1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KE HOACH CAI TIEN CHAT LUONG

26 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

KE HOACH CAI TIEN CHAT LUONG tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

Trang 1

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

TS NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CLGD

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

Kế hoạch cải tiến chất lượng

là gì?

pháp (công việc) mà nhà trường cần thực hiện để đổi mới từng bước và toàn diện từng lĩnh vực, từng khâu

và từng hoạt động giáo dục

 Kế hoạch cải tiến chất lượng có thể là những việc làm được ngay trong một khoảng thời gian ngắn, không cần đòi hỏi nhiều nhân lực, vật lực, nhưng cũng

có thể cần khoảng thời gian nhiều hơn (một năm học, hai đến ba năm, thậm chí trong một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục) và cần nhiều điều kiện để thực hiện

Trang 3

Những yêu cầu cơ bản của

Kế hoạch cải tiến chất lượng

1 Kế hoạch cải tiến chất lượng phải hướng tới việc phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu trong từng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục

2 Kế hoạch cải tiến chất lượng phải cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường (con người, tài chính, cơ

sở vật chất,…); phù hợp với cơ chế, chính sách hiện hành và phải xác định rõ mốc thời gian thực hiện

Trang 4

Những yêu cầu cơ bản của

Kế hoạch cải tiến chất lượng

3 Kế hoạch cải tiến chất lượng phải bảo đảm tính tổng thể Phải đặt các công việc cần cải tiến của mỗi tiêu chí trong tổng thể của tất cả các tiêu chí Hội đồng tự đánh giá và lãnh đạo nhà trường phải cân nhắc, điều chỉnh, cân đối sao cho phù hợp với điều kiện thực tế

4 Cần chú ý đến sự phối hợp, kết hợp những công việc có liên quan đến nhau

Trang 5

Những điểm cần chú ý khi xây

dựng kế hoạch cải tiến chất lượng

1 Xác định chính xác điểm mạnh của nhà trường trong tiêu chí đó Điểm mạnh không chỉ là sự vượt lên trên mức trung bình mà nhiều khi là những việc đã làm được, những kết quả đã đạt được; những chỉ tiêu, mục tiêu đã hoàn thành…

2 Xác định chính xác điểm yếu của nhà trường trong tiêu chí đó Không nên đồng nhất khái niệm điểm yếu với khuyết điểm

Trang 9

Những điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch cải tiến chất

lượng

3 Phải xem xét các điều kiện hiện có của mình (về cơ

sở vật chất, về đội ngũ, về trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, về tài chính,…) và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương để đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp Tránh định kiến là cứ phải có nhiều tiền, có nhiều người thì mới cải tiến được chất lượng Thục tế là chỉ cần phát huy hết khả năng, điều kiện hiện có của nhà trường là đã có thể giải quyết được khá nhiều việc

Trang 10

Những điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch cải tiến chất

lượng

4 Đặt những dự kiến, đề xuất của nhà trường trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách hiện hành Hạn chế đến mức cao nhất việc nêu những kiến nghị, đề nghị với cấp trên, nhất là những vấn đề thuộc về cơ chế và chính sách Vấn đề mà nhà quản lý cần phải đối mặt là trong điều kiện như thế, trong cơ chế chính sách như thế, nhà trường và người quản lý cần làm gì, phải làm gì để khắc phục

Trang 11

Những điểm cần chú ý khi xây

dựng kế hoạch cải tiến chất

lượng

5 Kế hoạch cải tiến chất lượng không chỉ chú ý khắc phục điểm yếu mà còn phải chú ý phát huy điểm mạnh Những điểm mạnh hiện tại có thể sẽ trở thành điểm yếu trong thời gian rất gần, nếu như chúng ta không có biện pháp duy trì và phát huy nó

Trang 12

Những điểm cần chú ý khi xây dựng kế hoạch cải tiến chất

lượng

6 Không nên dùng những từ ngữ chung chung, hiểu thế nào cũng được; những từ ngữ hô hào khẩu hiệu, sáo rỗng như: “đẩy mạnh”, “tăng cường”, “tiếp tục phát huy”, “tuyên truyền”, “nâng cao nhận thức”,

Trang 13

Thực hành

Nghiên cứu kế hoạch cải tiến chất lượng trong trích đoạn báo cáo tự đánh giá Tiêu chí 3, Tiêu chuẩn 5 của Trường mầm non X, trường để:

1 Nhận xét về kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường trong tiêu chí

2 Giúp nhà trường hoàn thiện kế hoạch cải tiến chất lượng của tiêu chí

Trang 14

1 Mô tả hiện trạng

94,2% trẻ nghe các lời nói giao tiếp và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi như: nhận ra sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức giận, nghe và thực hiện các chỉ dẫn

liên quan đến 2, 3 hành động, biết cách sử dụng ngôn ngữ

để giao tiếp với cô với bạn… [H5-5-03-01]; [H5-5-01-01].

94,2% trẻ có khả năng diễn đạt những mong muốn của mình bằng các cách khác nhau như: sử dụng lời nói, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ phù hợp, biết dùng lời nói để bày tỏ nhu cầu và

ý nghĩ của bản thân Tuy nhiên, do đặc thù của tiếng địa

phương nên trẻ cũng bị ảnh hưởng, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói sai dấu [H5.5.03.02].

Trang 15

1 Mô tả hiện trạng (tiếp)

Kết quả đánh giá trẻ theo chỉ số áp dụng trong độ tuổi thì 96,6% trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp, có một

số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi, đạt được các chỉ số về sử dụng lời nói trong giao tiếp phù hợp với độ tuổi theo kết quả mong đợi về phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, đặc biệt, trẻ mẫu giáo lớn có kỹ năng ban đầu về đọc, viết đáp ứng được các yêu cầu học tập ở cấp học tiếp theo Tuy nhiên, bên

cạnh đó vẫn còn một số trẻ có khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp còn hạn chế (chậm, nói

ngọng, diễn đạt chưa mạch lạc…) 03-03]; 03-04]; [H5-5-03-01]

Trang 16

[H5-5-3 Điểm yếu

Khả năng diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế: trẻ nhỏ rụt rè trong giao tiếp, diễn đạt

chưa mạch lạc, nói ngọng “l – n”; “x – s”, trẻ hay nói

nhầm giữa dấu “~” thành dấu “?” do ngôn ngữ địa

phương

Trang 17

4 Kế hoạch cải tiến chất lượng

chuyên môn cho giáo viên về phương pháp, kỹ năng

sư phạm, hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế

hoạch và tăng cường tổ chức các hoạt động rèn luyện cho những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo cá nhân

và nhóm ở từng chủ đề của năm học Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trang 18

có một số kỹ năng ban đầu về đọc và biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế… phù hợp với độ tuổi Đặc biệt, trẻ mẫu giáo lớn được trang bị đầy đủ kỹ năng ban

đầu về đọc, viết để đáp ứng được các yêu cầu học tập

ở cấp học tiếp theo

Trang 19

Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi

a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;

b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;

c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.

Trang 20

Nhận xét

 Kế hoạch không cụ thể, không có giải pháp, biện pháp khả thi; không rõ ai làm, nguồn lực, thời gian thực hiện và thời điểm hoàn thành;

chú ý đến củng cố, duy trì, phát huy điểm mạnh

Trang 21

Gợi ý cách tư vấn cho nhà trường

Công việc cần thực hiện Người thực

hiện

Điều kiện

để thực hiện

Không

Ghi âm lời nói của trẻ bị

ngọng và cho trẻ nghe lại để

sửa phát âm

Giáo viên Thiết bị ghi

âm lời nói của trẻ

Mỗi trẻ 15 phút/

ngày, liên tục trong 1 tháng (từ ngày đến ngày )

Sử dụng thiết bị hiện có (máy ghi âm; radio cassette; điện thoại, )

Trang 22

Gợi ý cách tư vấn cho nhà trường

Công việc cần thực hiện Người

thực hiện

Điều kiện

để thực hiện

Thời gian thực

hiện

Dự kiến kinh phí

Tổ chức các hoạt động đọc

đồng dao, bài thơ, hò vè có

chứa các âm đầu “l, n, s, x”

để rèn luyện phát âm đúng

cho trẻ

Giáo viên Băng/đĩa

CD, chuyện

kể, bài thơ.

Thực hiện trong các giờ có hoạt động làm quen với văn học

Mua sách và đĩa

CD 500 nghìn đồng/năm

Tăng cường hoạt động đọc

thơ, kể chuyện, đóng kịch

trong sinh hoạt hàng ngày

Giáo viên Không Thực hiện hằng

ngày trong các hoạt động có liên quan

Không

Trang 23

Gợi ý cách tư vấn cho nhà trường

Công việc cần thực hiện Người

thực hiện

Điều kiện

để thực hiện

Thời gian thực

hiện

Dự kiến kinh phí

Thực hiện hoạt động trò

chuyện với trẻ theo chủ đề

vào sáng thứ hai hàng tuần

Giáo viên Không Thứ hai hàng

tuần

Không

Phối hợp với cha mẹ trẻ dạy

trẻ phát âm Cung cấp sách,

truyện, những bài đồng dao

có chứa các âm đầu “l, n, s,

x” phù hợp với trẻ cho cha

mẹ trẻ

Giáo viên Sách,

truyện Hằng tháng Do cha mẹ trẻ đảm nhiệm

Trang 24

Gợi ý cách tư vấn cho nhà trường

Công việc cần thực hiện Người

thực hiện

Điều kiện

để thực hiện

chuyên môn

Mời cán

bộ Phòng GDĐT triển khai

Tháng 8/2016 (2 ngày)

3.000.000 đồng

Giao chỉ tiêu cho các lớp để

giáo viên thực hiện

Hiệu trưởng Không Đầu năm học Không

Dự giờ mẫu, thảo luận về

phương pháp tổ chức giờ

học dạy trẻ sửa ngọng: “l -

n”, “s –x”, “~” thành “?”.

Các tổ chuyên môn Không Mỗi tháng 1 lần trong năm học

2016 -2017 và các năm tiếp theo

Không

Trang 25

Gợi ý cách tư vấn cho nhà trường

Công việc cần thực hiện Người

thực hiện

Điều kiện

để thực hiện

Thời gian thực

hiện

Dự kiến kinh phí

Tổ chức các hoạt động tập

thể cho trẻ trong nhà trường

(văn nghệ, hội thi bé khỏe,

bé đẹp, ) tăng cường hoạt

động giao tiếp để phát triển

ngôn ngữ của trẻ.

Ban Giám hiệu và giáo viên

Trang thiết

bị, nhân lực

Hằng năm Theo dự toán

cho từng hoạt động trong kế hoạch năm học của trường

Trang 26

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Ngày đăng: 25/10/2017, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w