1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2006-06/2010

67 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 715,74 KB

Nội dung

Công tác thanh, kiểm tra đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nó có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hoàn thiện chính sá

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH

DƯƠNG TỪ NĂM 2006-06/2010

SVTH : TẠ QUANG DŨNG MSSV : 06124017

LỚP : DH06QL KHÓA : 2006 – 2010 NGÀNH : Quản Lý Đất Đai

Trang 2

BỘ MÔN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

TẠ QUANG DŨNG

TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH

DƯƠNG TỪ NĂM 2006-06/2010

Giáo viên hướng dẫn: K.s Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Ký tên:

-Tháng 08 năm 2010-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

 Cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong lúc con còn nhỏ và cho tới ngày hôm nay con xin

tỏ lòng biết ơn sâu sắc

 Các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và đặc biệt quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản đã truyền đạt cho em những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường

 Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh là người giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong thời gian thực hiện đề tài công lao này suốt đời em nhớ mãi

 Chú Nguyễn Ngọc Toàn, chị Nguyễn Thị Bích Thủy Anh chị Phòng thanh, kiểm tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại cơ quan

 Các bạn học chung lớp Quản Lý Đất Đai 32 đã động viên và ủng hộ trong quá trình thực hiện đề tài này

Do kiến thức chuyên môn và trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự ủng

hộ và giúp đỡ của thầy cô và các bạn

SVTH: Tạ Quang Dũng

Trang 4

TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Tạ Quang Dũng, Khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “ TÌNH HÌNH THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2006-06/2010” Giáo viên hướng dẫn: K.S Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Bộ môn Chính Sách và Pháp Luật, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Nội dung tóm tắt của báo cáo:

Bình Dương là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nước, là trung tâm kinh tế, xã hội của khu vực Nam Bộ với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá như vậy cho nên dẫn đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất ở các huyện, xã, thị trấn theo đó là tình trạng vi phạm pháp luật đất đai diễn biến rất đa dạng và phức tạp Trước tình hình

đó công tác Thanh, kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên để góp phần vào việc quản lý, sử dụng đất đai đi vào ổn định và có hiệu quả

Tìm hiểu, đánh giá tình hình Thanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất để nắm bắt được thực trạng quản lý và sử dụng đất

Đề tài còn thể hiện các nội dung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến 06/2010

Đề tài đã tìm hiểu, tổng hợp và đánh giá công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực đất đai trong giai đoạn 2006-06/2010 với các hình thức là thanh tra theo chương trình, kế hoạch theo đơn thư phản ảnh, tố cáo

Ngoài ra đề tài cũng chú ý đến việc giải quyết khiếu nại và tố cáo trên địa bàn tỉnh liên quan đến lĩnh vực đất đai

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

MỤC LỤC ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG iv

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ iv

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮC v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I 3

TỔNG QUAN 3

I.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.1 Đất đai: 3

I.1.2 Thanh tra 3

I.1.3 Kiểm tra 5

I.1.4 Thanh tra đất đai 5

I.1.5 Quản lý nhà nước về đất đai 9

I.1.6 Vị trí của thanh tra đất đai trong quản lý Nhà nước về đất đai 11

I.1.7 Tranh chấp đất đai 13

I.2 Cơ sở pháp lý 14

I.3 Cơ cở thực tiễn 14

I.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu 14

I.4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 14

I.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17

I.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 19

I.5.1 Nội dung nghiên cứu 19

I.5.2 Phương pháp nghiên cứu 19

PHẦN II 21

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

II.1 Nhận xét chung ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai 21

II.1.1 Những thuận lợi 21

II.1.2 Khó khăn 21

II.2 Tổng quan về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương 22

II.2.1 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ năm 2006 đến 06/2010 22

II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 26

II.3 Tình hình Thanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2006 đến 06/2010 27

II.3.1 Cơ cấu tổ chức phòng thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường 27

II.3.2 Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước về đất đai của Sở Tài Nguyên- Môi Trường tỉnh Bình Dương 30

II.3.3 Tình hình thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai theo kế hoạch 34

II.3.4 Tình hình thanh, kiểm tra đất đai theo văn bản yêu cầu, đơn thư phản ánh 40 II.3.5 Kết quả công tác Thanh, kiểm tra từ năm 2006-06/2010 43

Trang 6

II.3.6 Tình hình khiếu nại và giải quyết đơn thư khiếu nại cụ thể trên địa bàn tỉnh

Bình Dương 46

II.3.7 Thuận lợi, khó khăn trong công tác thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trên lĩnh vực đất đai 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

Kết luận: 58

Kiến nghị 58

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến năm 2009 25

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh năm 2010 26

Bảng 3: Số cuộc thanh tra định kỳ và các đơn vị vi phạm từ năm 2006-2009 35

Bảng 4: Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra trong năm 2006 36

Bảng 5: Thanh tra, kiểm tra các đơn vị do Sở tổ chức trong năm 2007 37

Bảng 6: Thanh tra, kiểm tra các đơn vị do Sở tổ chức trong năm 2008 38

Bảng 7: Thanh tra, kiểm tra các đơn vị do Sở tổ chức trong năm 2009 39

Bảng 8: Kêt quả thanh, kiểm tra trong 4 năm và 06 tháng đầu năm 2010 44

Bảng 9: Số đơn mà Sở đã nhận được trong các năm 2006, 2007 ,2008 2009, 6 tháng đầu năm 2010 47

Bảng 10: Lượng đơn đã báo cáo, tồn đọng, đơn mới trong 6 tháng đầu năm 2010 49

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức Thanh tra đất đai theo Nghị định 35/2009/NĐ-CP 4

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Thanh tra đất đai 7

Sơ đồ 3: Sơ đồ Vị trí tỉnh Bình Dương 15

Sơ đồ 4: Quy trình thanh tra đất đai theo Quyết định số 310/QĐ-STNMT 31

Sơ đồ 5: Thể hiện quy trình giải quyết khiếu nại và tố cáo về lĩnh vực đất đai tại Sở 42

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thể hiện kết quả thanh tra, kiểm tra từ năm 2006-06/2010 45

Biểu đồ 2: Lượng đơn mà Sở đã nhận, đã giải quyết, chưa giải quyết 48

Biểu đồ 3: Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trong 6 tháng đầu năm 2010 50

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCNVN……… Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

STT……… Số thứ tự

UBND……… Uỷ ban nhân dân

BTN&M……… Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 9

Khi phát hiện ra cơ quan, tổ chức, cá nhân đã làm sai trong việc quản lý và sử dụng đất thì cần phải kiến nghị lên cấp trên để tìm cách giải quyết cho hợp lý Khi phát hiện ra các quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tế hay là vẫn còn thiếu trong công tác quản lý đất đai thì kiến nghị với cấp trên để sửa đổi bổ xung làm cho chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn Chính vì vậy cho nên việc thanh, kiểm tra phải được đặt lên hàng đầu không chỉ thế xuất phát từ bản chất của Nhà nước cho nên việc hoàn thiện thể chế kinh tế, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, thiết lập trật tự kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy Nhà nước là yêu cầu bắt buộc không thể tránh khỏi vì thế đòi hỏi phải tiến hành thanh, kiểm tra mà đặc biệt trong lĩnh vực đất đai

Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra đất đai là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Thực tiễn đã chứng minh rằng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa muốn thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước về đất đai thì phải tiến hành thanh, kiểm tra về đất đai để việc quản lý và sử dụng ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả hơn Công tác thanh, kiểm tra đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nó có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai không những thế mà nó còn góp phần vào việc bình ổn chính trị.Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước đang tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đó quy định những biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng đất đai…Do đó thanh tra đất đai là nội dung không thể thiếu trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai Cần phải được tiến hành thường xuyên, tăng cường củng cố lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, hoàn thiện về tổ chức

Song bên cạnh đó cũng có rất nhiều thành tựu đạt được trong công tác Thanh tra, kiểm tra khi phát hiện chính sách pháp luật phù hợp với thực tế đồng thời cán bộ thực thi đúng chính sách pháp luật thì cần kiến nghị với thủ trưởng, cán bộ cấp trên để phát huy nhân tố tích cực và mở rộng nhân tố tích cực ấy trong đời sống thực tế

Ngày nay với nền kinh tế tiên tiến đang trên đà phát triển thì nhu cầu về đất đai cũng tăng lên làm cho những vi phạm trong quản lý và sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sang nhượng trái phép, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất hết sức phức tạp và diễn ra trên diện rộng ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Chính vì vậy công tác quản lý và sử dụng đất một cách chặt chẽ và hợp lý có hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách Phải thường xuyên đẩy mạnh công tác Tranh tra về quản lý và sử dụng đất

Xuất phát từ nhu cầu, tầm quan trọng như trên tôi thực hiện đề tài: “Tình hình thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương

từ năm 2006 đến 06/2010”

Trang 10

 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng công tác thanh, kiểm tra đất đai từ năm 2006- 06/2010 trên địa bàn tỉnh để tìm ra những khó khăn, thuận lợi nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra đất đai, kiểm tra đất đai

 Đối tượng nghiên cứu:

-Những quy định hiện hành về công tác thanh tra, quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương

-Thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

-Thực trạng hoạt động thanh tra đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương

 Phạm vi nghiên cứu:

Phân tích tình hình thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2006 đến 06/ 2010

Trang 11

PHẦN I TỔNG QUAN I.1 Cơ sở khoa học

I.1.1 Đất đai:

Theo qui định luật đất đai năm 2003 của Nhà nước CHXHCNVN thì đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý

Đất đai bao gồm các đặc điểm thổ nhưỡng, các điều kiện tự nhiên khác và vấn đề

sử dụng Đất đai cần thiết cho mọi hoạt động sản suất, dân cư, an ninh, quốc phòng hay nói cách khác là bất cứ hoạt động nào của con người

I.1.2 Thanh tra

I.1.2.1 Khái niệm thanh tra:

Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý Nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân

I.1.2.2 Khái niệm thanh tra hành chính

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp

I.1.2.3 Khái niệm thanh tra chuyên nghành

Thanh tra chuyên nghành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo nghành, lĩnh vực đối với cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý của nghành, lĩnh vực thuộc quyền quản lý

I.1.2.4 Hệ thống tổ chức thanh tra đất đai

Thanh tra Bộ TN&MT chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ TN&MT, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ

Thanh tra tổng cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng cục trưởng tổng cục quản lý đất đai, tổng cục trưởng tổng cục môi trường, tổng cục trưởng tổng cục hải đảo và biển, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và nghiệp vụ của thanh tra bộ TN&MT

Thanh tra cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cục trưởng cục ĐC&KSVN, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và nghiệp vụ của thanh tra Bộ TN&MT

Thanh tra Sở TN&MT chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Sở TN&MT chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên nghành của thanh tra Bộ TN&MT

Trang 12

Cán bộ thanh tra đất đai thuộc phòng Tài Nguyên và Môi Trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng TN&MT, chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên nghành của thanh tra Sở TN&MT

THANH TRA HUYỆN

TỔNG CỤC QLRĐ

BỘ TN&MT

CỤC ĐC&KSV

THANH TRA CHÍNH PHỦ

THANH TRA

SỞ TN&MT

THANH TRA TỔNG CỤC

THANH TRA CỤCCHÍNH PHỦ

Trang 13

Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình kế hoạch

đã được phê duyệt

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao

2 Điều kiện tiến hành một cuộc thanh tra

Quyết định thanh tra của các cấp có thẩm quyền Quyết định thanh tra phải đúng thẩm quyền và đúng thể thức hành chính, đây là hai tiêu thức mang tính hợp pháp của quyết định thanh tra

Thẩm quyền người ký quyết định thanh tra là Thủ trưởng các tổ chức thanh tra (Thủ tướng chính phủ, Thanh tra chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp, Bộ trưởng các

3 Trình tự tiến hành một cuộc thanh tra gồm 4 bước, để tiến hành thanh tra trước tiên phải ra quyết định thanh tra sau đó là xây dựng trước kế hoạch, bố trí lực lượng, chuẩn bị thủ tục hành chính và điều kiện làm việc, phổ biến quy chế làm việc cho người đi thanh tra tiếp đến là tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra

I.1.3 Kiểm tra

I.1.3.1 Khái niệm kiểm tra:

Kiểm tra là việc xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét mọi mặt hay một vấn đề hay một mặt trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cán bộ Nhà nước

I.1.4 Thanh tra đất đai

I.1.4.1 Khái niệm thanh tra đất đai

Thanh tra địa chính là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với cơ quan Nhà nước nhằm khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai

I.1.4.2 Chủ thể thanh tra đất đai

Chủ thể thanh tra đất đai là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền thanh tra về việc quản lý và sử dụng đất

 Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đất đai

 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước

 Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực

Trang 14

I.1.4.3 Đối tượng thanh tra đất đai

Việc quản lý Nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp

Việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác

I.1.4.4 Chức năng, nhiệm vụ thanh tra đất đai

Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Phát hiện những nhân tố tích cực nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai

Góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai

Làm cho việc quản lý, sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn

I.1.4.5 Tổng quan về thanh tra đất đai

Trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra đất đai là một nội dung đã được đưa vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980 Lúc đó nội dung này được quy định là “ Thanh tra việc chấp hành các chế độ quản lý, sử dụng đất” Luật đất đai năm 1987 và Luật đất đai năm 1993 quy định nội dung này là “ Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ quản

lý , sử dụng đất đai” Đến luật đất đai năm 2003, nội dung này được hoàn thiện thành “ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai” Như vậy nội dung này đã có từ lâu nhưng qua thời gian đã được chỉnh sửa, quy định chặt chẽ và hoàn thiện hơn

Thanh tra đất đai là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Thanh tra đất đai cũng chính là một trong ba giai đoạn của quy trình quản lý đất đai và nó là nội dung cuối cùng trong quy trình quản lý đất đai

 Đề ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch

 Tổ chức thực hiện

 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện

Trang 15

I.1.4.6 Cơ cấu tổ chức thanh tra đất đai

Sở TN&MT

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Thanh tra đất đai

I.1.4.7 Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động thanh tra

Thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai

Bảo đảm tính quần chúng trong công tác Thanh tra địa chính tức là động viên được lực lượng quần chúng tham gia, giám sát, tạo hậu thuẫn sức mạnh cho Thanh tra, tạo

sự thống nhất- đúng pháp luật giữa cơ quan chức năng có liên quan

Đảm bảo tính thường xuyên, kiệp thời, kết hợp giữa xây và chống, giữa xử lý sai phạm đã xảy ra và ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra

Đảm bảo tính công khai để từ đó tạo nên dư luận xã hội lên án những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, biểu dương những người thực hiện tốt những việc làm có lợi cho nhân dân

Bảo đảm tính khách quan, độc lập của thanh tra, loại trừ các yếu tố tác động không đúng pháp luật, phải điều tra nghiên cứu kỹ tình hình sự việc có liên quan đến thanh tra Khi phân tích, kết luận cơ sở pháp lý, xét cả lý và tình xử lý công minh, biết công

và tội, vi phạm mức nào thì xử lý mức đó

Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả thanh tra nhằm phát huy tác dụng, ngăn ngừa, sửa chữa kiệp thời và thiết thực Hiệu lực của nó chủ yếu là sự giúp đỡ có kết quả đối với đương sự và nơi được thanh tra, phục vụ yêu cầu của lãnh đạo, giúp nhân dân thõa mãn yêu cầu chính đáng, giúp cho Đảng và Nhà nước thực hiện tốt chính sách- pháp luật đất đai

SỞ TN&MT

Trang 16

Theo khoản 2 Điều 132 Luật đất đai năm 2003 Quy định nội dung thanh tra đất đai Nội dung thanh tra đất đai bao gồm:

 Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp

 Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức cá nhân khác

Trên thực tế thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp là một nội dung lớn, quan trọng của công tác Thanh tra đất đai Trong những năm qua, Tổng cục Địa chính nay là BTN&MT đã có các đợt thanh tra một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như:

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Công tác đăng ký, thống kê, kiểm kê lập hồ sơ địa chính

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ các thủ tục khi chuyển đổi đất, thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan

Việc giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất…

I.1.4.9 Trình tự tiến hành một cuộc thanh tra đất đai

Tuỳ theo quy mô hoàn cảnh điều kiện cụ thể mà vận dụng linh hoạt, song nói chung Thanh tra địa chính thường tiến hành theo 4 bước như sau:

Bước 1: Ra quyết định thanh tra

Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ký,

là thủ tục hành chính bắt buộc phải có đối với đoàn thanh tra, là căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra và các đối tượng thanh tra thực hiện

Những căn cứ để ra quyết định thanh tra

1 Chương trình kế hoạch thanh tra được lập theo yêu cầu của công tác quản lý của

cơ quan Nhà nước

2 Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, tổ chức thanh tra

3 Những vụ việc được thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên hoặc thủ trưởng tổ chức thanh tra cấp trên giao

Trang 17

4 Do tổ chức thanh tra phát hiện có vi phạm pháp luật đất đai trong phạm vi trách nhiệm của mình

Nội dung quyết định thanh tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của người được giao nhiệm vụ thanh tra, thời hạn tiến hành Người ra quyết định thanh tra phải chỉ đạo và tạo điều kiện để việc thanh tra phải kiệp thời bổ xung hoặc thay đổi quyết định thanh tra cho phù hợp

Bước 2: Cần phải xây dựng trước kế hoạch thanh tra, bố trí lực lượng thanh tra,

chủng bị thủ tục hành chính và điều kiện làm việc, phổ biến quy chế làm việc cho người đi thanh tra

Bước 3: Tiến hành thanh tra

Công việc của bước này là vừa tiến hành điều tra làm rõ sự việc vừa phải tiến hành kiểm sát kết quả điều tra

Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thanh tra

Tất cả các thành viên trong đoàn đều phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra song trách nhiệm trước hết là trưởng đoàn, mỗi thành viên trong đoàn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do trưởng đoàn phân công

Công bố quyết định thanh tra và được quyền yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản về nội dung thanh tra và cung cấp tài liệu, trả lời chất vấn văn bản theo yêu cầu của đoàn thanh tra

Tiến hành kiểm tra thực tế, thu thập thêm nhân chứng ở những người có liên quan, lập biên bản làm việc giữa thanh tra với đối tượng thanh tra về những vấn đề cần phải giải trình Đoàn thanh tra phải xem xét giải trình đó, để khẳng định lại kết luận của mình

Bước 4: Kết thúc thanh tra

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu cuộc thanh tra đề ra, sau khi đã đầy đủ chứng lý và xem xét các ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, đoàn thanh tra ra văn bản chính thức, kết luận, kiến nghị quyết định xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị, quyết định của mình

Báo cáo kết luận thanh tra được trình lên người ra quyết định thanh tra, sau đó công bố với đối tượng thanh tra Khi công bố kết luận phải có biên bản ghi rõ ý kiến tiếp thu, giải trình hoặc khiếu nại của đối tượng thanh tra

Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra và quyết định xử lý của cơ quan ra quyết định thanh tra, kể cả khi có khiếu nại nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan ra quyết định thanh tra có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện kết luận; kiến nghị và quyết định xử lý Khi cần thiết phải phúc tra, kiểm tra việc thực hiện quyết định xử lý nói trên đối với đơn sự

I.1.5 Quản lý nhà nước về đất đai

I.1.5.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó

là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối lại quỹ đất đai cho phù

Trang 18

hợp theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai

I.1.5.2 Khái niệm khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

I.1.5.3 Khái niệm về giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi nhận được đơn thư khiếu nại của công dân, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng điều đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình

I.1.5.4 Khái niệm quyết định hành chính và hành vi hành chính

“Quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính

“Hành vi hành chính” là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật

I.1.5.5 Khái niệm về tranh chấp đất đai

Khoản 26, điều 4 luật đất đai quy định “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền

và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” I.1.5.6 Mục đích, yêu cầu của quản lý Nhà nước về đất đai

Quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục đích:

Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia

Tăng cường hiệu quả sử dụng đất

Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính

I.1.5.7 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai

1 Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Vì vậy không có bất

kỳ một cá nhân nào hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được Chỉ có Nhà nước-chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng

Trang 19

2 Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

Theo luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đất

Từ khi hiến pháp năm 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có trong từng chủ sử dụng cụ thể Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng đất,…, từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai Vì vậy để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước

Vấn đề này cũng được thể hiện tại điều 5, Luật đất đai năm 2003 “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất , cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa

vụ của người sử dụng đất”

3 Tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc quản lý kinh tế Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này

Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả vì vậy chúng ta cần phải xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Có như vậy quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra

I.1.5.8 Đối tượng quản lý Nhà nước về đất đai

- Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất

- Toàn bộ đất đai thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam

I.1.6 Vị trí của thanh tra đất đai trong quản lý Nhà nước về đất đai

I.1.6.1 Tổng quan về thanh tra đất đai

Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất

Thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình kế hoạch

đã được phê duyệt

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giao

I.1.6.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, gọi chung là cấp xã, trưởng phòng TN&MT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp trong lĩnh vực quản lý đất đai, cụ thể như những khiếu nại phát

Trang 20

sinh từ việc đăng ký đất đai, từ việc làm thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn

Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện

có thẩm quyền

 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong lĩnh vực quản lý đất đai đã được phân cấp, cụ thể là những khiếu nại phát sinh từ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , từ việc làm thủ tục, từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất ở đô thị, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

ở nông thôn, từ việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp…

 Giải quyết khiếu nại mà UBND cấp xã, trưởng phòng TN&MT huyện

đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc thẩm quyền quản lý đất đai đã được phân cấp

Giám đốc sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán

bộ, công chức do mình quản lý trong lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định của pháp luật

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là cấp tỉnh có thẩm quyền

 Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình trong lĩnh vực quản lý đất đai theo phân cấp

 Giải quyết khiếu nại về đất đai mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại, quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng

Bộ trưởng bộ TN&MT có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp trong lĩnh vực quản lý đất đai thuộc phạm vi quyền hạn được nhà nước giao đồng thời giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiếu nại mà Giám Đốc Sở TN&MT đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc thẩm quyền quản lý về đất đai mà Nhà nước giao cho nghành mình

Tổng thanh tra chính phủ giải quyết khiếu nại về đất đai mà Bộ trưởng Bộ TN&MT đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng

I.1.6.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai

Để giải quyết tranh chấp về đất đai thì trước hết UBND cấp xã phải bắt buộc hòa giải Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã nhận đơn

UBND cấp huyện và cấp tỉnh giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà hai bên đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 luật đất đai năm 2003 thì được giải quyết như sau:

 Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì

có quyền yêu cầu đến Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giải quyết, quyết định giải quyết này là cuối cùng

Trang 21

 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ trưởng Bộ TN&MT , quyết định này là quyết định cuối cùng

Còn đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 của luật đất đai năm 2003 thì do tòa án giải quyết

I.1.7 Tranh chấp đất đai

I.1.7.1 Các loại hình tranh chấp đất đai

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất

+ Các tranh chấp tài sản có liên quan đến địa giới đơn vị hành chính ( xã, huyện, tỉnh.)

I.1.7.2 Những tranh chấp đất đai thường gặp

+ Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh thường là do lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng, hoặc có hợp đồng nhưng đơn giản, vì thế sau một thời gian một bên cảm thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên cùng có lợi

+ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Dạng này thường khá phổ biến, việc phát sinh thường do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết, như không trả tiền hoặc không giao đất cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký hợp đồng thấy giá quá rẻ nên rút lại không thực hiện hợp đồng Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không rõ ràng như không nói rõ diện tích, không giao kết ai đóng thuế, làm thủ tục… cũng dẫn đến tranh chấp Thông thường các bên chuyển nhượng đất làm không đúng thủ tục về ký kết hợp đồng, nhiều trường hợp chỉ hợp đồng miệng hoặc làm giấy tờ hợp đồng viết tay rất đơn giản đây là một yếu tố rất dễ xảy ra tranh chấp

+ Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: Tranh chấp này thường xảy ra do người sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế nên tranh giành nhau ngoài ra có trường hợp người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại nhưng di chúc đó trái pháp luật

+ Tranh chấp do lấn chiếm đất: Loại tranh chấp này xảy ra là do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp của Nhà nước đã giao cho người khác, nay tự động chiếm lại canh tác

và dẫn đến tranh chấp

+ Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất: Việc phát sinh là do một bên hoặc hai bên vi phạm hợp đồng chẳng hạn như: Hết thời hạn thuê đất nhưng không giao trả đất , không trả tiền thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê, đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng

+ Tranh chấp hợp đồng thuế chấp quyền sử dụng đất là loại tranh chấp thường phát sinh sau khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết, nhưng bên cam kết nghĩa vụ đã thực hiện không đúng cam kết

Trang 22

+ Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến việc sử dụng đất là loại hình tranh chấp xảy

ra do một hành vi trái pháp luật dẫn đến hủy hoại đất của bên kia, làm cho đất không thể sử dụng được hoặc sử dụng không có hiệu quả

I.1.7.3 Các nguyên nhân tranh chấp đất đai

Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do chiến tranh

Nguyên nhân chủ quan là do sự sai lầm trong chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam trong khoản thời gian

+ Cải cách ruộng đất năm 1953 ở miền Bắc

+ Cải cách nhà đất năm 1977 ở miền Nam

+ Trước đây Nhà nước đã không thừa nhận giá trị hay thuộc tính hàng hóa của đất đai

I.2 Cơ sở pháp lý

Luật đất đai năm 2003

Luật khiếu nại và tố cáo năm 2004

Luật thanh tra năm 2004

Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của luật khiếu nại tố cáo số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội

Nghị định 182/2004/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2004 của Chính phủ về xử phạt

I.3 Cơ cở thực tiễn

Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2006 đến 06/2010

Quá trình Thanh tra, kiểm tra của việc sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Những thuận lợi, khó khăn trong công tác Thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đồng thời những điều đã làm được và chưa làm được trong công tác Thanh tra trong thời gian từ năm 2006 đến 06/2010

I.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu

I.4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

I.4.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Dương thuộc vùng Ðông Nam Bộ, nằm ở toạ độ địa lý 100 69' –11,30'

vĩ độ Bắc, 10606'- 10700' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.749 km về phía Nam

Trang 23

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.695,54 km2, chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên

cả nước

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước

Phía Ðông giáp tỉnh Ðồng Nai

Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương

Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 13

Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn gồm có 3 con sông chính là sông Bé, sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn

Hiện tại các sông đang được khai thác để dùng cho thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng

Các con sông này cùng với nguồn nước ngầm tạo nên nguồn nuớc dồi dào đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho các nhu cầu sản xuất khác và dân sinh

Sơ đồ 3: Sơ đồ Vị trí tỉnh Bình Dương

I.4.1.2 Địa hình, địa mạo

Tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên nên địa hình chủ yếu là dạng đồi núi trung bình, thấp, tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình từ 2- 5 độ, nền đất cao từ 20- 25 m so với mặt biển - Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-

12°, cao trung bình từ 10-30m

Trang 24

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60m

Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với

độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén 2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m

Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao là vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m

I.4.1.3 Khí hậu

Nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80% – 90% và biến đổi theo mùa Độ

ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Tuy nhiên độ ẩm trong năm ít biến động

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là hướng đông, đông bắc Về mùa mưa, gió thịnh hành chủ yếu là gió tây, tây nam

I.4.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Diện tích rừng hiện còn 18.527 ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với 3.905 ha Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phiá Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản

Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán trong nhân dân, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày

 Tài nguyên khoáng sản

Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù Kết quả thăm

dò địa chất cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản gồm: kaolin,đất sét, các loại đá xây dựng, cuội sỏi, laterit và than bùn

Tài nguyên khoáng sản có 104 điểm không đa dạng về chủng loại: Bô xít có 1 tỷ tấn, Kao lanh có 100 triệu tấn, than bùn trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, sét gạch ngói

có 537 triệu tấn

Trang 25

 Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 269.600 ha Có 7 nhóm đất chính, trong đó đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc tụ 12,09%, đất phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể Đất đai Bình Dương thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng và phát triển giao thông đô thị

 Tài nguyên nhân văn

Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh Tỉnh Bình Dương có các vùng đất đỏ trồng cao su và cà phê, vùng đất xám, nơi có đồng cỏ chăn nuôi và trồng hoa màu; vùng đồng bằng sông bồi, nơi có nhiều ruộng lúa, vườn cây ăn trái như Lái Thiêu, nổi tiếng với các loại: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ Các con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé với nhiều kênh rạch, sông con, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tạo điều kiện cho ghe thuyền đi lại thuận tiện Ngoài ra con người Bình dương cũng rất hiếu khách, có tinh thần đoàn kết với nhau để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và vững mạnh

Bình Dương còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch như: Chùa núi Châu Thới; Chùa Hội Khánh; Chùa Long Hưng; Chùa Bà; Làng sơn mài Tương Bình Hiệp; Làng nghề gốm sứ Ngoài ra còn có lễ hội bà thiên hậu tổ chức hằng năm Bình Dương là cửa ngõ phía bắc Sài Gòn, trước kia là vùng có chiến sự ác liệt và kéo dài trong cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ (nhất là ở huyện Bến Cát) Đến Bình Dương du khách có thể đi theo tuyến du lịch dọc sông Sài Gòn, từ vườn trái Lái Thiêu lên thị xã Thủ Dầu Một, đến vùng hồ Dầu Tiếng Các tuyến dọc sông Đồng Nai, theo quốc lộ 13, đường liên tỉnh 741 đến thăm các di tích và thắng cảnh của Bình Phước như Lộc Ninh, Thác Mơ, núi Bà Rá, Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom Bo, khu du lịch hồ Sóc Xiêm

I.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội

I.4.2.1 Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm 2010 cả nước ước tính đạt 3086,1 nghìn ha, tăng 25,4 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 62,2 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha; sản lượng đạt 19,2 triệu tấn, tăng 495 nghìn tấn

Trong vụ đông xuân năm nay, các địa phương phía Bắc gặp khó khăn từ đầu vụ do thời tiết nắng hạn kéo dài nên diện tích gieo cấy ước tính đạt 1147,3 nghìn ha, giảm 3,2 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2009, do đó sản lượng chỉ đạt 6,8 triệu tấn, giảm 32,8 nghìn tấn Ngược lại, thời tiết tại các địa phương phía Nam tương đối thuận nên diện tích gieo sạ lúa đông xuân ước tính đạt 1938,8 nghìn ha, tăng 28,6 nghìn ha

so với vụ đông xuân trước, năng suất đạt 63,8 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha, do đó sản lượng đạt khá với 12,4 triệu tấn, tăng 528 nghìn tấn

Các loại cây trồng đông xuân khác cũng đã cơ bản thu hoạch xong, trong đó sản lượng ngô đạt 2,3 triệu tấn, tăng 12,1% so với vụ đông xuân trước; khoai lang đạt 837,5 nghìn tấn, tăng 12,9%; đậu tương 164,4 nghìn tấn, tăng 121,9% Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, tính đến trung tuần tháng 6, các địa phương đã xuống giống

Trang 26

Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/4/2010, đàn trâu cả nước có 2,9 triệu con, tăng 0,5% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 6 triệu con, giảm 1,4%; đàn lợn có 27,3 triệu con, tăng 3,1%; đàn gia cầm có 277,4 triệu con, tăng 8,1% Sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm tăng khá so với cùng kỳ năm trước do dịch bệnh đã được khống chế kịp thời, trong đó thịt lợn hơi đạt 1,79 triệu tấn, tăng 4,7%; thịt gia cầm hơi đạt 330,7 nghìn tấn, tăng 17%; trứng gia cầm 3278,8 triệu quả, tăng 7,1%

I.4.2.2 Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,7%; ngành công nghiệp khai thác giảm 4%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước tăng 15,7%

Giá trị sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện, nước 6 tháng đầu năm tăng chủ yếu do sản lượng điện sản xuất tăng cao với 15,5% (cùng kỳ năm 2009 tăng 7,9%) Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn huy động từ thủy điện gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn kéo dài và nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và sinh hoạt cũng tăng cao nên khả năng đáp ứng bị hạn chế Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng điện cung cấp cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2009; cung cấp cho ngành công nghiệp và xây dựng tăng 22,2%; cho ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 12,9%; cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 5,6% Thực tế trên đây cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất trong nước đang phát triển với tốc độ nhanh cần có sự điều tiết hợp lý giữa sản xuất và phân phối điện cho các mục đích tiêu dùng, đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh để xảy ra tình trạng thiếu điện kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác 6 tháng đầu năm giảm 4% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhưng giảm 16,2% và sản lượng than khai thác tăng thấp ở mức 5,4%

Khắc phục khó khăn trong sản xuất 6 tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đạt tốc độ tăng khá, nhiều sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Khí hóa lỏng tăng 94,5%; sữa bột tăng 39,4%; lốp ô tô, máy kéo tăng 32,4%; xe tải tăng 32,1%; xe chở khách tăng 30,8%; kính thủy tinh tăng 30,3%; xe máy tăng 29,8%; điều hoà nhiệt độ tăng 27,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 23,1%;

xi măng tăng 19,2%; xà phòng tăng 18,5%; bia tăng 16,6%; quần áo người lớn tăng 15,7% Chỉ số tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp chế biến 5 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Sữa bột tăng 32,5%; thức ăn gia súc, gia cầm tăng 19,3%; bia lon tăng 44,4%; sợi xe từ sợi bông tăng 16,5%; thép tấm tăng 121,3%; gạch lát granit nhân tạo tăng 56,5%; gạch ốp tường tăng 40,8%; tôm đông tăng 9,1%; sữa tươi tiệt trùng tăng 39,1%; sữa bột tăng 32,5%; thức ăn cho thủy sản tăng 11,8%

I.4.2.3 Thương mại và dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm ước tính tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 16,4% Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm, kinh doanh thương nghiệp tăng 27,6%; khách sạn nhà hàng tăng 22,1%; dịch vụ tăng 23,9%; du lịch tăng 32,6%

Vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2010 ước tính tăng 13,4% về vận chuyển và tăng 15,6% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vận tải trung ương

Trang 27

tăng 11,4% và tăng 14,4%; vận tải địa phương tăng 13,9% và tăng 15,9% Vận tải hành khách đường bộ 6 tháng ước tính tăng 14,2% về vận chuyển và tăng 14% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; đường sông tăng 2,9% và tăng 0,6%; đường hàng không tăng 29,7% và tăng 26,9%; đường biển tăng 4,2% và tăng 5,5%; đường sắt tăng 4,4% và tăng 6,1%

Vận tải hàng hóa 6 tháng ước tính tăng 11,4% về vận chuyển và tăng 9,4% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải hàng hoá đường bộ tăng 12,1% và tăng 12,2%; đường sông tăng 5,1% và tăng 1,8%; đường biển tăng 21% và tăng 10%; đường sắt giảm 0,8% và tăng 2,7%

Số thuê bao điện thoại mới 6 tháng đầu năm ước tính đạt 22,8 triệu thuê bao, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 707,7 nghìn thuê bao cố định, giảm 58,7%

và 22,1 triệu thuê bao di động, tăng 18,7% Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến hết tháng 6/2010 đạt 151 triệu thuê bao, tăng 48,5% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 17,5 triệu thuê bao cố định, tăng 10,7% và 133,5 triệu thuê bao di động, tăng 55,4%

Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 6/2010 ước tính đạt 3,4 triệu thuê bao, tăng 33,5% so với cùng thời điểm năm trước Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm ước tính đạt 56,1 nghìn tỷ đồng, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước

Khách quốc tế đến nước ta 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2510,5 nghìn lượt người, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 1595,2 nghìn lượt người, tăng 40,3%; đến vì công việc 502 nghìn lượt người, tăng 44,6%; thăm thân nhân đạt 288,9 nghìn lượt người, tăng 2,9%

Hầu hết khách từ các nước đến nước ta trong 6 tháng đầu năm đều tăng mạnh, trong đó khách đến từ Trung Quốc tăng 92,5%; Cam-pu-chia tăng 88,9%; Hàn Quốc tăng 28,3%; Thái Lan tăng 28,1%; Ôx-trây-li-a tăng 25,7%; Đài Loan tăng 20,5%; Nhật Bản tăng 18,5%

I.4.2.4 Khái quát về dân số, lao động

Theo tổng điều tra dân số vào cuối năm 2009 thì trên đại bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 1,4 triệu người với mật độ dân số là 400 người/km2

Trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Hiện dân số ở nông thôn chiếm 68,90% dân

số toàn tỉnh với 762.310 người; lao động nông nghiệp chiếm 19,1% trong cơ cấu lao động chung của toàn tỉnh Với những số liệu trên cho thấy, để có thể bắt kịp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đào tạo nghề cho nông dân là bức thiết và đòi hỏi cần phải có chiến lược lâu dài

I.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

I.5.1 Nội dung nghiên cứu

Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tình hình Thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất và công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2006-06/2010

I.5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: là phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu về tình hình

Trang 28

Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được, thông qua đó ta phân tích và chọn ra những tư liệu cần thiết cho đề tài Phương pháp phân tích đánh giá: Thông qua tài liệu thu thập được để chọn ra những tài liệu thích hợp cho đề tài qua đó đánh giá sự chênh lệch giữa các năm tiến hành thanh tra, và đưa ra kết luận năm nào làm tốt, chưa làm tốt công tác thanh tra Phương pháp kế thừa: Sử dụng các tài liệu báo cáo hằng năm của Sở cũng như các tài liệu khác đã có sẵn để phục vụ cho đề tài

Phương pháp chứng minh: đưa ra những ví dụ cụ thể của công tác thanh tra đất đai

và tình hình quản lý, sử dụng đất đai qua hoạt động thanh tra

Trang 29

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Nhận xét chung ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

II.1.1 Những thuận lợi

Công nghiệp là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ lệ cao của tỉnh Bình Dương Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, ngoài các ngành truyền thống có lợi thế như công nghiệp chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…, một số ngành công nghiệp mới du nhập vào Bình Dương có kỹ thuật hiện đại, giá trị lớn đang có xu thế tăng nhanh như hoá chất, cơ khí, thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp Địa bàn phân bố công nghiệp chủ yếu tập trung ở phía nam tỉnh Trong thời gian qua, công nghiệp khu vực phía nam của tỉnh thật sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực phía bắc tỉnh cũng đang từng bước được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp từng bước được nâng cao Nhìn chung, công nghiệp là ngành kinh

tế trọng yếu, động lực của tỉnh vì vậy công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh cũng được đẩy nhanh, việc Thanh tra, kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên để đảm bảo việc sử dụng đất của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức…

sử dụng đất đúng mục đích, đúng với quy hoạch chi tiết của địa phương Năm 2009 hầu hết quỹ đất trên địa bàn tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỉnh

đã sử dụng quỹ đất rất có hiệu quả

Tỉnh Bình Dương có nền văn hoá lâu đời, nhiều chùa cổ, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử, du lịch Bình Dương có nhiều điều kiện phát triển Ngành du lịch trong những năm qua tuy chưa có bước đột phá

nhưng doanh thu du lịch cũng tăng bình quân hàng năm 11,7%

II.1.2 Khó khăn

Vẫn chưa khắc phục được nạn hạn hán kéo dài hàng năm làm cho mùa màn người dân bị thất thu dẫn đến việc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tâm lý muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ngày càng nhiều làm cho quỹ đất nông nghiệp những năm gần đây giảm nhiều

Trình độ dân trí còn thấp, số công nhân lao động lành nghề chưa cao Các nghành các cấp còn chưa quan tâm kiệp thời đến việc đào tạo nghề cho nông dân ngoài ra người dân còn tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không xin phép cơ quan Nhà nước cho nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý Nhà nước về đất đai

Trong những năm gần đây vì quá trình công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh trên địa bàn tỉnh cho nên quỹ đất cần cho việc công nghiệp hóa là vô cùng lớn Cơ quan chức năng luôn nhận được rất nhiều đơn thư tố cáo, khiếu nại, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai

Với vị trí rất thuận lợi, gần với Hồ Chí Minh, cơ sở hạ tầng lại rất tốt cho nên Bình Dương là một nơi rất thu hút các nhà đầu tư Công việc thu hồi đất, giải tỏa đền bù cho người dân để đáp ứng cho việc công nghiệp hóa, thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển cũng rất khó khăn

Trang 30

II.2 Tổng quan về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương

II.2.1 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ năm 2006 đến 06/2010

Trong những năm qua, tình hình kinh tế có những diễn biến bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân nhưng toàn ngành đã tích cực, cố gắng ra sức thi đua thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục tham mưu ban hành cụ thể các cơ chế, chính sách pháp luật; củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy; ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ và cải cách thủ tục hành chính, cải cách lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Đồng thời, bước đầu cũng đã quan tâm hơn đến việc thực hiện chủ trương kinh tế hóa, tài chính hóa và xã hội hóa đối với một số lĩnh vực ngành Tài nguyên và Môi trường đặc biệt là vấn đề đất đai nhằm tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự công bằng xã hội

và sự phát triển bền vững của tỉnh Năm 2010 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện hoàn thành Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần VIII vì vậy nhìn chung toàn ngành đã tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra đồng thời các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cũng có liên hệ mật thiết với nhau Các kết quả đạt được trong từng nội dung cụ thể như sau:

II.2.1.1 Công tác quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 873/QĐ-TTg, ngày 01/10/2002 Do tình hình kinh tế có tốc độ phát triển công nghiệp - đô thị nhanh nên việc sử dụng đất của tỉnh có nhiều biến động, quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt có những điểm không còn phù hợp Trước tình hình đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh Bình Dương lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và được Hội đồng Nhân dân thông qua tại Nghị quyết số 58/2005/NQ-HĐND ngày 15/12/2005 và đến ngày 28/11/2007 mới được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 57/2007/NQ-

CP Trong thời gian hai năm chờ Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, kinh tế của Tỉnh tiếp tục phát triển Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu và được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 tại công văn số 2571/UBND-

SX ngày 10/9/2008, hiện nay đang được Chính phủ xem xét phê duyệt điều chỉnh Ngoài ra, Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh chỉ đạo công tác công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất và được UBND tỉnh chỉ đạo tại văn bản số: 466/UBND-SX ngày 28/02/2008 Đã triển khai công bố quy hoạch ở cấp tỉnh và huyện; riêng cấp xã chỉ còn 4 xã, 2 thị trấn của huyện Tân Uyên chưa triển khai do quy hoạch sử dụng đất

cấp xã chưa được phê duyệt

Quí I năm 2010 đã thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ và Quyết định số 88/ QĐ- UBND ngày 21/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thẩm định địa điểm cho 20 dự án đầu tư, có ý kiến chuyên về mặt đất đai cho 14 dự án

Trang 31

Công tác quy hoạch sử dụng đất là vô cùng quan trọng cho nên thông qua việc thanh tra, kiểm tra định kỳ, theo kế hoạch tại các huyện, xã cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là rất nghiêm túc, chu đáo Thông qua thanh tra, kiểm tra cho thấy các huyện, xã đều được lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã được phê duyệt, triển khai công bố quy hoạch Riêng thị trấn Uyên Hưng và thị trấn Tân Phước Khánh của huyện Tân Uyên chưa được triển khai do quy hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt Ngoài ra còn 4 xã của huyện Tân Uyên qua công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa triển khai quy hoạch sử dụng đất do chưa được phê duyệt

II.2.1.2 Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Các dự án thuê đất là 529 dự án, tương ứng diện tích 5.446,48ha, trong đó: Dự án thuê đất trong nước: 381 đơn vị, tương ứng diện tích 4.523,09ha; Dự án thuê đất nước ngoài: 148 đơn vị, tương ứng diện tích 923,39ha

- Giao đất cho các tổ chức: 580 đơn vị, tương ứng diện tích 7.575,6ha

- Từ đầu năm 2010 đến 06/2010 đã thẩm định và hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 162 dự án đã tăng 3,45 lần so với cùng kỳ năm 2009 với diện tích 510,43 ha Trong quý I /2010 đã thực hiện cấp 2.386 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy hầu hết các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh hầu như đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cũng có một số trường hợp người dân khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đơn cử là trường hợp của ông Phan Văn Bảy khiếu nại quyết định hành chính của ông Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Phan Văn Thành Ông Bảy cho rằng phần đất mà ông Thành đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của ông Phan Văn Bảy

- Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy việc cho thêu lại đất của cá nhân, tổ chức vẫn chưa đúng theo quy định của luật đất đai thông qua đó đoàn thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính

II.2.1.3 Công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính

Đã triển khai các phương án đo đạc chỉnh lý biến động trên địa bàn 6 huyện thị: Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo và thị xã Thủ Dầu Một Đến nay các đơn vị thi công đã thực hiện đổ mốc, chôn mốc chuẩn bị cho việc xây dựng lưới địa chính cơ sở

Thực hiện đo đạc bản đồ địa chính theo yêu cầu của người dân và tổ chức, đơn vị, trong 4 tháng đầu năm 2010, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh đã thực hiện

171 hồ sơ đạt 30.53% cùng kỳ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đã thực hiện trích đo, trích lục 8.257 hồ sơ

Công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính trong thời gian qua đã được chú trọng, quan tâm vì vậy đã đáp ứng nhu cầu đo đạc, tách thửa, nhập thửa của nhân dân Công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính hoàn thành tốt cho nên việc thanh tra, kiểm tra công tác này cũng thuận lợi, sai phạm rất ít cho nên việc thanh tra, kiểm tra việc đo đạc chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính của các huyện trên địa bàn tỉnh đã hoàn

Trang 32

II.2.1.4 Về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình,

cá nhân

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn:

từ khi tổng kết công tác cấp GCNQSD đất năm 2006 đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu là tổ chức cấp vét đối với các trường hợp cấp sót và tính lũy kế đến tháng 3/2009, đã cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân 197.998 hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ 97,88% so với tổng số hộ sử dụng đất, tương ứng diện tích 151.674,18ha, đạt 96,53% so với diện tích cần cấp GCNQSDĐ

Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thanh tra Sở đã nhận được rất nhiều đơn thư khiếu nại quyết định hành chính, của UBND cấp huyện về việc không đồng ý quyết định của Chủ tịch UBND các huyện liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân Nhiều lúc vụ việc phức tạp, nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất không rõ ràng hoặc thiên vị, chuộc lợi cá nhân đòi hỏi phải lập đoàn thanh tra, kiểm tra để xác minh, làm

rõ sự việc

Qua công tác thanh tra, kiểm tra về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân ở các huyện đã nắm bắt được số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các huyện cấp cho hộ gia đình, cá nhân

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân

Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình đã nảy sinh rất nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai Nếu vụ việc phức tạp thì phải lập đoàn thanh tra, kiểm tra để xác minh vụ việc sau đó đưa ra cách giải quyết

Hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Sau đây là bảng biểu minh chứng cho vấn đề này:

Trang 33

Bảng 1: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến năm 2009

Số hộ Diện

tích(h a)

Số giấy Số hộ Diện

tích(ha)

Số hộ được cấp

Diện tích được cấp

(Nguồn: UBND tỉnh Bình Dương)

II.2.1 5 Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động sử dụng đất

Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động trong những năm qua có làm nhưng không

thường xuyên, kịp thời ở các cấp Hiện nay, chỉ chỉnh lý cục bộ theo từng xã, huyện,

tỉnh chưa thực hiện việc chỉnh lý đồng bộ tại 3 cấp (xã, huyện và tỉnh)

Bình quân mỗi năm có hơn 100.000 lượt hồ sơ chỉnh lý biến động các loại Riêng

năm 2009, tổng số lượt đăng ký biến động sử dụng đất cấp tỉnh là 889 hồ sơ, đăng ký

biến động sử dụng đất cấp huyện là 99.225 hồ sơ

Đã lập dự án “ Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất

đai” của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008- 2010 Hiện đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định

Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy việc cập nhập, chỉnh lý biến động sử

dụng đất chưa thường xuyên, còn cục bộ, công tác cập nhập chỉnh lý biến động còn yếu kém , chập so với biến động ngoài thực địa

II.2.1.6 Công tác kiểm kê, thống kê

Tổng hợp và hoàn thành công tác thống kê đất đai các năm 2006, 2007 và 2008

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w