trẻ 4 tuổi

ở trường mầm non Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tổ chức hoạt độngvăn học thể loại truyện của giáo viên nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ

5.2 Phương pháp đàm thoại:

Trao đổi với giáo viên mẫu giáo nhằm hiểu biết về nhận thức, thái độ của họđối với việc tổ chức hoạt động văn học thể loại truyện nhằm phát triển ngônngữ cho trẻ

Đàm thoại với trẻ 4 tuổi ở trường mầm non An Sinh – Đông Triều –Quảng Ninh để tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ của trẻ

Đàm thoại với phụ huynh để biết được nhận thức của phụ huynh đối vớiviệc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

5.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, cụ thể là các kế hoạch tổ chức hoạtđộng văn học thể loại truyện trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non

An Sinh để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động vănhọc của giáo viên hiện nay

Nghiên cứu sản phẩm của trẻ thông qua việc trẻ trả lời các câu hỏi củagiáo viên trong hoạt động

5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tác động vào nhóm thực nghiệm một số biện pháp nâng cao chấtlượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện

đã được đề xuất nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp này

Phương pháp này được tiến hành như sau:

- Lấy 25 cháu ở lớp Mẫu Giáo 4B2 để làm thực nghiệm

- Đo đầu vào của nhóm theo một số tiêu trí sau:

+ Trẻ không nói ngọng, phát âm tốt, sử dụng đủ câu từ

+ Trẻ nghe hiểu nội dung truyện

+ Trẻ kể truyện diễn cảm

Trang 5

- Tiến hành thực nghiệm: Tác động các biện pháp của bản thân đã đưa ravào nhóm thực nghiệm

- Đo kết quả của nhóm thực nghiệm sau khi áp dụng một số biện phápnâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động văn họcthể loại truyện

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận.

“ Non sông việt Nam có được trở lên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công lao học tập của các cháu” Câu nói

của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệungười dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cholớp kế cận, cho những chủ nhân tương lai của đất nước Đất nước ta đangtrong thời đại bùng nổ thông tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và

có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được tất cả các kếhoạch đề ra Vì vậy nhiệm vụ đó đang chông chờ vào các thế hệ mầm non chủnhân tương lai của đất nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻmạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo, vì thế

ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử

vẻ vang đó Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu

tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu Mụctiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhâncách cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúpcho trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động học khác như: hoạt động làm quenvới toán, hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc đặc biệt cho trẻ làm quenvới văn học là hoạt động để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nóiđúng ngữ pháp

2 Thực trạng.

2.1 Đặc điểm nhà trường.

Trang 6

Trường mầm non An Sinh A là trường thuộc vùng núi, được tách ra từtrường mầm non An Sinh từ năm 2009, từ những ngày đầu mới tách nhàtrường cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu của hội đồng sưphạm nhà trường đến năm 2013 trường đã được công nhận trường đạt chuẩnquốc gia mức độ I Trường có 2 điểm trường, một điểm chính, một điểm lẻvới tổng số học sinh 270 cháu gồm 11 nhóm lớp với 30 cán bộ giáo viênnhân viên, trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, chất lượng giảng dạy ngày mộtnâng cao, được phụ huynh học sinh tin tưởng số lượng học sinh ra lớp ngàymột đông.

* Khó khăn:

- Do mới được xây dựng nên cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động củatrẻ còn hạn chế Trường chưa có thư viện cho trẻ được tham gia hoạt độngxem sách tranh

- Đội ngũ giáo trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên hầu như năm học nàocũng có giáo viên nghỉ thai sản Tình trạng dạy thay dạy treo giữa chừng cũnggây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ

2.2 Đặc điểm của lớp.

Năm học 2014 -2015 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4- 5 tuổitại khu trung tâm của trường lớp với số cháu 32 100% trẻ ngoan ngoãn, hồnnhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngônngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh

Trang 7

trẻ Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện khả năng nghe hiểu tác phẩmtruyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua thể loại truyện kể

* Thuận lợi:

Có một phòng học sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông,

có sân chơi rộng rãi có mái che, có đầy đủ bàn ghế cho các cháu ngồi học, có

Chính vì những khó khăn trên nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quảhọc tập của các cháu nói chung và hoạt động văn học nói riêng

2.3 Thực trạng ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi ở trường mầm non An Sinh A.

* Khảo sát.

Qua theo dõi các tiết học trên lớp của trẻ thông qua hoạt động văn họctôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng cho trẻ nghe hiểu tác phẩm truyện làđiều rất cần thiết và quan trọng Nên tôi đã khảo sát trên trẻ đầu năm là nhưsau:

- Tổng số trẻ được khảo sát là 25 cháu

+ 50 % trẻ không nói ngọng, phát âm tốt, sử dụng đủ câu từ

Trang 8

+ 44 % trẻ nghe hiểu nội dung truyện.

+ 20 % trẻ kể truyện diễn cảm

* Đánh giá.

- Dựa vào khảo sát tôi đã đánh giá được sự tồn tại của thực trạng là: Đa

số trẻ còn nói ngọng, nghe và chưa hiểu nội dung truyện, chưa biết kể lạitruyện Qua đánh giá tôi thấy còn rất nhiều những tồn tại mà trẻ chưa thựchiện được

- Do trình độ nhận thức không đồng đều, nhiều trẻ do điều kiện giađình chưa cho con đi học qua lớp mẫu giáo bé, trẻ mới lần đầu đến trường lêncòn dụt dè, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp Hơn 50% trẻ chưa phân biệtđược sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chungchung Khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vìvậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khinói 70% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đếntình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng Nhiều trẻ nói, phát âm

do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương

Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻđược đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần Ví dụ: trẻ chỉ cần chỉ vào đồdùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặcxin phép, đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc trẻ nghe chưahiểu các nghĩa của từ và chậm phát triển ngôn ngữ

Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướngdẫn trẻ phát nghe và triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp vàtập cho trẻ làm quen văn học thể loại truyện kể Nhận thức được điều đó tôicàng thấy trách nhiệm của mình cần phải đưa ra được các giải pháp giúp trẻnâng cao chất lượng nghe hiểu tác phẩm truyện

3 Các biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện.

3.1 Mục tiêu của các biện pháp.

Trang 9

Biện pháp là các cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể Đưa ranhững cách thức cụ thể nhằm áp dụng vào giải quyết các vấn đề về vốn từ chotrẻ mầm non, giúp trẻ phát triển số lượng vốn từ, hiểu từ và khả năng dùng từ.Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi quahoạt động văn học thể loại truyện là cách làm, cách giải quyết các vấn đề vềngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi, giúp trẻ phát triển tốt hơn về phát âm, nghe, nhớ và

hiểu từ, diễn đạt từ đúng ngữ cảnh, đúng âm sắc

3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi qua hoạt động văn học thể loại truyện.

3.2.1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có vai trò vô cùng to lớntrong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em cả về đạo dức, trí tuệ,thẩm mỹ nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm hồn trẻ thơ, làm quen với tácphẩm văn học là trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên đầy bí ẩndiệu kì, trẻ được làm quen với những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, trẻđược thể hiện tính cách sắc thái, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu các nhân vật

mà từ đó trẻ biết khen, chê, biết đúng, sai, biết cái thiện, cái ác để trẻ cóthể tích lũy được kinh nghiệm sống cho mình và làm thế nào để trẻ có thểcảm thụ những tác phẩm văn học một cách tốt nhất, toàn diện nhất đâycũng chính là bài toán cần lời giải cho các giáo viên mầm non

§Ó båi dìng cho trÎ cảm thụ văn học và phát triển khả năng nghe tôi đãthực hiện qua nhiều hoạt động khác nhau nhất là qua các trò chơi, đặc biệt làqua các trò chơi dân gian, qua các câu truyện cổ tích… Vì vậy nhiều năm quanhà trường đã tổ chức các chuyên đề, hội thi “ Bé mầm non với đồng dao, cadao”, “Bé kể truyện giỏi”, các hình thức sân khấu hóa, cho trẻ đóng kịch nhậpvai các nhân vật trong các câu truyện…

3.2.2 Các biện pháp thực hiện

* Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, đạo cụ và hóa trang thu hút sự chú ý của trẻ

+ Nội dung:

Trang 10

Do đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo với hoạt động chủ đạo là hoạt độngvui chơi, nên giáo dục học sinh mẫu giáo cần tiến hành theo phương châm

"Học mà chơi, chơi mà học" Theo chương trình đổi mới hình thức dạy họclấy trẻ làm trung tâm, tích hợp các hoạt động khác nhau trong một hoạt độngchính một cách linh hoạt, không gò ép, không ôm đồm Kiến thức cung cấpcho trẻ đến với trẻ một cách tự nhiên, qua nhiều hình thức, nhẹ nhàng khôngmang tính chất áp đặt, cưỡng ép, bắt buộc

+ Cách tiến hành:

Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ

đi tham quan mô hình, tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội dung bứctranh để dẫn dắt trẻ đến nội dung tác phẩm văn học Khi trò chuyện cô cần sửdụng từ tượng thanh, tượng hình, các từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảmxúc của mình qua bài thơ, câu chuyện Có thể tích hợp qua một số hoạt độnghọc khác: Toán - Khám phá khoa học- giáo dục âm nhạc một cách nhẹnhàng thông qua đó cô giới thiệu câu chuyện sắp học

- Cô kể diễn cảm câu chuyện một hai lần, giúp trẻ cảm nhận âm điệu,cảnh đẹp nội dung, trình tự của câu chuyện Thể hiện giọng điệu phù hợp vớitính cách của các nhân vật để giúp trẻ hình dung rõ nét về các nhân vật cótrong truyện Sau đó giảng nội dung cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn làm rõnhững ý chính trong câu chuyện, giảng một vài từ khó trong câu chuyện,giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ

- Tiếp đến cô đàm thoại theo nội dung câu chuyện giúp trẻ hiểu nộidung và nhớ trình tự diễn biến của truyện, phân biệt các nhân vật trong truyện

và đặc biệt là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các nhânvật trong truyện Để giúp trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ được trình tự các sựkiện của câu truyện giáo viên cần đàm thoại với trẻ theo hệ thống các loại câuhỏi gợi mở như: loại câu hỏi về nội dung ( Truyện gì? Truyện kể về ai? Trongtruyện có những nhân vật nào? Các nhân vật đó làm gì? Họ làm như thế nào?)

…Loại câu hỏi về nội dung có tính chất suy luận, (Tại sao?) Loại câu hỏi yêucầu trả lời sử dụng ngôn ngữ miêu tả (Thế nào, Như thế nào?) Loại câu hỏi

Trang 11

về thái độ và ngữ điệu của các nhân vật phù hợp với hành động và tính cáchnhân vật (Vì sao?, nghĩ thế nào ?) cô cho trẻ mô phỏng hành động hoặc lờinói của các nhân vật trong truyện.

- Để giúp trẻ nhớ được truyện, sau khi đàm thoại các hệ thống câu hỏitrên, cô nên kể lại truyện cho trẻ nghe, lúc đầu kèm tranh minh họa sau đókhông có tranh minh họa, những lần kể sau cô kể thật diễn cảm, kết hợp vớingữ điệu với biểu hiện của nét nặt, các động tác minh họa của cơ thể Để giúptrẻ nghe và hiểu nhớ được trình tự của câu truyện, giáo viên có thể kể tríchdẫn và đặt câu hỏi để lôi kéo sự chú ý của trẻ

- Kết thúc giờ học cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợpvới nội dung câu truyện đang học nhằm giúp trẻ tái tạo lại nội dung truyện từ

đó khắc sâu kiến thức cho trẻ Cho trẻ làm tranh chuyện, cắt dán tranh để trẻnhớ lại trình tự nội dung câu truyện

Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ cảm thụ tốtnội dung truyện khi kể chuyện cho trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiệngiọng nói điệu bộ, cử chỉ từng nhân vật trong truyện Để giúp trẻ nhớ đượctruyện, giáo viên lên kể với nhiều hình thức khác nhau,Tổ chức hoạt động đadạng dựa vào hoạt động trọng tâm Ví dụ: khi trọng tâm là kể chuyện sángtạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục, đồ dùng phù hợp với nộidung câu truyện trẻ sẽ kể dựa theo hình thức khác nhau

Dạy trẻ kể lại truyện: để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác

phẩm văn học mà trẻ được nghe Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ

đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên tuy nhiên yêu cầu trẻ không họcthuộc lòng câu chuyện , trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạtnội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dungcốt truyện

- Yêu cầu đối với trẻ: Kể nội dung chính của câu truyện không yêu cầutrẻ kể chi tiết, mà lời kể phải có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm, to, rõràng, không ê a, ấp úng cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độcthoại

Trang 12

Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện Đàm thoại nhằm mục đíchgiúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện, lựachọn hình thức ngôn ngữ, cách dùng từ đặt câu Giáo viên kể chuyện kèmminh họa sau đó đặt các câu hỏi về tên truyện, về tên các nhân vật trongtruyện, về các hành động của các nhân vật để trẻ trả lời.

Ví dụ : Truyện Cây khế : Theo con tính cách của người anh như thếnào? Yêu cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian,hành động chính, lời nói, cá tính nhân vật Dê mẹ dặn dê con như thế nào ?(Truyện Dê con nhanh trí) Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức vàngữ pháp Khi đàm thoại cô cần lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồngnghĩa những cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể

Dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể lạinội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ(mới) Mẫu chuyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cầnđạt được: Về nội dung, độ dài, trình tự câu chuyện

Ví dụ: Truyện: Quả bầu tiên: “ Ngày xửa, ngày xưa có một cậu bé connhà nghèo nhưng vô cùng tốt bụng cậu luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, mọivật sống xung quanh mình Khi thấy một con én bị thương cậu bé đã chămsóc con én khỏi đau và khi mùa đông đến cậu bé đã thả con chim én bay về

xứ sở phương nam để chánh rét, mùa xuân năm sau con chim én bay trở về vàmang cho cậu bé một hạt bầu tiên”

Thời gian đầu khi trẻ chưa quen, trẻ kể theo mẫu câu của cô ( hoặc đốivới trẻ kém) Khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể bằng ngôn ngữ củamình Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể: Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, kể vớitốc độ vừa phải, giọng rõ ràng, tư thế tự nhiên Trong quá trình kể, trẻ đứngsai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ kể xong mới sửa sai cho trẻ Khi cô gọitrẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời giúp trẻ mạnh dạn,

có thói quen giao tiếp tốt Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi chotrẻ nhớ Trẻ kể xong, cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên đểđến cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn Cô

Trang 13

cần nhận xét đúng, chính xác để có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ,nhận xét cả về nội dung, ngôn ngữ tác phong.

Chơi đóng vai theo chủ đề: Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải

tham gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khichơi , trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai , làm cho ngôn ngữ đối thoạicủa trẻ thêm phong phú và đa dạng

Ví dụ : Chủ đề Gia đình: Nấu ăn: Trẻ tự phân vai chơi của mình: Mẹ đichợ, nấu ăn, chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháunghe Chơi mẹ con (trẻ có thể dựa vào câu chuyện dên con nhanh trí để đóngcác vai chơi): Mẹ đi vắng dặn con ở nhà, nếu có người lạ đến nhà thì không

mở của Con ở nhà khi có người lạ đến gõ cửa thì phải biết hỏi rõ xem là ai, lạhay quen và tỏ thái độ mở cửa hay không mở cửa Trò chơi này còn giúp trẻ

mở rộng hơn mối quan hệ trong gia đình, người quen có thể là ông, bà, cô, gì,chú, bác, những người gần gũi với trẻ

Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp

tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ Nội dung kịch có cốt truyện phấttriển mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu những tác phẩm dài cần được bỏ những chitiết không cần thiết hoặc chỉ lựa chọn những trích đoạn phù hợp Nội dungcủa toàn bộ tác phẩm sẽ được tốm tắt qua ngôn ngữ của người dẫn truyện Khiđóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúpcho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt

Ví dụ : Chủ đề Gia đình Truyện “Tích Chu” Cô cho trẻ nhập vai đóngkịch: Cháu Đức Mạnh đóng vai Tích Chu ( lúc đầu ham chơi, thái độ khôngvâng lời ), sau biết lỗi (tỏ thái độ biết nhận lỗi, giọng trầm ): Bà ơi bà ở đâu?

Bà ở lại với cháu Cháu sẽ đem nước cho bà, bà ơi! Cháu Trà My đóng vai bà(giọng run run, rứt khoát): Bà đi đây! Bà không về nữa đâu! Cháu Bảo Viđóng vai Bà Tiên (tính cách hay giúp đỡ mọi người, giọng nói dịu dàng, nhỏnhẹ): Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bàcháu uống, đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được không? Câu chuyệncáo, thỏ và gà trống, nhân vật Thỏ khi bị đuổi ra khỏi nhà rất là buồn, vừa đi

Ngày đăng: 30/10/2017, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w