III- Thực trạng công tác quản lý đường phố, mô hình “Khoán quản” và mô hinh “Xây dựng các tuyến phố văn minh đô thi”
3- Đánh giá chung về công tác quản lý đường phố
3.1- Đánh giá chung
Là một trung tâm hành chính, chính trị của thành phố Hà Nội, quận hoàn kiếm luôn chú trọng công tác quản lý đường phố góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quận và vào sự phát triển chung của đất nước. Quản lý đường phố trên địa bàn quận đã đạt được những kết quả tích cực:
- Đã thực hiện khá tốt chế độ sử dụng, giữ gìn, bảo vệ và khai thác các công trình hiện có: Lòng đường, vỉa hè, các các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước…
- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng, sự cố kỹ thuật và có các biện pháp sửa chữa kịp thời; thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng cải tạo nâng cấp để duy trì chức năng sử dụng các công trình.
- Thực hiện đúng nguyên tắc, kế hoạch quản lý đô thị. Tuyên truyền phổ biển rộng rãi để các cơ quan và người dân tuân thủ quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, các điều luật quy định có liên quan. Xử lý các vi phạm xảy ra.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định trong sử dụng lòng đường, hè phố. Có chế tài xử phạt nghiêm các vi phạm xảy ra.
- Đổi mới và tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý, xây dựng chính sách và các biện pháp cải tạo vốn, sử dụng nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào mục đích phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quận. - - Với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều bất cập, Quận Hoàn
Kiếm đã chủ động nghiên cứu triên khai nhiều biện pháp nhằm quản lý, sử dụng tốt hơn đường phố đảm bảo trật tự công cộng và mỹ quan đô thị như mô hình “khoán quản”, mô hình “xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị” đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên quản lý đường phố trên địa bàn Quận vẫn còn nhiều bất cập như:
- Công tác chỉ đạo của quận có lúc còn chưa thường xuyên quyết liệt. Tổ chức thực hiện ở cơ sở thiếu tập trung, có lúc buông lỏng chưa phát huy cao được hiệu lực quản lý của nhà nước.
- Nhận thức về trách nhiệm giữ gìn trật tự công cộng trong một bộ phận cán bộ công chức phường chưa đầy đủ, trách nhiệm trong công việc hạn chế, ngại va chạm, né tránh đùn đẩy việc, thiếu chủ động và chưa kiên trì, cơ chế phối hợp chưa rõ ràng nên dẫn tới “đông mà không mạnh, hiệu quả thấp”.
- Sự phối hợp giữa quận và phường, giữa Quận và các đơn vị của Thành phố có lúc thiếu đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh nhất là công tác kiểm tra xử lý các vi phạm.
3.2- Những vấn đề đặt ra trong quản lý
- Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chuyên trách, các cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình: Lực lượng công an, thanh tra giao thông, phòng Quản lý đô thị, UBND các phường.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu giao thông, giao thông tĩnh, hạn chế các vi phạm xảy ra.
- Cần có sự phối hợp tốt giữa quận và phường, giữa Quận và các đơn vị của Thành phố trong quản lý sử dụng đường phố.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm xảy ra. - Tuyên truyền phổ biến trong nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể và của người dân.
- Nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các mô hình mới có thể đem lại hiệu quả trong quản lý sử dụng đường phố tốt hơn.