1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn:TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN pot

121 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn
Tác giả Phạm Thanh Hùng
Người hướng dẫn Hồng Như Mai, Giáo sư khoa học Ngữ Văn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn
Năm xuất bản 1999
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (5)
  • II. PHẠM VỊ ĐỀ TÀI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU (0)
  • III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ (8)
  • IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
  • V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (15)
  • VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN (15)
  • I. KHÁI NIỆM “TÍNH NHÂN VĂN” HAY MỘT KHUYNH HƯỚNG NHÌN NHẬN TỔNG HỢP MỌI GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC (16)
  • II. VÀI NÉT VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY (17)
  • III. SƠ LƯỢC VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1932 - ĐIỂM QUA MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TIÊU BIỂU (19)
  • I. SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (32)
  • II. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (34)
  • III. TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - MỘT ĐÓNG GÓP MỚI CHO NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM MANG TÍNH NHÂN VĂN (50)
  • IV. CÁC NGUỒN ẢNH HƯỞNG (102)
  • V. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ (106)

Nội dung

Chính từ vấn đề cốt lõi này, việc chọn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đi sâu vào nghiên cứu hình tượng người phụ nữ để thấy được sự đóng góp của các nhà văn lãng mạn cho trào lưu nhân vă

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

- Trước 1945, hầu như chưa có những chuyên luận, những công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Tự lực văn đoàn Thảng hoặc có đề cập đến trong những công trình nghiên cứu dài hơi viết về văn học sử, về lý luận hay phê bình văn học (Dưới mắt tôi (1939) - Trương Chính; Việt Nam văn học sử yếu (1942) – Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (1941 – 1942) – Vũ Ngọc Phan; Văn học khái luận (1942) – Đặng Thai Mai; Ba mươi năm văn học (1942) – Kiều Thanh Quế; Cuốn sổ văn học (1944)–Lê Thanh …) thì do giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu, do hạn chế bởi phương pháp, quan điểm tiếp cận … người viết cũng không thể khảo sát, phân tích, lý giải hết sự phong phú, sinh động, phức tạp của những hiện tượng văn học (tác giả, tác phẩm) thuộc văn đoàn.

Dưới mắt tôi (Trương Chính) là một quyển phê bình văn học được nhiều người biết đến Dù có phần hoàn hảo hơn những người đi trước (như Thiếu Sơn với Phê bình và cảo luận - 1933, Phan Khôi với Chương Dân Thi Thoại - 1936 …) trong phương pháp phê bình khi “sự khen chê của ông đã có căn cứ, không đến nỗi vu vơ … nghĩa là những chỗ hay và chỗ dở ông đã chỉ ra rõ ràng, đã nói tại sao hay và tại sao dở

… Nhưng Trương Chính có cái tật hay phân tích tính cách các nhân vật nhiều quá luôn luôn ông bẻ các nhà tiểu thuyết sao lại như thế này và không như thế khác …" (77(2).20) Có thể thấy lời phê bình trên đây của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã nêu rõ lập trường của Trương Chính trong phê bình văn học, lập trường của một ngòi bút theo trường phái phê bình chủ quan, cổ điển Ở quyển sách này, ông đã chọn phê bình tất cả 28 tác phẩm của 12 nhà văn, hầu hết là những cây bút tiểu thuyết Về Tự lực văn đoàn, những tác giả được đề cập đến là Nhất Linh với Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm; Khái Hưng với Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân,Trống mái, Gia đình; đồng tác giả Nhất Linh và Khái Hưng với Gánh hàng hoa, Đời mưa gió Riêng Thạch Lam với tập truyện ngắn Gió đầu mùa Ngoài ra, còn có những tác giả khác như

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, Trương Tửu, Lan Khai, Nguyễn Khắc Mẫn, Nguyên Hồng, Từ Ngọc Mỗi nhà văn ông đi vào phê bình từ một đến nhiều nhất là năm tác phẩm

Mặc dù Trương Chính đã sử dụng phương pháp “nghị luận theo sở thích của mình” (77(2).21) đối với những tác phẩm được đề cập đến, nhưng “khó mà biết được ý kiến rõ rệt của ông về một nhà văn sau khi đọc những bài phê bình của ông về nhà văn ấy” (77(2).25) Tuy vậy,

“Trương Chính cũng là người mở đầu trong phong trào phê bình của những năm 1941 - 1942 - 1943 “Dưới mắt tôi”, Trương Chính đã gây được ở độc giả một lòng ham muốn đọc văn phê bình” (34.183)

Xưa nay, khi đề cập đến công việc biên soạn sách giáo khoa dùng trong khoa giảng quốc văn không ai không biết đến quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm Trong phần “Biên tập đại ý”, chính tác giả đã “mong rằng quyển sách này sẽ làm một bức bản đồ giản ước theo đó các bạn thanh niên biết được phương hướng và đường lối chính để đi vào khu vườn văn học của nước ta, ngõ hầu một ngày kia tìm thấy những hoa lạ, quả quý hiện nay còn ẩn khuất trong đám cành lá rậm rạp” (11.VI) Vì là sách giản ước dùng làm công cụ học tập, phải đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau có liên quan đến việc tìm hiểu toàn bộ nền văn học nước nhà, nên ở chương thứ bảy: “Các văn gia hiện đại Các khuynh hướng phổ thông của tư tưởng phái Tự lực văn đoàn”, dành cho năm thứ ba ban Trung học Việt Nam, Dương Quảng Hàm chỉ nói đến Tự lực văn đoàn một cách khái quát trong chưa đầy bốn trang trên tổng số

500 trang của cả quyển Tác giả dường như chưa thể đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cụ thể ngoài việc lượt kể hết sức vắn tắt nội dung những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên Một vài ý kiến có tính chất khái quát khi đề cập đến “Công việc của Tự lực văn đoàn” chưa thể đáp ứng được ý muốn tìm hiểu của độc giả về Tự lực văn đoàn

Vũ Ngọc Phan nổi tiếng với bộ sách nghiên cứu, phê bình văn học đồ sộ Nhà văn hiện đại (1941 - 1942) đã khẳng định “một chỗ đứng riêng, và có sự đóng góp không thể thay thế” (77(2).557) Dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, bộ sách “vẫn có ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu nền văn học chữ quốc ngữ những năm trước Cách mạng tháng Tám” (77(2).557)

Bằng một tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, bền bỉ, một tác phong nghiên cứu khoa học nghiêm cẩn, vô tư, Vũ Ngọc Phan phải tốn rất nhiều công sức mới có thể chiếm lĩnh hơn 60 năm văn học và đã giới thiệu được 79 nhà văn tham gia sáng tác bằng chữ quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX như Trương Vĩnh Ký, đến những cây bút trẻ nổi tiếng của những năm 40 thế kỷ XX

Viết về Tự lực văn đoàn, căn cứ vào sự sắp xếp theo loại văn đối với các nhà văn lớp sau, ông đã xếp Khái Hưng vào thiên các tiểu thuyết gia phong tục, Nhất Linh và Hoàng Đạo là những tiểu thuyết gia luận đề, Thạch Lam thuộc về các tiểu thuyết gia xã hội Đi vào lĩnh vực phê bình tiểu thuyết, ở mỗi tác giả, Vũ Ngọc Phan đề cập đến những tác phẩm tiêu biểu mà người đọc đương thời biết đến Chẳng hạn, viết về Khái Hưng, ông nói đến Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống mái, Thừa tự, Hạnh Với Nhất Linh, ông viết về Nho phong, Gánh hàng hoa

Hoàng Đạo với Con đường sáng và Thạch Lam với Ngày mới Nhìn chung, khi đi sâu vào phân tích những tác phẩm cụ thể “ông tỏ ra tinh tế, sắc sảo, khen chê có căn cứ, có lý có tình Tính chính xác của tư liệu được đảm bảo ở mức độ cao” (77(2).558) Mặc dù, do nhiều lý do cả khách quan và chủ quan, người đọc vẫn thấy được phê bình của ông

“còn thiên về cảm thụ nghệ thuật, thiếu sự thuyết phục của một tư duy logic sâu sắc” (77(2).558)

Với Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, “lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, những vấn đề cơ bản của lý luận văn học đã được trình bày một cách hệ thống” (74.171), mặc dù tác giả không chỉ có ý định giới thiệu với người đọc những khái niệm lý luận kinh viện Tiếp thụ và vận dụng quan điểm marxisme vào văn học, Đặng Thai Mai đã tiếp cận được nhiều vấn đề của lý luận văn học và trình bày nó trong sự kết hợp hòa quyện giữa tinh thần lý luận với bút pháp phê bình, giữa nguồn tri thức của phương Đông cổ truyền với tri thức của phương Tây hiện đại Người đọc có thể dễ dàng có được những khoái cảm thẩm mỹ khi đọc đến những đoạn văn mà ngòi bút của tác giả tỏ rõ cảm hứng phê bình Chẳng hạn, khi tác giả thừa nhận tình yêu là một trong những chủ đề vĩnh cửu của văn học, nhưng mỗi thời đại lại đem đến cho chúng một sắc thái mới, và nhà văn đã đi vào so sánh tình yêu trong các tác phẩm từ

Truyện Kiều, Tố Tâm đến Đoạn tuyệt

Vì là một công trình lý luận văn học hơn là một thành tựu về phê bình văn học nên người đọc chỉ có thể tìm thấy rải rác đây đó những nhận định thú vị và bổ ích cho việc tìm hiểu lịch sử văn học nước nhà Việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm với tư cách là một hiện tượng văn học sẽ không được thỏa mãn

Ba mươi năm văn học của Kiều Thanh Quế và Cuốn sổ văn học của Lê Thanh ra đời xuýt xoát nhau hai năm đều nhắm tới một công việc là phác họa ra một bảng lược đồ văn học Ở quyển sách ra đời trước của mình, Kiều Thanh Quế đã đem đến cho người đọc sự tóm tắt mọi diễn biến về lịch sử văn học trong suốt giai đoạn ba mươi năm của tiền bán thế kỷ hai mươi Trong khi đó, trọng tâm của Cuốn sổ văn học là công việc trước mắt hạn chế trong thời gian năm 1943, dù tác giả đã có mở rộng về phía trước, có khi khảo sát cả đến năm 1939 và hơn nữa

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ yêu cầu của bản thân đối tượng nghiên cứu và theo mục đích của luận án, chúng tôi đã thực hiện luận án theo các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu lịch sử – phát sinh (nhằm để xác định quá trình phát triển của Tự lực văn đoàn và những công trình nghiên cứu về Tự lực văn đoàn); phương pháp nghiên cứu lịch sử – chức năng (nhằm tìm hiểu sự tiếp nhận các tác phẩm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong sự biến động của bối cảnh văn hóa – xã hội); phương pháp nghiên cứu hệ thống – cấu trúc (chủ yếu nhằm nghiên cứu và phân tích các quan điểm, phương pháp nghiên cứu Tự lực văn đoàn; nghiên cứu, phân tích hệ thống các nhân vật, sự kiện, tình tiết … tạo nên diện mạo riêng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đặc biệt ở hình tượng người phụ nữ); phương pháp so sánh (dùng để đối chiếu các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có đề cập đến hình tượng người phụ nữ để tìm ra những nét chung và những nét riêng đặc thù; đối chiếu các cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về Tự lực văn đoàn; đối chiếu với văn học quá khứ và cùng thời để thấy được những đóng góp của Tự lực văn đoàn)

Ngoài những phương pháp cơ bản trên, luận án cũng đã tiếp nhận những cách nhìn và quan điểm đúng đắn trong những thành tựu nghiên cứu về Tự lực văn đoàn của các thế hệ đi trước, đặc biệt là những bài viết, sách in ở những năm gần đây Từ đó, định hướng phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với nội dung luận án đặt ra.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Cố gắng nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu hiện của tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

- Nhìn lại và đánh giá một cách thấu tình đạt lý những đóng góp cùng những hạn chế ở những tác giả chủ yếu của Tự lực văn đoàn trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ, đặt trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần D ẫ n lu ậ n và phần K ế t lu ậ n , phần N ộ i dung gồm hai chương như sau:

TÍNH NHÂN VĂN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SÁNG TÁC

TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

TÍNH NHÂN VĂN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SÁNG

KHÁI NIỆM “TÍNH NHÂN VĂN” HAY MỘT KHUYNH HƯỚNG NHÌN NHẬN TỔNG HỢP MỌI GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC

Trong Phần Dẫn luận, chúng tôi đã có dịp đề cập đến thuật ngữ

“nhân văn” và rất đồng tình với quan điểm của GS Trần Thanh Đạm khi xem tính chất nhân văn, giá trị nhân văn, chủ nghĩa nhân văn “là hằng tính của văn chương nghệ thuật, là tiêu chí cho sự đổi mới trong lĩnh vực này”(tức lĩnh vực lý luận, phê bình văn chương- PTH.) GS Nguyễn

Huệ Chi trong một bài viết của mình cũng đã từng có ý kiến: “…nếu đẩy tới một cấp độ cao hơn, cấp độ tính nhân bản của văn học, thì mọi sự phân biệt ở đề tài dường như biến mất Sẽ không còn chỗ cho thứ lập luận bám vào những lợi ích gần gũi trước mắt để biện minh rằng loại đề tài này sáng giá hơn loại đề tài nọ, vì cái đích vươn tới xa nhất của văn học giờ đây là con người với vẻ đẹp trần tục của nó, với niềm tin,khát vọng,cái cao quý cũng như cái tầm thường hèn mọn của con người Văn chương yêu nước hay văn chương đời thường đều không thể lảng tránh mục đích cao sâu này”(39b.9) Và như thế “Một nền văn học đậm nét nhân bản sẽ nổi bật lên, xóa đi được những sự ngăn cách giả tạo, những mặc cảm không cần thiết giữa những nhà văn “hạng nhất” “hạng hai”,

“chiếu nhất”, “chiếu nhì”vân vân…Diện mạo văn học dân tộc cũng sẽ hiện ra phong phú, đa dạng và sinh sắc hơn nhiều Và người ta không còn đối xử với văn học, một môi trường đặc thù,theo cách đối xử của những con người phải đối mặt với nhau trong chiến trận,hay trong dòng thác của cách mạng”(39b.9) Ở luận án này, khái niệm “tính nhân văn” được sử dụng nhằm chỉ đến cái giá trị tinh thần bền vững của mọi sáng tạo nghệ thuật đã đạt đến trình độ của Cái Đẹ p Nghĩa của chữ “văn” là vẻ đẹp Hay nói khác đi, theo nghĩa rộng, "tất cả những cố gắng, tư tưởng và trào lưu lấy con người tiến lên tự do làm trung tâm, - tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, yêu con người và cuộc sống trần gian" đều có thể đề cập đến khái niệm "nhân văn" hay " nhân đạo"

(23.18) Và như thế, tính nhân văn theo đó cũng được xem như một khuynh hướng nhìn nhận tổng hợp mọi giá trị của văn học chân chính hướng đến con người Chính M.Gorki đã có lý khi nói rằng: “Văn học là một nghệ thuật nhân văn hơn cả, người ta có thể nói những nhà văn đều là những nhà nhân văn do nghề nghiệp của mình, những người sản sinh ra chủ nghĩa nhân văn”(24.61)

Sở dĩ, chúng tôi không đề cập đến cụm từ “ chủ nghĩa nhân văn” hay “chủ nghĩa nhân đạo”, “tư tưởng nhân văn” hay “tư tưởng nhân đạo” ở đề tài của luận án này là vì trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chưa có điều kiện để vươn tới quan niệm triết học, quan niệm tư tưởng của nội hàm vấn đề

Chúng tôi nghĩ rằng những khái niệm như “nhân bản”, “nhân đạo”, “nhân văn” tuy có liên quan mật thiết với nhau, song không phải là một, không nên xem là hoàn toàn đồng nghĩa Có thể thấy rằng “nếu chủ nghĩa nhân bản thiên về sự thấu hiểu, thông cảm phần thể xác của con người thì chủ nghĩa nhân đạo chú tâm hơn phần đạo lý của nó… Chủ nghĩa nhân bản xác lập cái chân, chủ nghĩa nhân đạo khuyến khích cái thi ệ n Nhưng con người xứng đáng với vị thể và danh hiệu loài người không chỉ sống thực, sống tốt mà còn sống đẹ p; cái đẹp chân chính bao gồm cả cái thực và cái tốt bên trong Đây là lĩnh vực của chủ nghĩa nhân văn, giang sơn của văn hóa, văn chương, nghệ thuật…Chủ nghĩa nhân văn cũng là chủ nghĩa nhân bản, chủ nghĩa nhân đạo, là tri thức và đạo đức về con người trong cái biểu hiện về văn hóa, nghệ thuật, là hình thái tổng hợp và sáng tạo của cả ba nhân tố”(tức chân, thi ệ n và m ỹ trong sự hài hòa tuyệt diệu - PTH.) (Trần Thanh Đạm) (51.23–24)

Có lẽ vì thế mà lĩnh vực lý luận, phê bình văn học trong những năm gần đây thường hay đề cập đến thuật ngữ “nhân văn”.

VÀI NÉT VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

Tính nhân văn được xem như một giá trị tinh thần bền vững đã từng tồn tại trong văn hóa văn học dân gian các dân tộc thời cổ Nhưng phải tới thời đại Phục hưng ở phương Tây (thế kỉ XIV-XVI) khi chủ nghĩa nhân văn xuất hiện với tư cách là một hệ thống quan điểm triết học, đạo đức, chính trị-xã hội thì tính nhân văn trong văn hóa văn học mới đạt đến “một cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xưa đến nay nhân loại chưa từng thấy” (F Engels)

Giai cấp tiến bộ nhất ở thời kỳ Phục hưng chính là giai cấp tư sản Ngay từ khi mới ra đời, với những yêu cầu phát triển về kinh tế- xã hội, nó đã vấp phải một trở ngại lớn lao là chế độ phong kiến và Giáo hội La

Mã Hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo thống trị cùng với cơ chế chuyên chính của nó là chính quyền phong kiến, Giáo hội, toà án tôn giáo,thần học, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa ngu dân……đã từng khẳng định con người chỉ có được niềm hạnh phúc thuần tuý tinh thần ở thiên đường, chỉ đạt tới cõi vĩnh hằng cao cả một khi sống phải nhẫn nhục, chịu đựng, sám hối chuộc tội, cầu nguyện Chân lý và ngọn nguồn của mọi tri thức và sự sáng tạo là ở Chúa Trời và Kinh Thánh Chủ nghĩa nhân văn ở phương Tây ra đời là một sự phản ứng chống lại hệ tư tưởng phản động đó, là một trong những biểu hiện chủ yếu của “cuộc đảo lộn tiến bộ nhất” trong lĩnh vực hệ tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan Ra đời ở Ý (thế kỉ XIV-XV), chủ nghĩa nhân văn đã nhanh chóng tỏa ảnh hưởng sang các nước Châu Âu khác Ở Đức, Pháp, Anh… trào lưu nhân văn chủ nghĩa diễn ra đồng thời với trào lưu cải cách tôn giáo Ở lĩnh vực văn hóa văn học, biểu hiện đầu tiên và mạnh mẽ là việc các nhà nhân văn (thường để chỉ những người khởi xướng trào lưu này) như các nhà thơ nhà văn người Italia: F Petrarca (1304 - 1374),

G.Boccaccio (1313 - 1375) đã chủ trương giải phóng văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung ra khỏi sự bảo trợ của nhà thờ Cơ Đốc giáo và giải phóng cá nhân con người Họ đã đi sâu vào về việc khôi phục, nghiên cứu, dịch thuật, truyền bá những thành tựu rực rỡ giàu sức sống và vẻ đẹp hồn nhiên của văn hóa cổ đại Hy Lạp - La Mã đã từng bị quên lãng trong suốt thời Trung cổ, nhằm khôi phục những giá trị tư tưởng - nhân văn của chúng Họ hướng văn học nghệ thuật vào sự sáng tạo và ca ngợi cái đẹp trần thế lành mạnh, tự nhiên, đề cao những khát vọng cao đẹp và niềm tin vào sức mạnh toàn năng của con người: “ Con người là người thợ rèn rèn ra hạnh phúc của mình” (Pic de la Mirandole (1463-1494)); “Con người là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài”( W Shakespeare (1564-1616)) … Tiếp tục những thành tựu về khoa học tự nhiên và triết học tự nhiên của thời đại, bằng hình tượng nghệ thuật các nhà văn thuộc trào lưu nhân văn chủ nghĩa ở phương Tây cũng đã chỉ ra rằng chính chiến tranh phong kiến, chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, chủ nghĩa cấm dục, chủ nghĩa giáo điều, kinh viện, ngu dân, thói đàn áp tự do tư tưởng … là trái với tự nhiên, là nguồn gốc của mọi bất hạnh, xấu xa, tội lỗi trên thế gian và đã gây ra những rối loạn trong đời sống …

Có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn thời đại Phục hưng phương Tây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình giải phóng tinh thần và tự ý thức của nhân loại Cùng với cuộc đấu tranh giải phóng con người về các phương diện chính trị - xã hội và các phương diện khác, văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung, từ thời đại Phục hưng, đã bước sang một giai đoạn phát triển mới: lý tưởng nhân văn trở thành lý tưởng thẩm mỹ định hướng cho những tìm tòi, khám phá, sáng tạo về nghệ thuật, đồng thời qui định bản chất nền văn học nghệ thuật của các dân tộc trên thế giới.

SƠ LƯỢC VỀ TÍNH NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1932 - ĐIỂM QUA MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

Tính nhân văn với tư cách là một hằng tính của nghệ thuật đã được biểu hiện một cách sinh động ở lĩnh vực văn học Ngay từ thời cổ đại ở phương Đông cũng như phương Tây, con người đã có ý thức và nguyện vọng chăm lo để phát huy cao nhất mọi tiềm năng về phẩm chất và năng lực của con người, hướng tới lý tưởng con người phát triển hài hòa và toàn diện Đó cũng là lý tưởng về Cái Đẹ p của con người - lý tưởng nhân văn Lý tưởng ấy không chỉ tồn tại trong cuộc sống loài người như là một mục tiêu hướng tới mà còn trở thành mục tiêu cho sự hoàn thiện trong sáng tạo văn học nghệ thuật Tác phẩm thể hiện một cách sâu sắc lý tưởng nhân văn là những tác phẩm đồng thời cũng mang tính nhân văn

Với quan niệm như thế, chúng tôi cho rằng lịch sử phát triển của văn học mọi dân tộc là lịch sử phát triển của lý tưởng nhân văn, của tính nhân văn - với tư cách là những phạm trù giá trị chung nhất, là sự tổng hòa của cái chân, thi ệ n và m ỹ Dĩ nhiên, với cách nhìn nhận đó thì không phải đợi sự ra đời của giai cấp tư sản với cơ sở ý thức hệ của nó là ý thức hệ tư sản đang trưởng thành, đấu tranh chống lại ý thức hệ phong kiến đang thống trị thì văn học các dân tộc mới hướng đến lý tưởng nhân văn, mới mang tính nhân văn

1 Nhìn lại kho tàng văn học dân gian và văn học viết dân tộc từ nửa đầu thế kỷ XVIII trở về trước - nghĩa là trước khi nền văn học dân tộc xuất hiện trào lưu nhân văn chủ nghĩa - chúng ta thấy có một sự biểu hiện rất sinh động của một lý tưởng nhân văn Việt Nam, của tính nhân văn Việt Nam trong văn học thời kỳ trung đại

Khi hai người con gái và con trai trao đổi với nhau về công việc lao động mà cũng có thể là trao đổi với nhau về tình yêu bằng những câu hát dân gian đẹp như thế này:

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

- Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng? thì không chỉ có ở đây sự chân thực (CHÂN), sự tế nhị, cao thượng (THIỆN), mà còn có cả cái đẹp của niềm vui và ước vọng trong lao động, trong tình yêu (MỸ) Trong truyện cổ dân gian cũng không thiếu những ví dụ Chẳng hạn hình tượng cô Tấm, Sọ Dừa … Với văn học viết cũng vậy Trong Truyền kỳ mạn lục, chúng ta dễ dàng đọc được những câu chuyện đề cập đến quyền sống của con người, tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, biểu dương những tấm gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung … (Chuyện người con gái Nam Xương,

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu,…), trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh (Chuyện Lý tướng quân, Chuyện nàng Tuý Tiêu …) theo lý tưởng CHÂN - THIỆN - MỸ

2.Tính nhân văn càng được biểu hiện rõ nét hơn trong văn học viết Việt Nam giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Ra đời trong hoàn cảnh xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng, ý thức hệ phong kiến đã suy tàn, ý thức hệ tư sản chưa nẩy nở, tư tưởng thị dân hãy còn yếu ớt, trong khi nông dân lại chưa có được một ý thức hệ độc lập, trào lưu nhân văn chủ nghĩa đã đem đến cho văn học nước ta sự nẩy nở của tính nhân văn mang sắc thái đặc thù Vì sao như vậy? Đó là vì khi nói đến trào lưu nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng, như đã trình bày, người ta nghĩ ngay đến sự phát triển của các đô thị, đến nền kinh tế hàng hóa, đến sự trưởng thành của tầng lớp thị dân - tiền thân của giai cấp tư sản - và cơ sở ý thức hệ của nó là ý thức hệ tư sản đang trưởng thành, đấu tranh chống lại ý thức hệ phong kiến đang thống trị Bối cảnh lịch sử - xã hội ở nước ta chưa có được đầy đủ những tiền đề đã nêu Nhưng dù sao ở các đô thị lớn cũng đã có một tầng lớp thị dân, và điều đặc biệt đáng chú ý là chưa bao giờ như ở giai đoạn này, phong trào đấu tranh chống giai cấp phong kiến thống trị của quần chúng nhân dân bị áp bức phát triển một cách hết sức rầm rộ như thế, tiêu biểu là các phong trào khởi nghĩa của nông dân mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn Sự phát triển của văn học Việt Nam ở giai đoạn này cùng với sự xuất hiện của trào lưu nhân văn chủ nghĩa, thoạt nhìn, như có một sự phát triển không tương ứng khi mà điều kiện xã hội chưa có được một ý thức hệ tiên tiến làm nền tảng như ý thức hệ tư sản.Thế nhưng, sự phát triển đó lại rất tương ứng với tình hình cuộc đấu tranh quyết liệt Đúng như ý kiến nhận xét của Mác: “Đối với nghệ thuật có những thời kỳ phồn vinh nhất định, tuyệt nhiên không có quan hệ gì với sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó cũng tuyệt nhiên không có quan hệ gì với cơ sở vật chất, với cái cốt cách của xã hội, nếu có thể nói như thế được”(40a.17)

Tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của giai đoàn này, đặc biệt là các sáng tác trong bộ phận văn học chữ Nôm, có thể thấy rằng tất cả đều tập trung vào vấn đề con người, nhận thức con người, đề cao con người, đấu tranh với mọi thế lực đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con người Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Huy Ích (?), Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Cao Bá Quát… bằng tài năng nghệ thuật của mình đã trở thành “những người sản sinh ra chủ nghĩa nhân văn” (M Gorki) (24.61) trên cơ sở hấp thụ truyền thống nhân văn của dân tộc Những hình tượng nhân vật chính diện, nhất là những hình tượng nhân vật phụ nữ, đã trở thành những biểu hiện sinh động cho lý tưởng nhân văn của dân tộc ta thời đại bấy giờ

Tập trung vào con người, các tác giả tiêu biểu đã đi sâu nêu bật vấn đề giải phóng tình cảm của con người và những ràng buộc phản nhân văn của xã hội phong kiến Tác giả Chinh phụ ngâm đã đứng về phía người chinh phụ tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa làm tan vỡ hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ của họ Nguyễn Gia Thiều qua Cung oán ngâm khúc không chỉ nói lên tiếng nói phẫn nộ, tố cáo của những người cung nữ đã phải sống cuộc đời héo hắt, tàn lụi, phí hoài tuổi xuân và nhan sắc cho những cuộc mua vui nơi cung vua phủ chúa mà còn là để thông qua đó, tỏ bày nỗi lòng sâu kín của những người bị rẻ rúng như mình Hồ Xuân Hương, với cá tính và bản lĩnh thơ văn độc đáo, nữ sĩ đã làm một cuộc cách mạng tố cáo chế độ đa thê và toàn bộ nền đạo đức phong kiến đối với phụ nữ Bằng tác phẩm Truyện Kiều, thông qua cuộc đời của một người phụ nữ tài sắc, Nguyễn Du đã đặt ra một vấn đề hết sức bao quát là quyền sống của con người trong xã hội phong kiến

Phạm Thái xoay quanh chủ đề tình yêu của bản thân nhà thơ, cũng là nhằm nói lên khát vọng được tự do yêu đương, đừng để phải rơi vào hoàn cảnh bi kịch như ông … Trong các truyện Nôm bình dân, vấn đề tình yêu tự do của con người còn được đặt ra một cách táo bạo hơn Ở

Tống Trân - Cúc Hoa, Phương Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa … người ta thấy xuất hiện hàng loạt những người phụ nữ chủ động quyết định tình yêu của họ khiến cho những thế lực đại diện cho đạo đức phong kiến, cuối cùng, cũng phải chấp nhận Những hành động như thế của họ, hiển nhiên là sự phản ánh thái độ phản kháng quyết liệt đối với chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến

Thử điểm lại một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu:

2.1 Chinh ph ụ ngâm , như tên gọi của tác phẩm, là khúc ngâm của người chinh phụ, là lời than thở của người phụ nữ có chồng ra chiến trường Vấn đề trung tâm đặt ra trong toàn bộ khúc ngâm suốt từ đầu đến cuối là mâu thuẫn giữa chiến tranh với cuộc sống con người, với hạnh phúc của lứa đôi, của tuổi trẻ Bằng sự bóc trần thực trạng đời sống, nhất là đời sống nội tâm tràn ngập sầu đau cùng những nỗi niềm lo âu, sợ hãi, đợi chờ của một người vợ trẻ đầm đìa nước mắt, hằng ngày luôn phóng tầm mắt đến một phương trời xa thẳm trông ngóng tin chồng, tác phẩm đã nêu lên một luận đề có tính chất muôn thuở của xã hội: Chiến tranh và Hòa bình Điều cần quan tâm là tuy xuất thân từ tầng lớp trên nhưng với cách nhìn tiến bộ xuất phát từ một lập trường nhân văn vững chắc, dù không nói ra nhưng đối chiếu với thực tế lịch sử lúc bấy giờ, chúng ta vẫn thấy được cuộc chiến tranh tác giả phản ánh trong Chinh phụ ngâm chính là những cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giai cấp phong kiến thống trị phát động nhằm chống lại các phong trào nhân dân khởi nghĩa hết sức rầm rộ lúc bấy giờ

Không thể nói hết tính chất bi kịch trong tâm trạng của người chinh phụ Bằng tài năng nghệ thuật trác tuyệt, tác giả Chinh phụ ngâm đã đi vào chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn người chinh phụ, khắc họa nên một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam mà chúng ta đã từng gặp trong ca dao - dân ca, các truyện Nôm bình dân Ở đây, vẻ đẹp ấy đã được nâng cao một cách đáng kể nhờ vào sự gia công của văn chương bác học Không một ai là không cảm thán trước vẻ đẹp vô ngần về tình cảm, sự thuần khiết cao quý về đức hạnh, sự mẫn tuệ và khả ái về tâm hồn của nàng Tầm vóc cao đẹp của tình cảm, đức hạnh và trí tuệ đó ở người phụ nữ Việt Nam thế kỷ XVIII, mà nàng là một đại diện, không hề thua kém với những người phụ nữ ta đã biết trong văn học phương Tây - chẳng hạn nàng Penelope của Hy Lạp cổ đại trong tác phẩm bất hủ của thi hào Homer : Odyssey Thế nhưng, trước cuộc chiến tranh phong kiến tàn bạo, thân phận bé nhỏ của nàng có khác gì cánh diều bị tung bạt trong bão táp cuồng phong Người chinh phụ chỉ còn biết nhớ mong, chờ đợi, khát khao trong mỏi mòn, tuyệt vọng, trong nỗi lo sợ cho chồng và cho mình Vậy mà chiến tranh và tình yêu tan vỡ vẫn là một thực tế không thể thay đổi Dù vậy, trước sau nàng vẫn khẳng định cái triết lý hạnh phúc: Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy, Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau

Ay loài vật tình duyên còn thế, Sao kiếp nguời nỡ để đấy đây?

Tư duy đầy tính nhân bản, nhân văn ấy của người chinh phụ có khác gì so với tư tưởng của các nhà nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng? Dù có thể nó còn chưa có cơ sở để thực hiện

Chinh phụ ngâm ra đời trong một thời đại mà cuộc đấu tranh đòi giải phóng tình cảm cho con người đang diễn ra mạnh mẽ Khúc ngâm đã thực sự gieo vào lòng người đọc một nỗi chán ghét, oán giận đối với những cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo, phản nhân văn Chính vì thế, tác phẩm mãi mãi vẫn hấp dẫn đối với những ai yêu chuộng Hoà bình và trân trọng mọi vẻ đẹp của Con Người

SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 không êm thấm như xã hội chúng ta đang sống và cũng thật khó so sánh với bất kỳ giai đoạn xã hội nào trước và sau nó Sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn gắn liền với sự xuất hiện của trào lưu tư tưởng cá nhân chủ nghĩa tư sản cùng với những xu hướng văn nghệ gắn liền với nó ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trước hết vẫn là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể ở nước ta giai đoạn 1932 – 1945

1 Từ những năm 30, bằng sự mở rộng qui mô khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự phát triển của các đô thị, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản gọi chung là thành phần thị dân phát triển ngày càng đông, họ có nhu cầu thẩm mỹ và những khát vọng tình cảm mới, đòi hỏi phải thoát ra khỏi sự trói buộc vô lý, tàn nhẫn của luân lý lễ giáo phong kiến hà khắc nhằm thỏa mãn nhu cầu tự do tình cảm Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu đó của giai cấp tư sản và tiểu tư sản lúc bấy giờ

2 Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đêm 9/2/1930 dưới sự lãnh đạo của

Việt Nam Quốc dân đảng thất bại, giai cấp tư sản Việt Nam hoàn toàn đã vứt bỏ ngọn cờ giải phóng dân tộc đồng thời chấm dứt vai trò lịch sử của nó trên vũ đài chính trị Kế đến, cao trào Cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Nghệ -Tĩnh biểu tình chống thuế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu Những hành động khủng bố dã man của kẻ thù đã tạo nên một bầu không khí u uất, tang tóc trong cả nước, gây nên một tâm trạng hoang mang cực độ trong hàng ngũ giai cấp tư sản và tiểu tư sản Họ đâm ra bi quan thất vọng, không còn tin ở con đường giải phóng dân tộc

Trên thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu kéo dài, bắt đầu từ năm 1929 Phong trào dân chủ ở nhiều quốc gia cũng bị đàn áp mạnh mẽ …

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời chính là sự phản ánh tâm trạng và thái độ đó của giai cấp tư sản Việt Nam trong thời kỳ thoái trào cách mạng

3 Về phía bọn thực dân Pháp thống trị, một mặt, chúng đàn áp cách mạng, mặt khác, chúng tìm mọi cách giăng ra những cạm bẫy để đưa thanh niên đi vào con đường ăn chơi trụy lạc Chúng tạo đủ mọi thứ phong trào “vui vẻ trẻ trung” để làm cho thanh niên lạc hướng, đánh mất lý tưởng Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đã được bọn thực dân khuyến khích và nâng đỡ

4 Cũng từ thập niên 30 trở đi, qua các cao trào đấu tranh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương từ thời kỳ

Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930-1931, đến thời kỳ Mặt Trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939, rồi thời kỳ Mặt trận Việt Minh 1941, ý thức hệ vô sản dù bị bưng bít, cấm đoán, đàn áp hết sức dã man vẫn tỏ rõ sức sống mạnh mẽ của nó Đó là chưa kể trên lĩnh vực văn nghệ, cuộc bút chiến

"duy tâm duy vật" bùng nổ giữa Phan Khôi và Hải Triều từ năm 1933, và từ 1935 cuộc tranh luận học thuật "nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh" xảy ra giữa Thiếu Sơn và Hải Triều, tiếp đến Hoài

Thanh với Hải Triều mãi đến 1939 mới xem như kết thúc Qua tranh luận, nhiều vấn đề lí luận văn học đã được các ông đào sâu và làm sáng tỏ Trong xã hội, người ta nói nhiều đến bình dân, đặc biệt là từ thời kỳ Mặt Trận Dân Chủ 1936-1939

Muốn hoạt động và làm văn học bằng chính sức mình, bằng lao động nghệ thuật của mình, Tự lực văn đoàn phải nắm bắt được thị hiếu của lớp độc giả mới, tầng lớp tiểu tư sản thành thị Tầng lớp này vốn đã quá quen và đã chán những tiếng thở than não nuột, chán cái bệnh

“không ốm mà rên” Họ đã khóc đã rên quá nhiều, từ thời Bể thảm

QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Hoàng Ngọc Phách) đến Linh Phượng lệ kí (Đông Hồ) Đến lúc, họ muốn vui lên tí chút, dù hoàn cảnh chẳng có gì đáng vui Họ cũng đã tiêm nhiễm ít nhiều tinh thần, tư tưởng Âu Tây, thích tự do cá nhân nhất là trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân Tự lực văn đoàn ra đời phải làm thế nào có được lối văn hợp với khẩu vị người đọc Chính vì thế, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn là: “lúc nào cũng trẻ, yêu đời Không có tính cách trưởng giả quí phái … Tôn trọng tự do cá nhân Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam” Đóng góp của Tự lực văn đoàn chủ yếu là ở đấy

II QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN:

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một hiện tượng văn học phức tạp Mặc dù văn đoàn có chung “Tôn chỉ” sáng tác, nhưng không phải tất cả những cây bút trong văn đoàn đều thể hiện sự thống nhất với tôn chỉ đó trong sáng tác của mình Trong số những cây bút thuộc Tự lực văn đoàn, có lẽ chỉ có ba người là có sự tương đối thống nhất với nhau về quan điểm sáng tác cũng như cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề xã hội, đó là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo

Từ trước đến nay khi nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

1932 - 1945, các nhà nghiên cứu cũng thường chia thành ba thời kỳ khác nhau để khảo sát quá trình diễn biến Tuy nhiên, mốc thời gian của từng thời kỳ cũng có khác biệt nhau ở các sách Theo Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ (Sđd), thì ba thời kỳ mà ông gọi là ba giai đoạn được chia như sau:

- Giai đoạn thứ I, kể từ 1932 đến 1937

- Giai đoạn thứ II, từ 1937 đến 1942

- Giai đoạn thứ III, từ 1942 đến 1945

So với cách phân chia quen thuộc lâu nay, ta thấy có khác

Thật ra, việc phân chia thành các thời kỳ khác nhau trong quá trình phát triển của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không có gì đáng phải tranh luận Dù cách phân chia ở nhiều sách có khác nhau, nhưng tất cả đều nhìn nhận sự ảnh hưởng và tác động của cao trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương từ 1936 - 1937 trở đi Từ đó, “vấn đề ý thức xã hội bắt đầu giày vò nhiều tâm hồn”(62a.641), “tiểu thuyết Tự lực văn đoàn tuy vẫn tiếp tục con đường của nó nhưng đã không thể làm ngơ trước vấn đề nông dân - một vấn đề thời sự nóng hổi bấy giờ” (22.56) Thêm nữa, các sách cũng không phủ nhận việc Mặt trận Bình dân Pháp sụp đổ, phái hữu lên cầm quyền tiếp tục thi hành chính sách cực kỳ phản động ở Đông Dương Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật Tầng lớp trí thức tư sản, tiểu tư sản lại một phen hoang mang cực độ Tâm trạng bi quan, bế tắc, đó là tiền đề để các nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn cho ra đời một loạt tác phẩm thể hiện đậm nét thế giới quan, nhân sinh quan và quan điểm nghệ thuật tư sản trong Bướm trắng (1940

- Nhất Linh), Thanh Đức (1942 - Khái Hưng)

Quan điểm của chúng tôi là chấp nhận cách tạm thời phân chia như lâu nay để tìm hiểu quá trình diễn biến của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

Ai cũng biết Tự lực văn đoàn là do Nhất Linh tập hợp một số văn nghệ sĩ, thành lập năm 1933, lấy tờ Phong hóa, và từ năm 1937, khi tờ

Phong Hóa đình bản thì lấy tờ Ngày nay làm cơ quan ngôn luận và phổ biến sáng tác Đồng thời, Nhất Linh cũng đã tổ chức một nhà xuất bản riêng, đó là nhà xuất bản Đời nay để in các tác phẩm của các nhà văn trong văn đoàn, rồi mở rộng ra, in cả tác phẩm của những người ngoài văn đoàn

Ngay từ khi ra đời, Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng tập hợp được lực lượng, gồm phần đông thanh niên trí thức tư sản, tiểu tư sản vào mặt trận văn hoá chống phong kiến Và hoạt động văn học cũng nằm trong mặt trận đó

Trung thành với tôn chỉ “trọng tự do cá nhân”, “lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời … tin ở sự tiến bộ”, “làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa” …, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã tập trung vào đề tài chống lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc cá nhân cho con người nói chung, cho thanh niên trí thức tư sản, tiểu tư sản nói riêng Phần lớn những tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn đều mang tính chất luận đề phản ánh cuộc đấu tranh mới - cũ đang diễn ra mạnh mẽ trong xã hội thành thị Việt Nam lúc bấy giờ Cái “mới” ở đây là tư tưởng tự do cá nhân tư sản, cái “cũ” là luân lý, tập tục, lễ giáo phong kiến cổ hủ, lạc hậu Trong cuộc đấu tranh này, cái mới chưa hẳn đã thắng cái cũ Dù vậy, thái độ của Khái Hưng, Nhất Linh là rất đáng trân trọng, vì các ông đã đứng về phía cái mới để phê phán những kẻ đại diện cho nền luân lý, lễ giáo phong kiến

Từ tính cách của các nhân vật đáng phê phán như bà Án (Nửa chừng xuân - Khái Hưng), bà Phán Lợi (Đoạn Tuyệt - Nhất Linh) … các tác giả Tự lực văn đoàn đã gieo vào lòng người đọc một thái độ căm ghét không chỉ với một bà Án, bà Phán cụ thể, mà còn cả nền luân lý, lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, góp phần hoàn chỉnh hình ảnh chế độ thực dân phong kiến thống trị đương thời Hình ảnh những cô gái mới như Mai

(Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt) … chính là những minh chứng sinh động cho chủ trương cổ vũ một quan niệm sống mới: tự do cá nhân, trước hết là tự do trên lĩnh vực tình yêu, tự do xây dựng hạnh phúc lứa đôi Dường như không tác phẩm nào trong thời kỳ này lại không xây dựng nên những hình tượng của những cặp trai gái mới tự do yêu nhau, bất chấp mọi sự ràng buộc của gia đình, của lễ giáo phong kiến Sự thức tỉnh mạnh mẽ đó của ý thức cá nhân trên lĩnh vực tình yêu và hôn nhân nhằm thoát khỏi xiềng xích của những “khuôn phép bất nhân” (Xuân Diệu) là một bước tiến quan trọng trong lịch sử vận động tư tưởng của dân tộc Nó mang ý nghĩa nhân văn , nhân đạo, phù hợp với quan điểm đạo đức của nhân dân, đồng thời kế tục xứng đáng truyền thống nhân văn, nhân đạo trong văn học quá khứ Và, “văn học lãng mạn với sự chối bỏ mạnh mẽ kiểu tư duy nghệ thuật cũ khuôn sáo, ước lệ, hướng văn học đi vào con người cụ thể, đã mở đường cho sự giải phóng cá tính sáng tạo và góp phần quyết định trong việc đem lại sinh khí cho văn học”

(53(1).25) Vì vậy, nếu chúng ta thừa nhận sự ra đời của “thơ mới” như là “một cuộc cách mạng về thơ ca” (Hoài Thanh , Hoài Chân - Thi nhân

Việt Nam) thì “vai trò cách tân của Tự lực văn đoàn” trong địa hạt tiểu thuyết cũng gần như thế”(53(1).23–24)

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vẫn tiếp tục phát triển tuy không giữ địa vị ưu thắng trên văn đàn như trước và cũng đã có sự phân hóa theo những hướng khác nhau, phản ánh sự thay đổi trong cách nhìn, trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn trước hiện thực đã có sự đổi thay thời kỳ Mặt trận Dân chủ Trong khi vẫn tiếp tục đề cập đến mảng đề tài đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, phê phán tính chất hủ bại của gia đình quan lại … các nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đã theo đuổi một đề tài mới thể hiện chủ trương cải cách xã hội, cải cách nông thôn, cải thiện đời sống của dân quê Có thể hoạt động của các ông chỉ dừng lại ở “những hoạt động cải lương nhưng có ích cho quần chúng”

(61d.29) Nhìn lại việc làm của các ông so với những gì chúng ta làm được hôm nay thật nhỏ bé, nhưng tấm lòng của Nhất Linh và những người như ông thật đáng quý trọng

2.1 Trước hết, dễ dàng người ta có thể thấy rằng Lạnh lùng (Nhất

Linh) và Thoát ly (Khaí Hưng) là hai tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thời kỳ Mặt trận Dân chủ

L ạ nh lùng được đăng lần đầu trên báo Phong hóa năm 1935 và xuất bản thành sách năm 1939 Viết Lạnh lùng, Nhất Linh đặt vấn đề người đàn bà góa có quyền đi bước nữa, đồng thời lên án lễ giáo phong kiến, tập tục cổ truyền đã trói buộc, giam hãm tình cảm con người một cách tàn nhẫn Nhung, người phụ nữ góa chồng lúc hai mươi tuổi, thế mà, vì chút danh hờ, vì tấm biển “Tiết hạnh khả phong” có từ đời bà Tổ mẫu nhà chồng, nàng phải sống dối mình, dối người để được tiếng khen của người đời

TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - MỘT ĐÓNG GÓP MỚI CHO NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM MANG TÍNH NHÂN VĂN

1 Những hình tượng người phụ nữ tiêu biểu trong tiểu thuyết

Trong 10 điều “Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn” đăng trên báo Phong hoá số 87, năm thứ ba, thứ sáu 2.3.1933 (62a.624), để làm kim chỉ nam cho sáng tác của những người trong văn đoàn, ở điều 5, 7 và 8 có ghi:

“ 5 Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ

7 Trọng tự do cá nhân

8.Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”

Như vậy cái nhìn của Tự lực văn đoàn trong vấn đề đấu tranh chống lại cái cũ là có tính chất toàn diện chứ không riêng ở mặt nào Chính vì thế, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã không đưa ra điểm nào trực tiếp nói về vấn đề giải phóng phụ nữ Mặc dù vậy, nhìn lại các cuốn tiểu thuyết của họ viết từ năm 1933 trở đi, nhất là trong thời kỳ hưng thịnh của Tự lực văn đoàn (1933 - 1940), người ta thấy rằng không có tác phẩm nào là không góp phần triển khai cuộc đấu tranh đó theo một hoặc những mặt sau đây: đòi quyền tự do yêu đương, đề cao hạnh phúc cá nhân, chống chế độ đa thê để tránh bi kịch mẹ ghẻ - con chồng, chống những quan niệm phong kiến cổ hủ chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ Nhờ vậy, sáng tác của Tự lực văn đoàn đã được bạn đọc khắp nơi đón nhận: “Sách của Tự lực văn đoàn ra nghìn nào hết nghìn ấy có quyển in lại đến lần thứ 8”(76a.129)

Trong suốt quá trình ra đời và phát triển của mình, Tự lực văn đoàn đã xây dựng được rất nhiều hình tượng nhân vật phụ nữ Riêng ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi xem những hình tượng nhân vật phụ nữ được đề cao, khẳng định và những nhân vật phụ nữ bị tố cáo, phê phán sau đây là tiêu biểu trong cuộc đấu tranh cũ – mới, nhằm nêu bật tính nhân văn

- Lan trong Hồn bướm mơ tiên (1933)

- Mai trong Nửa chừng xuân (1934)

- Liên trong Gánh hàng hoa (1934)

- Tuyết trong Đời mưa gió (1934)

- Trinh trong Ngày mới (1939) của Thạch Lam của Nhất Linh của Khái Hưng của Khái Hưng và Nhất Linh

- Bà Phán Lợi trong Đoạn tuyệt (1935) của Nhất Linh

- Bà Án trong Nửa chừng xuân (1934) của Khái Hưng

- Bà Ba trong Thừa tự (1940) của Khái Hưng

2 Tính nhân văn - bệ phóng và đích đến - qua hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn:

Trước khi cho ra đời hàng loạt hình tượng nhân vật phụ nữ, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thừa hưởng từ trong di sản văn học dân tộc rất nhiều hình tượng người phụ nữ đã từng làm say mê biết bao thế hệ con người trong quá khứ Từ những nàng Nhị Khanh, Đào Thị trong

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, Dao Tiên trong Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự –

Nguyễn Thiện, Hạnh Nguyên trong Nhị độ mai (khuyết danh), cho đến

Thoại Khanh trong Thoại Khanh – Châu Tuấn (khuyết danh), người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, “cái tôi đáng ghét” trong thơ của người phụ nữ từng được mệnh danh là “bà Chúa thơ Nôm”(từ của Xuân Diệu) mà “Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”, Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên của nhà thơ mù

Nguyễn Đình Chiểu … Tất cả những hình tượng nhân vật ấy đã trở thành

“bệ phóng” vững chắc cho sự khám phá và thể hiện của các tác giả Tự lực văn đoàn trên con đường sáng tạo nghệ thuật đối với một mảng đề tài mà nhìn vào truyền thống không ai là không tự hào: đề tài người phụ nữ

Dù vậy, dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ phong kiến, hầu hết các nhân vật phụ nữ trong văn học quá khứ, cuộc đời họ có trải qua những thăng trầm biến đổi như thế nào chăng nữa, kết thúc có hậu bao giờ cũng là sự thắng thế của lý tưởng đạo đức phong kiến Không kể những nhân vật “tròn trịa” trong vai trò người mẹ hiền, người vợ đảm, những cô gái thùy mị, nết na, chung tình …, một số những hình tượng phụ nữ thể hiện rõ thái độ và khát vọng sống tự do trong tình yêu, trong hôn nhân thì với sức ép tinh thần, họ thường rụt rè hoặc chưa thật mạnh dạn khi bước qua rào cản của kỷ cương lễ giáo phong kiến để khẳng định cái “tôi” - cá nhân Bởi vì “với phong kiến Nho giáo, con người là bề tôi, là con, là vợ (nếu là phụ nữ) sống theo tam cương ngũ thường chứ không bao giờ là “một sinh thể có tính người, tức là tồn tại cho bản thân nó”, không bao giờ là một con người - cá nhân, có đời sống riêng, tâm tư tình cảm riêng, một đời sống - người … Từ Truyền kỳ mạn lục qua Song Tinh, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Hoa tiên đến Sơ kính tân trang, thơ Phạm Thái, Truyện Kiều … là sự phát hiện dần dần con người - cá nhân với thế giới nội tâm và đời sống trần tục của nó, điều mà trước đó chưa có Ở chỗ này, chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam chừng nào gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo thời Phục hưng phương Tây” (32.252)

Như đã trình bày, với sự xuất hiện trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, tính nhân văn - với tư cách là một hằng tính của văn học - đã phát triển đến mức độ cao chưa từng có trước đó Từ nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt là từ thế kỷ XX trở đi, cùng với biết bao đổi thay về chính trị, kinh tế - xã hội, Việt Nam phải tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa văn học phương Tây, nhất là văn hóa văn học Pháp, trong tư thế một dân tộc vong quốc mất chủ quyền Sách lược giao lưu lặp lại tương tự như ngày xưa đối với Trung Hoa: phải giành lấy tư cách chủ động trong thế bị động, phải giữ mình khỏi bị tiêu diệt và bị đồng hóa, đồng thời từng bước tranh thủ tiếp nhận và đồng hóa những nhân tố ưu tú từ nền văn hóa văn học tiên tiến của thế lực xâm lược và thống trị Đó là con đường đau khổ, gian nan nhưng không có sự lựa chọn nào khác hơn được trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Sự thất trận và mất nước cuối thế kỷ XIX đã thức tỉnh các nhà văn hóa Việt Nam đồng thời khơi dậy ở họ nhu cầu, nguyện vọng canh tân văn hóa để khôi phục đất nước “Về điều này, rất có ý nghĩa với Việt Nam ta là sự phân tích của Karl Marx về những hậu quả của nền thống trị Anh tại An Độ Marx cho rằng nền thống trị đó có một sứ mệnh hai mặt: mặt huỷ diệt và mặt phục hưng Ban đầu thì mặt thứ nhất là chủ đạo Chủ nghĩa thực dân không hề muốn khai hóa các thuộc địa vì lợi ích của các dân tộc tại đó Song nếu các dân tộc đó thực hiện được cuộc cách mạng giải phóng của mình, phối hợp với cuộc cách mạng của giai cấp vô sản tại các chính quốc thì mặt thứ hai - mặt phục hưng của văn hóa Tây phương sẽ phát huy tác dụng Văn hóa tiên tiến không chỉ phục vụ cho kẻ đi xâm lược mà cũng có thể trở thành vũ khí của kẻ bị xâm lược Sự phân tích biện chứng của Karl Marx đối với nền thống trị của Anh tại An Độ cũng thích hợp đối với nền thống trị của Pháp tại Việt Nam” (71.3)

Thực tế chứng minh rằng từ đầu thế kỷ XX, các nhà yêu nước, các nhà văn hóa Việt Nam, một cách tự giác hoặc không tự giác đều tiến hành sách lược đấu tranh hai mặt đối văn hoá văn học phương Tây (Pháp): vừa chống lại các âm mưu phản động, vừa tiếp nhận các giá trị ưu tú của nó Đối với họ, chủ nghĩa thực dân là phản động song tư tưởng dân chủ là cách mạng, bên cạnh khẩu hiệu “Bình Tây sát tả” còn có khẩu hiệu mới “Hoá dân cường quốc”

Trong bao nhiêu lâu tin tưởng vào quyền lực tinh thần tuyệt đối của Nho giáo, dần dà người ta càng nhận thấy cái cựu học trở thành thoái hóa, phản động, cần bài xích nhất là tư tưởng Khổng giáo Qua lớp người tân học, tư tưởng cách mạng tư sản nhân quyền phương Tây thuộc thế kỷ XVIII, XIX của Montesquieux, Diderot, Rousseau, Voltaire, Spencer, Stuart Mill … được tiếp nhận và phổ biến rộng rãi Về văn học, họ cũng tìm dịch tác phẩm của các nhà văn lãng mạn hay hiện thực như: V Hugo,

A Dumas, H Balzac, Walter Scott, L Tolstoi …Các học giả Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu có ảnh hưởng lớn trong việc truyền bá tư tưởng phương Tây vào Việt Nam qua các sách viết bằng tiếng Trung Hoa Những tư tưởng mới về chính thể lập hiến, dân chủ, đại nghị, tư do, bình đẳng dần dà theo con đường Trung Hoa mà nhập vào Việt Nam … Nhiều người xuất dương du học trở về nước, họ cũng bắt tay vào việc duy tân đất nước bằng cách ra báo, xuất bản sách …

Tiếp xúc với văn hóa văn học phương Tây nói chung, văn hóa văn học Pháp nói riêng, văn học Việt Nam ngaỳ càng quan tâm nhiều hơn đến những giá trị nhân văn, đến chủ nghĩa nhân văn mà tư tưởng phương Tây đã cung cấp thêm nhiều vấn đề lý thú và có tính bức bách Đến lúc, con người Việt Nam có dịp để nhìn lại chân giá trị của mình Những nhà trí thức, nhà văn hóa, những nhà văn nhà thơ, hơn bao giờ hết, họ thấy cần phải vực dậy cái xã hội vốn xây dựng bằng kinh nghiệm nhiều hơn là bằng vốn liếng tri thức hiện đại Chúng tôi nghĩ rằng, sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng khó ngờ của văn học Việt Nam từ 1932 đến 1945 ngoài những tác động khách quan còn có nhu cầu chủ quan của nhà văn và bạn đọc là ham thích học hỏi, tiếp nhận cái mới, diễn tả cái mới, muốn giải phóng mọi nhu cầu và khả năng của con người, muốn hội nhập cùng với thế giới hiện đại Chính vì thế, “chỉ có 13 năm trời mà văn học Việt Nam mang dấu ấn lúc đậm lúc nhạt của 100 năm văn học Pháp” (61c.14)

2.2 Đích đến hay sự khám phá và thể hiện:

Người đứng đầu Tự lực văn đoàn là Nhất Linh “Nhất Linh vẫn thường nói văn hóa có sức mạnh thay đổi lâu bền hơn chính trị Làm chính trị có ích trong một thời, làm văn hóa - nếu thành công - sẽ còn lại mãi mãi”(76a.39) Với quan niệm như vậy, khi chủ trương một cuộc canh tân rộng lớn trên địa bàn xã hội, Tự lực văn đoàn đã quyết tâm phá đổ những nền móng cũ kỹ, những tập tục hủ lậu làm ngưng trệ bước tiến hoá của dân tộc Đối với phụ nữ, có thể nhận thấy việc “bênh vực quyền được yêu, được sống hạnh phúc lứa đôi của họ, lên án quan niệm cổ hủ, chà đạp quyền sống con người, bắt nhiều phụ nữ chôn vùi tuổi xuân trong chuỗi ngày “lạnh lùng”(53(1).32) là vấn đề trung tâm được Tự lực văn đoàn quan tâm nhất

Như đã trình bày ở các phần trước, vấn đề giải phóng phụ nữ ở nước ta đã được đặt ra từ rất lâu trước khi Tự lực văn đoàn ra đời Thế nhưng, để có một cơ sở ý thức hệ tương đối làm nền tảng cho giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại ý thức hệ của giai cấp phong kiến thì phải đợi đến thập niên 20, 30 của thế kỷ này khi giai cấp này ra đời Nhìn lại những năm 20, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất

CÁC NGUỒN ẢNH HƯỞNG

Trong Chương I, chúng tôi đã có dịp đề cập đến truyền thống nhân văn chủ nghĩa trong văn học dân tộc và sự ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn phương Tây đối vơí văn học Việt Nam, nhất là từ đầu thế kỷ XX trở đi Từ đó có thể thấy rằng, sự kế thừa và tiếp thụ văn học quá khứ của dân tộc, cũng như văn học nước ngoài, là một tất yếu lịch sử Trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945 nói chung và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó Ở đây, chúng tôi muốn bàn đến nhiều hơn các nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài vào đối với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

Sau sự xuất hiện của các phương pháp sáng tác, các trào lưu văn học ở châu Âu, ở Pháp giai đoạn hiện đại theo qui luật đổi mới và kế thừa, Tự lực văn đoàn ra đời trong hoàn cảnh đặc thù của một quốc gia phong kiến thuộc địa nên nó không những xen kẽ nhiều trào lưu khác nhau của văn học hiện đại mà còn chịu ảnh hưởng cả những trào lưu văn học trước đó như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn

Trong quyển Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ, nhà nghiên cứu Trần Thị Mai Nhi đã có viết:”Một loạt trào lưu văn học nước ngoài đặc biệt qua con đường nhà trường Pháp đã ồ ạt dội vào Vì vậy khó có thể tìm ở đây một trào lưu văn học nguyên lai nào.”(72.83) Chúng tôi cũng nghĩ như vậy Nhưng ở tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, dấu ấn của ch ủ ngh ĩ a lãng m ạ n là đậm hơn cả

Không bàn đến tác phẩm nào là tác phẩm lãng mạn và tác phẩm nào là tác phẩm hiện thực, kể cả “việc sắp xếp các nhà văn đương thời vào dòng này hay dòng kia thường chỉ có một ý nghĩa tương đối và ít nhiều có tính chất qui ước” (53(1).10) , lâu nay những tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mà ta quen gọi là tiểu thuyết lãng mạn cũng cần có một cái nhìn thoáng hơn Nhà thơ Huy Cận đã từng khẳng định: “Cho hay những tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ô, hoặc nói đúng là cáí đẹp cái hay đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn” Hay như nhà thơ Chế Lan Viên quan niệm: “Về văn học trước Cách mạng, chia ra nào lãng mạn nào hiện thực xã hội chủ nghĩa thì cũng đúng và cũng nên Nhưng chia ra để làm gì? Nếu chỉ để nói là chúng chống đối nhau, nam nữ thọ thọ bất thân, nội bất đắc xuất, ngoại bất đắc nhập, thì nguy khiếp lắm Cho dù đồng sàng dị mộng thì cũng có lúc gác chân lên nhau, chúng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, có khi chống đối, có lúc bổ sung, có khi thỏa hiệp, chứ đâu chỉ có quan hệ lườm nguýt mới là quan hệ…” Đó là những vấn đề mà các nhà lý luận và nghiên cứu văn học cần phải tiếp tục giải quyết để phá tan những ngộ nhận như hạ thấp ý nghĩa của văn học lãng mạn cũng như đem qui kết một cách thiếu chính xác nhiều tác phẩm gọi là lãng mạn mà thực chất rất ít yếu tố lãng mạn

Nhìn vào tiểu thuyết Tự lực văn đoàn 1932 - 1945, người ta thấy rõ những đặc trưng của trào lưu lãng mạn chủ nghĩa được thể hiện một cách sinh động Đó là cái “tôi” cá nhân chủ nghĩa, là những nguyên tắc chủ quan của sự thể hiện, là xu hướng thiên về mơ mộng, đặt ưu tiên vào tính lý tưởng… Có thể coi “ Trọng tự do cá nhân” (điều 7, Tôn chỉ của

Tự lực văn đoàn) là mục tiêu cơ bản nhất của Tự lực văn đoàn Đó cũng là điểm xuất phát của nhiều trào lưu văn học hiện đại phương Tây thế kỷ

XX Phần đóng góp của Tự lực văn đoàn vào trào lưu nhân văn chủ nghĩa của văn học dân tộc chủ yếu cũng là ở chỗ này Trong Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, nhà nghiên cứu văn học của miền Nam trước

1975, Nguyễn Văn Trung đã có viết: “Nếu nhìn con người theo diễn tiến lịch sử, có thể coi con người trong tác phẩm của nhiều nhà văn trong Tự lực văn đoàn tiêu biểu cho giai đoạn đầu tiên của sự diễn tiến đó, nghĩa là giai đoạn tự giác (consience de soi) …Tự giác là khởi điểm của sự thức tỉnh, ý thức về mình như một nhân vị (une personne) Sự tự giác đó xuất hiện trong lịch sử xã hội Việt Nam như một phản kháng chống đối với quan niệm về con người của xã hội cũ, trong đó, con người chỉ là những yếu tố đồng tính của một đám đông là xã hội, hay cái tôi chìm đắm trong cái ta vô ngã”(45f.76)

Anh hưởng của văn hoá văn học phương Tây, văn hóa văn học Pháp vào xã hội Việt Nam nhất là ở các đô thị đã thúc đẩy sự thức tỉnh của con người với tư cách là “một cá thể, một mục đích tự tại, không phải là một yếu tố trong một toàn thể đồng tính và không có mục đích tự tại”(45f.76) lên một mức độ cao hơn chưa từng thấy trước đó Trong Đời mưa gió (Khái Hưng - Nhất Linh), Tuyết đã từng khẳng định với

Chương trong bức thư từ biệt:”Em đã thề với em rằng bao giờ em cũng sẽ là của em, từ thể phách cho chí tâm hồn Em không sao làm vợ, nghĩa là làm vật sở hữu của ai được”(82b.202).Trong Đoạn tuyệt, Loan cũng đã từng nhận thức rằng: “Từ xưa đến giờ tất cả đời nàng dâu khác, cũng như đời Loan chỉ là những đời người ta đem hy sinh để gây giòng giõi cho các gia tộc Bọn này không bao giờ có quyền sống một đời riêng, bao giờ cũng chỉ là một phần tử nhỏ mọn, yếu hèn đáng thương của những gia đình khác” (81b.119) Nghĩa là, họ chưa bao giờ được ý thức về mình như một nhân vị - cuộc đời tôi là của tôi và chỉ tôi chịu trách nhiệm về cuộc đời tôi, không ai có thể thay thế cho tôi

Trong bài viết Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (Văn số 37, ngày 1/7/1965), Đặng Tiến đã có nói về ảnh hưởng của André Gide (giải Nobel Văn chương 1947) đối với Nhất Linh như sau: “Trong văn nghiệp, tuy thỉnh thoảng có nhắc qua tên Gide, Nhất Linh chưa bao giờ bày tỏ cảm tình đặc biệt nào với Gide như là với Tolstoi, Sormeset Maugham Nhưng Nhất Linh sang Pháp giữa giai đoạn khí hậu văn học Pháp đang thịnh hành tư trào Gidisme Trực tiếp hay gián tiếp Nhất Linh học được ở Gide giá trị của cảm giác, phương pháp khai thác phát triển ngũ quan để tiếp nhận, để cưỡng đoạt hương vị của trần thế Nhất Linh học được ở Gide cách đầu tư tâm hồn vào sự phân tích, tra vấn hạnh phúc, cách bất chợt hạnh phúc đang qua, cách đợi chờ hạnh phúc đang đến … cách thụ hưởng đến tối đa những niềm vui nhỏ bé”(61c.14) Cái gọi là “duy cảm giác chủ nghĩa” hoặc hình ảnh của “Kẻ vô luân” (L’Immoraliste, 1901) ở A.Gide không phải không có chút gì đó ở những tác phẩm như Đời mưa gió, Bướm trắng …Tuyết đã từng khắc sâu vào trái tim sắt đá của mình câu châm ngôn ghê gớm: “không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh” (82b.110) Đó là chưa kể sự gần gũi với tư tưởng Freud khi nàng định nghĩa: “Thế ái tình là gì,thưa anh ?Nếu chẳng phải là sự gặp gỡ của hai xác thịt?” (82b.137)

Nhiều người nói đến chương “Bên lò sưởi” là chương hoàn toàn được thêm vào sau này khi Nửa chừng xuân (Khái Hưng) được in thành sách năm 1934 Ơ chương này, Khái Hưng muốn cho độc giả thấy được ảnh hưởng tốt đẹp của tình yêu và lòng hy sinh cao thượng của Mai đối với Lộc đã khiến chàng như mê man vào dự tính tương lai: “Đời anh từ nay sẽ không riêng của anh nữa Anh sẽ vì người khác, anh sẽ bỏ cái đời an nhàn phú quí mà dấn thân vào cuộc đời gió bụi…” Doãn Quốc Sỹ trong Văn học và tiểu thuyết đã có nhận xét: “Có lẽ tác giả thấy trong truyện Lộc đóng một vai thảm bại quá, thiếu tinh thần tranh đấu , lại nhu nhược và đa nghi, nên mới quyết định viết thêm chương này để phần nào cứu gỡ cho vai Lộc”(9.317) Kết quả là “sự đổ vỡ của vai này đã làm suy yếu rất nhiều toàn thể kiến trúc của tác phẩm” (9.323) Chúng tôi không nghĩ như vậy Nếu Lộc mất đi những nét tính cách trên thì đâu còn là Lộc nữa Còn sự phát triển tỏ ra không nhất quán ở tâm lý, tính cách Lộc là do ta quen nhìn theo “thước đo” của chủ nghĩa hiện thực Tất nhiên, ở đây còn có vấn đề phụ thuộc vào tài năng nghệ thuật của tác giả Nên nhớ rằng chủ nghĩa lãng mạn cho phép nhà văn thể hiện đời sống theo những nguyên tắc chủ quan, coi trọng việc xây dựng những hình mẫu lý tưởng xa rời thực tế

Tiếp nhận ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện đại, các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn luôn chối từ hiện thực, đối lập với hiện thực, bởi “Từ chối một nếp sống đã tạo sẵn, dù trên phương diện xã hội hay trên phương diện đạo đức, ấy là con người biết hướng về một loạt những giải pháp mới cho vấn đề bản chất và cứu cánh của mình” (2.93) Vấn đề đấu tranh chống tập tục lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình phong kiến không chỉ xuất phát từ đòi hỏi của hiện thực đời sống mà còn xuất phát từ đặc trưng của trào lưu lãng mạn chủ nghĩa Nó cũng chống lại “lối viết truyện xây dựng khéo léo, quân phân hạnh phúc và đau khổ vừa đủ mức gây kinh hãi hoặc thích thú cho độc giả” (2.93) Sự phát triển của Tự lực văn đoàn càng về sau càng thấy rõ như vậy Đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của con người, các tác giả

Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự vận động của ý thức, tiềm thức, vô thức, của bản năng nhân vật mà quan trọng hơn cả và trước tiên là các nhà văn ấy

“đã có cái can đảm “mình dám là mình”dám viết ra tất cả những ý nghĩ thầm kín dẫu những ý nghĩ ấy xấu xa đi nữa Đọc Dostoievsky và một vài nhà văn khác, André Gide, một nhà văn Pháp đã viết:

NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ

Khi đề cập đến những đóng góp và hạn chế của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, trước đây, người ta dễ bằng lòng với một quan điểm nhận xét có tính chất “tiên nghiệm” là: “Nghĩ mình công ít tội nhiều” (Truyện Kiều) Quan điểm đó xét thấy chưa được công bằng Ở đây, bản thân đề tài luận án tự nó đã giới hạn: chưa đặt việc tìm hiểu những đóng góp và hạn chế về phương diện nghệ thuật Đây là vấn đề đã từng được các nhà nghiên cứu phân tích và đánh giá tương đối kỹ lưỡng, vì đó là “công” lớn nhất theo cách nhìn trước đây, như đã nói

Nhìn chung, qua những gì trình bày ở trên, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp và hạn chế sau đây về phương diện nội dung thể hiện qua việc xây dựng những hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu, chứa đựng giá trị nhân văn của tác phẩm:

- Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của cái tôi, cái tôi tự giác, cái tôi thức tỉnh, tự khẳng định mình như là một nhân cách, một nhân vị, một cá tính có nhu cầu khai phóng về mọi mặt, nhất là về phương diện đời sống tình cảm và đời sống tâm linh

Quan niệm về con người nói chung về người phụ nữ nói riêng ở các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn là một quan niệm mới mẻ, tiến bộ Bằng việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật sinh động khác nhau về con người: con người có ý thức chấp nhận cuộc đời và số phận ở cả phần may và phần rủi; con người với những hành vi có ý thức và bản năng; con người trong một hoàn cảnh không có hoặc có rất ít khả năng lựa chọn (trong khi sự lựa chọn được xem là một hành vi cực kỳ quan trọng quyết định đường đời, số phận của con người); con người luôn chịu sự tác động bất lợi của hoàn cảnh, luôn chịu sự ràng buộc, chi phối, bao vây của hoàn cảnh; con người với những khát vọng sống cá nhân, những ham muốn hưởng thụ; con người bước đầu với đời sống tâm linh phong phú, thậm chí “bí ẩn”, bất ngờ, khó lý giải; con người “dấn thân”; con người phản kháng … Tự lực văn đoàn đã góp phần đáng kể vào việc tạo nên giá trị cơ bản của văn học dân tộc: tính nhân văn - được thể hiện tập trung qua hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu Đóng góp đó cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng nên bộ mặt văn hóa tinh thần của dân tộc ta trong một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn thử thách: giai đoạn 1932 - 1945

- Qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình phong kiến, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đóng góp vào việc phơi bày một mảng hiện thực cuộc sống khắt khe, tàn nhẫn, nhỏ nhen, vô lý, vô nhân đạo trong các gia đình phong kiến giàu có nhưng hủ lậu Những vấn đề có liên quan đến người phụ nữ mà các tác giả Tự lực văn đoàn nêu ra không chỉ đóng khung trong khuôn khổ tình yêu và hôn nhân vượt lễ giáo phong kiến Đó còn là vấn đề tự do tâm hồn, tự do thể xác, tự do yêu đương (chẳng hạn Tuyết trong Đời mưa gió…) Trong bối cảnh xã hội loài người ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng về nhiều mặt, đòi hỏi giải phóng cá nhân ngày càng mạnh mẽ và toàn diện, thì những vấn đề đã nêu trên của

Tự lực văn đoàn không còn là những vấn đề khá phổ biến trong xã hội phương Tây, mà ngày càng trở nên là những hiện tượng xã hội không phải mới mẻ gì ở ngay các quốc gia phương Đông như Việt Nam Từ đó, nhiều vấn đề nảy sinh khiến người đọc phải suy nghĩ : trai gái không yêu thương nhau nhưng cha mẹ ép lấy nhau, dẫn đến đổ vỡ gia đình thì con cái ai chịu trách nhiệm? Bắt đầu là yêu thương dẫn đến lấy nhau, nhưng nếu như không còn yêu nhau nữa vì tính tình không phù hợp, vì nhiều le, thì người phụ nữ có cần phải tiếp tục buộc chặt mình vào quan hệ gia đình, con cái ? … Cùng với sự phát triển của xã hội, người phụ nữ ngày càng ít có ý muốn hoặc ít có cơ hội để xây dựng gia đình Vậy phải giải quyết như thế nào đòi hỏi của đời sống tình cảm, tình dục như là những đòi hỏi chính đáng mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa đạo đức? Đó là chưa kể hàng loạt những vấn đề có tính chất đặc thù đã và đang đặt ra cho xã hội Việt Nam trong và sau chiến tranh mà chúng ta cần phải có định hướng giải quyết

-Với những hình tượng phụ nữ được xây dựng thành công, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam những con người có cá tính, tươi trẻ, hoạt động, có ý thức phản kháng, có khi phiêu lưu …đồng thời bổ sung những nét tính cách có tính chất truyền thống như yêu chồng thương con, đảm đang, nhẫn nại … giúp hoàn chỉnh sự nhận thức của người đọc về những con người cùng giới hay khác giới với mình Tính nhân văn của văn học dân tộc, vì thế, cũng được đẩy lên một bước mạnh mẽ

- Xây dựng hình tượng người phụ nữ đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, các nhà văn Tự lực văn đoàn vẫn chỉ mới đề cập đến mặt thứ yếu trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, nhằm thủ tiêu chính sách chiếm hữu ruộng đất, chính sách bóc lột qua thu tô, sự áp chế về tinh thần nhất là khi chúng cấu kết với bọn thực dân thống trị để áp bức nhân dân ta Chính những nhà văn Tự lực văn đoàn trong thời kỳ Mặt trận

Dân chủ đã nhận thấy “ngọn cờ” chống phong kiến mà mình giương lên đã không còn có sức hấp dẫn như lúc đầu trước thực tiễn đời sống xã hội nói chung, đời sống của đại bộ phận nhân dân là giai cấp nông dân nói riêng đang lâm vào kiếp sống u tối cơ cực (“Mười điều tâm niệm cho thanh niên” -Ngày nay, 1936 - do Hoàng Đạo đưa ra không hơn gì lời kêu gọi bởi nó không tạo ra được một cơ sở, không bắt rễ được vào mảnh đất hiện thực rộng lớn là nông thôn của người nông dân, một khi đối tượng ông nhắm tới là những người cùng giai cấp với mình - những trí thức thành thị - sản phẩm của nền văn minh Tây Phương thuộc địa Tiếp tục vấn đề thời sự lúc bấy giờ là nông thôn và nông dân, tờ Ngày nay, năm 1937 đã cho đăng loạt bài “Bùn lầy nước đọng”, sau in thành sách dưới tên Hoàng Đạo Những bài viết đó có thể có ít nhiều giá trị trong việc tìm hiểu đời sống nông dân, nông thôn, hơn là “giá trị” vì đó là sách lược đấu tranh cải tạo xã hội theo đường lối cải lương của giai cấp tư sản, tiểu tư sản Việt Nam)

-Khi đặt ra vấn đề giải phóng cái “tôi” cá nhân của người phụ nữ ra khỏi xích xiềng của lễ giáo phong kiến cổ hủ phong kiến đáng nguyền rủa, các nhà văn Tự lực văn đoàn chỉ mới nhìn về phía các chị em bạn gái tư sản hay tiểu tư sản lớp trên, có học hành, cuộc sống ít phải lo toan về sinh kế, còn chị em ở nông thôn nghèo nàn, hầu hết thất học và mê tín dị đoan lại chiếm số lượng đông đảo, thì họ chưa tìm ra được cách nào để giác ngộ họ.Vấn đề giải phóng phụ nữ ở nông thôn đặt ra không thể tách rời khỏi vấn đề cải cách nông thôn, cải cách ruộng đất Do sự hạn chế ở ý thức hệ giai cấp, các nhà văn lãng mạn chưa nhận thức một cách triệt để vấn đề cốt lõi đó Chính họ cũng công nhận sự thất bại trong những đường lối cải lương của mình đối với vấn đề nông dân và nông thôn

Từ những hạn chế đã nêu ở trên, những ai quan tâm theo dõi cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản Việt Nam trên văn đàn công khai đều nhận thấy rằng: cuối cùng, chủ nghĩa nhân văn tư sản phải chịu thất bại Không kể những tác phẩm có giá trị tích cực viết ra trong thời gian đầu (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt…), càng về sau, các nhà văn Tự lực văn đoàn càng rơi vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc ở chính lý tưởng nhân văn mà họ theo đuổi Bao nhiêu nhân vật phụ nữ chẳng những đã không sống được với ý muốn, ước mơ của mình, nhiều khi, họ còn buộc phải chấp nhận một cuộc sống tệ hại hơn cuộc sống vốn đã từng chán ghét trước đó, vì không có cách giải quyết nào khác hơn Từ Tuyết trong Đời mưa gió đến Nhung trong Lạnh lùng,

Hồng trong Thoát ly…, tất cả đều phải “trả giá” cho những khát vọng sống của mình Điều đó có nghĩa là, các tiểu thuyết gia tiêu biểu của Tự lực văn đoàn đã không bảo vệ được lý tưởng nhân văn của giai cấp họ Tính nhân văn qua hình tượng người phụ nữ trong các tiểu thuyết lãng mạn tiêu biểu đã đề cập cũng không tránh khỏi những hạn chế So sánh một số tác giả văn học trung đại như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương hoặc một vài tác giả văn học hiện thực như Ngô Tất Tố, Nam Cao với các nhà văn lãng mạn cùng giai đoạn người ta càng thấy rõ vấn đề Một Thúy

Kiều dù có phải “trải bao gió dập sóng dồi” (Tố Hữu) cuối cùng cũng gặp lại được người yêu Kim Trọng Và trong bước đường lưu lạc của nàng, “hiếm có một nhân vật thứ hai nào có ý thức về cuộc sống, ý thức làm người rõ rệt, sâu sắc như Thuý Kiều” (40b.84) Nữ sĩ Hồ Xuân

Hương trong những bài thơ của mình, bao giờ cũng đứng về phía người phụ nữ để bênh vực hoặc tố cáo Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố một mình đã đương đầu chống lại cả cái xã hội phong kiến ở nông thôn để bảo vệ nhân cách, phẩm giá, bảo vệ tình yêu đối với chồng, với con Dở hơi như Thị Nở cũng đến được với tình yêu Chí Phèo …

Thấy được những hạn chế không có nghĩa là hạ thấp những đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, ngược lại, càng trân trọng hơn những gì các nhà văn lãng mạn Việt Nam 1932-1945 đã đóng góp được cho trào lưu văn học mang tính nhân văn trong lịch sử văn học dân tộc

Ngày đăng: 22/02/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w