1- Tìm quỹ đất xây dựng các điểm giao thông tĩnh
Có thể thấy điểm mấu chốt của những vi phạm về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố là: hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều bất cập, không đồng bộ, cung chưa đủ cầu về giao thông tĩnh ...
Diện tích nhỏ hẹp và dân cư đông đúc đã gây những áp lực tới việc quản lý của cơ quan chức năng. Do đó việc tìm quỹ đất xây dựng các điểm giao thông tĩnh là giải pháp có ý nghĩa thiết thực lâu dài.
2- Xây dựng các tuyến đường đi bộ trong khu phố cổ
Phố cổ Hoàn Kiếm nổi tiếng bởi các làng nghề và các mặt hàng truyền thống. Ở đây còn có rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán…Là điểm đến du lịch của người dân trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên các tuyến đường phố cổ thường xuyên bị lộn xộn bởi hoạt động buôn bán dẫn đến việc vi phạm các trật tự giao thông, trật tự công cộng. Thiết nghĩ việc xây dựng các tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ là việc làm cần thiết trong bảo
đảm trật tự công cộng và mỹ quan đô thi. Và gây dựng được những ấn tượng tốt đẹp với khách du lịch thập phương và quốc tế.
Tổ chức thực hiện: Đầu tiên nên tổ chức xây dựng thí điểm một số tuyến phố đi bộ trên các tuyến phố có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán như: phố Hàng Bạc, Hàng Bài…bố trí các điểm giao thông tĩnh ở vùng ngoại ven. Từ đó đánh giá hiệu quả của mô hình để có thể rút kinh nghiệm và nhân rộng với các tuyến phố khác.
3- Phát triển phương tiện giao thông sạch(ô tô điện)
Dự án thí điểm phương tiện giao thông sạch (xe điện) phục vụ khách du lịch tham quan khu vực khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm đã chính thức được đưa vào hoạt động tháng 7 năm 2010. Đi ôtô điện, một loại phương tiện sạch, không gây tiếng ồn sẽ mang lại cảm giác về một Hà Nội thanh bình, cổ kính và đậm đà bản sắc văn hoá, sẽ cảm nhận rõ hơn, tinh tế hơn hơi thở cuộc sống giữa Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Đây là đề án này nằm trong chương trình du lịch gắn với bảo vệ môi trường của thành phố, góp phần tạo nên hình ảnh Thủ đô xanh – sạch – đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Do đó, việc phát triển phương tiện giao thông này có sự hỗ trợ của nhà nước để đông đảo người dân có thể tham gia sẽ là một biện pháp tác động tích cực đến việc quản lý sử dụng đường phố. Khi đó người dân có thể lựa chọn cho mình hình thức gửi xe ở các bãi xe công cộng và di chuyển tới địa điểm sinh sống bằng nhiều hình thức khác: Đi bộ, sử dụng xe điện…sẽ góp phần bảo vệ môi trường, trật tự giao thông trên địa bàn, hạn chế các vi phạm xảy ra.
KẾT LUẬN
Quản lý và sử dụng hiệu quả lòng đường, hè phố đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị vẫn đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với công tác quản lý đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng và của Thành phố Hà Nội nói chung.
Với những đặc thù vốn có của quận Hoàn Kiếm là lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều giá trị văn hóa và lịch sử là quận trung tâm của Thủ đô, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức được mặt yếu của quận là cơ sở hạ tầng không đồng bộ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý sử dụng đường phố trên địa bàn còn nhiều bất cập. Do đó, Quận đã xây dựng và tổ chức triển khai nhiều mô hình có ý nghĩa thiết thực.
Trên cơ sở đề tài nghiên cứu của mình, em đã phân tích kết quả và hạn chế của một số mô hinh đã triển khai trên địa bàn đồng thời mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng đường phố trên địa bàn quận. Mặc dù cố gắng vận dụng lý thuyết, tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu, nhưng do trình độ nhận thức hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Nguyễn Đình Hương, TS. Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế đô thị, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
2. GS. TS. Nguyễn Đình Hương, TS. Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) (2003), Giáo trình Quản lý đô thị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
3.Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 khối nhà đất- đô thị quận Hoàn Kiếm.
4. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện mô hình “khoán quản” trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm 2010.
5. UBND Thành phố Hà Nội, Sở GTVT- UBND quận Hoàn Kiếm (9/2008), Đề án phối hợp thực hiện công tác khoán quản trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo mô hình kết hợp giữa dịch vụ công và trật tự công.
6. Đề án tổ chức triển khai các tuyến phố văn minh đô thị giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
7. Đề án “Xây dựng tuyến phố VMĐT trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2010, gắn với quản lý đầu tư, cải tạo nâng cấp hè phố theo phân cấp”
8. Đề án Quản lý và phát huy hiệu quả quỹ đất trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010
9. Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý đường đô thị.
10. Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
11. Website:
http://www.hoankiem.gov.vn/ http://phapluatvn.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chú và anh chị trong Phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của TS. Nguyễn Hữu Đoàn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Đoàn, bác Trương Minh Hải- Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, bác Đào Quang Tâm – phó trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, anh Vũ Hoài Nam- chuyên viên phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, cùng tập thể các cô, chú, anh, chị trong phòng đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.