1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn một ố kinh nghiệm chi lương và các khoản phụ cấp theo lương qua thể ATM

16 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Do đó để đáp ứng được yêu cầu chi trả lương qua thẻ ATM được hiệu quả nhất, là một nhân viên kế toán đơn vị trường học tôi đã chọn đề tài nghiên cứu trong năm học này là: “Một số kinh ng

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO MỎ CÀY NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỎ CÀY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài :

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC CHI

LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP QUA THẺ ATM”

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Kế toán

Họ và tên người thực hiện:

Huỳnh Hoàng Thi Chức vụ: Kế toán Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ văn phòng

Mỏ Cày Nam, tháng 9/2011

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU I/ Bối cảnh của đề tài:

Đất nước ta ngày càng phát triển, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế ngày càng được hoàn thiện đầy đủ hơn, thu nhập của cán bộ công chức từng bước được nâng lên Trên cơ sở đó hệ thống các ngân hàng được hình thành và phát triển nhiều hơn để phục vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cán bộ công chức, viên chức nói riêng và nhân dân nói chung Việc chi trả lương cho cán bộ công chức, viên chức, nhân viên qua thẻ ATM không còn là chuyện mới mẻ nữa

II/ Lý do chọn đề tài:

Từ bối cảnh trên, ngành giáo dục - đào tạo nói chung và các đơn vị trường học nói riêng sẽ từng bước hoàn thiện và chuyển đổi từ hình thức chi trả lương thủ công (rút tiền mặt từ kho bạc về nhập quỹ sau đó xuất quỹ chi lương ) sang hình thức chuyển trả lương qua thẻ ATM thông qua hệ thống các ngân hàng

Do đó để đáp ứng được yêu cầu chi trả lương qua thẻ ATM được hiệu quả nhất, là một nhân viên kế toán đơn vị trường học tôi đã chọn đề tài nghiên cứu trong năm học này là: “Một số kinh nghiệm trong việc chi lương và các khoản phụ cấp qua thẻ ATM”

III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác chi trả lương và các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp của cán bộ công chức, viên chức, nhân viên trong các đơn vị trường học nói chung và trường tôi đang công tác nói riêng

Do phần lớn thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, nhân viên ở trường là từ lương, phụ cấp ưu đãi và các khoản trợ cấp (ốm đau, thai sản, dưỡng sức) từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Bên cạnh đó cũng có những khoản trích nộp mà cán bộ công chức, viên chức, nhân viên phải nộp lại cho các cơ quan, tổ chức có liên quan như: công đoàn phí, đảng phí, một ngày lương….Đây là những đối tượng mà tôi nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức tính toán, cách chi trả, trích nộp lại như thế nào cho thuận lợi nhất…

Trang 3

IV/ Mục đích nghiên cứu:

Để việc chi trả lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản trích nộp của cán bộ giáo viên và nhân viên được nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và tiện lợi Hạn chế việc rút và thanh toán bằng tiền mặt, giảm thiểu khả năng sai sót, sai lệch trong tính toán và chi trả bằng tiền mặt

V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Các khoản thu nhập (lương, phụ cấp ưu đãi, trợ cấp bảo hiểm xã hội…), các khoản trích nộp (công đoàn phí, đảng phí, một ngày lương, …) của cán bộ giáo viên, nhân viên được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, đầy

đủ, tiết kiệm thời gian và công sức hơn

PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận:

Chi trả lương theo hình thức thủ công (rút tiền mặt từ kho bạc về nhập quỹ sau đó xuất quỹ chi lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp…, và thu lại các khoản phải nộp của cán bộ giáo viên, nhân viên…) còn rất nhiều hạn chế như: thất thoát tiền mặt, sai lệch trong tính toán phân chia, tốn thời gian và công sức, dễ dẫn đến sai phạm trong việc sử dụng công quỹ… Hình thức chi trả lương qua thẻ ATM là một hình thức tương đối hiện đại và phổ biến nhất hiện nay: nhanh chóng, tiện lợi, chính xác và đầy đủ

II/ Thực trạng của vấn đề:

Trước đây chi trả lương bằng hình thức thủ công (rút tiền mặt về nhập quỹ sau đó xuất quỹ chi….) gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế:

- Thất thoát về tiền mặt (nhận hoặc chi không đủ)

- Tiền bị rách, biến dạng, tiền giả…

- Tốn nhiều thời gian và công sức của thủ quỹ trong việc cấp phát lương

và thu hồi các khoản phải nộp lại

- Thực hiện chậm, không chính xác, không đầy đủ, không linh động

- Dễ dẫn đến sai phạm trong việc lạm dụng công quỹ

- Khó quản lý và theo dõi, độ an toàn không cao

Trang 4

Bên cạnh đó việc chi trả lương qua thẻ ATM có rất nhiều ưu điểm, thuận lợi: Khắc phục được những hạn chế của hình thức chi trả lương thủ công, tạo

ra khoản thu nhập nho nhỏ tương đương khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn nếu chúng ta để tiền trong tài khoản khi không cần thiết sử dụng đến…

III/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

1/ Công tác tính toán các khoản thu nhập, các khoản trích nộp:

* Thu nhập hàng tháng của cán bộ giáo viên, nhân viên gồm có lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi và truy lãnh lương, truy lãnh phụ cấp ưu đãi (nếu có nâng lương)

- Công thức tính thu nhập chung của cán bộ giáo viên, nhân viên như sau: Thu nhập = {[Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + (Hệ số lương x % phụ cấp thâm niên vượt khung)] x 125,5% + Hệ số phụ cấp trách nhiệm} x Mức lương tối thiểu chung + Truy lãnh lương, truy lãnh ưu đãi và thu nhập khác (nếu có)

- Các trường hợp cán bộ giáo viên, nhân viên không hưởng phụ cấp ưu đãi thì tôi chỉ chỉnh lại công thức tính như sau:

Thu nhập = {[Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + (Hệ số lương x % phụ cấp thâm niên vượt khung)] x 90,5% + Hệ số phụ cấp trách nhiệm} x Mức lương tối thiểu chung + Truy lãnh lương, truy lãnh ưu đãi và thu nhập khác (nếu có)

- Riêng trường hợp của Hiệu trưởng thì công thức tính như sau:

Thu nhập = {[Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + (Hệ số lương x % phụ cấp thâm niên vượt khung)] x 126,5% + Hệ số phụ cấp trách nhiệm} x Mức lương tối thiểu chung + Truy lãnh lương, truy lãnh ưu đãi và thu nhập khác (nếu có)

* Các khoản trích nộp của cán bộ giáo viên và nhân viên bao gồm: 1% công đoàn phí (đối với đoàn viên công đoàn), 1% đảng phí (đối với đảng viên), một ngày lương quỹ (vì người nghèo, vì trẻ thơ, đền ơn đáp nghĩa, thiên tai bão lụt, mái ấm công đoàn,….) và các khoản trích nộp khác (nếu có)

- Công thức tính khoản trích nộp 1% công đoàn phí như sau:

Trang 5

1% công đoàn phí = {[Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + (Hệ số lương x % phụ cấp thâm niên vượt khung)] x Mức lương tối thiểu chung x 1%} + Truy thu nếu có truy lãnh lương

- Công thức tính khoản trích nộp 1% Đảng phí như sau:

1% Đảng phí = {[Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + (Hệ số lương x

% phụ cấp thâm niên vượt khung)] x Mức lương tối thiểu chung x 1%} + Truy thu nếu có truy lãnh lương

- Công thức tính khoản trích nộp một ngày lương:

Một ngày lương = [Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + (Hệ số lương

x % phụ cấp thâm niên vượt khung)] x Mức lương tối thiểu chung / 26

Sau khi tính toán xong ta cộng các khoản thu nhập lại và các khoản trích nộp lại

* Để minh chứng cho các trường hợp trên tôi đưa ra ví dụ như sau:

1/ Cô Nguyễn Thị A là Hiệu trưởng có hệ số lương: 4,89; hệ số phụ cấp chức vụ: 0,50; phụ cấp thâm niên vượt khung: 6%; không có phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp ưu đãi: 35%; truy lãnh lương và ưu đãi một tháng do tăng phụ cấp thâm niên vượt khung từ 4,89 + 5% lên 4,89 + 6%; cô là Đảng viên

2/ Thầy Nguyễn Văn B là giáo viên có hệ số lương: 3,99; không có hệ số phụ cấp chức vụ; không có phụ cấp thâm niên vượt khung; không có phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp ưu đãi 35%; trong tháng không có truy lãnh lương và ưu đãi; thầy là Đảng viên và kiêm nhiệm thủ quỹ của chi bộ

3/ Cô Trần Thị C là nhân viên văn thư - thủ quỹ có hệ số lương: 2,46; không có hệ số phụ cấp chức vụ; không có phụ cấp thâm niên vượt khung; hệ

số phụ cấp trách nhiệm: 0,10; không có phụ cấp ưu đãi; trong tháng không có truy lãnh lương và ưu đãi; cô không là Đảng viên

Trong tháng cán bộ, giáo viên, nhân viên được nhận lương, ưu đãi, các khoản thu nhập khác (nếi có)… và phải nộp lại các khoản trích nộp theo qui định (1% công đoàn phí, 1% đảng phí), nộp một ngày lương quỹ Đền ơn đáp nghĩa, các khoản trích nộp khác (nếu có)…

Cách tính thu nhập và các khoản trích nộp của 3 trường hợp trên như sau:

Trang 6

1/ Cô Nguyễn Thị A

- Thu nhập = [4,89 + 0,50 + (4,89 x 6%)] x 126,5% x 830.000 + 51.343 = 6.018.629

- 1% công đoàn phí = [4,89 + 0,50 + (4,89 x 6%)] x 830.000 x 1% + 406

= 47.578

- 1% đảng phí = [4,89 + 0,50 + (4,89 x 6%)] x 830.000 x 1% + 406 = 47.578

- Một ngày lương = [4,89 + 0,50 + (4,89 x 6%)] x 830.000 / 26 = 181.432 Như vậy: -Tổng các khoản thu nhập của cô Nguyễn Thị A: 6.018.629

-Tổng các khoản trích nộp của cô Nguyễn Thị A: 276.588 -Số tiền cô Nguyễn Thị A còn được nhận: 5.742.041 2/ Thầy Nguyễn Văn B

- Thu nhập = 3,99 x 125,5% x 830.000 = 4.156.184

- 1% công đoàn phí = 3,99 x 830.000 x 1% = 33.117

- 1% đảng phí = 3,99 x 830.000 x 1% = 33.117

- Một ngày lương = 3,99 x 830.000 / 26 = 127.373

Như vậy: -Tổng các khoản thu nhập của thầy Nguyễn Văn B: 4.156.184

-Tổng các khoản trích nộp của thầy Nguyễn Văn B: 193.607

-Số tiền thầy Nguyễn Văn B còn được nhận: 3.962.577 3/ Cô Trần Thị C

- Thu nhập = [(2,46 x 90,5%) + 0,10] x 830.000 = 1.930.829

- 1% công đoàn phí = 2,46 x 830.000 x 1% = 20.418

- Một ngày lương = 2,46 x 830.000 / 26 = 78.530

Như vậy: -Tổng các khoản thu nhập của cô Trần Thị C: 1.930.829

-Tổng các khoản trích nộp của cô Trần Thị C: 98.948

-Số tiền cô Trần Thị C còn được nhận: 1.831.881 Tổng cộng khoản trích nộp 1% công đoàn phí của cô Nguyễn Thị A, thầy Nguyễn Văn B và cô Trần thị C: 101.113

Tổng cộng khoản trích nộp 1% đảng phí của cô Nguyễn Thị A và thầy Nguyễn Văn B: 80.695

Trang 7

Tổng cộng khoản trích nộp một ngày lương quỹ Đền ơn đáp nghĩa của cô Nguyễn Thị A, thầy Nguyễn Văn B và cô Trần thị C: 387.335

2/ Công tác chuyển lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích nộp vào thẻ ATM:

- Tính được tổng các khoản thu nhập, tổng các khoản phải trích nộp thì tôi tiến hành lấy tổng các khoản thu nhập trừ đi tổng các khoản phải trích nộp Sau khi tính toán, khoản thu nhập còn lại tôi tiến hành chuyển vào tài khoản của từng cá nhân tương ứng

Ví dụ minh chứng: Theo ví dụ trên thì số tiền mà cô Nguyễn Thị A còn được nhận sau khi trừ đi các khoản trích nộp sẽ được chuyển vào tài khoản thẻ ATM của cô là: 5.742.041

- Còn các khoản trích nộp lại của cán bộ giáo viên, nhân viên tôi sẽ chuyển vào tài khoản của thủ quỹ và những người có liên quan (1% công đoàn phí, một ngày lương, … chuyển vào tài khoản thẻ của thủ quỹ; 1% đảng phí chuyển vào tài khoản thẻ của Đảng viên giữ trách nhiệm làm thủ quỹ của chi bộ….)

Ví dụ minh chứng: Theo ví dụ trên thì số tiền sẽ chuyển vào tài khoản thẻ ATM của thầy Nguyễn Văn B: 4.043.272 gồm thu nhập còn được nhận của thầy Nguyễn Văn B: 3.962.577 + khoản trích nộp 1% đảng phí của cô A và thầy B: 80.695

Còn khoản trích nộp 1% công đoàn phí: 101.113 và một ngày lương: 387.335 của cô A, thầy B và cô C sẽ được chuyển vào tài khoản thẻ ATM của thủ quỹ là cô Trần Thị C Như vậy tài khoản thẻ ATM của cô C sẽ là: 2.320.329 (gồm thu nhập còn được nhận của cô C: 1.831.881 + 1% công đoàn phí: 101.113 + một ngày lương: 387.335)

- Đến tháng nhận lương cán bộ giáo viên, nhân viên chỉ việc kiểm tra lại

số tiền trong tài khoản thẻ ATM của mình và trên các giấy tờ liên quan có đúng khớp với nhau hay không là được, sau đó ký tên đầy đủ vào bảng lương, bảng ưu đãi và các bảng biểu trích nộp có liên quan Cán bộ giáo viên, nhân viên không phải nộp lại tiền mặt các khoản phải trích nộp cho thủ quỹ

Trang 8

- Ngoài ra chúng ta còn có thể chuyển trả các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, ….và trích nộp các khoản khác cho cán bộ giáo viên và nhân viên trong đơn vị rất tiện lợi, chính xác, không tốn công sức, chúng ta không cần phải rút tiền mặt, giáo viên rất an tâm

* Để làm được các việc trên, tôi đã tiến hành:

- Xin ý kiến của lãnh đạo trường, toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị và đã được toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên cùng lãnh đạo đồng tình thống nhất ý kiến

- Nghiên cứu từ bảng thanh toán tiền lương hàng tháng, tôi kẻ thêm một

số cột phụ để tính tổng các khoản thu nhập, tổng các khoản mà cán bộ giáo viên, nhân viên phải trích nộp lại, … và cuối cùng là các cột thu nhập còn lại chuyển vào thẻ ATM, cột ký nhận Đến khi in ra tôi sẽ cho ẩn đi những cột không cần thiết

- Nghiên cứu cách tính và cài công thức sao cho chính xác, đầy đủ và tổng quát nhất để khi có thay đổi (nâng lương, tăng phụ cấp thâm niên vượt khung, thay đổi chức vụ, nghỉ hậu sản, …) tôi chỉ cần điều chỉnh hệ số lương

là sẽ cho ra kết quả chính xác nhất

- Hàng tháng tôi đều công khai minh bạch trước hội đồng nhà trường và dán trên bảng công khai tài chính để cán bộ giáo viên và nhân viên cùng theo dõi, kiểm tra

- Không ngừng học tập để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức, tác phong của người làm công tác kế toán Bản thân phải

có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, cần cù, sáng tạo, cẩn thận và nhanh

lẹ, linh hoạt

IV/-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

* Trong những năm qua, với cách làm như trên tôi đã tiết kiệm được thời gian và công sức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị rất nhiều (nhất

là công việc của thủ quỹ):

- Hàng tháng cán bộ giáo viên, nhân viên không phải gặp thủ quỹ để nhận lương, phụ cấp ưu đãi, … rồi nộp lại các khoản phải nộp, không phải đợi chờ

Trang 9

- Thủ quỹ không phải giữ tiền mặt nhiều, không phải chi phát lương, không phải thu hồi lại các khoản phải trích nộp

- Các khoản trích nộp của cán bộ giáo viên và nhân viên theo qui định của các cơ quan có liên quan được thủ quỹ đăng nộp kịp thời, chính xác và đúng qui định

- Không có sai phạm trong việc sử dụng công quỹ (vì số tiền mặt tại quỹ đơn vị rất hạn chế)

- Công tác quản lí quỹ đảm bảo tính an toàn cao

* Việc chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ giáo viên, nhân viên được thực hiện nhanh chóng hơn, đầy đủ và chính xác hơn:

- Vào các ngày 1, 2 tây đầu tháng là giáo viên đã có lương trong tài khoản

- Số tiền lương trong tài khoản đầy đủ và chính xác đến đơn vị đồng

* Cán bộ giáo viên, nhân viên an tâm hơn trong công tác, chủ động trong việc sử dụng tiền lương trong tài khoản (có thể sử dụng bất cứ lúc nào, sử dụng rút được ở nhiều nơi)

PHẦN KẾT LUẬN I/ Những bài học kinh nghiệm:

Để có được kết quả đó bản thân kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, siêng năng và đặc biệt là tính cẩn thận Tính toán đúng nguyên tắc và thực hiện công khai đúng qui định, chính xác rõ ràng

Thường xuyên lắng nghe, theo dõi tâm tư nguyện vọng của cán bộ giáo viên và nhân viên trong đơn vị; tham mưu với Ban giám hiệu để Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo thực hiện kịp thời

Bản thân không ngừng học hỏi để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức, tác phong của người làm công tác kế toán; không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tìm ra các phương pháp mới, tối ưu hơn để vận dụng vào thực tế công việc ngày càng có nhiều thay đổi để công tác đạt được kết quả cao hơn

Trang 10

II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :

Góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác chi trả lương cho cán bộ giáo viên, nhân viên: nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời và tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức Giúp nâng cao hiệu quả hơn trong công tác; tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị Cán bộ giáo viên, nhân viên yên tâm trong công tác Công tác quản lí công quỹ được chặt chẽ hơn, ít (không) xảy ra sai phạm trong việc sử dụng công quỹ (vì quỹ tiền mặt rất hạn chế)

III/ Khả năng ứng dụng, triển khai :

Giúp cho việc chi trả lương, các khoản phụ cấp cũng như các khoản phải thu … của cán bộ giáo viên, nhân viên được chặt chẽ, nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả hơn; tiết kiệm được thời gian, công sức; công việc đạt hiệu quả cao hơn Chính vì vậy mà sáng kiến kinh nghiệm có thể được nhân rộng vận dụng cho các đơn vị trường bạn

IV/ Những kiến nghị đề xuất :

Qua thực tế ứng dụng tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, rất thuận lợi, tuy nhiên cũng còn một số hạn chế nhất định mong được sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm quý báu trong việc quản lí tài chính của đơn vị mình

Ngày đăng: 25/10/2017, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w