III- Thực trạng công tác quản lý đường phố, mô hình “Khoán quản” và mô hinh “Xây dựng các tuyến phố văn minh đô thi”
2- Mô hình “Khoán quản”
2.1- Khái niệm
Mô hình “khoán quản” là mô hình trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô kết hợp giữa thực hiện dịch vụ công với giữ gìn trật tự công. Việc thực hiện đươc giao cho các cá nhân, tổ chức có đủ năng lực uy tín trông giữ phương tiện, đồng thời đơn vị đó phải đảm bảo công tác giữ gìn trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu vực được giao.
2.2- Sự cần thiết phải ra đời mô hình khoán quản
Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế của Thủ đô. Là khu vực hội tụ nhiều trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, trung tâm thương mại dịch vụ lớn của thủ đô. Ngoài ra, Hoàn Kiếm còn là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội… của Đảng, Nhà nước và Thành phố.
Với diện tích khoảng 5,29 km2 được hình thành cơ bản bởi ba khu vực (khu phố cổ, khu phố cũ và khu vực ngoài đê). Số dân trên địa bàn quận là 178.073 người, như vậy mật độ dân số trung bình của quận là 33662 người/km2, một mật độ dân số rất cao. Nhưng bên cạnh đó hệ thống giao thông trên địa bàn quận có khoảng 166 đường phố, phần lớn là phố nhỏ và ngắn, vỉa hè chật hẹp, toàn quận có 30 tòa nhà có tầng hầm với diện tích 13.800m2 (tầng hầm) có thể để được khoảng 2000 XĐXM, 800 ô tô…Song lưu lượng người và phương tiện qua lại trên địa bàn quận là rất lớn
và quá tải, với điều kiện hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông tĩnh mới đáp ứng dưới 50% nhu cầu.
Trước khi triển khai mô hình “Khoán quản” trên địa bàn quận có hơn 400 điểm trông giữ XĐXM, ô tô (trong đó có 252 điểm trông giữ trên vỉa hè, 148 điểm trông giữ dưới lòng đường) các điểm trông giữ chủ yếu được hình thành do nhu cầu tự nhiên, thiếu tính quy hoạch, gần 50% không có giấy phép.
Các bãi xe hình thành chủ yếu do nhu cầu của các cơ quan doanh nghiệp, cửa hàng để phục vụ cho cơ quan đơn vị của mình là chính, ít bãi gửi xe phục vụ nhu cầu của cộng đồng dẫn đến tình trạng nhiều lúc bãi xe của cơ quan đơn vị không có phương tiện (để biển trên vỉa hè và lòng đường coi đó là riêng của mình) trong khi các phương tiện có nhu cầu gửi lại không có nơi gửi gây ra tình trạng vi phạm cản trở giao thông. Hầu hết các điểm trông giữ XĐXM, ô tô sử dụng quá diện tích cho phép (có nơi diện tích vi phạm gấp 3 đến 4 lần diện tích được cấp phép), không sử dụng vé tài chính, không có phương tiện phòng cháy chữa cháy, đại đa số thu tiền quá giá quy định nhất là những ngày lễ hội có nơi thu từ 10.000đ đến 40.000đ trên 1 xe máy gây bức xúc trong xã hội. Công tác quản lý các bãi xe chủ yếu giao cho UBND các phường trong khi đó người trông giữ chủ yếu là con em cán bộ trong phường và các mối quan hệ khác dẫn đến việc kiểm tra xử lý của phường chịu nhiều áp lực, áp lực từ dư luận xã hội đòi hỏi, áp lực từ những người trông giữ là con em …cho nên hiệu lực quản lý giao thông tĩnh là rất hạn chế.
Cơ quan, tổ chức cá nhân làm dịch vụ trông giữ phương tiện chủ yếu quan tâm đến mục đích duy nhất là lợi nhuận mà không phải làm trách nhiệm giữ gìn trật tự đô thị, không phải sử dụng nguồn thu của mình để đóng góp giữ gìn trật tự công, đây là điều bất hợp lý giữa quyền lợi và trách nhiệm.
Từ những tồn tại, bất cập trên, việc nghiên cứu tìm ra mô hình mới để nâng cao hiệu quả trong quản lý đô thị, nâng cao nếp sống văn minh, xây dựng văn hóa giao thông trên đại bàn quận là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.
2.3- Công tác triển khai, thực hiện
“Khoán quản” là mô hình mới theo hướng xã hội hóa chưa có tiền lệ, là vấn đề hết sức nhạy cảm liên quan đến nhiều thành phần, nhiều đối tượng, nhiều mối quan hệ. Mặt khác công tác quản lý trật tự đô thị là công việc có nhiều khó khăn phức tạp và bất cập. Vì vậy, ngay từ ngày đầu triển khai quận Hoàn Kiếm đã phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải xây dựng đề án, quy chế hoạt động, kế hoạch triển khai
thực hiện. UBND quận phối hợp cùng sở GTVT đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện như:
-Thông báo các điều kiện, tiêu chuẩn và tiến hành tuyển chọn ký hợp đồng với doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện mô hình “Khoán quản”.
- Ra thông báo, triển khai thu hồi giấy phép cũ của các tổ chức cá nhân trước đây và cấp giấy phép mới cho các doanh nghiệp tham gia mô hình “khoán quản”.
- Xây dựng và ban hành Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 27/5/2009 về quy chế hoạt động của các đơn vị tham gia thực hiện mô hình “khoán quản” trên địa bàn quận. Điều chỉnh và làm rõ trách nhiệm thực hiện dịch vụ công và trật tự công giữa doanh nghiệp “Khoán quản” với UBND phường và các đơn vị liên quan đó là: UBND phường chịu trách nhiệm toàn diện về trật tự công (giữ gìn TTĐT, TTATGT, VSMT) trên địa bàn, trực tiếp tuyển chọn ký hợp đồng, bồi dưỡng, quản lý sử dụng và điều hành lực lượng làm trật tự công; Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về dịch vụ công (trông giữ XĐ, XM ô tô tại các điểm được cấp phép) và có nghĩa vụ đóng kinh phí (theo phê duyệt của UBND quận) để UBND các phường tổ chức lực lượng giữ gìn trật tự công và đảm bảo quyền lợi của người lao động (tiền công và các chế độ khác) tiền công cơ bản được áp dụng bằng tiền công của lực lượng tự quản chuyên trách giữ gìn trật tự đô thị hiện nay trên địa bàn.
- Nhằm cân đối giữa khả năng thu và trách nhiệm đóng góp của các doanh nghiệp, UBND quận căn cứ và diện tích cấp phép để phân bố chỉ tiêu trật tự công cho các doanh nghiệp “Khoán quản” bằng Quyết định số 1803/QĐ-UBND về điều chỉnh, phân bố chỉ tiêu lực lượng làm trật tự công của các doanh nghiệp tham gia “Khoán quản” để giao cho UBND các phường, số lượng ban đầu là 217 người sau giảm xuống 103 người, mỗi doanh nghiệp đóng góp số tiền công tương ứng từ 20 đến 22 người lao động trật tự công. Số người làm trật tự công được phân bổ cho UBND 16 phường (trong đó 5 phường 8 người, 4 phường 7 người, 7 phường 5 người) và hiện nay các phường mới tuyển chọn được 55/103 người.
- Ban hành quyết định số 2426/QĐ-UBND về mức tiền công và các chế độ khác cho lực lượng trật tự công. Trong đó mức tiền công là 1.610.000 đồng/người/tháng, tiền đồng phục là 1.550.000 đồng/người/năm. Tháng 6/2010 UBND quận đã ban hành Quyết định số 1243/QĐ-UBND tăng mức tiền công của lao động làm trật tự công từ tháng 5/2010 là 2.175.000 đồng/người/tháng phù hợp với mức điều chỉnh tiền lương cơ bản của Nhà nước.
- Để đảm bảo công bằng trong hoạt động của các Doanh nghiệp “Khoán quản” và việc thu phí được minh bạch, đơn giản, dễ quản lý, dễ áp dụng và dễ kiểm tra, kiểm soát UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng đề án số 753/ĐA-UBND về việc quy định mức thu phí sử dụng hè, lề đường để trông giữ XĐXM, ô tô đối với các Doanh nghiệp “khoán quản” trên địa bàn quận Hoàn Kiếm . Ngày 25/1/2010, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 9/1/2009, thống nhât một hình thức thu phí theo m2, áp dụng cho tất cả các Doanh nghiệp tham gia mô hình
“Khoán quản” và các tổ chức, cá nhân sử dụng lòng đường, vỉa hè. Giữ nguyên việc thu 45.000đ tuyến phố chính và 25.000đ các tuyến phố còn lại theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND.
* Công tác tuyên truyền
Đây là công tác quan trọng có ý nghĩa quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện, sẽ đem lại hiệu quả cao trong mọi công việc. Do vậy, Quận Hoàn Kiếm tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, nhân dân… bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, có trọng tâm trọng điểm (như tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường, panô, họp, sinh hoạt các đoàn thể, tổ dân phố, ký cam kết giữa Chính quyền và các tổ dân phố, hộ gia đình, nhà trường…) nhằm phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học…Về nội dung cơ bản của Đề án số 111 và Chỉ thị của Quận ủy, Kế hoạch của UBND quận; HĐND cùng Mặt trận Tổ quốc quận và các phường tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của 18 phường, Ban tuyên giáo Quận ủy triển khai nắm bắt dư luận, tuyên truyền trong hệ thống tuyên giáo.
- Ban công đoàn của quận đã lựa chọn chủ đề trọng tâm năm 2009 và 2010 là “Xây dựng văn minh đô thị, vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, xây dựng khu vực, tuyến phố kiểu mẫu, tuyến phố hoa, đèn, cờ…nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận trong việc giữ gìn TTĐT, TTATGT, VSMT. Coi đó là nét đẹp văn hóa trong đời sống của mỗi người dân, kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội …
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể nhân dân, tuyên truyền phổ biến đến các khu dân cư, cán bộ hội viên và nhân dân gắn với 6 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Gắn với việc thực hiện Đề án “Một số nét văn hóa ứng sử của người dân phố cổ”.
Phối hợp cùng Sở giao thông vận tải và Ban an toàn giao thông Thành phố biên soạn (in, phát đĩa CD, tờ gấp) tài liệu tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ, chế tài sử lý các hành vi vi phạm TTGT, TTĐT, TTVS…trách nhiệm của Chính quyền và các doanh nghiệp trong việc thực hiện trật tự công, dịch vụ công, thông báo các tuyến phố câm bán hàng rong và các điểm trông giữ XĐXM, ô tô trên địa bàn quận…
*Công tác quy hoạch và quản lý
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND quận phối hợp cùng Sở GTVT thường xuyên điều chỉnh quy hoạch, tổ chức giao ban rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những tồn tại thiếu sót, điều chình những vấn đề chưa hợp lý.
+ Tiến hành xóa trên 400 điểm vạch sơn tại các điểm giao thông tĩnh cũ không nằm trong quy hoạch.
+ Thành lập 03 tổ công tác liên ngành (gồm lực lượng công an, trật tự giao thông vận tải, phòng QLĐT, UBND các phường) do các đồng chí lãnh đạo quận chủ trì rà soát (2 đợt) với các phường, chấn chỉnh lại một số điểm giao thông tĩnh, việc kẻ sơn lúc đầu chưa phù hợp, sơn kẻ sai (có khi kẻ cả vào lối lên xuống của các cơ quan và hộ dân...) gây ra phản ứng ở một số khu vực. Đã tiến hành xóa bỏ 61 điểm, điều chỉnh 68 điểm và bổ sung 35 điểm cho phù hợp với thực tế.
+ Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện xuất hiện một số bất cập, một số điểm đã được quy hoạch, nhưng nhu cầu gửi phương tiện không có, một số điểm khác không quy hoạch lại có nhu cầu. Để giải quyết vấn đề này, trong tháng 3/2009 UBND quận đã phối hợp với Sở GTVT thành lập tổ công tác liên ngành tiến hành rà soát với các phường, các doanh nghiệp điều chỉnh lại quy hoạch các điểm giao thông tĩnh cho phù hợp theo hướng xóa bỏ những điểm không có nhu cầu; các điểm trước cửa các tổ chức, cơ quan...có nhu cầu thì cấp phép trực tiếp cho cơ quan quản lý. Đến nay quận đã cấp phép trông giữ XĐXM, ô tô cho 32 cơ quan, doanh nghiệp với diện tích gần 3000m2.
+ Lập và điều chỉnh lại quy hoạch các điểm giao thông tĩnh (XĐXM – ô tô), tạm chia địa bàn quận thành 6 khu vực, giao cho 6 Doanh nghiệp thực hiện việc “Khoán quản”. Sau 5 tháng triển khai thực hiện để đánh giá năng lực hoạt động của 6 doanh nghiệp. UBND quận đã lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các ban đảng, thường trực HĐND, MTTQ, các ngành đoàn thể và UBND các phường về năng lực và phân loại 6 doanh nghiệp tham gia “khoán quản” đã chọn 5 doanh nghiệp có đủ điều kiện và năng lực tiếp tục thực hiện khoán quản là:
+ Công ty TNHH đầu tư và thương mại 901 + Công ty cổ phần Đồng Xuân
+ Công ty Khai thác điểm đỗ xe
+ Công ty cổ phần XDDD và thương mại Bắc Việt + Công ty TNHH thương mại DV và sản xuất Hạnh Ly
Đã loại một doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp tục tham gia là Công ty cổ phần dịch vụ, thương mại nhôm Hà Nội. Đồng thời điều chỉnh, phân chia lại địa bàn khoán quản thành 5 khu vực giao cho 5 Doanh nghiệp thực hiện đảm bảo công bằng về quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp.
Tháng 6/2009, UBND quận đã thành lập các đoàn liên ngành gồm Sở GTVT (phòng GTĐT; TTGTVT) CA quận, phòng QLĐT, UBND phường sở tại đã tiến hành bàn giao địa bàn cho năm doanh nghiệp “khoán quản”. Trong quá trình triển khai thực hiện, Quận và Sở thường xuyên điều chỉnh các điểm giao thông tĩnh cho phù hợp với thực tế, hiện nay toàn quận có 240 điềm trông giữ XĐXM, ô tô với diện tích 26.547,6m2 (trong đó trông giữ XĐXM là 161 điểm, ô tô 79 điểm). Quận cấp phép 161 điểm với diện tích 10.748m2, Sở cấp phép 79 điểm với diện tích 15.799,6m2.
Đã tiến hành sơn kẻ xong các điểm giao thông tĩnh trong quy hoạch và phối hợp với UBND các phường tiến hành sơn kẻ trên các tuyến phố (63 tuyến) đủ điều kiện để hướng dẫn nhân dân tự sắp xếp phương tiện theo quy định thống nhất (ở những nơi này không thành lập bãi xe, không thu tiền).
* Công tác thu phí
Đã triển khai thu phí sử dụng hè phố của các Doanh nghiệp tham gia mô hình “khoán quản” đảm bảo thu đúng, thu đủ; Năm 2009 thu gần 5 tỷ đồng và năm 2010 là 4.566.504.000 đồng.
* Công tác kiểm tra xử lý vi phạm
- Trong 2 năm 2009 và 2010, UBND Quận thường xuyên tổ chức (7đợt) thành lập 4 tổ kiểm tra liên ngành (Công an quận, phòng Quản lý Đô thị, TT GTVT Hoàn Kiếm, trật tự xây dựng, UBND phường) tiến hành kiểm tra xử lý các vi phạm về TTĐT, TTATGT, VSMT trên địa bàn quận. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng (CA, TTGTVT, UBND phường...) thường xuyên kiểm tra sử lý các vi phạm trên địa bàn, tập trung vào các điểm nóng, phức tạp, bức xúc nhân dân phản ánh.
Trong đó đã sử lý: 35627 trường hợp vị phạm TTĐT; 39880 trường hợp vi phạm TTATGT; 23.216 trường hợp vi phạm VSMT; xử lý 33 điểm trông giữ XĐXM trái phép, thu quá giá quy định.
2.4- Kết quả đạt được
*Dịch vụ công
Các điểm trông giữ XĐXM, ô tô trong quy hoạch cơ bản phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn (trước khi thực hiện mô hình “khoán quản” toàn quận có hơn 400 điểm trông giữ XĐXM, ô tô, nay quy hoạch còn 240 điểm). Các điểm trông giữ XĐXM, Ô tô trong quy hoạch được cấp phép đạt tỷ lệ 100%, hoạt đông trông giữ XĐXM, ôtô có nề nếp và trật tự hơn, đã xóa cơ bản các bãi xe không phép.
Điểm đỗ xe trên phố Nguyễn Xí
Có thể thấy phố Nguyễn Xí trước đây được trưng dụng để làm bãi trông xe dưới lòng đường, để lộn xộn gây mất trật tự, ùn tắc giao thông. Ngoài ra, các chủ xe thường xuyên phải chịu mức giá quá quy định, thì nay đã trỏ lại đúng chức năng. Bãi gửi xe máy có vạch kẻ sơn vàng bố trí hai bên hè phố, có đề biển trông giữ xe, mỗi nhân viên đều được trang bị đồng phục gọn gàng, đeo băng đỏ bên cánh tay phải ghi rõ đơn vị công tác, rất dễ nhận biết khiến người dân cảm thấy yên tâm khi gửi xe tại đây.
Điểm đỗ xe “khoán quản” trên phố Đinh Lễ