Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động tại công ty TNHH Hồng Trường
Trang 12 Sơ đồ 2: Cơ câu lao động phân theo độ tuổi giai đoạn 2005-2010
4 Sơ đồ 4: Sức sản xuất của 1 đồng tiền lương
5 Bảng 1: Cơ cấu lao động năm 2010 phân theo trình độ
6 Bảng 2: Số lượng lao động của công ty từ năm 2005-2010
7 Bảng 3: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2005-2010 theo giới tính
8 Bảng 4: Các loại thiết bị văn phòng hiện có năm 2010
9 Bảng 5: Các loại thiết bị xây dựng hiện có năm 2010
10 Bảng 6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty
11
Bảng 7: Một số công trình công ty đã thi công giai đoạn 2010
2005-12 Bảng 8: Doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2009
13 Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty giai đoạn 2010
2005-14 Bảng 10: Các loại thuế công ty nộp giai đoạn 2005-2009
15 Bảng 11: Phân công công việc trong bộ máy quản trị
16
Bảng 12: Số lượng các đội thi công, công trình giai đoạn 2009
2005-17 Bảng 13: Phân công các đội thi công theo các công trình năm 2006
18 Bảng 14: Định mức nhân công lao động theo định mức xây dựng 1776 (trích)
19 Bảng 15: Giá trị các loại đồ bảo hộ lao động của công ty năm 2005-2009
21 Bảng 17: Tiền lương trả cho người lao động giai đoạn 2005-2009
Trang 2STT Loại bảng biểu
22 Bảng 18: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
23 Bảng 19: Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày làm việc
24 Bảng 20: Bảng thang đo đánh giá dựa trên hành vi
25 Bảng 21: Bảng phụ cấp theo năm công tác
Danh sách bảng biểu (tiếp)
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và sử dụng laođộng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắthiện nay thì đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp
Việc phân công và sử dụng lao động sao cho phù hợp với khả năng và trình độcủa người lao động, làm cho người lao động phấn khởi, hăng hái , yên tâm công tác vàđạt năng suất cao, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết Vìvậy trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần phải phân công và sử dụng lao động mộtcách thật khoa học, nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, giảm thiểu cácloại chi phí không cần thiết nâng cao hiệu quả, hiệu suất của mọi hoạt động
Trong những năm gần đây công tác phân công và sử dụng lao động ngày càngđược quan tâm nhiều hơn không chỉ trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinhdoanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại
Nằm trong chương trình đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp củatrường ĐH KTQD, em tham gia vào đợt thực tập tại các công ty, doanh nghiệp để cóthể hiểu thêm về tình hình kinh doanh hiện tại cũng như vận dụng một số kiến thứcđược học vào thực tế với hi vọng có thể giúp phần nào đó trong việc phát triển cáccông ty, doanh nghiệp
Xuất phát từ những điều trên, qua thực tế tìm hiểu tại Công ty TNHH HồngTrường và nhận đuợc sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình từ thầy giáo, PGS-T.S Trần ViệtLâm, là giảng viên khoa QTKD trường ĐH KTQD, cùng các anh chị công nhân viênđang làm việc tại công ty TNHH Hồng Trường em đã hoàn thành bản báo cáo với đềtài “Hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động tại công ty TNHH HồngTrường” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Việc tiến hành xem xét, đánh giá công tác phân công và sử dụng lao động nhằmchỉ ra các thiếu sót, bất hợp lý nhằm đưa ra một số giải pháp là một việc tương đối khókhăn vì đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức khá tổng hợp, các nguồn thông tinnhiều khi bị hạn chế vì một số lý do nào đó, … Vì vậy báo cáo chuyên đề này chỉ tậptrung vào phân tích một số công việc chính như: phân công và hợp tác lao động, tổ
Trang 4chức nơi làm việc, công tác tạo động lực cho người lao động, xây dựng và sử dụng cácđịnh mức.
Nội dung của báo cáo gồm 3 chương:
1 Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hồng Trường
2 Chương II: Thực trạng công tác phân công và sử dụng lao động tai công ty TNHH
Hồng Trường
3 Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động
tại công ty TNHH Hồng Trường
Tuy nhiên trong quá trình viết bản báo cáo này, do hạn chế về kinh nghiệm,kiến thức nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp, bổ sung, chỉnh sửa của thầy cùng ban lãnh đạo công ty
để em có thể hoàn thành tốt hơn bản báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 10 tháng 01 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Đức Anh
Trang 5CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG
1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG
- Tên giao dịch: HONG TRUONG COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: HT CO., LTD
- Hình thức pháp lý: công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt động theo Luật doanhnghiệp 2005 và các quy định hiện hành khác của nước CHXHCN Việt nam
- Trụ sở chính: Số nhà 26, tổ 11, phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố
Tỷ lệ vốn góp (%)
HỒNG
TRƯỜNG
Số 23, ngõ 521 Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
1.960.000.000 70
HƯƠNG
Số nhà 26, tổ 11 phường Sài Đồng, quận Long Biên, HÀ Nội
Trang 6Trong những năm đầu mới thành lập, cty phải đương đầu với rất nhiều khó khăn,thử thách: công ty còn non trẻ, chưa có nhiều khách hàng, thị trường, thêm vào đó là sựcạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành, các thành phần kinh tế khác.
Trải qua 10 năm hoạt động đầy thăng trầm, hiện nay công ty đã đi vào ổn định.Đội ngũ lao động ngày càng lành nghề, công ty ngày càng được nhiều người biết đến,được các đối tác tin tưởng, từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường Quá trình pháttriển của công ty có thể chia thành hai giai đoạn chính trên cơ sở các hoạt động kinhdoanh, sản xuất mà cty thực hiện
Giai đoạn 1: từ 2000- 2004 chủ yếu là mua bán, ký gửi hàng hóa, dịch vụ sửachữa, kỹ thuật điện tử… Đây là giai đoạn công ty mới được thành lập, hoạt động chủyếu là buôn bán máy tính điện tử, các loại linh kiện máy tính Đây là thời ký thị trườngmáy tính Việt Nam vẫn rất kém phát triển Thị trường nhỏ bé cộng với việc công tymới thành lập là nguyên nhan chính đẫn đến thất bại của công ty trong giai đoạn này
Do việc làm ăn không hiệu quả nên lãnh đạo cũng đồng thời là chủ công ty quyết địnhchuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng
Giai đoạn 2: từ 2004-2010 chủ yếu phát triển mạnh ở mảng xây dựng công trìnhdân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, … Ban đầu chuyển sang làm ăn ở một lĩnhvực mới, chi phí đầu tư lớn, không có nhiều đơn hàng cũng khiến công ty rơi vào tìnhtrạng thua lỗ Tuy nhiên sau đó, nhờ sự nỗ lực của toàn bộ người lao động trong công
ty nên tình hình của công ty ngày càng khởi sắc, dần làm ăn có lãi
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đich thànhlập doanh nghiệp
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền
- Thục hiện nhưng quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người lao động, vệsinh, an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái…
- Chủ động tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, giám đốc là người đạidiện cho công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 7- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng sản xuất như: quảng cáo triển lãm, mởcác đại lý, chi nhánh …
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cáchpháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng…
1.3.2 Ngành nghề kinh doanh
- Buôn bán tư liệu sản xuất
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
- Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì thiết bị văn phòn, điện
tử, điện lạnh, tin học, …
- Kinh doanh bất động sản
- Trang trí nội ngoại thất công trình
- Vận tải hàng hóa, hành khách bằng xe taxi
- Đầu tư xây dựng, khai thác trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khu vui chơi giảitrí, nhà hàng, khách sạn;
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng cơ sở, san lấp mặtbằng;
2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH
2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ vàquan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm,quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quảntrị
Bộ máy quản trị của công ty được tổ chức theo kiểu hệ trực tuyến, chức năng.Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chứcnăng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhấtđịnh
Trang 8Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty
KT-PHÒNG KTPHÒNG KD
ĐỘI XÂY DỰNG
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trang 9Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng, các phòng ban trong công ty phân chia rõ ràng,đảm đương các nhiệm vụ riêng, đặc thù
* Phòng kinh doanh:
- Dự báo cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường
- Cân đối nhân lực, hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưuthông góp phần bình đạt hiệu quả kinh doanh, làm báo cáo sơ kết, tổng kết các quý, 6tháng và hàng năm
- Tìm kiếm khách hàng, đàm phán, ký kết các hợp đồng, lập báo cáo, kế hoạchkinh doanh, tư vấn lãnh đạo công ty về vấn đề kinh doanh,…
* Phòng kỹ thuật:
- Quản lý kỹ thuật thi công, chất lượng các công trình xây lắp
- Quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn lao động,
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm…
* Phòng tài chính kế toán:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính
- kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chínhcủa Nhà nước
- Tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo công ty về tìnhhình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn
- Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữlưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước ),đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng cácnguồn hỗ trợ trên
2.2 Đặc điểm về đội ngũ lao động
Như chúng ta đã biết, muốn sản xuất ra của cải vật chất cần phải có 3 yếu tố :lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó, lao động là yếu tố quantrọng nhất Trong mỗi một tổ chức con người lu ôn là yếu tố hàng đầu, nếu không cócon người thì doanh nghiệp không thể hoạt động một cách hiệu quả được cho dù trangthiết bị của doanh nghiệp có hiện đại đến đâu
Trang 10Trong cơ chế thị truờng, thị trường lao động cũng mang tính cạnh tranh rõ ràng:cạnh tranh trong việc sử dụng lao động và cạnh tranh trong việc tìm kiếm công ăn, việclàm Điều này buộc các dn phải thu hút và giữ chân lao động có tay nghề, phẩm chấttốt ở lại với dn mình.
Một doanh nghiệp có những người lao động giỏi sẽ tạo ra năng lực cạnh tranhrất lớn cho doanh nghiệp đó, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinhdoanh…Để có thể làm cho người lao động làm việc tốt thì họ cần được thoải mái cả vềtinh thần và vật chất, như vậy thì họ mới có động lực để gắn bó với doanh nghiệp, cốgắng hết mình vì doanh nghiệp
Nhận rõ điều này, công ty TNHH Hồng Trường đã có nhiều chính sách để cóthể khai thác tốt nguồn lao động hiện có, giữ chân người lao động
Theo số liệu công ty đã cung cấp thì tổng số lao động trong công ty đến ngày
20/9/2010 là 297 lao động cả quản lý và công nhân với cơ cấu lao động phân theo trình
độ như sau: (bảng 1, trang 6)
Ban đầu khi thành lập số lượng lao động của công ty là 65 người và khôngngừng thay đổi qua các năm cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của côngty
Bảng 1: Cơ cấu lao động năm 2010 phân theo trình độ
Đơn vị: người
Tỷ lệĐơn vị: %
Trang 11Bảng 2: Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2005-2010
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng số lượng lao động của công ty là khá nhiều vàbiến động lớn qua từng năm Điều này cũng hoàn toàn không có gì là bất thường bởiđây là công ty xây dựng, rất nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế quốc dân.Năm 2005, công ty mới chỉ có 65 lao động, nhỏ nhất trong các năm thống kê bởi đây làgiai đoạn công ty mới chuyển sang lĩnh vực xây dựng Số lượng lao động năm 2007tăng vọt so với năm 2006 và đạt mức cao nhất kể từ ngày công ty hoạt động, bởi trongnăm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm (tínhđến 2007) (8,5%), tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm
2006 - 2010 ngay trong năm 2008 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướngtích cực Số lượng cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu lao động toàndoanh nghiệp (nhỏ nhất là năm 2007: 3,768%, cao nhất là năm 2006: 11, 82%) Nhưngngay sau đó, số lượng người lao động lại sụt giảm mạnh vào năm 2008, chỉ bằng56,,81% so với năm 2007 do khủng hoảng tài chính toàn cầu hàng trăm năm mới cómột lần
Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao qua các năm bởi kinhnghiệm và yêu cầu ngày càng cao của công ty, của thị trường
Thêm nữa, do đặc thù công việc nên tỉ lệ lao động nam trong toàn công ty luôncao hơn số lao động nữ Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau cơ cấu lao động sau:Bảng 3, trang 10
Trang 12Bảng 3: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2005-2010 theo giới tính
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Việc sử dụng lao động tại chỗ khi ký kết được các hợp đồng giúp công ty giảmđược chi phí nhân công, đi lại, … nhưng lại xuất hiện khó khăn đó là trình độ lànhnghề của người lao động… Do đó cần có cách thức quản lý, tuyển dụng phù hợp
Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Do làm việc trong ngành xây dựng, công việc khánặng nề nên phần lớn người lao động trong công ty là lao động trẻ từ 18 – 40 tuổi Ưuthế của lao động trẻ là sự nhiệt tình, có sức khỏe và sáng tạo trong công việc, dễ thíchứng với hoàn cảnh mới Tuy nhiên nhược điểm của lao động trẻ là kinh nghiệm chưa
có nhiều nhưng điều này có thể được khắc phục dần trong qúa trình làm việc
- Số lao động từ 18 – 25 tuổi chiếm 60%
- Số lao động từ 25-40 tuổi chiếm 30%
- Số lao động trên 40 tuổi chiếm 10%
* Điều kiện làm việc:
- Người lao động trong công ty làm việc 2 ca/ ngày : sáng và chiều, mỗi ngày 8tiếng theo quy định của Luật lao động Việt Nam
Trang 13- Công ty trang bị đầy đủ các loại thiết bị bảo đảm an toàn như: ủng, mũ bảohiểm, các loại dây đai bảo hiểm, lưới phủ công trình… cho người lao động
Sơ đồ 2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2005-2010
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất
Bảng 4: Các loại thiết bị văn phòng hiện có năm 2010
nhân
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, ngay từ khi thành lậpcông ty đã chú trọng đến việc đầu tư, mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ cho công
Trang 14việc Điều này không những giúp công ty có thể hoàn thàng tốt công việc mà nó cònđem lại niềm tin cho khách hàng.
Công ty đã đầu tư rất nhiều cho các loại tài sản: 1 khu nhà văn phòng làm việc,diện tích: 200m2, 1 tòa nhà 2 tầng dùng tiếp khách, 1 nhà kho dùng bảo quản máymóc, nguyên vật liệu, các loại công cụ, dụng cụ dùng trong ngành xây dựng (giàn dáo,cốp pha, …)
Các loại trang thiết bị ảnh hưởng cực kỳ lớn tới chất lượng công trình cũng nhưtiến độ thực hiện chúng Nhận thức được điều này công ty thường xuyên tiến hànhkiểm tra số lượng, chất lượng các loại thiết bị này, đầu tư mới, sửa chữa, bảo dưỡng, đểluôn đảm bảo tình trạng hoạt động tốt, tránh thiệt hại do phải dừng công việc giữachừng
Bảng 5: Các loại thiết bị xây dựng hiện có năm 2010
9 Các loại dụng cụ cầm tay
(dao, bay,,búa, xẻng…)
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
2.4 Đặc điểm tình hình tài chính của công ty
Bất kỳ nhà đầu tư nào khi bỏ vốn ra đều hi vọng có thể thu về lợi nhuận Vốn ít,lợi nhuận cao, vốn an toàn luôn là mong muốn lớn nhất, quan tâm nhất của nhà đầu tư
Trang 15Do đó nhà đầu tư luôn phải quan tâm đến năng lực tài chính của nhà thầu, xem xét xem
họ có đủ khả năng hay không Vì vậy năng lực tài chính cũng là một yếu tố giúp doanhnghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường
Việc huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn phù hợp với yêu cầu củahoạt động kinh doanh luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các dn Để đảm bảo có
đủ vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, giảm rủi ro, dn phải chủ động sửdụng mọi nguồn vốn bên trong, tìm kiếm, phân tích, đánh giá các nguồn vốn bên ngoài
để lựa chọn huy động các nguồn vốn một cách đa dạng
Bảng 6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty giai đoạn 2005-2009
II Chỉ số về cơ cấu vốn
Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn lưu động – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Vốn lưu động/ Nợ ngắn hạn
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu bán hàng/ giá trị hàng kho
Tỷ lệ nợ = Tổng nợ/ Tổng vốn
Nhìn vào 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty, hệ số thanh toán nhanh ngày càng giảm, điều này cho chúng ta thấy rằng công ty không có đủ khả năng
Trang 16thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn Tình trạng này gây bất lợi lớn cho công ty khi muốn thu hút các nhà đầu tư vì các nhà đầu tư không an tâm về khả năng thanh toán của công ty Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp đó là dotiền mặt của công ty hầu hết nằm dưới dạng hàng tồn kho (trong các công trình, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…) có giá trị lớn
Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu của công ty tương đối lớn: 6,53 năm 2008: 5,90 năm
2009, hệ số này tăng dần qua các năm Hệ số này cao có thể cho thấy tài sản của công
ty chủ yếu được đầu tư mua sắm bởi nguồn vốn vay Hệ số này cao cũng làm cho công
ty gặp khó khăn nếu như các tổ chức tín dụng tăng lãi suất cho vay Tuy nhiên điều nàycũng có một ưu điểm đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập của công ty (công ty có thể được lợi khoản chi phí lãi vay)
Hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty ở 2 năm 2005 và
2006 âm, do công ty mới đi vào hoạt động, có rất nhiều vấn đề mới phải làm như mua sắm trang thiết bị sản xuất, đầu tư để xây dựng thương hiệu… nên hoạt động của công
ty chưa được ổn định Năm 2007, sau 3 năm đi vào hoạt động, công ty đã bắt đầu ổn định việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, cộng với tình trạng tăng trưởng tốt của nền kinh tế, ROE bắt đầu tăng nhưng sau đó 1 năm, vào năm 2008 ROE lại giảm xuống dưới mức 0 Tuy nhiên năm 2009 tình hình công ty đã khả quan hơn với chỉ số ROE lớn hơn 0
2.5 Đặc điểm sản phẩm, khách hàng, thị trường
Các loại sản phẩm ngành xây dựng có thể phân chia như sau:
* Công trình dân dụng:
- Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lể
- Công trình công cộng: công trình văn hóa, công trình giáo dục, y tế; nhà làmviệc, khách sạn, nhà hàng, nhà ga, bến xe, các loại công trình thể thao…
* Công trình công nghiệp gồm;
- Công trình khai thác khoáng sản: khai thác than, quặng, dầu khí…
- Công trình kho xăng, dầu, hệ thống ống phân phối khí, chât lỏng, …
- Công trình năng lượng, công trình công nghiệp thực phẩm…
* Công trình giao thông gồm:
- Công trình đường bộ
Trang 17- Công trình đường sắt
- Công trình đường thủy
- Cầu, hầm, sân bay
* Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, đường ống dẫn nước,các loại bờ bao…
* Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm:
- Công trình cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước thải
- Công trìn xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác, nhà máy xử lý rác thải
- Công trình chiếu sáng đô thị
Đặc điểm của các sản phẩm ngành xây dựng là:
+ Sản phẩm mang tính đơn chiếc, mang tính cá biệt cao về công dụng, thực hiện theoyêu cầu cụ thể của chủ đầu tư nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh mạnh Sự mua bándiễn ra trước khi sản phẩm ra đời do đó chủ yếu cạnh tranh bằng uy tín
+ Sản phẩm có tính chất mùa vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởngkhông nhỏ tới việc sản xuất, kinh doanh của công ty: sản xuất phân tán, lúc thi côngdồn, lúc thì nghỉ dài
+ Sản phẩm thường có quy mô lớn, thời gian hình thành dài
+ Sản phẩm được tạo thành do sự hợp tác của nhiều đơn vị
+ Sản phẩm được sản xuất, sử dụng trên mọi địa điểm, có tính chất cố định dẫn đếntình trạng bất lợi cho công ty khi cạnh tranh với các công ty địa phương và ngược lại
Bên cạnh đó khách hàng cũng hết sức đa dạng: các cá nhân có nhu cầu xây dựngnhà ở, các tổ chức, công ty, các tổ chức nhà nước muốn xây dựng văn phòng, các côngtrình công cộng như đường xá, cầu cống… Cạnh tranh mạnh dẫn đến thị trường củacông ty cũng trải rộng khắp, nó phụ thuộc vào các hạng mục mà công ty có thể ký kếtđược hợp đồng đấu thầu
Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu ký kinh doanh của nền kinh
tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng thì doanh số, lợi nhuận của các công ty trongngành sẽ Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảmvới chu kỳ kinh doanh của nền kinh
tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trongngành sẽ tăng cao Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của
Trang 18nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công
ty trong ngành sẽ tăng cao Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái,các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xâydựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầngnhư cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện Điều này làm cho doanh
số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng
2.6 Đối thủ cạnh tranh
Thị trường xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây có những phát triểnvượt bậc, nhất là sau khi Việt Nam ra nhập WTO thì nhu cầu xây dựng trong nhiềulĩnh vực cũng bùng nổ, phát triển nhanh Hàng trăm công ty xây dựng trong nướcđang hoạt động cũng như mới ra đời, cùng các công ty, các nhà thầu nước xây dựngnước ngoài như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật… với trình độ tiên tiến, kinh nghiệm, uy tínlâu năm, tiềm lực tài chính dồi dào đã và đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam
sẽ tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt cho thị trường xây dựng Việt Nam
Một số đối thủ cạnh tranh :
+ Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX)+ Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON)
+ Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HACORP)
+ Công ty xây dựng 319 bộ quốc phòng
+ Công ty xây dựng Lũng Lô – bộ quốc phòng
+ Công ty cổ phần xây dựng và kiến trúc Hà Nội (HAAC., JSC)
+ Các công ty xây dựng tại địa phương
+ Các công ty xây dựng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: các công ty của Hàn Quốc như Daewoo, Keangnam, Daewon, Dogil, công ty cơ khí xây dựng Posc,…
Khi cạnh tranh với các loại công ty trên thì có thể gặp phải một số khó khăn như: các công ty xây dựng địa phương thì am hiểu cụ thể tình hình tại nơi có dự án, họ
có mối quan hệ tốt với chính quyền, chủ đầu tư Các công ty lớn thì lại có tiềm lực tài chính hùng hậu, có uy tín lâu năm trên thị trường quốc tế Do đó để có thể nâng cao
Trang 19tính cạnh tranh, công ty chúng ta nên cố gắng khai thác tốt các ưu điểm của mình, tạo dựng uy tín ngay từ đầu, tạo nên các mối quan hệ tốt với chủ đầu tư…
3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.1 Kết quả về sản phẩm, thị trường
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã thực hiện hàng loạt hợp đồngxây dựng Do tính chất đơn chiếc của các công trình xây dựng nên số chủng loại sảnphẩm cũng khá nhiều như: các công trình tư nhân (chủ yếu là nhà ở), các công trìnhcông cộng (đường đi, trường học), thực hiện giải phóng mặt bằng, san nền một số khunhà tái định cư
Về thị trường: công ty tập trung chủ yếu trong khu vực thành phố Hà Nội vàmột số tỉnh lân cận bởi như vậy công ty có thể tận dụng các mối quan hệ với các chủđầu tư, các nhà cung cấp, hiểu biết rõ về nhu cầu địa phương, dễ nắm bắt thông tin ….Trong giai đoạn tiếp theo, công ty có xu hướng mở rộng hơn nữa khu vực hoạt độngcủa mình ra toàn miền Bắc
Về chất lượng thi công các công trình: công ty thi công theo yêu cầu của nhàđầu tư, các tiêu chuẩn chất lượng của công trình được bên chủ đầu tư đưa ra và đánhgiá (thường là thuê một bên trung gian để thực hiện công việc này) Tuy nhiên mọi cán
bộ công nhân viên trong công ty luôn làm việc với phương châm: công trình sau phảitốt hơn công trình trước, để mang lại niềm tin cho khách hàng, tạo dựng uy tín chocông ty
Với việc chỉ tập trung đấu thầu, thi công các công trình trong khu vực quận Long Biên, thành phố Hà Nội – nơi công ty đặt trụ sở, công ty đã tận dụng được khả năng, thuận lợi của mình: nắm bắtt thông tin về các công trình mới một cách nhanh nhạy, có mối quan hệ thân quen với chính quyền địa phương, tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với nguồn vốn còn hạn chế của mình: lao động thuê tại chỗ, không tốn chi phí vận chuyển, việc ăn ở công nhân có thể tự túc… làm giảm nhiều chi phí của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty đối thủ
Bảng 7: Một số công trình công ty đã thi công giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: đồng
Trang 20STT Tên hợp đồng thầu thực hiệnGiá trị nhà Tên cơ quan ký hợp đồng
1
Cải tạo, chỉnh trang ngõ 64 phố
Sài Đồng - P Sài Đồng - Q
Long Biên - Hà Nội
1.437.387.000 Ban QLDA quận Long Biên
2
Cải tạo nâng cấp trụ sở UBND
phường Việt Hưng - Phường
Việt Hưng, Quận Long Biên,
cấu kinh tê (từ cổng Ông Thuỷ
tới Làng Bài), phường Giang
Biên, quận Long Biên, HN
quận long Biên
4
San nền, xây dựng hạ tầng kỹ
thuật và xây dựng trường mầm
non cụm Tình Quang, phường
Giang Biên, Quận Long Biên,
HN
992.668.000 quận long Biên Ban QLDA
5
Xây dựng tuyến đường từ đê
sông Hồng đến vùng chuyển đổi
rau an toàn vùng bãi - Phường
Cự Khối - Q Long Biên - HN
1.251.305.009 quận long Biên Ban QLDA
6 Phường Giang Biên - Q LongXây dựng nghĩa trang
Biên - Hà Nội
P Giang Biên
7 GPMB, San nền sơ bộ khu nhà ở
tái định cư P Giang Biên - Q
Long Biên - HN
quận long Biên
3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 21Bảng 8: Doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2009
2 Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp - 87.059 - 264.090 25.950 - 26.321 28.660
Sơ đồ 3: Doanh thu, lợi nhuận 2005-2010
Đơn vị:đồng
-1000000000
0 1000000000
Trang 22Qua bảng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 5 năm gần đây ta cóthể đưa ra một số nhận xét sau:
Công ty liên tục lỗ trong 2 năm liền là 2005- 2006: năm 2005 lỗ 87.059.654triệu đồng và năm 2006 lỗ tới hơn 264 triệu đồng Bởi) đây là giai đoạn công ty mớibước vào lĩnh vực xây dựng: đầu tư trang thiết bị ban đầu rất lớn nhưng chưa nhận đượcnhiều đơn hàng do chưa có nhiều người biết đến công ty, chưa khẳng định được uy tíncủa mình
Sau giai đoạn đầu làm ăn thua lỗ thì đến năm 2007, việc làm ăn của công ty đãđược khởi sắc (năm này công ty đã có khoản lãi: 25.950.900 đồng) Điều này có thể lýgiải bởi: công ty đã được biết đến sau một thời gian hoạt động, thêm vào đó là sự tăngtrưởng khá ấn tượng của nền kinh tế nước nhà (năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mứctăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm (tính đến 2007) (8,5%), tạo khả năng hoànthành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008)Tuy nhiên ngay sau năm 2007, là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu Kinh
tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta Chúng ta đã phải đốimặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngânhàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục
bị sụt giảm, tình trạng lạm phát… Việc này đã đẩy giá thành của sản phẩm lên cao trongkhi các công ty, dn, cá nhân lại giảm đầu tư Những chuyển biến xấu của kinh tế vĩ mô
đã ảnh hưởng không tốt đến công ty: lỗ hơn 26 triệu đồng
* Qua bảng 9, trang 21, chúng ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty tăng dần qua
các năm từ năm 2005 đến 2008 Năm 2006 tăng 182,5% so với năm 2005, năm 2007tăng 60,5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 67,1% so với năm 2007, điều này là docông ty đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất Năm 2006,khi công ty đã ổn định địa điểm sản xuất, công ty mua thêm các trang thiết bị để quátrình sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi hơn Tuy nhiên tổng giá trị tài sảnnăm 2009 lại giảm so với năm 2008 là 7,18% nguyên nhân chính vì lượng hàng tồnkho đã giảm xuống đáng kể so với năm 2008
Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: 1000 đồng
Trang 23Nguồn: phòng kế toán – tài chính
* DT thuần của công ty biến động khá lớn qua các năm: tăng đều từ năm 2005 đến
2007, do công ty dần được khánh hàng biết đến Tuy nhiên năm 2008, DT thuần củacông ty tụt giảm 62,6% so với năm 2007 Đó là tình trạng chung của nền kinh tế nước
ta do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các tổ chức, cá nhân giảm đầu
tư xây dựng, công ty không nhận được nhiều đơn hàng
* Do làm ăn thua lỗ nên nguồn vốn của công ty không ngừng suy giảm, đến năm
2009 mới hoàn lại được vốn CSH
* Ta có thể nhận thấy rằng, trong những năm bị lỗ thì nguyên nhân chủ yếu có thểcho rằng vì công ty mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh hoặc do hậu quả xấu củanền kinh tế suy thoái Tuy nhiên nhìn nhận kết quả của 2 năm có lãi: năm 2007, doanhthu đạt hơn 3,8 tỷ đồng, lãi xấp xỉ 26 triệu đồng, nhưng đến năm 2009 thi doanh thuđạt tới gần 8,4 tỷ đồng (bằng 2,2 lần năm 2007) tuy nhiên lãi cũng chỉ dừng ở mức 28,
66 triệu đồng Đây là vấn đề mà công ty cần chú ý xem xét, đánh giá lại để hoạt độngkinh doanh có hiệu quả hơn
3.3 Đóng góp cho ngân sách
Thuế là nguồn thu chủ yếu bổ sung vào ngân sách nhà nước, rồi từ đó nhà nướctrích ra thực hiện đầu tư (các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: đường
Trang 24giao thong, trường học, bệnh viện, đường dây tải điện…), sử dụng ngân sách để trảlương cho bộ máy quản lý nhà nước, trợ cấp cho các vùng khó khăn, bão lụt; dùng đểgiải quyết các vấn đề xã hội,…
Mặc dù trong quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn thựchiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước
Bảng 10: Các loại thuế công ty nộp giai đoạn 2005-2009
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Ngoài phần thuế phải nộp theo quy định, công ty thường xuyên xảy ra tình trạngnộp thuế vượt mức phải nộp Tình trạng này xảy ra bởi công ty thường tạm nộp thuếtrước, đến cuối kỳ lại được hoàn thuế do làm ăn không hiệu quả
Bên cạnh thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, công ty còn giải quyết mộtlượng lớn công ăn, việc làm cho người lao động phổ thông Ta có thể thấy điều nàyqua lượng lao động rất lớn làm việc tại các công trình thi công của công ty
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG
Trang 251 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
1.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
1.1.1 Môi trường vật chất, kinh tế
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trongcác giai đoạn tăng trưởng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, đầu tư của tưnhân, các công ty, tổ chức và cả nhà nước Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăngtrưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động, tiêu dùng gia tăng.Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng, tăng cáclực lượng cạnh tranh Việc tăng, giảm đầu tư đều ảnh hưởng tới tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty, và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phân công và sử dụnglao động
Ta có thể thấy sự tăng trưởng, suy thoái của nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạtđộng phân công và sử dụng lao động như sau: cuối năm 2006, Việt nam ra nhập WTO,trong năm này công ty vẫn hoạt động bình thường, không có gì đột biến Sang năm
2007, các luồng đầu tư nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường nước ta Công ty TNHHHồng Trường cũng đón nhậm tác động của luồng đầu tư này: số công trình được nhận,doanh thu tăng vọt Đồng thời với đó là số lượng công nhân viên tăng hơn 3 lần: từ 110công nhân viên năm 2006, lên tới 345 người trong năm 2007 Số đội thi công từ 3 độităng lên đến 6 đội, số lao động quản lý tăng từ 11 người lên 15 người Việc phân công
và sử dụng lao động phải thay đổi lớn cho phù hợp với tình hình Năm 2008, gần cuốinăm 2009, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng u ám, điều này tácđộng mạnh tới thị trường lao động: tình trạng mất việc, giảm giờ làm, giảm tiền lương
và thu nhập Do hậu qủa xấu của suy thoái kinh tế, việc sản xuất, kinh doanh của công
ty cũng đình trệ: số lượng lao động năm 2008 chỉ còn 196 người, công ty phải cơ cấulại lao động, công việc
Lạm phát: lạm phát tăng cao, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, các doanhnghiệp giảm đầu tư phát triển Ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ để giảm khốilượng tiền tệ lưu thông, ngân hàng chỉ có thể chấp nhận một số ít khách hàng, điều nàygây khó khăn cho công ty vì các khoản vay nợ của công ty chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ
Trang 26cấu nguồn vốn Khi không vay được vốn, công ty bắt buộc phải từ bỏ đấu thấu côngtrình, giãn thợ, sa thải nhân viên, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ…
Mức lương trung bình trên thị trường, chi phí sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đếnngười lao động Qua đó, tác động đến việc tuyển dụng, sử dụng lao động của công ty.Một mặt công ty phải đảm bảo mức lương tối thiểu để người lao động có thể chi trảcho cuộc sống, mặt khác mức lương này lại phải đảm bảo tương đương với các đối thủtrong ngành, giữ được chân người lao động Với một quỹ lương cố định, công ty sẽphải tìm cách thuê số lượng lao động ít hơn khi lương cao, phải thực hiện tổ chức lạicác đội sản xuất, bộ máy quản lý tinh gọn hơn
Học vấn, trình độ của người dân tăng cao cũng dẫn tới nhiều vấn đề trong tuyểndụng, quản lý lao động: việc tuyển dụng lao động phổ thông trở nên khó khăn, mứclương trả cho người lao động phải cao hơn Tuy nhiên, nhờ trình độ cao hơn mà công
ty có thể giảm được chi phí quản lý, giám sát, người lao động làm việc có ý thức, chấtlượng Khi tay nghề, trình độ của người lao động cao, công ty cần ít lao động hơn đểthực hiện cùng một khối lượng công việc Bên cạnh đó công ty còn có thể giảm được
số lượng quản lý, sự phân công, đào tạo được dễ dàng hơn
1.1.2 Môi trường công nghệ, kỹ thuật, thông tin
Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến nhiều lĩnh vực kinh doanh,các ngành nghề cũng như các doanh nghiệp Sự phát triển của công nghệ đã làm chaođảo, thậm chí biến mất nhiều lĩnh vực nhưng cũng làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinhdoanh mới, hoàn thiện hơn
Sự thay đổi công nghệ dẫn tới thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm, ảnh hưởngtới phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ của người lao động Do đólàm cho cơ cấu công ty, cách thức quản lý phải thay đổi cho phù hợp Ví dụ như việcxuất hiện điện thoại di động, mạng internet làm cho người quản lý không cần phải gặptrực tiếp nhân viên mà có thể điều hành từ xa; máy tính điện tử, các phần mềm giúpviệc tính toán nhanh hơn, chính xác hơn, khối lượng lớn hơn… Từ đó đòi hỏi công typhải chú trọng đến sử dụng công nghệ mới trong sản xuất, quản lý
Công nghệ thay đổi, đòi hỏi người lao động phải thay đổi để bắt kịp theo nếukhông muốn bị đào thải Điều này cũng dẫn tới sự thay đổi trong việc phân công, sửdụng lao động
Trang 27Ví dụ cụ thể như: công ty chuyển bớt từ sử dụng nhân công để đào đất, xúc, vậnchuyển sang dùng các loại máy ủi, máy xúc Để thực hiện điều này, công ty cần thuêlái xe, lái máy, phải sa thải bớt lao động phổ thông hoặc phải tổ chức lại lực lượng thicông Hoặc như việc sử dụng máy tính điện tử, các phần mềm chuyên dụng trong kếtoán sẽ cần ít kế toán viên hơn nhưng lại yêu cầu những người này phải sử dụng thôngthạo các loại thiết bị này Việc tuyển dụng, bố trí người sẽ phải thay đổi.
Các chính sách về công nghệ, công nghệ sản xuất trong từng lĩnh vực, đặc biệt làlĩnh vực xây dựng sẽ quy định loại công nghệ mà công ty được phép sử dụng Trongđiều kiện các chính sách này thay đổi (phát triển, sử dụng công nghệ mới, thay thế, loại
bỏ công nghệ hiện tại), công ty phải cử người đi học hoặc tuyển dụng lại lao động cóthể sử dụng các công nghệ mới này
1.1.3 Môi trường chính trị
Các nhân tố chính phủ, luật pháp, chính trị tác động tới doanh nghiệp theonhiều hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra các cơ hội, trở ngại, thậm chí là các rủi rocho doanh nghiệp
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm chính sách lớn luôn là
sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư, tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp Hệ thống luật phápđược xây dựng, hoàn thiện là cơ sở để kinh doanh ổn định
Hiện nay có khá nhiều văn bản, thông tư, nghị định quy dịnh rõ ràng về điềukiện sử dụng lao động như: quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thấtnghiệp, quy định về thời gian làm việc, chế độ trả lương…Việc thay đổi thuờng xuyêncác quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân công và sử dụng lao động, làmxáo trộn các chính sách của công ty đối với người lao động
Ví dụ đơn giản như việc thay đổi mức lương tối thiểu, với quỹ lương kế hoạchtrước đó, công ty sẽ phải điều chỉnh lại về số lượng nhân công (thường là sẽ phải sathải bớt) Hệ lụy là phải giảm bớt số công trình có thể tham gia đấu thầu và thắng thầu,ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
1.1.4 Môi trường văn hóa, xã hội
Lối sống, suy nghĩ thay đổi nhanh chóng luôn tạo cơ hội cho nhiều nhà sản xuấtnhưng cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp
Trang 28Tình trạng ra tăng dân số ảnh hưởng tới nhuồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu racủa công ty Hiện nay, trung bình mỗi năm nước ta tăng khoảng 1 triệu lao động Dân
số ra tăng sẽ dẫn đến nhu cầu về nhà ở, các công trình công cộng, … ra tăng, đây làđiều kiệu thuận lợi cho công ty có thể ký các hợp đồng xây dựng Thêm nữa, dân sốtăng nhanh sẽ khiến nguồn cung nhân lực trong tương lai sẽ dồi dào, có thể thuận lợihơn cho hoạt động tuyển dụng cán bộ công nhân viên, lao động phổ thông
Văn hóa tác động lên lối sống, hành vi ứng xử của người tiêu dùng, người laođộng và chủ doanh nghiệp Yêu cầu của mỗi khách hàng khác nhau khiến cách thứccông ty đối xử với họ khác nhau Nhiều doanh nghiệp nhỏ thuộc sở hữu gia đình và ápdụng kiểu quản lý gia đình truyền thống Việc tuyển dụng làm việc có thể không dựatrên năng lực của người lao động vì người đó có thể là họ hàng, bạn bè,… Điều nàylàm cho việc áp dụng các công cụ, chính sách quản lý hiện đại gặp khó khăn
Tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước ta, theo nhiều nhận định, là kết quả của tâm lý khoa cử mà đa số phụ huynh và học sinh đang theo đuổi Đối với họ, chỉ có vào đại học hoặc ít nhất là cao đẳng thì cuộc đời mới “danh giá” và có ý nghĩa Do đó việc tuyển dụng lao động phổ thông khi cần thiết cũng gặp khó khăn: đã nhận công trình rồinhưng không tuyển được thêm người, dẫn tới việc phải tổ chức lại lao động, tăng ca,
…, ảnh hưởng đến kế hoạch của công ty
1.2 Các yếu tố thuộc nội bộ công ty
+ Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty
Trong bất kỳ tổ chức nào thì nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chứccủa công ty là hai mặt không thể tách rời bởi việc sắp xếp nhân sự, máy móc… là để cóthể tạo ra được sản phẩm Khi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thay đổi thì
cơ cấu tổ chức cũng phải thay đổi theo, vì nếu không thay đổi thì bộ máy quản lý cũ sẽlàm cản trở việc thực hiện đạt mục tiêu mới đề ra của công ty Đơn cử như việc chuyển
từ trọng tâm buôn bán máy tính năm 2004 sang tập trung vào lĩnh vực xây dựng: công
ty đã phải thay đổi cơ cấu tổ chức, tuyển thêm các kỹ sư xây dựng, các loại lao độngtrong ngành xây dựng…
+ Quy mô và độ phức tạp của công ty
Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của công tycũng phức tạp theo Do đó các nhà quản lý cần đưa ra mô hình quản lý sao cho quản lý
Trang 29được toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời phải làm sao để bộ máy quản lý khôngcồng kềnh và phức tạp về mặt cơ cấu Quy mô và độ phức tạp của công ty cũng đặt rayêu cầu về con người cao hơn, trong công tác tuyển dụng, biên chế nhân lực cần đảmbảo người lao động có đủ trình độ, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình.Còn đối với các công ty vừa và nhỏ thì yêu cần về quản lý có thể thấp hơn các công tylớn, bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn,… Khi quy mô công ty tăng lên, việc tất yếu là phảiphân bổ lại lao động, các phòng ban…
+ Địa bàn hoạt động
Việc mở rộng, phân tán địa bàn hoạt động đều dẫn tới thay đổi về sắp xếp nhân
sự nói chung và lao động quản lý nói riêng, do đó dẫn tới sự thay đổi cơ cấu tổ chứcquản lý, ảnh hưởng đến quá trình phân công và sử dụng lao động
+ Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ cán bộ quản lý, trình độngười lao động
Nhân tố này ảnh hưởng mạnh tới tổ chức bộ máy quản lý Khi cơ sở kỹ thuậtcủa bộ máy quản lý đầy đủ, hiện đại, trình độ cán bộ quản lý cao có thể đảm nhiệmnhiều công việc sẽ góp phần giảm số lượng cán bộ quản lý cần thiết, làm cho bộ máyquản trị bớt cồng kềnh nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả Người lao động giỏi, lànhnghề, ý thức lao động tốt có thể giảm công tác đào tạo, giám sát…
+ Thái độ của đội ngũ công nhân viên
Đối với những người đã qua đào tạo, trình độ cao, có ý thức làm việc thì họ cóthể hoàn thành công việc nhanh hơn, chất lương công việc cao hơn, việc quản lý dễdàng và hiệu quả Ngược lại, khi lao động yếu kếm, thiếu ý thức sẽ dẫn tới việc phảităng cường cán bộ quản lý, giám sát, làm tốn thời gian, tiền bạc, bộ máy quản lý cồngkềnh
2 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG PHÂN C ÔNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2005-2009
2.1 Phân công và hợp tác lao động
Phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhautheo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp Thực chất là
Trang 30chia quá trình sản xuất kinh doanh thành các bộ phận tổ thành và giao cho mỗi cá nhânphù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ Sự phân công lao động tất yếu dẫnđến sự hiệp tác lao động trong một tổ chức, một doanh nghiệp.
Hợp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong mộtquá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết,chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung Hay là sự phối hợp các dạng lao độngđược chia nhỏ trong quá trình phân công lao động, là quá trình liên kết, phối hợp cáchoạt động riêng rẽ
Phân công lao động và hợp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụngsức lao động Phân công lao phải tính đến khả năng có thể hiệp tác được và hiệp tác laođộng phải dựa trên cơ sở của sự phân công Phân công lao động càng sâu bao nhiêu thìhiệp tác lao động càng tỷ mỷ và chặt chẽ bấy nhiêu
2.1.1 Phân công trong bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn bộ công ty bao gồm
cả khâu trực tiếp sản xuất và các hoạt động hỗ trợ Bộ máy quản trị tiến hành đề raphương hướng, đường lối hoạt động, tổ chức, huy động các nguồn lực để đạt được cácmục tiêu, biến những nỗ lực của mọi thành viên công ty thành hiệu quả sản xuất kinhdoanh
Căn cứ vào việc tham gia trong các hoạt động, chức năng quản lý, lao độngquản lý trong công ty TNHH Hồng Trường được chia thành loại sau:
Một là cán bộ quản trị doanh nghiệp gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toántrưởng Những người này chịu trách nhiệm về đường lối chiến lược, các công tác tổchức hành chính tổng hợp trong doanh nghiệp
Hai là các tổ trưởng tổ sản xuất, thi công Đội ngũ này chịu trách nhiệm quản lýcác đội thi công, phổ biến chủ trương, đường lối của cấp trên tới công nhân
Ba là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các công việc cụ thể, có tínhchất thường xuyên, lặp đi lặp lại (như các kế toán viên, nhân viên văn thư…)
Dựa trên chức năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy quản lý, các phòng ban,công ty tiến hành bố trí, sắp xếp nhân sự, làm cho bộ máy quản trị hoạt động có hiệuquả
Trang 31Bảng 11 : Phân công công việc trong bộ máy quản trị
Đơn vị: ngườiChức danh công
Phó giám đốc: gồm phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật Chịutrách nhiệm giúp việc cho giám đốc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và chuyên môncủa mình
Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách phòng kỹ thuật cùng các kỹ thuật viên Thựchiện điều tiết các vấn đề về thiết kế công trình, kiểm tra chất lượng các hạng mục, xử
lý các sự cố công trình xảy ra trong phạm vi quyền hạn của mình
Phó giám đốc kinh doanh phụ trách phòng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng,giúp giám đốc về các vấn đề quan hệ với bên ngoài, các vấn đề về thủ tục pháp lý, giấytờ
Phòng kế toán - tài chính gồm 1 kế toán trưởng và một kế toán viên Kế toántrưởng chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, kế toán viêngiúp kế toán trưởng làm các sự vụ đơn giản như: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vàocác tài khoản kế toán, tổng hợp các loại hóa đơn, chứng từ
Trang 32Qua bảng phân công lao động quản trị trong doanh nghiệp ta có thể nhận thấyrằng số lượng cán bộ quản trị của công ty biến động khá nhỏ, chủ yếu là tăng lên vềcán bộ kỹ thuật và các tổ trưởng tổ thi công.
Ngoài các nhiệm vụ chính, chủ yếu đảm nhận theo chức năng, các phòng banthuờng kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ: phòng kinh doanh lập thêm các loại hồ sơ
dự thầu, phòng kỹ thuật ngoài việc thiết kế, vẽ các bản vẽ kỹ thuật còn chịu tráchnhiệm kiểm tra chất luợng các công trình, hướng dẫn thi công theo thiết kế tìm cáchkhắc phục các lỗi
Hiện tại công ty chỉ thực hiện phân công lao động xuống các phòng ban, sao đóngười phụ trách sẽ tiếp tục phân chia công việc cụ thể cho các thành viên
Việc phân công này có ưu điểm là: gắn với tình hình thực tế của công ty (dolãnh đạo dựa trên khối lượng, tính chất công việc để tuyển dụng, phân bổ) Các nhânviên được tham gia nhiều công việc, năng động hơn Làm cho người lao động phát huyhết khả năng của mình, bộ máy công ty gọn nhẹ
Tuy nhiên nhược điểm là: chỉ dựa trên đánh giá cá nhân của giám đốc, phó giámđốc để tổ chức, công việc chồng chéo có thể làm nản lòng người lao động
2.1.2 Phân công trong hệ thống sản xuất
Dựa theo quy trình công nghệ, công ty tiến hàn phân công công việc trong hệthống sản xuất như sau:
Hệ thống sản xuất của công ty TNHH Hồng Trường bao gồm các tổ thi công và
hệ thống kho bãi phục vụ cho dự trữ nguyên vật liệu, cất giữ các phương tiện, thiết bịthi công
Việc phân công tốt hệ thống sản xuất sẽ giúp công ty có thể giảm thiểu đượcchi phí trong quá trình xây dựng, tận dụng năng lực lao động, sản xuất, làm cho quátrình lao động diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng với hiệu quả cao
Ở các đội thi công của công ty TNHH Hồng Trường thường chỉ có tổ trưởng là
cố định Công nhân sẽ được bố trí về số lượng khi thực hiện các công việc cụ thể vàđược luân chuyển giữa các đội (hoặc trong nội bộ đội thi công) vào các giai đoạn khácnhau của quá trình thi công
Bảng 12: số lượng các đội thi công, công trình giai đoạn 2005-2009
Trang 33Số lượng các đội thi công căn cứ vào số công trình mà công ty đấu thầu đượctrong năm Thông thường, khi nhận nhiều công trình một lúc, mỗi công trình công ty
sẽ bố trí một đội thi công, sau đó sẽ tiến hành luân chuyển trong quá trình thi công (nếucần thiết)
Ví dụ trong năm 2006, công ty thi công 3 công trình, giám đốc công ty quyếtđịnh thành lập 3 đội thi công Căn cứ vào giá trị hợp đồng và thời hạn bàn giao côngtrình, công ty đã bố trí cơ cấu lao động của các đội như sau:
Bảng 13: Phân công các đội thi công theo các công trình năm 2006
Công trình
1 Xây dựng tuyến ngoài bãi phục vụ dự
án chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Hà Nội
2 Cải tạo, nâng cấp đường cuối thôn Quán Tình đến bệnh viện đa khoa Gia Lâm, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội
3 Cải tạo, nâng cấp đường đê sông hồng vào tổ 4 Độc Lập, phường Cự Khối, quận Long Biên, HN
Số lượng lao động