1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên

93 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 459,5 KB

Nội dung

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Trong những năm qua, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Bên cạnh việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về lĩnh vực dân tộc, Nhà nước tiếp tục dành những nguồn lực đầu tư phát triển thông qua các chương trình, dự án đã triển khai như: Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 20112020; Chương trình 135 giai đoạn III; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 69 huyện nghèo và 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; chính sách định canh định cư; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn... Tuy nhiên, vào những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS đã và đang xuất hiện một số vấn đề như: tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai đông người có xu hướng tăng lên. Tình trạng lao động người DTTS qua biên giới làm thuê theo mùa vụ ngày càng nhiều, không chỉ ở vùng giáp biên mà còn ở cả vùng sâu trong nội địa; nạn lừa gạt, mua bán phụ nữ qua biên giới với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tình trạng mua bán các chất ma tuý và dụ dỗ đồng bào DTTS tham gia vận chuyển các chất ma tuý, sử dụng các chất ma túy diễn biến phức tạp. Đạo lạ, tà đạo xuất hiện, cùng với hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, tranh giành tín đồ đang làm mất ổn định về an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS

Trang 1

luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 26 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤCPHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH PHÚ THỌ 32 2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luậtcho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 32

2.2 Tình hình quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên

người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 40 2.3 Đánh giá chung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 57 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN

NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 63 3.1 Một số định hướng tăng cường công tác tư pháp, phổ biến giáo dục pháp

luật của tỉnh Phú Thọ 63 3.2 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp

luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 65 3.3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 70

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTTS : Dân tộc thiểu số HĐND : Hội đồng nhân dân HĐPH : Hội đồng phối hợp HSSV : Học sinh sinh viên

Trang 3

KTX : Ký túc xá PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật QLNN : Quản lý nhà nước

QPPL : Quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài của luận văn

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồngthời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Trong những nămqua, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng Bên cạnh việc thểchế hóa Hiến pháp năm 2013 về lĩnh vực dân tộc, Nhà nước tiếp tục dành nhữngnguồn lực đầu tư phát triển thông qua các chương trình, dự án đã triển khai như:Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Chương trình 135 giaiđoạn III; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 69 huyện nghèo và

23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; chính sách định canh định cư; chính sách hỗ trợ đất

ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã,thôn, bản đặc biệt khó khăn

Tuy nhiên, vào những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS đã và đang xuấthiện một số vấn đề như: tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai đông người có xuhướng tăng lên Tình trạng lao động người DTTS qua biên giới làm thuê theo mùa

vụ ngày càng nhiều, không chỉ ở vùng giáp biên mà còn ở cả vùng sâu trong nội địa;nạn lừa gạt, mua bán phụ nữ qua biên giới với thủ đoạn ngày càng tinh vi Tìnhtrạng mua bán các chất ma tuý và dụ dỗ đồng bào DTTS tham gia vận chuyển cácchất ma tuý, sử dụng các chất ma túy diễn biến phức tạp Đạo lạ, tà đạo xuất hiện,cùng với hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, tranh giành tín đồ đang làmmất ổn định về an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS [23]

Mặt khác, Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ năm

2009 đến tháng 8/2014, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8000 vụviệc, trong đó, gây rối trật tự công cộng là 935 vụ, tội phạm ma túy là 357 trườnghợp, giết người 37 vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6000 vụ

Từ năm 2010 đến tháng 8/2014 đã có tới 7.735 HSSV tham gia đánh nhau, bị

xử lý kỷ luật Tệ nạn ma túy trong HSSV diễn biến phức tạp Theo điều tra của liênngành giáo dục-công an thì năm 2010 có 538 HSSV, năm 2011 có 350 HSSV, năm

2012 có 159 HSSV, năm 2013 có 296 HSSV vi phạm tệ nạn ma túy Đáng chú ý,

Trang 5

tình hình sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy đá đang có xu hướng tăngmạnh tại các thành phố lớn

Tình trạng đánh bạc trong KTX đã được ngăn chặn, đẩy lùi do sự quản lý chặtchẽ của các nhà trường nhưng HSSV ở ngoại trú chơi lô đề, cá độ bóng đá, đánh bạcrất khó kiểm soát Đã có những trường hợp quá đam mê lô đề dẫn đến bỏ học, thamgia trộm cướp [22]

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề trên là do sự nhậnthức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế

Trong những năm qua, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện hệ thống phápluật, Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến việc PBGDPL sâu rộng trongcác tầng lớp nhân dân, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường QLNN,quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vàtăng cường pháp chế XHCN

Hoạt động PBGDPL cho các đối tượng sinh viên là người DTTS trong thờigian qua đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm Cụ thể đã ban hành các văn bảnnhư : Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ýthức pháp luật của cán bộ và nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/

2009 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến,giáo dục pháp luật trong nhà trường; Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sáchpháp luật; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án tăng cường công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ýthức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; Thông tư liên tịch số30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tưpháp hướng dẫn phối hợp công tác PBGDPL trong trường học Ngày 20/6/2012,Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Đây là cơ sở pháp lý quantrọng cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền vững, hiệu quả cho hoạtđộng PBGDPL với việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia công tác

Trang 6

phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức xã hội cho công tácPBGDPL

Thực tế cho thấy, hoạt động PBGDPL cho đối tượng sinh viên người DTTStrên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Tỉnh PhúThọ là một tỉnh miền núi với 34 dân tộc anh em cùng chung sống, 16% dân số làngười DTTS, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, họ chỉ cầntới pháp luật khi nảy sinh những vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích cánhân mà không hình thành được ý thức pháp luật không có thói quen tìm hiểu phápluật Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác PBGDPL cho đồng bào ngườiDTTS, đặc biệt là đối tượng sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh

Hơn thế nữa, nhu cầu PBGDPL cho nhân dân nói chung và cho sinh viênngười DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng ngày một gia tăng khi chúng ta đang xâydựng nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến hiệntượng đô thị hóa nông thôn và hội nhập quốc tế ngày càng nhiều Trong khi đó, độingũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn chưa đáp ứng yêu cầu, lúng túng trong quản

lý, điều hành Cơ sở vật chất và kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL chưa đượcquan tâm đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tác PBGDPL

Trước tình hình đó, tôi lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ"

làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa lý luậncũng như thực tiễn trong việc góp phần cung cấp nội dung khoa học cho quá trìnhchủ động, tích cực tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng công tácQLNN về PBGDPL cho đối tượng sinh viên người DTTS

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn

Công tác QLNN về PBGDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nhà nước

ta trong giai đoạn hiện nay Đây là vấn đề có rất nhiều nhà khoa học quan tâm Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như:

Trang 7

-

Thạc sỹ Phạm Thị Kim Dung (2011), Phổ biến giáo dục pháp luật cho học

sinh sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Tư pháp.

- PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (2014), Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật

- TS Lương Khắc Hiếu (2006), Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về một số

suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay, Đề tài cấp bộ

- Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước

ta - Thực trạng và giải pháp

- Trần Ngọc Đường- Dương Thị Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp

luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- Lê Đình Khiên (1996), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản

lý hành chính ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi

mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

- Lê Thị Thu Ba (2006), Tăng cường vai trò của Hội đồng Phối hợp công tác

PBGDPL đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ đưa pháp luật vào cuộc sống, Tạp chí Dân

chủ và pháp luật, Số chuyên đề năm 2006, Bộ Tư pháp, Hà Nội

- Nguyễn Thị Hồi (2008), Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật, Tạp chí Dân

chủ và pháp luật- Số chuyên đề tháng 2 năm 2008, Bộ Tư pháp, Hà Nội

- Nguyễn Thị Hoàng Lan (2009), Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức

pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí Dân chủ

và pháp luật - Số tháng 10 năm 2009, Bộ Tư pháp, Hà Nội

- Phạm Đức Hoài (2009), Quản lý nhà nước về PBGDPL trong Bộ Quốc

Phòng hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính,

Hà Nội

- Nguyễn Tất Viễn (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội

Trang 8

-

Nguyễn Duy Lãm (2012), Sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp pháp luật- số chuyên đề

tháng 10 năm 2012, Bộ Tư pháp, Hà Nội

- Nguyễn Đình Đình Đặng Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường,

Nxb Giáo dục Hà Nội

- Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường trung học

chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ

- Hà Thị Tuyến (2011),Phổ biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và

đồng bào dân tộc thiểu số trong xây điều kiện dựng nhà nước pháp quyền, Luận văn

Vì vậy, đây là đề tài không trùng lắp với các công trình có liên quan đã đượccông bố trong thời gian gần đây

3 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn

3.1 Mục đích

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề QLNN

về PBGDPL, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng của QLNN về PBGDPL chosinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những giải pháp nhằm triểnkhai thực hiện hiệu quả QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS dựa trêntình hình thực tế của địa phương

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Trang 9

-

Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của PBGDPL và QLNN về PBGDPL

cho sinh viên người DTTS

- Nghiên cứu thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PBGDPL, nâng cao ýthức pháp luật của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên

người DTTS đang học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh

viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm

ra mối liên hệ nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học; dựa trên tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương củaĐảng về quản lý xã hội bằng pháp luật; các quan điểm của Đảng, chính sách phápluật của nhà nước về công tác dân tộc; những quy định pháp luật về QLNN

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề,trong đó tập trung một số phương pháp sau:

+ Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tác giả đã sử dụng được giới thiệu tại Phần

Trang 10

hiện Chương 1 của luận văn Phương pháp này cung cấp cơ sở lý luận, những luận

cứ cho việc đánh giá và đề ra giải pháp cho công tác công tác QLNN về PBGDPLcho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

+ Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham vấn ý kiến của đồng chí Chánh

Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, đồng chí Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy PhúThọ và đồng chí Trưởng phòng Tuyên truyền Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về công tácPBGDPL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả đã trực tiếp trao đổi với các đồng

chí Quản lý sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vềnội dung, những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức PBGDPL cho sinh viênngười DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như : phân tích,tổng hợp, so sánh, thống kê

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lýluận QLNN về PBGDPL, từ đó làm phong phú thêm về hành chính học và quản lýcông

Những đề xuất của luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc QLNN vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như có giá trịtham khảo cho các địa phương có điều kiện tương tự như tỉnh Phú Thọ

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiêncứu liên quan sau này

7 Kết cấu của Luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật chosinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biếngiáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trang 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN,

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU

SỐ 1.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

1.1.1 Quan niệm, mục đích, nguyên tắc về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

1.1.1.1 Quan niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về PBGDPL, trong đó có thể kể như: Quan niệm thứ nhất cho rằng, PBGDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị,

tư tưởng, đạo đức Theo quan niệm này, khi tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng,các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng cho nhân dân thì tự nó sẽ hìnhthành nên ý thức pháp luật Hay nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật là hệquả tất yếu của việc giáo dục chính trị, tư tưởng hay giáo dục đạo đức

Quan niệm thứ hai cho rằng, PBGDPL chỉ đơn thuần là hoạt động tuyêntruyền, giải thích pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sáchbáo, phát thanh, truyền hình Do vậy, coi đây là chỉ là công việc của hệ thống cácphương tiện thông tin đại chúng

Quan niệm thứ ba cho rằng, pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.Mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Vì vậy, không cần đặt ra vấn đềPBGDPL

Những quan niệm nêu trên mặc dù ở góc độ nào đó không sai, nhưng chưa đầy

đủ Pháp luật được ban hành trên văn bản mới chỉ là bước đầu tiên của quy trìnhQLNN: ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện, theo dõi thihành, kiểm tra giám sát

Ở một góc độ khác, có thể thấy PBGDPL là một từ ghép hai từ "phổ biến phápluật" và "giáo dục pháp luật"

Phổ biến pháp luật có hai nghĩa:

- Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó

Trang 12

Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL thì: Giáo dục pháp luật là mộtkhái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng vàbằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị ) hình thành tình cảm, niềm tinpháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnhchấp hành pháp luật của đối tượng [2]

Cả cụm từ PBGDPL có hai nghĩa:

- Nghĩa hẹp: là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức,tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọngpháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng

- Nghĩa rộng: là công tác, lĩnh vực, bao gồm tất cả các công đoạn như địnhhướng công tác PBGDPL, lập chương trình, kế hoạch PBGPL, áp dụng cáchình thức PBGDPL, triển khai chương trình về PBGDPL, kiểm tra, sơ kết,tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về PBGDPL

PBGDPL là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thểtuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống Trongcông tác QLNN thì PBGDPL được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là mộtcông việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành[20]

Từ những đặc thù và phân tích trên ta có thể thấy rõ bản chất của PBGDPL làhoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể PBGDPL nhằm chuyểntải các tri thức về nhà nước và pháp luật đến đối tượng được giáo dục pháp luật vớimục đích hình thành ở họ những tri thức pháp lý, tình cảm, lòng tin và ý thức tựgiác tuân thủ pháp luật

Việc PBGDPL cho sinh viên người DTTS là một quá trình triển khai và ápdụng các quy trình của PBGDPL cho đối tượng là sinh viên người DTTS

Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có nghĩa làngười làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức Theo ngônngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc

Trang 13

đời Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học

ở bậc đại học[44]

Theo Điều 59, Luật Giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 thì: " sinh viên" đượchiểu là người học của các cơ sở giáo dục đại học theo chương trình đào tạo cao đẳng

và chương trình đào tạo đại học

Cụm từ “dân tộc thiểu số” hiện đang được sử dụng tương đối phổ biến trongcác văn bản của Đảng, Nhà nước và trong đời sống xã hội Đây là những khái niệmkhoa học liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội Tuy nhiên trong xã hội hiện nay,

có lúc có nơi vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về cách gọi cũng như nội hàm của

“Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thếgiới hiện nay Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữchuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít.Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dântộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm pháttriển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị củagiai cấp thống trị trong mỗi quốc gia

Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan

về dân số trong một quốc gia đa dân tộc Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thìkhái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ pháttriển của các dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở

-số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xãhội và lịch sử của mỗi dân tộc

Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, ĐảngCộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam làmột quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 90 triệu người.Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số,được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được

Trang 14

“dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi

là “dân tộc ít người” Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộcthiểu số” và cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung [34]

Như vậy, có thể hiểu : PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hoạt động có

định hướng, có tổ chức, có dự định của chủ thể PBGDPL tác động lên đối tượng là sinh viên người DTTS một cách có hệ thống và thường xuyên, nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành

1.1.1.2 Mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Mục đích PBGDPL là hoạt động mang tính định hướng, nhằm nâng cao ý thứcpháp luật, hình thành tình cảm, lòng tin và sự tôn trọng đối với pháp luật của Nhànước, từ đó tự giác xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành

Mục đích của PBGDPL là một trong những yếu tố tạo lên cấu trúc bên trongcủa PBGDPL, là đặc trưng để phân biệt PBGDPL với các loại giáo dục khác nhưgiáo dục chính trị, giáo dục đạo đức Việc xác định mục đích của PBGDPL có ýnghĩa hết sức quan trọng trong cả lý luận lẫn thực tiễn, đó là cơ sở khoa học choviệc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, mang lại chất lượng, hiệuquả cho công tác PBGDPL

Mục đích của PBGDPL cho sinh viên người DTTS bao gồm mục đích tổngquát và mục địch cụ thể

Mục đích tổng quát của PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là gópphần hình thành và nâng cao văn hóa pháp lý cho từng sinh viên người DTTS vàtoàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, xây dựng nhà nước pháp quyền Mục đích cụ thể gồm có bốn mục đích sau:

Mục đích thứ nhất, nâng cao hiểu biết pháp luật cho sinh viên người DTTS (Mục đích nhận thức)

PBGDPL cho sinh viên người DTTS bao gồm hai lĩnh vực : phổ biến pháp luật

và giáo dục pháp luật Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụthể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung Nội dung giáo dục pháp luật là

Trang 15

một phần của nội dung chương trình giáo dục Giáo dục pháp luật cho sinh viênthực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trongchương trình giáo dục chính khóa qua môn học Pháp luật đại cương, Pháp luậtchuyên ngành Phổ biến pháp luật cho sinh viên được thực hiện thông qua các hoạtđộng giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp [26]

PBGDPL chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu nộidung và các quy định pháp luật đến với sinh viên người DTTS, giúp cho họ hiểubiết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức choviệc tự tìm hiểu, tự học tập Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao

hiểu biết pháp luật cho sinh viên người DTTS

Mục đích thứ hai, hình thành lòng tin vào pháp luật của sinh viên người DTTS (Mục đích cảm xúc)

Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởngvào những quy định của pháp luật Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp cho công dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo côngbằng và dân chủ xã hội Khi nào sinh viên người DTTS nhận thức được đầy đủ vềpháp luật thì không cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế mà họ vẫn tự giác thựchiện

Tạo lập niềm tin vào pháp luật cho sinh viên người DTTS đòi hỏi sự kết hợpcủa nhiều yếu tố Một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng là PBGDPL để sinhviên người DTTS hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụngpháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thựchiện và áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnhpháp luật

Pháp luật cũng như mọi hiện tượng khác trong xã hội bao giờ cũng có hai mặt,không phải lúc nào nó cũng thoả mãn hết, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng,mong muốn của tất cả sinh viên người DTTS cũng như mọi người trong xã hội Quátrình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợi ích của đông đảo nhân dân trong xã hội làm tiêuchí, thước đo, do đó sẽ có một số ít đối tượng không được thoả mãn Chính các yếu

Trang 16

công tác PBGDPL để sinh viên người DTTS hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộpháp luật Có như vậy mới hình thành lòng tin vào pháp luật của sinh viên ngườiDTTS và đông đảo nhân dân trong xã hội

Mục đích thứ ba, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS (Mục đích hành vi)

Ý thức pháp luật của người dân nói chung, sinh viên người DTTS nói riêngđược hình thành từ hai yếu tố: tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS chỉ có thể đượcnâng cao khi công tác PBGDPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tínhthuyết phục PBGDPL góp phần củng cố những tri thức được học trong chươngtrình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hìnhthành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định PBGDPL trong nhàtrường giúp sinh viên người DTTS tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn,thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản, từ đó nâng cao ýthức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS [26]

Mục đích thứ tư, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN trong quản lý

xã hội và quản lý sinh viên người DTTS

Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại thiếu phápluật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của

bộ máy nhà nước Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tácdụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Hệthống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi

tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển PBGDPLgiúp cho sinh viên người DTTS có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn vàhành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cườngpháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi sinh viên người DTTS

PBGDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môitrường QLNN bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá

Trang 17

trình QLNN, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượngtiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý

1.1.1.3 Nguyên tắc của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Nguyên tắc của PBGDPL chính là những quy định, quy tắc có tính chỉ đạoxuyên suốt công tác PBGDPL, bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả, thiết thực Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các nguyên tắc PBGDPLbao gồm:

Một là, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực

Hai là, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm

Ba là, đa dạng các hình thức PBGDPL, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độcủa đối tượng được PBGDPL và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dântộc

Bốn là, gắn liền với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinhtế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sốnghàng ngày của người dân

Năm là, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội

1.1.2 Nội dung, hình thức của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Do đối tượng của PBGDPL ở đây chính là sinh viên người DTTS, là đối tượng

có tâm lý thường hay tự ti, bảo thủ, bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương, địaphương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư, dòng họ có phong tục tập quánriêng biệt Trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật còn thấp, chưa có ý thức tự giáctrong việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật [18]

Theo đánh giá, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng nguồn nhân lực ởvùng DTTS, miền núi vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả ba mặt thểlực, trí lực và tâm lực vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xãhội trong giai đoạn hiện nay

Trang 18

Về mặt thể lực, đa số đồng bào DTTS có chiều cao, cân nặng nhỏ bé hơn mứctrung bình của cả nước kém xa mức trung bình về thể chất của người dân trên thếgiới

Về mặt trí lực, nguồn nhân lực ở vùng DTTS, miền núi đã từng bước được cảithiện do các chính sách ưu đãi trong giáo dục để thu hút trẻ em tới trường và theohọc các cấp, bậc học cao hơn Song chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núinhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tình trạng lưu ban, bỏ họctuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn

Về mặt tâm lực, do đặc điểm địa hình xa xôi, cách trở; điều kiện sống ít giaothiệp với bên ngoài và khó khăn về mặt ngôn ngữ nên phần đa trẻ em DTTS, miềnnúi chưa có nhiều kỹ năng sống trong môi trường hiện đại cần hợp tác, trao đổi [43]

Do vậy chúng ta cần quan tâm đến nội dung, hình thức PBGDPL cho phù hợpvới đối tượng sinh viên người DTTS

Theo Điều 10 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thì việc tổ chức PBGDPLtập trung vào các nội dung sau:

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là cácquy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bìnhđẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốcphòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn vàtrách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm phápluật mới được ban hành

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên, các thỏa thuận quốc tế

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích củaviệc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật Ngoài ra, đối với sinh viên người DTTS chúng ta cũng cần tập trung PBGDPLtrên các nội dung :

Trang 19

- Các chế độ, chính sách mà Đảng và nhà nước đặc biệt ưu tiên cho sinh viên

và đồng bào DTTS

- Phê phán các luật tục lạc hậu, trái với pháp luật của nhà nước, với lợi ích của

xã hội, tập thể, kìm hãm văn minh tiến bộ

- GDPBPL về đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân

- Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng ta về đạiđoàn kết dân tộc, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân tộc, các chính sáchpháp luật chung và chính sách Dân tộc trong giai đoạn mới, các mục tiêu quốc gia

về thiên niên kỷ và chiến lược công tác Dân tộc, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,các chương trình phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủquyền biên giới quốc gia

- Tuyên truyền vận động sinh viên người DTTS thường xuyên nâng cao cảnhgiác trước mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Dân tộc, Tôn giáo,lợi dụng những khó khăn trong đời sống của họ để lôi kéo, kích động, chia rẽ khốiđại đoàn kết Dân tộc

- Tuyên truyền cho sinh viên người DTTS chương trình chung tay xây dựngnông thôn mới và chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, tiếp thu các tiến bộKHKT, nêu gương các tập thể cá nhân điển hình gương mẫu trong mọi lĩnh vực vềlàm kinh tế giỏi, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn, cải tạo tập quán lạc hậu, xâydựng nếp sống văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóakhu dân cư, các gương người tốt việc tốt để nhận diện học tập noi theo

- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền,lợi ích chính đáng của sinh viên người DTTS, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảmnhư tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, phòng chống các tai tệ nạn xãhội, buôn bán phụ nữ, trẻ em, phụ nữ bỏ đi khỏi địa bàn, tảo hôn, hôn nhân cậnhuyết, các luật tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong sinh viên người DTTS [8]

Theo Điều 11 của Luật PBGDPL đã luật hóa các hình thức PBGDPL cho sinhviên người DTTS hiện đang được áp dụng nhiều trên thực tế và có hiệu quả là:

Trang 20

- PBGDPL trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin,tài liệu pháp luật;

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet,pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải trên trang thông tinđiện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư;

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong

bộ máy nhà nước, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở;

- Lồng nghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chínhtrị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơsở;

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệthống giáo dục quốc dân;

- Các hình thức PBGDPL khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để đảm bảo hiệu quả cho côngtác PBGDPL

Trong các hình thức PBGDPL trên, có những hình thức Nhà nước, cơ sở giáodục thực hiện trách nhiệm chủ động PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đáp ứngquyền của sinh viên người DTTS được thông tin về pháp luật, nhưng cũng có nhữnghình thức để sinh viên người DTTS thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước cung cấpthông tin pháp luật, chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp luật cụ thể Nhà nước, cơ sởgiáo dục có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu này của sinh viên người DTTS (nhưhướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật )

Một số hình thức như đăng tải thông tin pháp luật trên cổng thông tin điện tử,PBGDPL trên phương tiện thông tin đại chúng được quy định cụ thể về cơ quan, tổchức có trách nhiệm thực hiện các hình thức PBGDPL này để bảo đảm tính khả thi,tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức

Trang 21

1.2 Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

1.2.1 Quan niệm về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Sự ra đời của nhà nước đã dẫn đến sự xuất hiện QLNN QLNN phụ thuộc vàochế độ lịch sử, chính trị, đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốcgia qua các giai đoạn lịch sử Trong toàn bộ hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể thamgia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế,các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội Trong các chủ thể quản lý xã hội đó thì Nhànước là một chủ thể đặc biệt và quản lý nhà nước có những điểm khác biệt sau: Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng) là các cơ quan, cá nhântrong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp

và cơ quan tư pháp

Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống vàhoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài quốc gia Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụpháp luật và các chính sách của nhà nước để quản lý xã hội

Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổnđịnh và phát triển của toàn xã hội

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xãhội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành

vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong

bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triểncủa xã hội [17]

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước) trên cơ sở Hiến

Trang 22

PBGDPL là một lĩnh vực trong QLNN, đang được Đảng và nhà nước ta hếtsức quan tâm bởi vai trò và ý nghĩa to lớn của PBGDPL đối với toàn xã hội

QLNN trong lĩnh vực PBGDPL được Đảng và Nhà nước ta đã xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước và của các cấp, các ngành Trách nhiệm của nhà nước được xác định là: xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động PBGDPL có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nâng cao hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động PBGDPL Trên cơ sở đó, có thể hiểu, QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS làhoạt động của các cơ quan QLNN (ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiệnvăn bản pháp luật về PBGDPL, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong PBGDPL )nhằm bảo đảm PBGDPL cho sinh viên người DTTS đạt được mục đích đề ra

1.2.2 Chủ thể quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Chủ thể của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là các cơ quan QLNN từ trung ương đến cơ sở Luật PBGDPL xác định rõ chủ thể QLNN vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:

1.2.2.1 Chính phủ

Chính phủ thống nhất QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS

Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của Chínhphủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, gồm :

- Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốchội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quyphạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bản

đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật

- Quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định

Trang 23

của Chủ tịch nước; chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết,nghị định, chương trình công tác của Chính phủ

- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp vàpháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác đểthi hành Hiến pháp và pháp luật; thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp,

bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thi hành án

- Tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật và báo cáo vớiQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật

1.2.2.2 Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về PBGDPLcho sinh viên người DTTS; chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hànhchương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên người DTTS Khoản 12 Điều 2 Nghị định 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ Tư pháp nêu rõ nhiệm vụ,quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTSgồm:

Trang 24

- Công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường,thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học

1.2.2.3 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vị,quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện QLNN vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL cho sinhviên người DTTS và chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản

lý triển khai thực hiện

- Xác định nội dung và hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng sinh viênngười DTTS; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảođảm quyền được thông tin về pháp luật của sinh viên người DTTS;

- Tổ chức PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sỹ tronglực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông quaPBGDPL trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tửcủa cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;

- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cho sinh viênngười DTTS của bộ, ngành;

- Chỉ đạo các trường thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong

cơ sở giáo dục; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy pháp luật

Trang 25

-

Đối với công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong các cơ sở giáodục của hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định BộGiáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành chương trình giáo dục pháp luật phùhợp với cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành chuẩnhóa giảng viên dạy pháp luật Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hànhchương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề

Ngoài ra, theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 của Ban Bí thư Trungương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao

ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân thì : bộ, ngành nào chủ trì dựthảo văn bản quy phạm pháp luật thì bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm chính vềphổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó trong cán bộ, công chức của bộ, ngànhmình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các đoàn thể ở trungương và chính quyền các cấp triển khai PBGDPL cho sinh viên người DTTS

1.2.2.4 Chính quyền địa phương các cấp

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Luật PBGDPL quy định:

Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có trách nhiệm:

- Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL chosinh viên người DTTS; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác

PBGDPL cho sinh viên người DTTS;

- Giám sát việc thực hiện pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS

Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm:

- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL chosinh viên người DTTS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác PBGDPL chosinh viên người DTTS;

- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật,tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS; thực hiện chuẩn hóa đội ngũgiảng viên giảng dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;

Trang 26

Một là, Hội đồng phối hợp PBGDPL

Theo điều Điều 7 của Luật PBGDPL thì Hội đồng phối hợp PBGDPL đượcthành lập ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và

Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và huyđộng nguồn lực cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; và Cơ quanthường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy bannhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp.Theo Điều 1, Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL thì Hộiđồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ, là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơquan, ban, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về công tác PBGDPL chosinh viên người DTTS; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác PBGDPLcho sinh viên người DTTS

Trên cơ sở kế hoạch chung của Chính phủ, HĐPH PBGDPL có nhiệm vụ đề ra

kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn vàthường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và địa phương thực hiệnPBGDPL; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trênphạm vi cả nước; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướngChính phủ [3]

Trang 27

Hai là, đội ngũ làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, báo cáo

viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở

Báo cáo viên pháp luật cho sinh viên người DTTS: là cá nhân có phẩm chấtđạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năngtruyền đạt; có bằng tốt nghiệp Đại học Luật và thời gian công tác trong lĩnh vựcpháp luật ít nhất 2 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật nhưng cóbằng tốt nghiệp đại học khác phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ítnhất 3 năm Báo cáo viên pháp luật phải được cơ quan có thẩm quyền ra Quyết địnhcông nhận Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộtrưởng Bộ Tư pháp quy định

Tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS : là người có uy tín,kiến thức, am hiểu về pháp luật, được xem xét để công nhận là Tuyên truyền viênpháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia PBGDPL cho sinh viênngười DTTS ở cơ sở Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận Tuyên truyềnviên pháp luật

Đội ngũ làm công tác PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viêncác tổ hòa giải ở cơ sở đều phải thực hiện các nhiệm vụ được HĐPH PBGDPL ởmỗi cấp phân công, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương của cấp đó, cụ thể:

- Tham gia vào một ban hoặc một lĩnh vực công tác của HĐPH PBGDPL phâncông

- Tham dự các phiên họp của HĐPH PBGDPL Nếu vắng mặt phải báo cáo

Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL; đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi

ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ

quan thường trực tổng hợp, báo cáo;

- Đề xuất với Hội đồng phối hợp PBGDPL, với các ban của Hội đồng các biệnpháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL cho sinh viênngười DTTS; đề nghị Hội đồng phối hợp PBGDPL, các ban của Hội đồng hỗ trợ,tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở các cơ

sở giáo dục;

Trang 28

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách vềviệc thực hiện kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS của Chính phủ, củaHội đồng và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quảthực hiện nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL, Trưởng ban mà mình là thành viên; -

Được cung cấp các tài liệu PBGDPL cho sinh viên người DTTS

1.2.4 Nội dung, hình thức của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

1.2.4.1 Nội dung của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Luật Phổ biến giáo dục pháp luật quy định cụ thể các nội dung quản lý nhànước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS, bao gồm:

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viênngười DTTS;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS;

- Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên ngườiDTTS;

- Thống kê, tổng kết về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong PBGDPL cho sinh viên người DTTS;

- Hợp tác quốc tế về PBGDPL cho sinh viên người DTTS

1.2.4.2 Hình thức của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Điều 11 của Luật PBGD đã quy định rất cụ thể về hình thức PBGDPL cho sinhviên người DTTS Hình thức QLNN về PBGDPL được chia làm 2 nhóm: hình thứcmang tính pháp lý và hình thức không mang tính pháp lý

Trang 29

Hình thức mang tính pháp lý

- Ban hành văn bản có tính chất chủ đạo: là văn bản do các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp lớn vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS Đây là cơ sở trực tiếp để ban hành văn bảnquy phạm pháp luật

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, quy định những quy tắc xử sựchung trong lĩnh vực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS (VD: cácLuật, Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về PBGDPL )

- Ban hành văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật): Là loại văn bản docác cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình nhằm giải quyết những vụ việc cụ thể về PBGDPL cho sinhviên người DTTS (VD: Quyết định cá biệt của UBND về công tác PBGDPL )

- Văn bản hành chính thông thường: là những văn bản mang tính thông tin,phản ánh tình hình, trao đổi, đề xuất công việc của các cơ quan QLNN về hoạt độngPBGDPL cho sinh viên người DTTS (VD: công văn hướng dẫn về PBGDPL )

- Các hình thức mang tính pháp lý khác như: hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thamgia PBGDPL cho sinh viên người DTTS, cung cấp các dịch vụ về trợ giúp pháp lý,

tư vấn pháp luật cho sinh viên người DTTS

Hình thức không mang tính pháp lý

- Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp như tổ chức hội nghị, hội thảonhằm triển khai kế hoạch, truyền đạt chủ trương, chính sách về PBGDPL cho sinhviên người DTTS

- Hoạt động điều hành công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS bằng cácphương tiện thông tin, kỹ thuật hiện đại như mạng máy tính, chính phủ điện tử

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

1.3.1 Nhận thức về quản lý nhà nước đối với phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Trang 30

Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng và có tính chất quyết định đối vớiQLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS Nếu có nhận thức tốt về vị trí vàtầm quan trọng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thì công tácPBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ được các cấp Đảng, chính quyền địaphương quan tâm, đầu tư thích đáng; hệ thống pháp luật về PBGDPL cho sinh viênngười DTTS sẽ được hoàn thiện hơn, các hoạt động PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS được triển khai toàn diện và sâu sắc

Nếu nhận thức chưa tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến chất lượng vàhiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS Nhận thức chưa đầy đủ vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS còn có thể dẫn đến tính hình thức, phong tràohoặc không theo kịp tình hình thực tiễn của hoạt động PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS

Trong những năm qua, nhận thức về QLNN về PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS đã có nhiều cố gắng và thu được một số kết quả khả quan Tuy nhiên, so vớiyêu cầu về thực hiện “quản lý nhà nước bằng pháp luật” vẫn còn những tồn tại hạnchế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS Chínhnhững yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng QLNN về PBGDPL cho sinhviên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnhđạo, chỉ đạo triển khai công PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chưa quan tâmchỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình PBGDPL cho sinh viên người DTTS tốttại cơ sở; chưa coi công tác này “là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”; còn tình trạng cấp uỷ đảng coiPBGDPL cho sinh viên người DTTS là nhiệm vụ riêng của các cơ quan nhà nước vàcác tổ chức đoàn thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên Một bộ phận cán bộ,đảng viên chưa tích cực tham gia vào các hoạt động PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS; chưa thực sự gương mẫu chấp hành pháp luật, lời nói chưa đi đôi với việclàm, từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến công tác PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS[13]

Trang 31

1.3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt độngPBGDPL cho sinh viên người DTTS ở nước ta ngày càng hoàn thiện Sau gần 30năm đổi mới, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnhhầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Nếu so với thời gian 40 nămtrước đó (1945-1985), thì trong gần 20 năm qua, số văn bản luật và pháp lệnh lớnhơn 40 năm cộng lại Pháp luật đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện, thểchế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vàoviệc ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và quan trọng nhất là tạo tiền đề cho việcxây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật Tuy vậy, hệ thống pháp luật hiện hànhcòn nhiều hạn chế và chính sự hạn chế này làm giảm hiệu lực của pháp luật trongcuộc sống, ảnh hưởng đến khâu thực thi pháp luật Các văn bản pháp luật đều cókhiếm khuyết chung như: thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâuthuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống quy phạmcòn yếu Đã vậy, trong một thời gian dài, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quyphạm pháp luật chưa được chú trọng, do đó, trong thực tế có tình trạng khó phânbiệt văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực Hệ thống pháp luật như vậylàm cho ngay cả những cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi pháp luật cũnggặp khó khăn Do đó, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong cuộcsống, thì phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minhbạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [21]

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS chính là “hành lang” pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS Các văn bản của Đảng và Nhà nước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS

đã tạo cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ công tácPBGDPL cho sinh viên người DTTS; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức vàhành động của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về vai trò của QLNN về

Trang 32

làm cơ sở pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thiếu đồng

bộ, chồng chéo hoặc bỏ trống thì việc triển khai các hoạt động PBGDPL cho sinhviên người DTTS sẽ bị động, lúng túng và thiếu sự ổn định Ngược lại, các quy địnhcủa pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được hoàn thiệnđồng nghĩa với vị trí công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS được khẳngđịnh, chất lượng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng đượcnâng cao

1.3.3 Năng lực quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là khả năngthực hiện chức năng QLNN của bộ máy hành chính nhà nước trong lĩnh vựcPBGDPL cho sinh viên người DTTS Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực QLNN vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:

- Chất lượng của hệ thống thể chế về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;

- Chất lượng của bộ máy hành chính trong đó có phân định rành mạch chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính;

- Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ

về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;

- Việc bảo đảm các nguồn lực vật chất cho công tác PBGDPL cho sinh viênngười DTTS

Năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS quyết định hiệu lực,hiệu quả của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và hiệu lực, hiệu quảcủa PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là biểu hiện thực tiễn về năng lựcQLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS

Để nâng cao năng lực QLNN, Nhà nước ta đã tiến hành cải cách hành chínhnói chung và trong lĩnh vực PBGDPL nói riêng Mục tiêu cải cách hành chính đượcxác định là: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại

Trang 33

hóa; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quannhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

Như vậy, năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS phụ thuộcvào các yếu tố trên và trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS cũng cầnphải tiến hành cải cách hành chính, hòa chung với tiến trình cải cách nói chung củanền hành chính nước ta

1.3.4 Cơ sở vật chất và kinh phí đảm bảo cho quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Ngoài yếu tố con người thì yếu tố nguồn lực về vật chất và kinh phí đảm bảocho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS cũng là yếu tố rất quan trọngđảm bảo hiệu quả thực hiện PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên thực tế Cácquy định của pháp luật sẽ chỉ nằm trên văn bản nếu công tác PBGDPL cho sinh viênngười DTTS không được quan tâm đầu tư Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiệnlàm việc dành cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, nhất là ở các cơ

sở giáo dục cần phải được đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tácPBGDPL cho sinh viên người DTTS

Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS ởcác địa phương còn hết sức khiêm tốn, nhất là ở những địa phương nguồn thu khôngnhiều Do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, đủ mạnh nên địa phương nào quan tâm đếncông tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS thì dự trù hoặc cấp kinh phí phù hợp

và ngược lại, dẫn đến sự không đồng đều trong mặt bằng PBGDPL cho sinh viênngười DTTS ở các địa phương, đơn vị Vì vậy, nguồn kinh phí đảm bảo cho côngtác PBGDPL cho sinh viên người DTTS cần được quy định cụ thể, được đảm bảo từnguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hỗ trợ khác

Tiểu kết chương 1

PBGDPL cho sinh viên người DTTS là nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thờicũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện bảnchất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, từng bước xã hội hóa công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, trong đó

Trang 34

Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự tham gia,đóng góp của xã hội vào công tác này

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản về công tácPBGDPL cho sinh viên người DTTS, quy định cụ thể về nguyên tắc PBGDPL chosinh viên người DTTS; đối tượng được PBGDPL, tổ chức và người thực hiệnPBGDPL cho sinh viên người DTTS, hình thành các chuẩn mực, quy tắc nghềnghiệp trong công tác này, huy động nguồn lực bảo đảm hoạt động và tăng cườngcông tác QLNN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL cho sinhviên người DTTS;

Những nội dung về lý luận và pháp lý liên quan trong Chương 1 là luận cứkhoa học để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên ngườiDTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay, trong Chương 2 cũng như xây dựngphương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN vềPBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ được đề cập đếntrong Chương 3 của Luận văn

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU

SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.534,6km2; trong đó diện tích miền núi là 3.359,2 km2, chiếm tỷ lệ 91,1% trên diện tíchtoàn tỉnh Diện tích đất lâm nghiệp hiện có trên 170.718 ha, trong đó có 16.421,6 harừng đặc dụng, 33.528 ha rừng phòng hộ, 120.768,9 ha rừng sản xuất cung cấp gỗcho công nghiệp chế biến Ngoài ra còn hơn 15.000 ha rừng nguyên sinh, tạo điềukiện phát triển du lịch sinh thái Phú Thọ nằm trong khu vực giao thoa giữa vùngĐông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ

đô Hà Nội, cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu ThanhThuỷ (Hà Giang) hơn 200 km; cách thành phố Hải phòng 170 km; cách cảng CáiLân (Quảng Ninh) 200km Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểuvùng; phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc,phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnhTuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọmang sắc thái của ba vùng địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven sông Đốivới tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Tây Nam của tỉnh, chủ yếu là vùng mà địahình dốc có độ cao từ 200 – 500m và nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m với sườn dốc

và nhọn; do đó thường gặp một số khó khăn về giao thông, nhưng có tiềm năng pháttriển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại Tiểu vùng gòđồi thấp, xen kẽ với đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô và sông

Đà là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệpdài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷsản, phát triển công nghiệp Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Phú Thọ là địa phương

Trang 36

kẽm, vàng, pyrite, felspat, đất sét và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: đávôi, cao lanh, đá silic… phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, giaothông

Trên địa bàn tỉnh có nhiều hệ thống sông, ngòi chạy qua, trong đó có 03 consông lớn của Miền Bắc như: sông Hồng, sông Lô, sông Đà Đoạn sông Hồng chạyqua địa bàn tỉnh dài 140 km, sông Lô 70 km, sông Đà 41 km Hệ thống sông, ngòiđóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt,đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, tạo ra hệ thống giao thông đường thủythuận lợi Có hệ thống giao thông đường bộ (Quốc lộ 2, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32A,B,C); hệ thống đường sắt và đường sông nối các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi

Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác và là cầu nối trung chuyển, giao lưu kinh tế văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núiTây Bắc [9]

-2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội

Đến hết năm 2015, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.370.652 người, mật độ 388 người/km2 Toàn tỉnh có 34 dân tộc đang sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đasố.Trong các DTTS có 4 dân tộc: Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trungthành làng bản riêng; có bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khá đậm nét Dân sốmiền núi gần 962.000 người, chiếm 74% dân số toàn tỉnh; riêng đồng bào DTTS cógần 213.000 người, chiếm 16% dân số toàn tỉnh [9]

Trang 37

2.1.2.2 Tình hình thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi

Trong những năm qua, Phú Thọ đã triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịpthời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi,vùng đồng bào DTTS Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã phát huy hiệuquả; các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảodưỡng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng; các dự

án, chính sách hỗ trợ định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạtcho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăngiai đoạn 2013 - 2015 với số tiền 19 tỷ đồng Hằng năm, các cấp, các ngành đều tổchức nhiều hội nghị, đợt tuyên truyền, PBGDPL cho người dân nông thôn và đồngbào DTTS; tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bìnhđẳng giới Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướngChính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, các huyệnmiền núi đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham giabảo hiểm y tế (qua các hình thức) đạt trên 75% Đến nay, đời sống của nhân dân và

bộ mặt nông thôn, miền núi tỉnh Phú Thọ có nhiều đổi mới, nạn thiếu đói về lươngthực cơ bản được giải quyết Các hoạt động từ thiện, trợ giúp hộ nghèo, thiên tai, lũlụt được thực hiện có hiệu quả Các nhu cầu ăn, ở, đi lại của nhân dân được cải thiệnđáng kể, số hộ nông dân có nhà kiên cố và phương tiện sinh hoạt hiện đại tăngnhanh Toàn tỉnh có 624 người có uy tín trong đồng bào DTTS và được hưởng chế

độ theo qui đỉnh Hằng năm tỉnh cấp hơn 550.000 tờ báo, tạp chí không thu tiềnphục vụ cho đồng bào DTTS miền núi… Nhìn chung đồng bào các dân tộc đã chấphành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; từng bước đổimới về tư duy kinh tế, tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình; đời sống vật chất, tinhthần từng bước được cải thiện Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được duy trì và giữ vững

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2010 -2015) đạt5,87%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng

Trang 38

tỷ đồng, tăng 84%; GRDP bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng, tăng 77,4% sonăm 2010 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với địnhhướng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 36,5%, dịch vụ38%, nông lâm nghiệp 25,5% Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm Kimngạch xuất khẩu tăng 19,9%/năm

Kết quả thực hiện 03 khâu đột phá trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt được một

số kết quả quan trọng Về Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt đã tập

trung huy động tốt các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở hạtầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tổng vốn đầu tư toàn

xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm và tăng hơn 2 lần so vớigiai đoạn 2006 - 2010; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 48,6%;dân cư và tư nhân 44,6%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,8% Kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội có bước phát triển đột phá; trong 5 năm đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo,nâng cấp gần 1000 km quốc lộ, tỉnh và huyện lộ; hoàn thành 7 cầu lớn; hạ tầng đôthị, nông nghiệp, nông thôn, thông tin truyền thông được tăng cường đầu tư, đưavào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu côngnghiệp và một số cụm công nghiệp; tích cực hoàn thiện, nâng cao tiêu chí đô thị loại

I của thành phố Việt Trì, xây dựng thị xã Phú Thọ để trở thành Thành phố; tập trungđầu tư xây dựng các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trườngHùng Vương, Công viên Văn Lang, Trường Đại học Hùng Vương, các bệnh việntuyến tỉnh, huyện, trường lớp học Về khâu đột phá "đào tạo nguồn nhân lực" đạtđược kết quả khá tích cực Các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề trên địa bàn đượccủng cố, nâng cấp và xây mới; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quânvùng Tây Bắc là 73%); mở rộng cơ cấu ngành, nghề đào tạo, cơ bản đáp ứng nhucầu học tập; kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5%; tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìnngười (bình quân 35,84 nghìn người/năm) Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyềnnghề đạt 55% (bình quân vùng Tây Bắc là 45%) Về "hoạt động du lịch" có bướcphát triển; kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư; tổng nguồn vốn huy động pháttriển du lịch tăng 3,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, đưa vào khai thác một số dự

Trang 39

án du lịch thế mạnh tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh Chương trình hợp tácphát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là

du lịch văn hóa tâm linh gắn với hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đưavào khai thác, bước đầu phát huy hiệu quả

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động chậm Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ lẻ, chưa có nhiều vùngsản xuất hàng hóa lớn Sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp (đạt 48,3% so với chỉtiêu) Chưa cân đối được thu, chi ngân sách (thu ngân sách mới đáp ứng được32,4% tổng chi và 62% chi thường xuyên) Quản lý tài nguyên khoáng sản hiệu quảchưa cao; việc thu gom, xử lý rác thải chậm được cải thiện (đạt 50,6% so chỉ tiêu).Kết nối giữa các tua, tuyến du lịch còn hạn chế

Về lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; hệ thống y tế các tuyếnđược củng cố, phát triển và tăng cường đầu tư hiện đại cơ sở vật chất, trang thiết bị

y tế Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc; xây dựng vàbảo vệ thành công hai di sản văn hoá phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tínngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinhdanh, tạo sự lan toả của không gian văn hoá vùng Đất Tổ Phong trào "Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng; đảm bảo 100% khu dân cư

có nhà văn hoá; nhiều công trình văn hóa, thể thao hoàn thành, đưa vào sử dụng,góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân Hằng năm giải quyếtviệc làm cho 22,16 nghìn lao động, xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người; quan tâmthực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách đối với người cócông; thu nhập và chất lượng cuộc sống của Nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ

lệ hộ nghèo còn 7,89% (bình quân toàn vùng Tây Bắc là 15,5%), giảm 12,43% sovới năm 2010, thoát nghèo bình quân 8,6 nghìn hộ/năm; đã hỗ trợ trên 15 nghìn hộnghèo, người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở

Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn thiếu; tỷ lệ tăngdân số tự nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và sinh con thứ 3 trở lên

có xu hướng gia tăng Chất lượng giáo dục đào tạo còn có sự chênh lệch khá lớn

Trang 40

miền núi, đồng bào dân tộc hiệu quả chưa cao Kết quả giảm nghèo chưa bền vững,nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc

2.1.3 Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội

Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn trong những năm qua được giữ vững;phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụngvấn đề dân tộc để chống phá Đảng, chính quyền Quan tâm chỉ đạo phối hợp triểnkhai thực hiện tốt quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ tự quản về an ninh trật tự

ở cơ sở, khu dân cư, tổ liên gia, dòng họ tự quản và phong trào toàn dân bảo vệ anninh tổ quốc trong tình hình mới, không để xảy ra các hoạt động phức tạp về anninh trật tự Tuy nhiên, Tình hình an ninh trật tự cơ sở, tội phạm và tệ nạn xã hộitiềm ẩn yếu tố phức tạp Công tác phối hợp giữa các lực lượng, cơ quan chức năngtrong việc xử lý, giải quyết các vấn đề bức xúc ở cơ sở có nơi, có việc làm cònchậm, chưa kịp thời Trong giai đoạn 2010- 2015, lực lượng Công an đã triển khai

có hiệu quả 30 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, điều tra làm rõ 2.488/3.071

vụ án về trật tự xã hội, bắt 3.501 đối tượng (đạt tỷ lệ 81%, trong đó án đặc biệtnghiêm trọng đạt 95%); bắt vận động đầu thú 1.071 đối tượng truy nã và triệt phá

747 ổ nhóm tội phạm

Về tội phạm và tê nạn ma túy: tỉnh Phú Thọ không phải là trọng điểm về matúy, song tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh luôn diễn biến phứctạp và có chiều hướng gia tăng Với điều tự nhiên của tỉnh, các đối tượng đã cấu kết,móc nối với các đối tượng trong tỉnh để hình thành những đường dây mua bán, vậnchuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh, nhất là các địa bàn trọng điểm về ma túyvùng Tây Bắc Số ma túy sau khi xâm nhập vào địa bàn tỉnh Phú Thọ được các đốitượng chia nhỏ, phân phối, cung cấp cho các tụ điểm, ổ nhóm và bán cho ngườinghiện, gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của lựclượng chức năng Từ năm 2010 đến 2015, lực lượng công an đã phát hiện, bắt giữ2.095 vụ/2.712 bị can phạm tội về ma túy, triệt phá 395 ổ nhóm tội phạm, tệ nạn matúy

Tình hình người nghiện ma tuý: Hiện nay toàn tỉnh có 2.075 người nghiện có

hồ sơ quản lý (giảm 09 người so với năm 2010) Trong đó: Ở Trung tâm Giáo dục

Ngày đăng: 25/10/2017, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w