1- Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của cán bộ quản lý
Cán bộ nhà nước trong các cơ quan chức năng là người đại diện của nhân dân, hướng dẫn và kiểm tra nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Do đó để làm tốt công tác quản lý và thực thi các chính sách của Nhà nước thì cần có những biện pháp tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng.
Cần làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ, có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm của các cán bộ như:
Thường xuyên đưa cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt là điều kiện để tinh giản bộ máy tổ chức, mở rộng tầm quản lý của từng cán bộ, công chức.
Trong quá trình làm việc, cần tạo điều kiện để cán bộ có thể trau dồi thêm kỹ năng, đạo đức, lý luận chính trị bằng cách cử đi học các lớp chính trị, ưu tiên công tác cho những cán bộ vừa học vừa làm.
Chính phủ cần có kế hoạch rõ ràng trong lộ trình cải cách tiền lương, giảm lạm phát để đảm bảo mức sống trung bình cho cán bộ Nhà nước. Song song với việc nâng cao đời sống vật chất, UBND Quận cần quan tâm hơn nữa đến cán bộ công nhân viên, hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ có điều kiện khó khăn, giúp họ chuyên tâm vào công việc, tổ chức thi đua khen thưởng những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt công tác nhằm tạo động lực làm việc cao hơn.
Cần cải thiện môi trường làm việc nhàm chán bằng cách trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ quản lý, tăng độ mở của công việc, kết hợp với hình thức khen thưởng tăng lương trực tiếp với những công việc hoàn thành xuất sắc nên được khuyến khích trong toàn quận. Đi đôi với khen thưởng, cần phải có biện pháp xử phạt đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây chậm trễ trong công việc như giáng chức, bãi miễn, sa thải, nhằm tăng tinh thần trách nhiệm đối với công việc của cán bộ quản lý.
2- Phối hợp tốt giữa quận và phường về quản lý đường phố
- Cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong cán bộ nhân dân, các đơn vị, cá nhân về quản lý và sử dụng đường phố.
- Tích cực nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các mô hình mới đem lại hiệu quả tốt.
- Công bố quy hoạch, sắp xếp các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn quận tại các phường để cán bộ, nhân dân, các cơ quan được biết và nghiêm túc thực hiện.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý cơ sở hạ tầng giao thông và quản lý đô thị cho cán bộ phường và các phòng ban ngành chức năng trong quận.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp phép sử dụng hè phố và quản lý các điểm giao thông tĩnh.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của UBND các phường, và các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đường phố, đặc biệt tăng cường xử lý, kiểm tra các vụ việc vi phạm xảy ra.
- Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chuyên trách: Phòng quản lý đô thị, Công an, thanh tra giao thông, các đội bảo vệ trật tự công cộng…
- Phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng của Quận và phường và các đơn vị, tổ chức trong việc kiểm tra việc thực hiện các quy định đề ra. Kịp thời phát hiện các sai phạm như:
+ Lấn chiếm hè phố để kinh doanh, buôn bán, tập kết vật liệu, sử dụng không đúng mục đích.
+ Dừng đỗ xe sai quy định
Từ đó có chế tài xử phạt, răn đe để không tái diễn các vi phạm
+Kiểm tra các tuyến phố đã đạt công nhận tuyến phố VMĐT, nếu không đạt yêu cầu sẽ thu lại quyết định công nhận và không xét công nhận trong một thời gian theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị chức năng, các cá nhân và có biện pháp xử phạt hợp lý.
+ Kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị khoán quản. Xử lý kịp thời các vi phạm như: Để xe quá diện tích cho phép, thu vé quá giá quy định, không trang bị các dụng cụ quy định như biển báo, bình cứu hỏa…và những yêu cầu đối với nhân viên.
+ Không để tình trạng xuất hiện các bãi xe tự phát đặc biệt trong các dịp lễ hội gây mất trật tự công cộng.
- Định kỳ sơ kết đánh giá, khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, phê bình hoặc có chế tài xử phạt đối với các đơn vị cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.
3- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
Do đặc điểm trên địa bàn Quận: Hạ tầng giao thông đường bộ còn thiếu và xuống cấp, đường phố nhỏ hẹp, dân cư đông đúc…chưa thể đáp ứng nhu cầu giao thông, giao thông tĩnh của người dân trên địa bàn Quận. Hơn nữa Hoàn Kiếm còn là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa xã hội…nơi có nhiều trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp nên thu hút rất nhiều lao động từ các khu vực khác, là nơi thu hút người dân đến khám chữa bệnh, hưởng các dịch vụ công cộng, là nơi khách thập phương trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Vì vậy xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng luôn là nhiệm vụ đặt ra đối với chính quyền quản lý đô thị phù hợp với định hướng trong quy hoạch chi tiết quận đến năm 2020.
4- Đối với các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc phụ nữ, Mặt trận tổ quốc
Đây là những chủ thể có trách nhiệm tham gia giữ gìn trật tự công cộng. Với vai trò của mình cần tuyên truyền vận động, hướng dẫn các hội viên tham gia thực hiện các quy định về quản lý sử dụng đường phố. Phát hiện và đấu tranh đối với những vi phạm của đoàn viên, hội viên. Phối hợp và hỗ trợ tốt cho các lực lượng chuyên trách hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quản lý lòng đường, hè phố.
5- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư là gốc rễ của những vẫn đề phát sinh và việc thực thi các biện pháp chính sách mà nhà nước đề ra. Là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình. Do đó cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong quản lý sử dụng đường phố. Cần kiểm nghiệm các chính sách, mô hình của cơ quan nhà nước, giám sát việc thực hiện của các cán bộ và cá nhân khác.Từ đó đưa ra những kiến nghị để mô hình, chính sách tiếp tục được thực thi hay xóa bỏ.
Đồng thời, người dân cũng là những người có thể đóng góp những ý tưởng, những giải pháp cho các cơ quan chức năng để việc quản lý và sử dụng đường phố ngày càng hoàn thiện hơn theo định hướng chung của đất nước.