Mục đích của chuyên đề là tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân trong quản lý sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn quận. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng lòng đường và hè phố đảm bảo tốt hơn trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn quận
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa UBND Uỷ ban nhân dân XĐXM Xe đạp, xe máy VMĐT Văn minh đô thị TTĐT Trật tự đô thị TTCC Trật tự công cộng VSMT Vệ sinh môi trường TTGT Trật tự giao thông KCHTĐT Kết cấu hạ tầng đô thị KCHTKT Kết cấu hạ tầng kỹ thuật SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đô thị càng phát triển thì công tác quản lý càng trở nên phức tạp. Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế của thủ đô, là quận có mật độ dân số cao, nơi có nhiều trụ sở của cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài nước, là trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch lớn của thủ đô, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội và các hoạt động đối ngoại, lễ hội…. của Đảng, Nhà nước và Thành phố. Vì thế, Đảng bộ, chính quyền quận Hoàn Kiếm luôn xác định công tác quản lý trật tự đô thị là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng. Qua thời gian thực tập tại phòng Quản lý đô thị thuộc UBND quận Hoàn Kiếm, em nhận thấy vấn đề quản lý sử dụng lòng đường, hè phố trong công tác đảm bảo trật tự công cộng trên địa bàn quận là một vấn đề cấp thiết có tính xã hội và thực tiễn cao vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu và quyết định chọn đề tài “Tăng cường quản lý và sử dụng đường phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm” nhằm đảm bảo trật tự công cộng trên địa bàn quận tốt hơn. 2- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm –Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2006 -2011. 3- Mục đích nghiên cứu Mục đích của chuyên đề là tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân trong quản lý sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn quận. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng lòng đường và hè phố đảm bảo tốt hơn trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn quận. 4- Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, xử lý các số liệu sơ cấp thông qua điều tra trực tiếp và thứ cấp thông qua các báo cáo, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Các phương pháp khác. 5- Kết cấu chuyên đề SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Lý luận chung về quản lý đường phố CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý và sử dụng đường phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm CHƯƠNG III: Một số giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng đường phố trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG PHỐ I- Một số vấn đề về quản lý đô thị và kết cấu hạ tầng đô thị 1- Quản lý đô thị 1.1- Khái niệm Trong đô thị luôn tồn tại các nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, vui chơi, giải trí…Các nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn và thường xuyên phát sinh các nhu cầu mới. Để đáp ứng các nhu cầu đó việc tổ chức xã hội đô thị một cách khoa học và việc quản lý các hoạt động đó trở thành một yêu cầu khách quan. Quản lý đô thị là một vấn đề quan trọng với Chính phủ các nước. Quản lý liên quan đến việc ra quyết định và cách thức tổ chức, bảo vệ, sử dụng các nguồn lực có được để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho việc tiêu thụ, thương mại, hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản cho phát triển tương lai. Do đó, Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó. 1.2- Vai trò nhà nước trong quản lý đô thị Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. Nhà nước, đại diện là các chính quyền đô thị thông qua các tổ chức dưới quyền như các sở, ban ngành chức năng có vai trò quản lý tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở đô thị, truyền bá những tư tưởng hiện đại và lối sống văn minh đô thị cho cộng đồng dân cư để giúp họ hướng tới một mục đích chung của xã hội. Quản lý đô thị liên quan đến việc quản lý khối Nhà nước và khối tư nhân. Mục tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý trong quá trình sử dụng các nguồn lực của đô thị. Cụ thể là: - Nâng cao chất lượng và hoạt động một cách tổng thể của đô thị. - Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị. - Cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó, nhằm cải thiện chất lượng sống và sức khỏe cư dân đô thị. Các vai trò cơ bản của Nhà nước trong quản lý đô thị hiện nay như sau: SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 3 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nhà nước tạo, xác lập hành lang pháp lý cho các chủ thể hoạt động: Tạo lập sân chơi bình đẳng cho các chủ thể bằng hệ thống pháp luật như Hiến pháp, các Bộ luật, Pháp lệnh cho tới các nghị định và thông tư. - Nhà nước bảo đảm việc thực hiện quy định đề ra và bảo vệ trật tự trong phát triển đô thị, đây là vai trò mang tính chất của quyền lực Nhà nước. Hiệu quả của bộ máy nhà nước thể hiện ở chỗ các quy định đã được đại diện của nhân dân thông qua và phải được tôn trọng. Chúng được thực thi và thực thi có hiệu quả thông qua bộ máy hành pháp nhằm đảm bảo trật tự đô thị. - Nhà nước điều hòa, phối hợp giữa các thành phần kinh tế, tầng lớp xã hội để tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Nhà nước huy động tất cả các công cụ, khả năng của mình để kích thích, hướng dẫn khu vực tư nhân hoạt động có hiệu quả theo những định hướng của Nhà nước. 2- Quản lý kết cấu hạ tầng đô thị 2.1- Khái niệm kết cấu hạ tầng đô thị Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường xá, kênh mương, dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, hệ thống mạng điện, giao thông, vận tải, giáo dục, y tế, dịch vụ nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị…được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị. Theo từ chuẩn Anh – Mỹ thuật ngữ kết cấu hạ tầng được thể hiện trên 4 bình diện: 1/ Tiện ích công cộng như năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và sử lý rác thải trong thành phố. 2/ Công chánh: đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu… 3/ Giao thông: các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chính quy, cảng cho tầu và máy bay, đường thủy 4/ Hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện Tương tự như vậy, thuật ngữ “quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng” cũng được hiểu là quản lý và phát triển trên 4 bình diện đã nói trên. Tóm lại, kết cấu hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị. Trên thực tế, kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Cho nên người ta thường dùng thuật ngữ “cơ sở hạ tầng đô thị” với SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 4 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nội dung đồng nhất khi dùng thuật ngữ “kết cấu hạ tầng đô thị” hoặc thuật ngữ “hạ tầng đô thị”. 2.2- Vai trò, ý nghĩa của kết cấu hạ tầng đô thị * Vai trò Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, vai trò của kết cấu hạ tầng không ngừng tăng lên. Các hình thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ không những trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Do đó, hình thành kết cấu hạ tầng vật chất của sự hợp tác quốc tế mới, đó là toàn bộ các bộ phận của các hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cũng như các công trình và đối tượng phối hợp với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp lý các nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng…nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. * Ý nghĩa kết cấu hạ tầng đô thị. Việc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị một cách khoa học và hợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại và văn minh phải có một kết cấu hạ tầng đô thị vững mạnh, tiện lợi, hiện đại và đầy đủ. 2.3- Quản lý kết cấu hạ tầng đô thị Quản lý kết cấu hạ tầng đô thị (KCHTĐT) là nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước các cấp trong quá trình xây dựng và phát triển KCHTĐT ở nước ta. Hay nói cách khác, quản lý KCHTĐT là sự thiết lập và thực thi những khuôn khổ thể chế cùng với những quy định có tính chất pháp quy để duy trì, bảo tồn và phát triển các công trình KCHTĐT trong một môi trường và cảnh quan tốt đẹp của xã hội. Vì thế, việc quản lý khai thác cải tạo và xây dựng các công trình KCHTĐT nói chung phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị đã được duyệt. Do vai trò và ý nghĩa quan trọng của kết cấu hạ tầng đô thị, nên việc quản lý KCHTĐT cần đảm bảo các nguyên tắc và nội dung chủ yếu sau: *Nguyên tắc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 5 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tập trung dân chủ và phân cấp quản lý KCHTĐT là hàng hóa công cộng có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, việc đầu tư thường gặp nhiều rủi ro (như tiền mất giá, chính sách thay đổi, thiên tai, công nghệ lạc hậu…) nên khó thu được lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp vì vậy việc đầu tư thường do nhà nước đảm nhận. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và điều chỉnh để đảm bảo cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các doanh nghiệp, đảm bảo cho dịch vụ đó có được một cách kịp thời, đủ số lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp. Đây là vai trò của Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh tế trong sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, Chính phủ cũng có khả năng hạn chế trong quản lý và nguồn lực tài chính phát triển KCHTĐT. Do đó Chính phủ cũng tạo điều kiện và mở rộng chức trách cho khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ quản lý, thực hiện nghĩa vụ đóng góp và thu hút mọi nguồn vốn, tăng thêm hiệu quả quản lý và phát triển KCHTĐT của quốc gia. Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đô thị theo quy mô, vị trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng hay địa phương để từ đó xác định chính sách quản lý, đầu tư thích hợp. Ở nước ta, trên cơ sở phân loại, đô thị được phân cấp quản lý hành chính nhà nước như sau: + Đô thị loại 1 và loại 2 chủ yếu do Trung ương quản lý + Đô thị loại 3 và 4 chủ yếu do tỉnh quản lý + Đô thị loại 5 chủ yếu do huyện quản lý Giữa phân loại và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ. Nguyên tắc chung là dựa vào phân loại để phân cấp quản lý. Đây là một trong những giải pháp có tính nguyên tắc nhằm phân định chức năng và quyền hạn quản lý của chính quyền các cấp cho thích hợp, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót. - Tiết kiệm và hiệu quả Sự hình thành và phát triển, quy mô và định hướng phát triển của các đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể không gian đô thị. Quy hoạch tổng thể không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu quả khi KCHTĐT được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. SVTH: Lê Thị Hồng Luyên Lớp: Kinh tế & Quản lý Đô thị K49 6