1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết đẹp và buồn của kawabata (2016)

64 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 655,03 KB

Nội dung

Phụ nữ Nhật Bản cũng không nằm ngoài ngoại lệ, chúng ta đã biết đến văn học Nhật Bản với một dòng văn học nữ tính thời Heian tồn tại suốt ba thế kỉ mà tiêu biểu là Izumi Shikibu, Murasak

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

TS Nguyễn Thị Bích Dung

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – trường ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn văn học nước ngoài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa,

tổ, đặc biệt là TS Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên

Nguyễn Thị Mai

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Bích Dung, tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được công

bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Mai

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Lý do khoa học 1

1.2 Lý do sư phạm 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 9

3.1 Đối tượng nghiên cứu 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Cấu trúc của luận văn 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1:ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĐẸP VÀ BUỒN 11

1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật 11

1.2 Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Đẹp và buồn 13

1.2.1 Vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật qua “con mắt” của Kawabata 14

1.2.2 Người phụ nữ trong Đẹp và buồn – Biểu trưng của cái đẹp Nhật Bản 16

1.2.2.1 Thế giới hình tượng người phụ nữ trong Đẹp và buồn – thế giới đa sắc màu 17

Trang 6

1.2.2.2 Tâm hồn, tình yêu của người phụ nữ – vẻ đẹp và nỗi buồn 27

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĐẸP VÀ BUỒN CỦA KAWABATA 36

2.1 Miêu tả chân dung nhân vật 36

2.2 Khám phá thế giới nội tâm nhân vật 40

2.3 Đặt nhân vật trong thế giới thiên nhiên 45

2.4 Ngôn ngữ đối thoại giàu chất thơ 48

2.5 Khám phá thế giới đời sống riêng tư với những số phận đầy ám ảnh 51

KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Năm 1968 Y Kawabata đƣợc trao giải nobel văn học với ba tiểu

thuyết nổi tiếng: “Xứ tuyết”(1947), “Ngàn cánh hạc”(1951), “Cố Đô”(1962)

Những sáng tác của ông lấp lánh một tình yêu với cái đẹp, với những vẻ đẹp cội nguồn sâu thẳm của văn hóa truyền thống mà chỉ có ở xử xở Phù Tang

Từ tác phẩm đầu tiên cho đến tác phẩm cuối cùng, Kawabata đã trở thành du khách lang thang đi tìm vẻ đẹp Nhật Bản Vẻ đẹp Nhật Bản trong quan niệm của ông có thể là hoa anh đào, trà đạo, vẻ đẹp kimono, nghệ thuật Geisha,

Trang 8

thiên nhiên diễm lệ hay vẻ đẹp thuần phong mĩ tục…Nhưng hơn cả là vẻ đẹp của người phụ nữ xứ Phù Tang Vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật Bản trong các sáng tác của Kawabata đặc biệt trong các cuốn tiểu thuyết luôn là đề tài hấp dẫn đối với người say mê văn chương xứ Phù Tang

Phụ nữ từ ngàn đời nay có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và văn học, họ không chỉ trở thành nhân vật trung tâm của các thể loại văn chương mà còn là những tác giả tiêu biểu trong mọi dòng văn học Phụ nữ Nhật Bản cũng không nằm ngoài ngoại lệ, chúng ta đã biết đến văn học Nhật Bản với một dòng văn học nữ tính thời Heian tồn tại suốt ba thế kỉ mà tiêu biểu là Izumi Shikibu, Murasaki Shikibu, Sei Shonagon.Trong các sáng tác của mình, Kawabata luôn kiếm tìm những vẻ đẹp mong manh, tinh khiết của người phụ nữ với lòng thành kính, ngưỡng mộ Từ cô vũ nữ trong tiểu thuyết

“ Vũ nữ Izu”; Komako, Yoko trong “Xứ tuyết”; Ôta, Fumiko trong “Ngàn

cánh hạc”, những cô gái trong “Cô gái say ngủ” đến Otoko, keiko trong tiểu

thuyết “Đẹp và buồn” đều mang vẻ đẹp nữ tính, thánh thiện , ngây thơ hay

thâm trầm sâu sắc Họ đều trở thành những nhân vật trung tâm trong các sáng tác của ông, có lẽ vì vậy mà Kawabata được người ta cho rằng ông là người hiểu tâm lý phụ nữ một cách tinh tế nhất Việc tìm hiểu hình tượng người phụ

nữ qua tiểu thuyết của Kawabata có ý nghĩa lớn đến việc tiếp cận các phương diện nghệ thuật trong các sáng tác của ông

1.2 Lý do sư phạm

Văn học nước ngoài nói chung, văn học Nhật Bản nói riêng đã có mặt trong chương trình dạy học ngữ văn từ rất lâu, nhưng cả người dạy và người học gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận những nét văn hóa và tư tưởng của các tác giả nước ngoài cùng với đó là tư liệu hiếm hoi Vì vậy việc tìm hiểu tác phẩm của Kawabata giúp giáo viên trong tương lai có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt văn học Nhật Bản Từ

Trang 9

đó có nhũng định hướng, liên hệ ,mở rộng khi dạy các tác phẩm của Nhật Bản như thơ Hai kư của Basho Và giúp các em biết trân trọng và giữ gìn những nét đẹp cội nguồn sâu thẳm và bền vững của văn hóa dân tộc

Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Hình tượng người

phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Y Kawabata với hi vọng phần

nào khám phá những vẻ đẹp con người Nhật Bản

2 Lịch sử vấn đề

Y Kawabata là nhà văn, tiểu thuyết gia lỗi lạc của Nhật Bản, ông là người Nhật đầu tiên và là người thứ ba châu Á đạt giải thưởng Nobel văn học

năm 1968 với ba tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố Đô cùng với lời

nhận xét: “Nghệ thuật kể chuyện tinh tế cùng sự nhạy cảm cao độ đã thể hiện được nét tinh túy trong tâm hồn Nhật Bản”

Kawabata sinh ra tại một thành phố nhỏ ở Osaka - thành phố công nghiệp lớn của Nhật Bản.Yasunari Kawabata sinh ra trong một gia đình học thức Gia đình ông tuy sống ở gần một đô thị đông đúc trù phú nhưng đời sống không có gì khá giả Cha ông là bác sĩ nhưng yêu thích văn hóa nghệ thuật, mẹ nội trợ trong gia đình Ông có một tuổi thơ đầy bất hạnh, cha mẹ Kawabata lần lượt qua đời để lại hai đứa bé yếu ớt cho ông bà nội Không lâu sau ông bà nội qua đời, Kawabata cùng chị gái về sống cùng bà ngoại Nhưng mất mát này cứ nối tiếp mất mát kia, năm Kawabata 9 tuổi, chị gái và bà ngoại cũng qua đời Những nỗi đau mất mát này tạo cho ông một vết thương tâm tính trong các sáng tác Kawabata đuợc ông gửi tới một trường dành cho trẻ em nghèo ở gần thành phố Osaka Năm mười ba tuổi ông bắt đầu say mê văn chương Kawabata bắt đầu sưu tầm thơ Haiku của Basho, ông tìm đọc tiểu thuyết Genji và các tác phẩm văn học cổ điển khác

Trang 10

Năm mười lăm tuổi ông bắt đầu viết văn, bên giường bệnh của ông

ngoại, tác giả đã hoàn thành cuốn “Nhật kí tuổi mười sáu” “Nhật kí tuổi

mười sáu” cho chúng ta thấy một cậu thanh niên Kawabata điềm tĩnh, hơn thế

nữa nhờ vào tác phẩm này người đọc thấy một Kawabata đầy tình cảm và do hoàn cảnh mà trưởng thành sớm Cuốn nhật kí này cũng là khởi điểm cho sự nghiệp văn chương của Kawabata Thời gian sau cuộc chiến tranh lần thứ nhất, cuộc sống của ông rơi vào tình trạng khó khăn, ông phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, như viết báo, làm những công việc vặt để cố gắng hoàn thành luận án tốt nghiệp.Sau khi tốt nghiệp đại học (1924) Kawabata trở thành một trong những nhà sáng lập tạp chí văn nghệ thời đại, đại biểu cho trào lưu Tân cảm giác

Năm 1925, tiểu thuyết “Vũ nữ Izu” ra đời, truyện được liên tưởng theo

mối tình mãnh liệt thời đại học giữa Kawabata với cô gái mười lăm tuổi, sự hủy hôn bất ngờ của cô gái đã làm cho Kawabata dường như gục ngã, những hoài niệm trong lòng đã giúp Kawabata xây dựng nên cốt truyện, đây là thành công văn chương đầu tiên của Kawabata, kể về mối tình lãng mạn của một chàng sinh viên lãng mạn với một vũ nữ biểu tượng cho cái đẹp trinh bạch vô tội

Tiểu thuyết “Xứ tuyết” (1947), “Ngàn cánh hạc”(1951) đã thể hiện

đươc nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu tả tâm lý phụ nữ

Năm 1948 đến 1965 Kawabata giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản, sau năm 1959 ông là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế Năm 1953 Kawabata trở thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản Năm 1959 ông được tặng Huân chương mang tên Goethe tại Frankfurt

Năm 1968 Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học Khi trao giải thưởng cho ông, đại diện Hội đồng Giải thưởng Nobel

đã nhấn mạnh: “vì nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện

được bản chất và tư duy Nhật Bản”

Trang 11

Bốn năm sau, năm 1972, nhà văn tự sát bằng hơi độc tại nhà riêng Đó là một điều rất khó hiểu vì Kawabata luôn phản đối việc tự sát Phải chăng như

Kawabata đã từng viết : “Tốt nhất là hãy từ bỏ cõi trần này khi mọi người yêu

mến và kính trọng

Với hơn 40 năm sáng tác, ông để lại một sự nghiệp văn chương vô cùng to lớn tiêu biểu cho tâm hồn Nhật Bản Ngoài ba tiểu thuyết đạt giải Nobel, Kawabata còn nhiều tác phẩm khác được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác

Chính sự đóng góp to lớn cho nền văn học Nhật Bản cũng như văn học toàn thế giới, các sáng tác của Kawabata đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình và nghiên cứu trên toàn thế giới

Năm 1971, nhà xuất bản Matxcova đã xuất bản tuyển tập tác phẩm của ông với nhan đề Y.Kawabata –sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật Đến năm 1975, tiếp tục giới thiệu tác phẩm Y.Kawabata sự tồn tại và khám phá cái đẹp, từng

có cả tình yêu và sự căm thù

Trong Lời giới thiệu giải Nobel văn học năm 1968 của tiến sĩ Ande- Sterling thành viên Viện hàn lâm Thụy Điển, Y.Kawabata được biết đến như một nhà văn tiêu biểu cho tâm hồn Nhật Bản, “người thấu hiểu một cách tinh

tế tâm lý phụ nữ” và bằng “sự nhạy cảm lớn lao, đã biểu hiện tinh túy tâm hồn Nhật Bản” Trong bài Kawabata- Con mắt nhìn thấu cái đẹp(1974) nhà nghiên cứu người Nga- N.T.Phendorenko đã dành cho Xứ tuyết sự quan tâm đặc biệt

Người dân Việt Nam tiếp xúc với các bản dịch về các tác phẩm của Kawabata một cách say mê, nhiệt thành như chiêm ngưỡng những vì sao tinh

tú nhất trên bầu trời văn học

Vương Trí Nhàn với “Chân dung nhà văn”, tuần báo văn nghệ 2001, Lưu Đức Trung với Bước vào vườn hoa văn hóa Châu Á…đã dựng nên những nét cơ bản nhất về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Kawabata

Trang 12

Lưu Đức Trung bàn về thi pháp tiểu thuyết Kawataba – nhà tiểu thuyết lớn Nhật Bản, trong tạp chí văn học số 9 Bài viết đã nêu ra thi pháp đặc trưng trong sáng tác của Kawabata là thi pháp Chân không

Năm 1991, Nhật Chiêu có bài Kawabata- người cứu rỗi cái đẹp được đăng lên tạp chí văn học số 16 Ông khẳng định thế giới trong tác phẩm của Kawabata “thường hiện ra trong vẻ đẹp bất ngờ trước khi ta tìm cách lý giải chúng” Đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, cái đẹp và thời gian là thứ có thể dễ dàng cảm nhận được nhưng khó giải thích được, nhất là trong sáng tác của Kawabata Nếu đi tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Kawabata thì vấn đề của nhà nghiên cứu này càng nhận được sự đồng tình nhiều hơn

Năm 1999, trong Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 2, Nguyễn Thị Bích Dung có bài viết: “Y.Kawabata – Người sinh ra bởi vẻ đẹp của Nhật Bản”

Tạp chí văn học số 15(tháng 6/2001) có bài: “Đọc Xứ tuyết suy nghĩ về cái nhìn huyền ảo của Y.Kawabata”,

Tạp chí văn học tháng 2 năm 2002, Nhật Chiêu viết về “Thế giới Kawabata Yasunary trong tác phẩm của ông”

Nghiên cứu một cách khá đầy đủ, hệ thống về con người, quan điểm tư tưởng , tư duy nghệ thuật và sáng tác của Y.Kawabata, Thụy Khuê trong bài

Từ Murasaki đến Kawabata(2005) đã phân tích, lý giải sâu sắc về nguồn gốc, ảnh hưởng của truyền thống Nhật Bản trong sáng tác của Y.Kawabata Theo Thụy Khuê “Y.Kawabata – Tâm hồn Nhật Bản”, một trong những biểu hiện

rõ nhất trong sáng tác của ông là vẻ đẹp của người phụ nữ

Trong tạp chí nghiên cứu văn học số 7 năm 2005, Đào Thị Thu Hằng

có bài viết: “Yasunary Kawabata giữa dòng chảy Đông Tây” đã nghiên cứu

sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với nhà văn Kawabata, nhưng cuối

Trang 13

bài viết tác giả lại kết luận: văn hóa phương đông vẫn là gốc rễ trong tư tưởng nhà văn này

Nguyễn Thị Mai Liên với bài viết “Y.Kawabata – Lữ khách muôn đời

đi tìm cái đẹp” trong tạp chí nghiên cứu văn học số 11 năm 2005 Bài viết đã

đi nghiên cứu sâu vẻ đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata trên nhiều phương diện như vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục và vẻ đẹp tâm hồn con người Nhật Bản , từ những vẻ đẹp khiêm nhường, vẻ đẹp thanh tao, trong sáng, vẻ đẹp thanh xuân, vẻ đẹp hài hòa cho đến vẻ đẹp u buồn, hư ảo

Các bài viết trên thường đi sâu vào việc nghiên cứu các quan điểm nghệ thuật, thẩm mĩ hay các thi pháp tiểu thuyết của Kawabata để từ đó khám phá ra nét đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata Trong khóa luận này chúng tôi muốn khám phá ra vẻ đẹp Nhật Bản trên phương diện nét đẹp của

người phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Kawabata

Tiểu thuyết “Đẹp và buồn” được sáng tác năm 1964, là một trong

những tác phẩm cuối cùng của nhà văn, dường như nó cũng là quan niệm thẩm mĩ và diện mạo văn chương của ông

Đẹp và buồn là khúc nhạc dịu dàng của số phận, tình yêu và thiên nhiên; phản ánh rõ nét tâm hồn và cốt cách người Nhật Giọng văn của Kawabata thong thả, như nhẩn nha dạo bước

Ngay phần mở đầu cuốn tiểu thuyết, khi giới thiệu về nhà văn có đoạn viết:

“Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại

cố đô để nghe chuông giao thừa Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại một mối hận tình hai mươi năm trước Cái mầm của bất an tiềm tàng hai thập niên bỗng trở thành một loài cây độc Cây độc cho hoa độc, đem sự hôn mê đến đa mê tang tóc cho những nhân vật chính cũng như phụ”

Câu chuyện được kể bắt đầu bằng một sở thích được nghe tiếng chuông chùa vào đêm giao thừa của một người đàn ông trung niên, là một nhà văn

Trang 14

Tại đây, Oki nhớ về những kỉ niệm, khắc khoải về người yêu cũ, cô gái khi ấy mới mười sáu tuổi – Otoko Mặc dù đã ba mươi mốt tuổi đã có gia đình nhưng Oki và Otoko vẫn đem lòng yêu nhau Kết quả Otoko có thai và sinh non không cứu được đứa bé Do quá đau lòng Otoko bị bệnh và đưa vào điều trị ở nhà thương điên Vì không muốn con gái đau lòng và nhớ về tình cũ, mẹ của Otoko đã đưa con gái rời Tokyo đến Kyoto Oki quay về sống cùng vợ con và trong thời gian đó ông viết tiểu thuyết “cô gái tuổi mười sáu” Khi Fumiko- vợ của Oki đánh máy văn bản cuốn tiểu thuyết này, do quá đau đớn,

mà bà bị sẩy thai Nhưng phải nói cuốn tiểu thuyết này đã đem lại nguồn kinh

tế lớn cho gia đình, sức khỏe của Fumiko cũng dần khỏe lại và họ cũng sinh được hai người con Nói về Otoko- người tình cũ, cũng là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Oki, sau hơn hai mươi năm Otoko đã trỏ thành danh họa nổi tiếng Otoko đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp đằm thắm và nàng vẫn chưa lập gia đình

Sau hơn hai mươi năm gặp lại, tình cũ vẫn xao xuyến trong lòng mỗi người, nhưng Otoko có quan hệ đồng tính luyến ái với cô học trò của mình là Keiko

Vì quá say đắm cô giáo của mình và do sự ghen tuông, thù hận, Keiko đã quyến rũ Oki và con trai ông nhằm rắp tâm phá vỡ gia đình nhà văn này Keiko rủ con trai Oki đi biển, chàng trai này chết đuối Không ai biết con trai Oki chết do tai nạn hay bị Keiko giết, truyện không hề đề cập đến nhưng ai cũng hiểu rằng Keiko đã giết Đoạn kết thật buồn

ngoại hình, tài năng, tâm hồn của phụ nữ Nhật với cái buồn của mối thương đau giày vò tâm can, với thăng trầm của cái gọi là tình yêu, rồi tình dục, sex,

và gia đình, về người đàn ông và người đàn bà, về mối quan hệ tay ba, về oan trái đồng tính, nỗi buồn của sự ghen tuông, thù hận Phải công nhận văn chương Nhật có nét riêng quá trội và đi xa, đi xa hơn văn chương ta nhiều quá Cả về tư duy trình độ trí tưởng tượng, nghệ thuật và tầm vóc

Trang 15

Cũng như “Ngàn cánh hạc”, “Đẹp và buồn” là một câu chuyện xuyên

thế hệ, những ân oán từ đời trước chuyển sang đời này, cứ như thế mãi không chấm dứt Cái khiến độc giả ngạc nhiên là trong truyện của Kawabata, những nhân vật ấy đón nhận những sự hằn thù, ân oán đó như thể nó là một lẽ hết sức tự nhiên trong đời sống Cái cách miêu tả nhẹ như mây mà sao đau đớn

dữ dội hơn sóng biển rất nhiều

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của

Kawabata

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Việc khảo sát hình tượng người phụ nữ ở đây chỉ tập trung khảo sát,

nghiên cứu trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Kawabata

Tuy nhiên để tiện cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh chúng tôi

có thể mở rộng ra các tác phẩm khác

4 Mục đích nghiên cứu

Với việc nghiên cứu đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Đẹp và buồn của Kawabata” nhằm mục đích làm nổi bật vẻ đẹp của con người Nhật Bản đặc biệt là người phụ nữ Nhật trên nhiều phương diện : Vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, tâm hồn và tấm lòng trong trắng tinh khôi trong quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Kawabata Qua đó ta còn thấy tài năng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và văn phong của nhà văn, thấy được những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc nói riêng và văn học toàn thế giới nói chung

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phố hợp nhiều phương pháp

Phương pháp khảo sát tác phẩm; phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu; phương pháp tổng hợp, nâng cao vấn đề

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận , nội dung khóa luận chia làm 2 chương:

Chương 1: Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn”

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ trong “Đẹp và buồn” của Kawabata

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI

PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẸP VÀ BUỒN”

1.1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật

Nhắc đến hai chữ “nghệ thuật” đôi khi người ta nhầm tưởng nó là hiện thân của những thứ hoa mĩ, diễm lệ, của những cái thuộc về lãng mạn, viển vông, xa rời thực tế, nhưng thực chất nghệ thuật luôn đi liền với thực tế, nó bám sát cuộc sống, và dựa vào hơi người đời vì vậy mới nói nghệ thuật là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách chân thực, là người thư kí trung thành của thời đại Và để phản ánh cuộc sống một cách chân thực, nghệ thuật phải lấy hình tượng làm phương tiện thể hiện Ở bất kì loại hình nghệ thuật nào từ hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh cho đến văn học đều cần lấy hình tượng làm đối tượng để phản ánh cuộc sống và thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ

Vậy hình tượng nghệ thuật là gì? Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật

Theo Timophiep thì: “ Hình tượng nghệ thuật là bức vẽ đầy cảm xúc của người nghệ sĩ về đời sống, nhất là đời sống con người Bức vẽ ấy vừa cụ thể vừa khái quát, được xây dựng bằng hư cấu tưởng tượng mang giá trị thẩm

mỹ rõ rệt”

Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên nhũng hiện tượng có thật mà tái hiện một cách có chọn

Trang 18

lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tưởng tượng của người nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thường nhất cũng trở thành các hình tượng đẹp có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc nhất và thể hiện được những tư tưởng, tâm tư,tình cảm của tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc

Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và

lý tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình Từ chính đặc điểm này

mà hình tượng nghệ thuật có khả năng tái hiện lại cuộc sống một cách chân thực và toàn vẹn Vậy nên, khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật, ta như tận mắt chứng kiến, được tham gia vào câu chuyện đời thực mà tác giả đề cập Cảm giác này càng thể hiện rõ hơn trong những loại hình nghệ thuật mà hình tượng giàu tính tạo hình, có khả năng tác đọng trực tiếp vào các giác quan của người thưởng thức như: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh…, nhưng riêng với loại hình văn học, người ta không chỉ được sống dậy các cảm giác mà còn thức dậy các giác quan, văn học kéo người ta về quá khứ rồi lại đẩy người ta về hiện tại và tương lai Hình tượng nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực mà còn thể hiện thái độ chủ quan của người nghệ sĩ đối với hiện thực ấy Như vậy hình tượng nghệ thuật là hình thức, là kí hiệu của một tình cảm, tư tưởng, một nội dung nhất định, là sản phẩm của người nghệ

Nếu không có hình tượng sẽ không có nghệ thuật hình tượng nghệ thuật đối với tác phẩm nghệ thuật như một tế bào đối với cơ thể sống Nó không chỉ là phương thức tái hiện thế giới khách quan, là nhân tố góp phần truyền tải thông điệp của tác giả đối với mọi người mà còn là tâm hồn, bản ngã của người nghệ sĩ, nó khẳng định phong cách cái tôi và tài năng của họ Mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu khác nhau để thể hiện hình tượng, nếu hội họa lấy màu sắc, đường nét làm chất liệu; âm nhạc lấy chất

Trang 19

liệu là giai điệu, âm thanh,…để xây dựng hình tượng thì văn học lai lấy ngôn

từ làm chất liệu xây dựng hình tượng hay nói cách khác hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ

1.2 Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn”

Thạch Lam đã từng nói: “ Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường Công việc của nhà văn

là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức” Chọn hình tượng người phụ nữ làm đối tượng cho các sáng tác của mình không phải đến Kawabata mới có mà hình tượng độc đáo đó đã trở thành hình tượng trung tâm, xuyên suốt văn học Nhật Bản cổ xưa Trên thế giới cũng không ít những nhà văn đã chọn hình tượng người phụ nữ làm đề tài sáng tác của mình như: L.Tonxtoi, R.Tagore, Thạch Lam, Nguyên Hồng…nhưng điều mà chúng

ta nhận thấy là không phải ai cũng khắc họa được hình tượng người phụ nữ toàn bích đến vậy Nếu trong văn học Việt Nam, người phụ nữ hiện lên với số phận bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, sống trong cảnh nghèo khó, bị gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai, đau đớn là vậy nhưng hình tượng người phụ nữ luôn hiện lên với vẻ đẹp nội tâm sâu sắc như: Chị Dậu, người đàn bà hàng chài, người vợ nhặt hay Mị - người con dâu gạt nợ…thì trong dòng chảy của văn học Nhật Bàn, người phụ nữ được ca ngợi với vẻ đẹp tuyệt mĩ, nhà văn thường đặt nhân vật vào một tình yêu thanh cao, bất diệt để thấy được tâm hồn thánh thiện, tấm lòng hi sinh cao cả của người phụ nữ Nhật Bản Trong

“Đẹp và buồn” , Kawabata không chỉ ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, tài năng của

người phụ nữ mà ông còn đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ tay ba để thấy được sự phức tạp, giày xé, sự hi sinh, chịu đựng và tấm long vị tha…của các nhân vật

Trang 20

1.2.1 Vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật qua “con mắt” của Kawabata

Kawabata được mọi người cho là người thấu hiểu được tâm hồn người phụ nữ nhất Chưa có một nhà văn nào đi sâu vào thể xác và tâm hồn người phụ nữ đến thế Như thể ông “trích dẫn” tâm hồn ấy trong não trạng dân tộc, trong thiên nhiên đất nước ông

Sáng tác của Y.Kawabata là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp Từ tiểu thuyết đầu tiên cho đến tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông luôn hấp dẫn bởi vẻ đẹp người phụ nữ Ông luôn bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp tinh túy, trong sáng, kiều diễm Đối với ông dường như đó là bản chất, đặc trưng của cái đẹp làm nên vẻ đẹp Nhật Bản

Y.Kawabata có đôi mắt kì lạ, những ai đã được chiêm ngưỡng chân dung ông đều bị thu hút bởi đôi mắt đó, đôi mắt như xuyên thấu tâm hồn con người, có thể nói đó là đôi mắt của thầy phù thủy, và đôi mắt ấy luôn thường trực hướng về những vẻ đẹp văn hóa truyền thống cổ xưa của Nhật Bản, đặc biệt luôn hướng về vẻ đẹp người phụ nữ xứ Phù Tang Ông đã dùng năng lực của đôi mắt phù thủy ấy của mình để đưa nhân vật vào tiểu thuyết để nhân vật trong tác phẩm của ông trở thành những nhân vật có một không hai, điều lý thú là họ cũng gắn liền với những hoạt động thường ngày, trong cuộc sống đời thường như bao nhân vật khác

Kawabata xây dựng hình tượng người phụ nữ xứ Phù Tang với quan niệm “phụ nữ đồng nghĩa với cái đẹp” Đó là vẻ đẹp của ngoại hình, tài năng, phẩm chất, vẻ đẹp của trái tim bồ tát Vẻ đẹp ấy được cảm nhận qua đôi mắt của du khách lang thang đi tìm cái đẹp

Đọc văn của Kawabata ta nhận thấy một thế giới thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống của nước Nhật và vẻ đẹp thanh tao, kiễm lệ, yêu kiều của người phụ nữ xứ Phù Tang Văn của Kawabata mang một nỗi buồn xuyên suốt tác phẩm, cái đẹp gắn liền với nỗi buồn, một nỗi buồn bàng bạc, thấm

Trang 21

đẫm vào cảnh vật Khi đọc sáng tác của Kawabata ta thấy có sự gần gũi với giọng văn của Thạch Lam Nhưng nếu Thạch Lam hướng ngòi bút của mình vào những người phụ nữ nghèo đói, khốn khổ, bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh

thần như Mẹ Lê trong “Nhà mẹ Lê”, Tâm (Cô hàng xén), Dung (Hai lần

chết)… thì trong các sáng tác của mình, Kawabata hướng ngòi bút của mình

vào người phụ nữ ở mọi tầng lớp xã hội Đó có thể là nàng vũ nữ Izu, cô kĩ

nữ, bà nội trợ hay một danh họa nổi tiếng….Thế giới hình tượng người phụ

nữ trong những sáng tác của Kawabata rất phong phú và đa dạng Nhưng tựu chung ở họ là vẻ đẹp kiêu sa kiều diễm và một tâm hồn thánh thiện, cao thượng và giàu lòng vị tha, mang một vẻ đẹp của xứ sở Phù Tang

Hầu hết những người phụ nữ trong sáng tác của ông đều đẹp, phản chiếu một vẻ đẹp bên trong, mơ hồ và khó nắm bắt Mỗi nhân vật có những dấu ấn riêng nhưng ở họ đều tràn trề nữ tính Komako thánh thiện và trần tục,

tỉnh táo và đam mê, Yoko lạnh lùng và cháy bỏng, thơ ngây và thâm trầm (Xứ

tuyết) Kioko nhạy cảm, tinh tế và thủy chung (Thủy nguyệt) Fumiko kín đáo,

sâu sắc Otto buông thả, đắm say (Ngàn cánh hạc) Dường như với Kawabata,

phụ nữ bao giờ cũng là hiện thân cho cái đẹp, cho khao khát vươn tới nơi những người đàn ông Vẻ đẹp đến sững sờ ở dung nhan yêu kiều và tâm hồn thánh thiện của họ, thực sự đã “cứu vớt thế giới” Ngay cả vẻ đẹp của những

cô gái trong “Người đẹp say ngủ” cũng được đặc tả với một vẻ đẹp say mê,

kiều lệ

Tiểu thuyết “Đẹp và buồn” không nhiều nhân vật người phụ nữ, mỗi

nhân vật có một nét đặc biệt riêng, trong đó chứa đựng những nét đẹp và nỗi buồn trong tính cách, tâm hồn, trong bi kịch tình yêu và cuộc sống Một Otoko xinh đẹp, kiều diễm, thuần khiết, thủy chung sâu sắc trong tình yêu, một người phụ nữ giàu lòng vị tha Một Fumiko âm thầm chịu đựng, dành tình yêu thương đối với chồng, một người vợ sống lặng lẽ, hi sinh và giàu lòng cao thượng Ở đó ta còn bắt gặp một Keiko xinh đẹp, quyến rũ luôn nung

Trang 22

nấu ý định trả thù nhưng lại có một trái tim hết sức thơ dại, tha thiết yêu

thương Nhìn chung các nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và

buồn” đều mang một vẻ đẹp tao nhã, kiều diễm, đẹp không chỉ ở ngoại hình

mà còn ở phong thái ung dung trầm tĩnh như nét trầm mặc của cố đô và vẻ đẹp tâm hồn con người Nó mang một nét đặc trưng của người phụ nữ Nhật Bản dịu dàng, thanh thoát, trầm tĩnh Nhưng ở mỗi nhân vật lại mang trong mình một nỗi buồn riêng, nỗi buồn tình ái, nỗi buồn chia ly và những cái chết đau thương của những người thân yêu Ở mỗi hình tượng người phụ nữ trong

“Đẹp và buồn” luôn ẩn chứa vẻ đẹp song hành cùng nỗi buồn như chính tên

mà tác giả đã đặt cho tiểu thuyết của mình Có người đã từng nói “Văn học là

vẻ đẹp của nỗi buồn”, xem xét nó ở góc độ quan niệm của Kawabata có lẽ là đúng như vậy Trong các sáng tác của Kawabata đều là những câu chuyện tình đầy éo le từ quá khứ đến hiện tại, người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất

vẫn là người phụ nữ Tiểu thuyết “Đẹp và buồn” cũng nằm trong mạch cảm

xúc như vậy Đa số người phụ nữ trong tác phẩm của ông đều có một bề ngoài khả ái, tâm hồn và trái tim nhân hậu tuyệt vời, họ luôn khao khát được sống, khao khát được yêu và luôn là người hi sinh thầm lặng cho tình yêu của mình vì vậy số phận của mỗi người phụ nữ trong sáng tác của ông đều mong manh dễ vỡ, chịu bi kịch của tình yêu

1.2.2 Người phụ nữ trong “Đẹp và buồn” – Biểu trưng của cái đẹp Nhật Bản

Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” đều mang đến cho bạn

đọc một nỗi ám ảnh Ám ảnh bởi số phận của mỗi nhân vật, Otoko một người phụ nữ xinh đẹp, thuần khiết, yêu chân thành, có một trái tim nhân hậu nhưng

số phận đầy đau đớn Một Keiko vừa đáng thương vừa đáng trách, bởi nàng

có vẻ đẹp trong trắng tinh khôi, nàng yêu say đắm nhưng lại có những hành vi đáng trách Một Fumiko âm thầm hi sinh tình yêu cho chồng, một người phụ

Trang 23

nữ không hề ghen tuông thái quá như nhân vật trong tác phẩm mà chồng mình

đã dựng nên Việc xây dựng hình tượng mỗi người phụ nữ mang một vẻ khác nhau đều là dụng ý của nhà văn Nhưng tựu chung lại đều làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật Bản

1.2.2.1 Thế giới hình tượng người phụ nữ trong “Đẹp và buồn” – thế giới

đa sắc màu

Hầu hết các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Kawabata đều mang một

vẻ đẹp toàn bích Tại sao lại như vậy, đơn giản bởi nó được nhìn dưới con mắt của người lữ khách đi tìm cái đẹp, của một nhà văn có đôi mắt phù thủy nhìn thấu tâm hồn người phụ nữ và am hiểu cái đẹp, bởi một “Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp” Chính vì thế mà người phụ nữ trong tiểu thuyết của ông luôn có sức ám ảnh đối với bạn đọc

1.2.2.1.1 Otoko – Hiện thân vẻ đẹp diễm kiều của cố đô

Nếu qua con mắt của lữ khách trong “Vũ nữ xứ Izu”, độc giả bị cuốn

hút bởi vẻ đẹp trẻ trung, tràn đầy sức sống của cô gái mười bảy tuổi với vẻ thanh sạch như “con suối tràn nước sau trận mưa ánh lên ấm áp dưới ánh

nắng mặt trời vào ngày mùa thu trong veo…” và đến “Xứ tuyết” chúng ta còn

thấy vẻ đẹp của người phụ nữ xứ phù tang được tập trung qua hai hình ảnh: Komako và Yoko Yoko với “giọng nói trong vắt”, “đôi mắt đẹp tuyệt vời”

một vẻ đẹp cổ xưa huyền bí “Ngàn cánh hạc” lại khắc họa Fumiko với vẻ

đẹp “chiếc cổ dài và đôi vai đầy đặn…miệng nàng rộng hơn, tuy nhiên môi

nàng lại mím chặt lại” Thì đến tiểu thuyết “Đẹp và buồn” qua con mắt Oki,

nàng Otoko có một vẻ đẹp rất riêng, không cần đặc tả nhiều chi tiết ngoại hình, vóc dáng vẫn làm cho người đọc hình dung Otoko có một vẻ đẹp kiều diễm Hình ảnh nàng xuất hiện khi Oki – người tình cũ của nàng nhìn thấy ảnh nàng trong một tập san “Ảnh chụp nàng tay cầm cọ, mặt cúi xuống,

Trang 24

nhưng vầng trán và sống mũi người đàn bàn không lẫn được với ai Bao nhiêu năm qua, nàng không mập ra, dáng người vẫn mảnh mai thanh tú” Người phụ

nữ ngoài bốn mươi tuổi vẫn mảnh mai, thanh tú như cái ngày nàng còn mười sáu tuổi trong tâm trí Oki Trong con mắt của người tình cũ sau hơn hai mươi năm không gặp, nàng vẫn không thay đổi là bao Người phụ nữ đã từng sinh con và trải qua bao ngày trong nhà thương điên cùng với sức tàn phá của thời gian, người phụ nữ ấy vẫn toát nên vẻ thanh tú, mảnh mai

Trong truyện, tác giả cũng miêu tả vẻ đẹp của Otoko qua con mắt của Oki “ Ông xúc động vì cái vẻ đẹp của người con gái nhỏ, sững sờ vì nét dung nhan mỹ miều quá sức tưởng tượng, ông quay lại” Đó là vẻ đẹp mỏng manh, hao huyết của người con gái nhỏ mười sáu tuổi

Đối với “ người ngoài cuộc chắc chỉ thấy chân dung một nữ nghệ nhân

đã tới Kyoto sinh sống và trở thành một nhan sắc diễm kiều của cố đô” qua lời của Oki, thì những người biết đến Otoko là một danh họa đã nhận xét nàng

là một người phụ nữ diễm kiều của cố đô Chẳng cần phải dùng những câu văn miêu tả Otoko thì vẻ đẹp của nàng vẫn hiện lên với vẻ kiều diễm, thanh

tú, một vẻ đẹp mỏng manh, hao huyết, một dung nhan mĩ miều thông qua trí tưởng tượng của bạn đọc

Khi trò chuyện với Keiko, nàng luôn băn khoăn, lo sợ Oki đã vỡ mộng khi gặp nàng sau hơn hai mươi năm, nhưng Keiko đã khẳng định rằng “ Ông

ta mới là người phải sợ làm cô vỡ mộng Em ngưỡng mộ cô, em thấy cô đẹp hơn hết mọi người em đã gặp” Lại một lần nữa các nhân vật khác lên tiếng với vẻ đẹp của Otoko

Không chỉ sở hữu ngoại hình làm say đắm lòng người, Otoko còn có tài năng hội họa, không chỉ vẽ giỏi mà nàng còn có năng lực cảm thụ các tác phẩm hội họa Ngay phần mở đầu, Otoko xuất hiện với tư cách là một danh họa theo trường phái cổ điển Otoko có một bức tranh trong buổi triển lãm

“bông hoa mẫu đơn : “bông hoa đỏ vẽ trực diện lớn hơn hoa thật rất nhiều vài

Trang 25

chiếc lá hiếm hoi và một nụ trắng điểm trên nhánh non phía dưới” Đó là một cảm nhận đầy tinh tế và sáng tạo của người nghệ sĩ Bức tranh đã thu hút sự chú ý của bao người trong buổi triển lãm, Oki đã mua bức tranh đó và khĩ

“treo cao trên tường , bức tranh tạo ra một ấn tượng khác khi treo ở phòng triển lãm đông người bông hoa mẫu đơn đỏ quá khổ trông như thực thể siêu hình, và cô đơn như tỏa ra từ nội tâm sâu kín của hoa” Bức tranh ấy không chỉ có màu sắc, có hương vị mà còn thể hiện được cảm nhận đầy tinh tế và sáng tạo của người nghệ sĩ, không chỉ vậy bức tranh ấy nói lên được cái tâm của hoa, nói lên được cái tâm của Otoko Otoko vẽ cái tâm của hoa để nói lên cái nội tâm sâu kín trong lòng nàng, một nỗi cô đơn tràn ngập trong con người nhỏ bé ấy Bông hoa trên bức vẽ ấy tưởng chường như vô hình, dưới nét vẽ của Otoko nó như một thực thể siêu hình, như mang nặng một nỗi niềm, một

sự cô độc như chính con người Không chỉ có cái sáng tạo và sự điêu luyện trong nét vẽ, người nghệ sĩ ấy còn có cái cảm nhận tinh tế sâu sắc và đầy sức sáng tạo của con người nhạy cảm mới có thể vẽ được bức tranh có hồn đến vậy

Không chỉ vẽ được tâm của hoa, tâm của người, Otoko còn phác họa đồi chè hết sức sinh động Có lẽ đồi chè ấy đã gợi lên nỗi đau chia ly, nỗi đau

ấy như thấm vào lòng người, cảnh vật cho nên mỗi khi thấy đồi chè ấy, nó tạo

ra một ấn tượng mạnh đối với nàng Mỗi khi nàng phác họa đồi chè ấy nó không còn như thực nữa khiến cho Keiko tưởng nàng đang vẽ tranh trừu tượng, nhưng nàng không phải đang vẽ tranh trừu tượng “Em mới hay vẽ trừu tượng Tuy nhiên cô kể ra hơi bạo, đi dùng toàn một màu lục Nhưng cô muốn thử hài hòa màu nhạt của lá non và màu đậm của lá già, cũng như cái mềm mại của gió đang dậy sóng trong đám lá chè” Sự sáng tạo trong nét vẽ ấy là

do một tâm hồn tinh tế trước những cảnh vật và sự trải đời của một người họa

sĩ Sự khổ đau, chia ly, mất mát như đã in đậm trong mỗi bức vẽ của nàng

Trang 26

Nếu bức vẽ của Keiko mang chút điên dại của tuổi trẻ thì ở Otoko nét vẽ ấy

có sự vững chắc của người trưởng thành đã trải qua bao sóng gió cuộc đời

Rồi ngoài tài năng ấy, người ta còn kinh ngạc hơn , tài năng ở nàng không chỉ dừng lại ở việc khác họa cảnh vật, những thứ vô tri vô giác trở nên

có hồn, sống động, mang một nội tâm sâu kín mà nàng còn nắm bắt được tâm trạng của người vẽ tranh, nàng có một năng lực cảm thụ nghệ thuật vô cùng tinh tế Khi xem tranh của học trò Keiko, nàng đoán ra cô học trò ấy có điều tâm trạng suy nghĩ khác thường “Otoko xem tranh, nét mặt từ từ thay đổi Thoáng nhìn nàng không hiểu bức phác họa mực tầu này muốn vẽ gì, nhưng một đời sống huyền bí hiển hiện trong tranh Nét tài năng này chưa bao giờ

thấy nơi Keiko”

Có thể xem Otoko là người con gái tài sắc vẹn toàn Nếu Komako trong

“Xứ tuyết” hiện lên như một tài nữ với tiếng đàn Shamirin thì Otoko lại biết

đến là một danh họa, nàng không chỉ có sức sáng tạo và nét vẽ điêu luyện của người nghệ sĩ mà nàng còn vô cùng tinh tế và nhạy cảm khi thổi được cái hồn vào mỗi bức tranh Dường như nhà văn đã thiên vị nhân vật Otoko khi giành cho nàng sự ca ngợi nhiều đến thế Người con gái này mãi là sức hấp dẫn lớn đối với độc giả

1.2.2.1.2 Keiko – Hiện thân vẻ đẹp đầy quyến rũ và bí ẩn

Không chỉ Otoko, vẻ đẹp của Keiko cũng là cái đẹp đầy ám ảnh về cả ngoại hình lẫn tính cách

Đoạn văn miêu tả lần đầu tiên gặp gỡ giữa Oki và Keiko, đã cho ta thấy Keiko là người con gái càng nhìn càng thấy vẻ say đắm, quyến rũ: “Oki quay lại nhìn cô gái Lúc ở khách sạn, ông đã thấy cô đẹp Giờ đây nhìn lại, bán diện cô mỹ miều làm sao Cổ cô mảnh cao, và vành tai xinh đẹp tuyệt vời Dung nhan như cô bé, không ai có thể bỏ qua” Ở đây tác giả đã chú ý đến hai chi tiết khi nhìn bán diện Keiko, đó là cổ và tai Không phải ngẫu nhiên lại có

Trang 27

sự chú ấy bởi theo quan niệm của người Nhật chiếc cổ là bộ phận đẹp nhất

trên cơ thể người con gái Trong “Ngàn cánh hạc” ngay cả người phụ nữ

ngoài bốn mươi tuổi Ota cũng được miêu tả như người thiếu nữ với “chiếc cổ trắng khá dài và đôi vai đầy đặn cân đối với chiếc cổ thanh tú” Chiếc cổ cao mảnh là một trong những tiêu chuẩn về cái đẹp của người Nhật Bản, Keiko sở hữu chiếc cổ cao mảnh và vành tai tuyệt đẹp, Keiko như là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật, một vẻ đẹp thanh tú Khi ở khách sạn Oki thấy nàng đã đẹp rồi nhưng “giờ đây nhìn lại, bán diện mỹ miều làm sao” Ngay đầu tác phẩm, vẻ đẹp của Keiko đã hiện ra với một ấn tượng khó quên trong lòng độc giả, dường như vẻ đẹp ấy nó đã lấn át các nhân vật khác

Vẻ đẹp của Keiko mỗi lúc hiện ra một rõ nét hơn, vẻ đẹp ấy như có một lực hấp dẫn đặc biệt, Oki đã cảm nhận vẻ đẹp của Keiko “ngắm bán thân Keiko qua khung cửa sổ, ông thấy người con gái như trái cây chín tới” Đó là

vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn và mơn mởn sức xuân Sự so sánh vẻ đẹp của Keiko như “trái cây chín tới”, nhà văn như thổi luồng gió xuân vào vẻ đẹp trẻ trung, năng động, đầy sức quyễn rũ của người con gái mới chừng hai mươi Vẻ đẹp

ấy khác vẻ vẻ đẹp mảnh mai, mong manh, hao huyết của người con gái mười sáu tuổi – Otoko Đó là vẻ đẹp được cảm nhận qua cái nhìn của người đàn ông Oki

Vẻ đẹp của Keiko còn được cảm nhận qua cái nhìn của vợ Oki Với Fumiko, có cái cảm nhận tinh tế của một người đàn bà “cô ta đẹp như gái liêu trai” “Ôi, nó đẹp như ma, như quỷ” Có thể nói rằng qua đôi mắt và sự linh cảm tinh tế của người đàn bà, Fumiko cảm nhận vẻ đẹp ấy có điều gì bất trắc, không ổn định, và bất thường Đó là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ và huyền bí Fumiko cảm nhận “nó đẹp như ma quỷ” là nàng cũng khẳng định Keiko có một vẻ đẹp quyến rũ đặc biệt, nó đem đến sự nguy hiểm, huyền bí khó đoán Nhìn Keiko, dường như Fumiko có linh cảm không hay sẽ xảy ra và khi miêu

tả vẻ đẹp huyền bí của cô gái này, nhà văn đã như ngầm dự báo số phận của

Trang 28

hai người đàn ông khi bị Keiko quyến rũ, đi theo con đường tình ái đầy gai góc hận thù Vẻ đẹp kì dị huyền bí ấy lại một lần nữa được cảm nhận bởi Oki

“Ông nói đùa , nhưng ông đang cười nhưng ông phải dừng lại nửa chừng vì cái đẹp quyến rũ mà kì dị của cô gái” Nhưng ông lại nói rằng “vành tai em đẹp quá Bán diện em đẹp như thiên thần” Không chỉ Oki, mà Taichiro cũng khen tai nàng đẹp “tai cô trông rất khêu gợi” và đến chính cô giáo Otoko phải khen ngợi “tai em đẹp như bông hoa lạ” Vẻ đẹp của người con gái này luôn tạo cho người một sức hút kì lạ, nó vừa mang sự huyền bí, kì dị của ma quỷ vừa mang vẻ đẹp của thiên thần Phải chăng thiên thần và ác quỷ tồn tại trong

vẻ đẹp của người con gái này Khi nhìn thấy vẻ đẹp của Keiko , người thì thấy nàng là mối họa, khiến họ lo sợ, người lại thấy nàng như thiên thần

Càng tiếp xúc với Keiko, Oki và Taichiro đều cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt ở người con gái này “Làn da mịn trên cái cổ mảnh và dài ửng đỏ lên một chút” hay “Taichiro bị lôi cuốn bởi màu hồng nhạt trên cái cổ trắng xinh đẹp lộ ra dưới những món tóc chải ngược lên đỉnh đầu” rồi “Keiko ngẩng lên nhìn Taichiro Nét mày cong đều đặn vẽ nhạt hơn làn mi một chút làm đôi mắt đen lánh như ngọc huyền Vành môi tô nhạt, nhưng đôi má không phấn Keiko trông ngây thơ ngoan ngoãn” Ở mỗi chi tiết, ta đều thấy hiện lên vẻ đẹp mặn mà, đài các, vẻ đẹp ấy không chỉ thánh thiện mà còn mang một phong thái rất riêng khiến Taichiro bị hớp hồn, bỏ qua lời khuyên ngăn của

mẹ chấp nhận ở lại cùng cô Cái lực hấp dẫn mạnh mẽ ấy không chỉ được miêu tả qua các chi tiết bên ngoài mà còn được thể hiện qua những bộ phận nhạy cảm sâu kín bên trong của người con gái: “Đàn ông nào lại không bị quyến rũ bởi người đàn bà mà mỗi bên vú lại tạo một tạo ra một khoái cảm khác nhau Ít nhất cũng muốn thử hai bên như một” Qua hình ảnh ấy, Keiko hiện lên với một vẻ đẹp quyến rũ qua từng đường nét, chi tiết Keiko mang một vẻ đẹp thánh thiện nhưng bên cạnh đó còn là một vẻ quyến rũ, liêu trai,

đó là một vẻ đẹp đầy bí ẩn, kì lạ

Trang 29

Và chính Otoko, cô giáo của nàng, cũng đã thừa nhận những nét đẹp ở nàng, từ bàn tay, đến lông mày, và nhất là cái cổ của cô Không ít lần Kawabata đã đặc tả chi tiết cái cổ, cũng bởi “Cái cổ thơ ngây lạ lùng, mảnh

dẻ, xinh xắn, ngồn ngộn trẻ trung” Vẻ đẹp của Keiko cứ thế mà hiện ra qua từng câu, từng chữ, tựa như một ma lực, để rồi chính Otoko cũng bị cuốn vào mối luyến ái say đắm trong với nàng

Khác với Otoko, Keiko là nhân vật được nhà văn đặc tả vẻ đẹp qua nhiều chi tiết nhất, từ chiếc cổ thanh tao, cái tai xinh xắn đến cả những ngón tay, bàn chân: “Ngón chân cô gái thanh và xinh đẹp đến nỗi như không phải

là ngón chân người” Hay: “Anh nắn nót từng ngón tay cô gái, và anh lúng túng vì chúng quá xinh đẹp Chúng thanh tao như không phải ngón tay người

mà là ngón tay tiên, sẵn sàng biến đi Anh còn có cảm tưởng chúng có thể tách rời khỏi bàn tay Keiko Anh muốn hôn những ngón tay xinh đẹp cũng mảnh mai như cô gái” Vẻ đẹp thanh toát ấy như chỉ có ở thần tiên hay ma quỷ mới có Chưa thấy một nhân vật nào của Kawabata lại mang một vẻ đẹp vừa dịu dàng vừa quyến rũ, nổi loạn, vừa mang vẻ thánh thiện của thần tiên vừa mang vẻ liêu trai, bí ẩn và kì dị của ma quỷ Nếu Yoko, komako mang vẻ đẹp trong trắng, trinh nguyên thì Keiko mang vẻ đẹp thánh thiện và trần tục

Ngay khi ốm, dường như mất hết sức sống, cô gái ấy vẫn hiện lên một

vẻ xinh đẹp khiến người nhìn phải mủi lòng: “Mớ tóc rối trải ra trên gối, đen tuyền như còn đẫm nước Môi hé mở để lộ hàm răng xinh đẹp Hai cánh tay dưới chăn duỗi hai bên hông Cô gái nằm đấy, đầu ngay ngắn trên gối, nét thơ ngây làm Otoko mủi lòng” Otoko giận vì Keiko mang trong mình kế hoạch trả thù nhưng nàng đã khiến Otoko phải mủi lòng vì nàng quá xinh đẹp

Không chỉ sở hữu một ngoại hình làm say đắng lòng người mà Keiko còn có tài năng khiến cho moi người phải ghen tỵ, chính cô giáo Otoko nhiều lúc cũng cảm thấy thua kém học trò của mình Keiko có năng lực cảm thụ và

Trang 30

có năng khiếu vẽ tranh trừu tượng, trong những bức tranh của nàng có chút gì

đó điên cuồng

Nàng là một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng đầy tài năng và hấp dẫn, vì vậy mỗi bức tranh của nàng không phải để ngắm nhìn bằng mắt thường mà để cảm nhận và phải cảm nhận bằng các giác quan Hãy thử quan sát bức tranh của Keiko mà xem: “Một tấm có tên Cây Mận, nhưng chỉ vẽ một bông mận độc nhất to như đầu đứa trẻ, không cành, không thân Còn nữa, cánh hoa màu

đỏ lẫn với cánh hoa màu trắng Màu đỏ của những cánh đỏ gồm nhiều cung bực đậm nhạt khác nhau Bông hoa không bị họa sĩ làm cho biến dạng, nhưng

rõ ràng không phải là một bông hoa để trang trí” Nếu nhìn bằng mắt thường

nó là một bức tranh kì lạ, hẳn không phải để trang trí và không phải ai cũng

có thể hiểu bức tranh đó vẽ gì và khó có thể hiểu được ý đồ của người họa sĩ Bức tranh ấy không giống như bức tranh hoa mẫu đơn của cô giáo Otoko, nếu bức tranh hoa mẫu đơn nắm được cái tâm của hoa, cũng như nắm được cái tâm của lòng người thì bức tranh hoa mận của Keiko lại toát lên được nguồn sinh lực kì lạ: Một nguồn sinh lực kỳ lạ như vận chuyển bên trong, và bông hoa như đang lắc lư.” Bức tranh ấy như thấy được cái thần, cái biến chuyển bên trong của bông hoa, làm cho bức tranh trở nên sinh động có sức sống và hấp dẫn như vẻ xinh đẹp của Keiko

Tranh trừu tượng là loại tranh kén người nhìn, không phải ai cũng có thể hiểu được bức tranh ấy nói lên điều gì Người xem tranh đã tinh tế người

vẽ tranh lại còn tài năng và tinh tế hơn nữa, tranh trừu tượng không chỉ đơn giản ở việc phân bố màu sắc làm cho vui mắt mà người họa sĩ đưa người thưởng thức tranh đi từ thế giới trừu tượng trở về thế giới hình tượng và tạo nên cảm xúc Qua bức tranh ấy Keiko đã khơi gợi cảm xúc trong lòng hai vợ chồng Oki:

“Oki thấy lóe lên trong đầu tia sáng và mọi chuyện tỏ tường Rõ ràng

là Cây mận tượng trưng cho mối tình Otoko dành cho ông Còn bức tranh

Trang 31

không tên xem ra cũng một đề tài Trong tấm này, Keiko trát phẩm khoáng chất lên bên trái dưới khoảng giữa tranh một chút, và nhỏ phẩm nước xuống Mảng màu sáng như một ô cửa sổ, nhìn vào đấy, ông thấy được linh hồn bức tranh Linh hồn ấy là tình yêu còn lửa Otoko đã giữ lại cho ông”

Bức tranh ấy không phải là bức tranh bình thường, nó đánh thức mọi cảm xúc, kí ức trong lòng của những người trong cuộc Bằng cây cọ, Keiko

đã trực tiếp kể lại câu chuyện tình của Oki và Otoko, bức tranh ấy còn làm lóe sáng lên linh hồn và tình yêu sâu kín của người con gái bị phụ tình Keiko đã nói hộ những nỗi niềm cho cô giáo, bức tranh ấy như có một dòng điện truyền đến trái tim và lý trí của người xem, khiến cho Oki khi đối diện với bức tranh ấy mà tường tận được mọi chuyện

Tài năng của Keiko ngày càng hiện rõ qua những bức tranh khiến người xem phải “tức tưởi” bởi những bức tranh ấy mang một nét tư duy kì dị, như bức tranh đồi chè là một ví dụ: : “Đồi chè mà trông như sóng cuộn Một biển màu lục của lá chè nhờ tuổi trẻ của em mà dậy thủy triều lên Thoạt tiên

ta đã tưởng em vẽ một trái tim đang vỡ tung thành những ngọn lửa” Từ một

màu xanh lục, một gam màu không tươi tắn và vui vẻ nhưng nó lại gợi nên một sức sống mãnh liệt của một trái tim đang yêu nồng nàn Bức tranh chỉ một gam màu xanh lục nhưng nó khiến người xem tưởng tượng như một ngọn lửa, vốn dĩ chỉ màu đỏ hoặc cam mới khiến người ta liên tưởng như vậy Điều

kì diệu ấy được vẽ bởi chính tài năng, trái tim và những ấn tượng rất đỗi kỳ lạ

từ người con gái tài sắc này

Tài năng của Keiko càng khiến người ta kinh ngạc, đôi khi chỉ cần nhìn những bức phác họa của nữ họa sĩ này: “Otoko xem tranh, nét mặt từ từ thay đổi Thoáng nhìn nàng không hiểu bức phác họa mực tầu này muốn vẽ gì, nhưng một đời sống huyền bí hiển hiện trong tranh Nét tài năng này chưa bao giờ thấy nơi Keiko” Tài năng ở nàng ngày càng vi diệu hơn nữa, đó không chỉ là sự thể hiện tinh tế mà đó còn là sự cảm nhận, Keiko đã đưa cảm xúc,

Trang 32

đời sống nội tâm khó diễn tả của lòng mình đi vào trong tranh, tức là nàng đã đưa cả những điều khó nắm bắt vào trong bức tranh của mình

Keiko là nhân vật nữ tài sắc vẹn toàn, cả sắc đẹp và tài năng đều ẩn chứa những điều huyền bí, khó nắm bắt, nhưng càng khó hiểu càng hấp dẫn

và quyến rũ Vì vậy nhân vật này luôn là điều thu hút độc giả quan tâm

1.2.2.1.2 Fumiko – Hiện thân vẻ đẹp thầm lặng, cô đơn

Vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật không được Kawabata miêu tả một cách đầy đủ mà vẻ đẹp ấy chỉ hiện lên qua những đường nét tiêu biểu Những đặc điểm ngoại hình ấy đôi khi chỉ là những tiểu tiết Có lẽ vì vậy mà nhân vật Fumiko – người vợ của Oki không được khắc họa nhiều những đặc điểm ngoại hình như những người phụ nữ khác nhưng nhân vật ấy vẫn toát lên những vẻ đẹp mang đậm chất người phụ nữ Nhật Có nhiều người cho rằng

Fumiko đã bị mờ nhạt so với hai nhân vật nữ còn lại trong “Đẹp và buồn”

Nhưng có lẽ chính vì không nổi bật nên người phụ nữ này lại thu hút được sự chú ý của bạn đọc Fumiko không được tác giả miêu tả quá nhiều về ngoại hình, người đọc chỉ biết đến một Fumiko là vợ của Oki đồng thời cũng là thư

kí đánh máy, là một người phải chịu nhiều nỗi đau vì tình yêu vì sự ghen tuông nhen nhói trong lòng Fumiko đẹp trong mắt bạn đọc có lẽ vì đó là người phụ nữ đẹp trong tâm hồn, đẹp vì sự thầm lặng Đây chính là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Nhật Bản

Nếu Keiko được đặc tả qua nhiều chi tiết để tôn lên vẻ đẹp vừa thánh thiện vừa liêu trai, làm toát nên vẻ đẹp quyến rũ, kì lạ, vẻ đẹp ngoại hình của Otoko được miêu tả một cách hết sức đặc biệt, đó là sự khắc họa bằng cảm nhận của Oki, bằng sự liên tưởng của độc giả thì vẻ đẹp của Fumiko không được nhà văn chú trọng nhiều Có thể nói Kawabata không dành nhiều thời gian để khắc họa nhân vật này, duy nhất chỉ có đôi ba dòng để nói lên vẻ đẹp của Fumiko sau khi đã bình phục về cả thể chất lẫn tinh thần: “Tóc nàng khi

Ngày đăng: 25/10/2017, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w