Tình hình đấu thầu quốc tế trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Lylama

147 355 0
Tình hình đấu thầu quốc tế trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Lylama

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguồn vốn bên ngoài đầu từ vào Việt Nam trong thời kì mở cửa ngày càng gia tăng một cách mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho việc phát triển nền kinh tế, trong khi đó các hợp đồng, chương trình hỗ trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, kể cả các hợp đồng, chương trình có giá trị lớn do nguồn vốn trong nước cũng đều được thực hiện qua hình thức đấu thầu là chủ yếu.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐỀ TÀI Nguồn vốn bên ngoài đầu từ vào Việt Nam trong thời kì mở cửa ngày càng gia tăng một cách mạnh mẽ nhằm hỗ trợ cho việc phát triển nền kinh tế, trong khi đó các hợp đồng, chương trình hỗ trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, kể cả các hợp đồng, chương trình giá trị lớn do nguồn vốn trong nước cũng đều được thực hiện qua hình thức đấu thầu là chủ yếu.Trong các phương thức đấu thầu hiện nay, đấu thầu quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển cả về quy mô và lẫn hình thức, được coi là một trong những hình thức mua sắm hiệu quả nhất. Đấu thầu quốc tế cũng là xu hướng chính hiện nay được sử dụng do yêu cầu minh bạch hoá và nguyên tắc bình đẳng trong đấu thầu ngày càng được coi trọng. Mặc dù trên thế giới, đấu thầu quốc tế đã được sử dụng khá lâu song tại Việt Nam, phương thức mua sắm đó vẫn còn mới mẻ với thời gian hoạt động chưa lâu.Việt Nam đã cho ra đời Luật Đấu thầu Việt Nam 2005 đã được áp dụng gần 2 năm cùng với nhiều văn bản pháp quy đi kèm nhằm điều chỉnh hiệu quả hoạt động đấu thầu tại Việt Nam trong đó hoạt động đấu thầu quốc tế. Song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến đấu thầu quốc tế còn đang được xem xét. Xuất phát từ vấn đề trên, em xin lựa chọn đề tài Đấu thầu quốc tế tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Trong phạm vi hẹp của đề án môn học, em xin chỉ nghiên cứu thực trạng và giải pháp đối với đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực hiện nay vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số giá trị cũng như về số lượng gói thầu đấu thầu quốc tế. Mục đích của việc nghiên cứu vần đề này là giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đấu thầu quốc tế của các doanh nghiệp Việt nam trong thời gian qua và từ đó thể đưa ra những chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hình thức này nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội Việt Nam nói chung. SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tình hình đấu thầu quốc tế trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Lylama 10 trong thời gian qua và qua đó thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh được hoạt động đấu thầu quốc tế tại doanh nghiệp nhằm mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận, và phát triển hơn 2.2 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là dựa trên số liệu về tình hình đấu thầu quốc tế của Công ty cổ phần Lylama 10 các năm 2006,2007,2008 từ đó đi sâu vào phân tích nghiên cứu về tình hình đấu thầu quốc tế từ đó đưa ra những giải pháp ý kiến để thúc đẩy, phát triển hoạt động đấu thầu quốc tế tại Công ty cổ phần Lylama 10. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuyên đề được xây dựng dựa trên các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp duy vật lịch sử - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp và so sánh giải quyết vấn đề 4. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của đề án gồm 3 phần Chương 1: Tổng quan chung về đấu thầu quốc tế Chương 2 Thực trạng về hoạt động đấu thầu quốc tếcông ty lilama 10 Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu quốc tếcông ty cổ phần lilama 10 trong thời đại hội nhập đối với lĩnh vực xây lắp SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ 1.1. Sự ra đời và phát triển của đấu thầu quốc tế tại Việt Nam Đấu thầu là một trong những phương thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ trong đời sống xã hội loài người. Nó ra đời cùng với phương thức sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cuả khoa học kỹ thuật, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các quốc gia, hoạt động đấu thầu ngày càng đóng vai trò cần thiết trong các hoạt động mua sắm, đầu tư. Trên thế giới, hoạt động đấu thầu quốc tế ra đời rất sớm song những luật lệ liên quan đến đấu thầu ra đời muộn hơn và lần đầu tiên xuất hiện ở Anh. Khi Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) thành lập thì quy trình đấu thầu ngày càng được hoàn thiện dần. Ngày nay, chúng ta thể tìm thấy các quy định về đấu thầu ở các tổ chứuc quốc tế và các quốc gia trên khắp thế giới. Đấu thầu quốc tế ra đời là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất là do yêu cầu của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Các bên tham gia vào đấu thầu quốc tế đều hội ngang như nhau để giành quyền cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay xây dựng các công trình. Thứ hai là do đấu thầu là một phương thức hiện đại nhằm giúp phân chia rủi ro giữa bên mời thầu và bên nhận thầu. Thứ ba là do một số các công trình xây dựng hay mua sắm hàng hoá, dịch vụ, các nhà tài trợ yêu cầu buộc phải đấu thầu quốc tế. Tại Việt Nam, hoạt động đấu thầu quốc tế mới xuất hiện từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng nó chỉ mới thực sự phát triển từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20. sở pháp lý cho hoạt động đấu tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/1996 Chính phủ ban hành Nghị định (NĐ) 42/CP về Quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời ban hành NĐ 43/CP về SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quy chế đấu thầu. Năm 1999 khi Chính phủ ban hành NĐ 52/CP thay thế NĐ 43/CP thì cũng đồng thời thay thế quy định này bằng Quy chế đấu thầu ban hành theo NĐ 88/CP. Sau đó lại tiếp tục sửa đổi thành quy chế mới ban hành theo NĐ 14/CP và NĐ 66/CP (sau khi NĐ 07/CP tháng 7/2003 ra đời). Đáng lưu ý nhất liên quan đến đấu thầu là Luật đấu thầu ra đời ngaỳ 29/11/2005 và bắt đầu hiêu lực từ đầu năm 2007 đã đánh dấu mốc cho hoạt động đấu thầu của Việt Nam. Cũng từ đó, một loạt các văn bản pháp quy cũng ra đời tạo sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu nói chung và hoạt động đấu thầu quốc tế nói riêng tại Việt Nam. Tiêu biểu là nghị đinh 58NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng quy định cụ thể cho hoạt động đấu thầu xây lắp. Danh mục các văn bản luật pháp quy điều chỉnh hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế sẽ được trình bày cụ thể ở phần phụ lục. 1.2. Khái niệm về đấu thầu quốc tế Trước hết chúng ta nên tìm hiểu khái niệm về đấu thầu Trên quan điểm đối với nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để được dự án cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong khi đó, khái niệm đối với chủ đầu tư thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công và chi phí xây dựng công trình. Còn khái niệm về phía nhà nước, đấu thầu lại là một phương thức quản lý các hoạt động xây dựng bản thông qua việc uỷ quyền cho các chủ đầu tư theo chế độ công khai lựa chọn nhà thầu. Theo luật Đấu thầu của Việt Nam, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định trên sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trên sở hiểu rõ khái niệm đấu thầu, các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong đó cả Việt Nam cũng đưa ra khái niệm về Đấu thầu quốc tế. Theo Luật đấu thầu Việt Nam 2005, đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngòai và nhà thầu trong nước. Theo ADB, đấu thầu cạnh tranh quốc tế sẽ tạo ra một phạm vi rộng rãi cho bên vay lựa chọn hồ sơ dự thầu tốt nhất trong số những người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, xây dựng… tham gia dự thầu và để tạo hội bình đẳng cho các nhà dự thầu tiềm năng của nước thành viên hợp lệ tham gia cung cấp hàng hoá dịch vụ và các công trình xây dựng… bằng vốn vay của ADB. Theo WB, khái niệm đấu thầu quốc tế được như sau Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là việc cung cấp cho các nhà thầu triển vọng và đủ tư cách các bản thông báo kịp thời, đầy đủ về yêu cầu của bên mời thầu và các hội ngang bằng để thắng thầu mua sắm, tư vấn hay công trình xây dựng . Như vậy, mặc dù những định nghĩa giải thích khác nhau nhưng tựu chung lại, chúng vẫn cùng bản chất. Việt Nam hiện nay đang cố gắng xích gần lại không chỉ với các khái niệm chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới mà còn là các nguyên tắc và các quy trình tổ chức đấu thầu quốc tế. Theo luật Đấu thầu Việt Nam, các Trường hợp sử dụng đấu thầu quốc tế bao gồm: • Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ quy định phải đấu thầu quốc tế • Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp • Gói thầu mà nhà thầu trong nước không khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu. Như vậy, việc sử dụng đấu thầu quốc tế theo quy định của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế,vẫn còn mang tính bảo hộ cho các nhà thầu trong nước cao.Trong khi hiện nay là thời đại mở cửa và hội nhập, tính bình đẳng giữa các nhà thầu trong và ngoài nước phải được ưu tiên hàng đầu, vấn đề các trường hợp sử dụng đấu thầu quốc tế cần phải được lưu tâm sửa đổi cũng như việc giảm bớt tình trạng đấu thầu hạn chế phổ biến hiện nay. 1.3 Đặc điểm của đấu thầu quốc tế 1.3.1 Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dich đặc biệt Tính đặc biệt của phương thức này thể hiện ở những mặt chủ yếu sau: a. Trên thị trường chỉ một người mua và nhiều người bán Người mua phần lớn là các tổ chức, quan, các chủ đầu tư được chính phủ cấp tài chính mua sắm hàng hoá, dịch vụ, xây dựng công trình. Họ lợi dụng sự cạnh tranh của các nhà thầu để chọn được người bán thích hợp nhất và các điều kiện giao dịch tối ưu nhất. Ngược lại, các nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ . được tự do cạnh tranh với nhau để giành quyền cung cấp và kết quả của sự cạnh tranh đó đã làm cho giá cả tiến gần đến giá thực trên thị trường, điều mà bất cứ người mua nào cũng mong đợi. b. Đấu thầu quốc tế tiến hành theo những điều kiện quy định trước Các nhà thầu một khi đã thoả mãn tốt nhất các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra mới hi vọng trúng thầu, cá biệt trong những trường hợp các nhà thầu đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, tài chính, uy tín nhưng vì không tìm được đối tác liên doanh, liên kết người nước sở tại nên đã không giành được hợp đồng. Và cũng những nhà thầu vì không tìm được nhà thầu phụ theo quy định nên cũng không trúng thầu. Chính vì những lý do trên người ta nói trong đấu thầu thì thị trường thuộc về phía mời thầu, họ vừa là người chủ động vừa là người bị động. SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp c. Thời gian và địa điểm mở thầu xác định Thời gian mở thầu phải được quy định trước, thông thường nó được thực hiện sau khi thông báo mời thầu một số ngày nhất định. Ngày giờ, địa điểm sẽ được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Địa điểm mời thầu trong thực tế thường là tại nước chủ đầu tư, nước người mời thầu và cách thức mở thầu cũng là nét đặc thù riêng. Khi mở thầu, các nhà thầu thường phải mặt nghe công bố tính hợp lệ đơn chào và ký vào một biên bản đã được chuẩn bị trước. Bên mời thầu sẽ công bố công khai một số chỉ tiêu bản của hồ sơ dự thầu. Hiện nay các tổ chức quốc tế như WB và ADB đều văn bản hướng dẫn đấu thầu công khai, cụ thể và chi tiết về những vấn đề này. d. Ngoài bên mời thầu, nhà thầu còn người tư vấn Kỹ sư tư vấn là người đảm bảo hạn chế tới mức tối thiểu các tiêu cực thể phát sinh, những thông đồng thoả hiệp làm cho chủ dự án bị thiệt hại. Vì vậy, người tư vấn phải là người trình độ, năng lực chuyên môn để giúp chủ dự án giải quyết các vấn đề kỹ thuật với nhà thầu.Tuỳ theo công trình, dự án bên mời thầu thuê một hoặc một số loại hình dịch vụ thích hợp. Hiện nay, hình thức đấu thầu tư vấn hiện đang rất phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của gói thầu. 1.3.2. Hàng hoá đấu thầu là hàng hoá vô hình hoặc hữu hình, thừơng khối lượng lớn, quy cách phẩm chất phức tạp, giá trị cao. Hàng hoá đấu thầu không chỉ là hàng hoá hữu hình (như máy móc, thiết bị ) mà còn cả những hàng hoá vô hình (bí quyết kỹ thuật, dịch vụ tư vấn ) Các mặt hàng đem ra đấu thầu đều giá trị cao, số lượng lớn. Khi đó cả người mua và người bán đều được lợi. Người mua sẽ được hưởng giảm giá, đồng thời lịch trình giao hàng phù hợp với nhu cầu nên đã giảm đựoc các chi phí, tăng lợi nhuận. Người bán do giành được quyền cung cấp với số lượng lớn, sẽ tạo được công ăn việc làm, mở rộng sản xuất, đầu tư mới, thay đổi công nghệ… SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.3.3 Tiến hành trên sở tự do cạnh tranh trong điều kiện tuân thủ các quy đinh của đấu thầu Theo quy luật cạnh tranh, chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, trong đấu thầu cũng như vậy. Người tiềm lực kinh tế, kỹ thuật, uy tín sẽ là những người lợi thế lớn hơn. Khi tham gia đấu thầu, các bên đều tìm mọi cách lợi dụng triệt để yếu tố cạnh tranh, nhưng cạnh tranh của các nhà thầu phải tuân thủ theo những quy định mà bên mời thầu quy định trước. Các nhà thầu thể thể hiện sức mạnh kinh tế của mình bằng cách chứng minh nguồn vốn pháp định, nguồn vốn lưu động, hiệu quả hoạt động kinh doanh . thông qua bản tổng kết tài sản trong những năm gần nhất. 1.3.4 Bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện về mặt pháp lý, việc vay và sử dụng vốn Nếu nguồn vốn của là vốn vay của các tổ chức quốc tế như WB hay ADB hay thậm chí là nguồn vốn viện trợ thể là hoàn lại hoặc không hoàn lại, tất cả đều khiến cho đấu thầu quốc tế phaỉ chịu những điều kiện ràng buộc chặt chẽ.Họ thương những văn bản hướng dẫn việc sử dụng vốn vay, sử dụng tư vấn riêng công khai, chi tiết và cụ thể. 1.4 Các hình thức đấu thầu quốc tế Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang tồn tại nhiêu hình thức đấu thầu, mỗi hình thức một mặt mạnh, mặt yếu káhc nhau và quyết định tới các quy trình đấu thầu khác nhau. Để phân biệt các hình thức đó, chúng ta dựa vào các tiêu thức sau: 1.4.1 Căn cứ vào đối tượng đấu thầu a. Đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá Trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, các nhà thầu cạnh tranh nhau thông qua việc đảm bảo cung cấp hàng hoá đủ chất lượng theo yêu cầu của quan mua sắm nhưng với chi phí hợp lý nhất cùng với các dịch vụ bảo hành, bảo trì, dịch vụ sau bán hàng thuận lợi đối với người mua. Sự cạnh tranh trong cung cấp hàng hoá còn được thể hiện ở chỗ nhà thầu đưa SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ra nhũng hàng hoá với công nghệ mới, đem lại nhiều lợi thế trong sử dụng. Các nhà thầu trong cung cấp hàng hoá cũng luôn phải cạnh tranh nhau bằng uy tín của mình. Như vậy, về thực chất, đây là hình thức áp dụng để mua hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị lẻ, nhà máy công nghiệp, kể cả dịch vụ liên quan. b. Đấu thầu quốc tế xây dựng công trình Là hình thức đấu thầu quốc tế áp dụng để xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn. Trong loại hình đấu thầu này, các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (giá cả, kỹ thuật, uy tín, tiến độ) được coi trọng hơn cả.người chào giá thấp chưa hẳn là người sẽ giành được hợp đồng. Cũng trong loại hình này, người ta đề cao vai trò của người tư vấn, của vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành công trình. c. Đấu thầu quốc tế cung cấp dịch vụ tư vấn Đó là hình thức đấu thầu quốc tế dùng để đấu thầu các dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án, dịch vụ tư vấn thực hiện dự án và dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án. Do tính chất đặc biệt của dịch vụ tư vấn nên người ta thường coi trọng kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu hơn là giá cả. Điều này thể hiện rõ trong quy định của ADB về tuyển chọn tư vấn và quy định của WB về tuyển chọn và thuê chuyên gia tư vấn cũng như trong Luật đấu thầu của Việt Nam. d. Đấu thầu quốc tế dự án hay đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án Khi một dự án từ tù hai đối tác trở lên thì đấu thầu quốc tế dự án hay đấu thàu quốc tế lựa chọn đối tác thực hiện án sẽ được tiến hành. Điển hình ta thể thấy như vụ đấu thầu quốc tế chọn đối tác của Petro Vietnam đã ký hàng chục hợp đồng phân chia sản phẩm với các hãng Shell (Hà Lan), Mobil (Mỹ), Petronas (Malysia)… để nhằm khai thác các trữ lượng mỏ dầu lớn.ư SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.4.2 Phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu a. Đấu thầu quốc tế rộng rãi Đây là hình thức đấu thầu quốc tế không hạn chế số lượng nhà thầu. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Trong loại hình này ta thấy hai loại: đấu thầu rộng rãi sơ tuyển và đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, tuỳ thuộc vào đặc điểm công việc của gói thầu. b. Đấu thầu quốc tế hạn chế Là loại hình đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số lượng tối thiểu các nhà thầu năng lực, thoả mãn một số điều kiện nhất định tham dự. Loại hình này thường được áp dụng cho gói thầu yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật tính đặc thù; gói thầu tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ một số nhà thầu khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. c. Chỉ định thầu Đây là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.Chỉ định thầu theo Luật đấu thầu của Việt Nam được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Sự cố bất khả kháng do thiên tai, dịch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu; - Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài; SV: Phạm Văn Hà Lớp: Kinh tế quốc tế 47 10 . về tình hình đấu thầu quốc tế của Công ty cổ phần Lylama 10 các năm 2006,2007,2008 từ đó đi sâu vào phân tích nghiên cứu về tình hình đấu thầu quốc tế. NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tình hình đấu thầu quốc tế trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Lylama 10 trong thời gian qua và qua đó có thể

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan