1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tin học đại cương

128 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 17,97 MB

Nội dung

Để thiết lập khoảng cách lề ta thực hiện như sau: Vào Page Layout  Margins  Chọn các mẫu thiết lập có sẵn nếu phù hợp hoặc chọn Custom Margins để thiết lập thông số chi tiết cho các kh

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHẠM QUỐC HÙNG

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 3

BÀI 1: SOẠN THẢO VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 2

1.1 Làm quen với phần mềm Microsoft word 2

1.2 Định dạng trang văn bản 3

1.3 Định dạng văn bản 3

1.4 Một số chức năng khác 6

BÀI 2: CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO VĂN BẢN 21

2.1 Chèn và hiệu chỉnh hình ảnh 21

2.2 Chèn và chiệu chỉnh hình vẽ 21

2.3 Chèn và hiệu chỉnh lưu đồ 22

2.4 Chèn ký tự đặc biệt 22

2.5 Chèn công thức toán học 23

BÀI 3: THAO TÁC VỚI BẢNG BIỂU 37

3.1 Tạo bảng, xóa bảng 37

3.2 Hiệu chỉnh bảng 38

3.3 Định dạng đường viền và nền cho bảng 38

3.4 Một số tính năng khác 40

BÀI 4: TẠO MỤC LỤC TRANG TỰ ĐỘNG VÀ IN ẤN 50

4.1 Tạo mục lục trang tự động 50

4.2 Tạo danh mục hình ảnh 51

4.3 Tạo danh mục bảng 52

4.4 In ấn văn bản 52

BÀI 5: SỬ DỤNG CÔNG THỨC VÀ HÀM CƠ BẢN 76

5.1 Tạo công thức cơ bản 76

5.2 Sử dụng các hàm SUM, AVERAGE, ROUND 77

5.3 Sử dụng các hàm COUNT, COUNTIF, COUNTA 78

5.4 Sử dụng các hàm IF, AND, OR 80

5.5 Sử dụng một số hàm khác 81

BÀI 6: TẠO BIỂU ĐỒ 95

6.1 Tạo biểu đồ 95

6.2 Hiệu chỉnh biểu đồ 99

BÀI 7: TẠO BÀI THUYẾT TRÌNH CƠ BẢN 110

Trang 4

7.1 Các thao tác với slide 110

7.2 Sử dụng slide master 112

7.3 Chèn và hiệu chỉnh đối tượng cho slide 114

BÀI 8: SỬ DỤNG HIỆU ỨNG VÀ TRÌNH CHIẾU BÀI THUYẾT TRÌNH 120

8.1 Hiệu ứng cho đối tượng trên slide 120

8.2 Hiệu ứng chuyển slide 122

8.3 Trình chiếu bài thuyết trình 122

Trang 5

BÀI 1: SOẠN THẢO VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

A HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU:

1.1 Làm quen với phần mềm Microsoft word

1.1.1 Tạo file mới

Để tạo file mới chúng ta thực hiện như sau:

Bước 1 Vào thực đơn (menu) File

Bước 2 Chọn New

Bước 3 Chọn Blank document

Bước 4 Chọn Create

Hình 1-1: Tạo file mới

Ngoài ra, ta có thể tạo văn bản nhanh bằng tổ hợp phím tắt Ctrl+N

Ghi chú: Trong tài liệu này, các bước hướng dẫn từ 1 tới 4 như trên có thể được trình bày gọn lại như sau: Vào File New Blank Document Create

1.1.2 Ghi file

Để ghi file văn bản ta thực hiện như sau:

Bước 1 Vào File  Save  Chọn đường dẫn (vị trí) lưu văn

Bước 2 Đặt tên file  Save

Hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+S để ghi file

Ghi chú: Nên đặt tên file dễ nhớ để tiện tra cứu, tìm kiếm khi cần; lưu file văn bản vào thư mục gợi nhớ, dễ quản lý; không nên đặt tên file là tiếng Việt có dấu

1.1.3 Mở file

Để mở file văn bản chúng ta thực hiện như sau:

Bước 1 Vào File  Open

Trang 6

Bước 2 Chọn đường dẫn (vị trí) có file văn bản cần mở  chọn văn bản cần mở  Open

Để thiết lập khoảng cách lề ta thực hiện như sau: Vào Page Layout  Margins  Chọn các mẫu thiết lập có sẵn (nếu phù hợp) hoặc chọn Custom Margins để thiết lập thông

số chi tiết cho các khoảng cách lề trên (top), dưới (bottom), trái (left), phải (right),…

Để thiết lập khoảng cách dòng ta chọn menu Home  Line and Paragraph Spacing  Chọn các khoảng cách dòng trên danh sách mẫu có sẵn hoặc chọn Line Spacing Options  thiết lập thông số tại mục At của nhóm Spacing trên thẻ Indents and Spacing 1.3 Định dạng văn bản

Để định dạng văn bản, chúng ta kết hợp hài hòa, khoa học giữa các chức năng trong menu Home

Một số chức năng cơ bản trong menu Home như hình dưới đây: Nhóm Font, nhóm Paragraph, nhóm Styles,

Hình 1-2: Menu Home Ghi chú: Di chuột và dừng lại ở cách chức năng (biểu tượng) chương trình sẽ hiện tên tiếng Anh và phím tắt của chức năng đó

1.3.1 Nhóm Font

Các chức năng chính của nhóm Font như sau:

Trang 7

Hình 1-4: Dòng 2 bị lỗi Font chữ và bộ gõ chưa đồng bộ

Ở hình trên, dòng 1 thiết lập Font và bộ gõ cùng là Unicode nên văn bản hiện bình thường Dòng 2, Font chữ Unicode nhưng bộ gõ lại thiết lập bảng mã ABC (tiêu chuẩn Việt Nam) nên dòng chữ không hiện đúng như mong muốn

Ghi chú:

- Di chuột lên biểu tượng của các chức năng và chờ ít giây, hệ thống sẽ hiển thị tên chức năng, phím tắt của nó

- Các chức năng có thiết lập mở rộng sẽ có thêm biểu tượng bên cạnh

- Hầu hết các chức năng khi kích hoạt/thiết lập sẽ được tô sáng, ta có thể kích chọn một lần nữa để hủy bỏ chức năng tương ứng

Hình 1-5: Kích hoạt hoặc hủy bỏ chức năng Bold

- Nhấn vào biểu tượng ở góc dưới bên phải của nhóm Font để mở cửa sổ Font với nhiều thiết lập hơn

Trang 9

1.4 Một số chức năng khác

1.4.1 Tiêu đề trên

Để tạo tiêu đề trên ta thực hiện như sau:

Bước 1 Vào menu Insert  Header (trong nhóm Header & Footer)  Chọn mẫu tiêu đề trên trong danh sách

Bước 2 Thực hiện biên soạn nội dung cho tiêu đề trên  chọn chức năng Closed Header & Footer trên thẻ Design để chuyển về chế độ soạn thảo nội dung văn bản như bình thường

Để loại bỏ tiêu đề trên ta vào menu Insert  Header  Remove Header

1.4.2 Tiêu đề dưới

Tương tự như tiêu đề trên, ta cũng có thể tạo tiêu đề dưới như sau: Vào menu Insert  Footer  Chọn mẫu Footer có trong danh sách

1.4.3 Đánh số trang cho văn bản

Để đánh số trang cho văn bản ta thực hiện như sau: Vào menu Insert  Page Number

 Chọn vị trí sẽ chèn số trang (thường chọn Bottom of Page để chèn số trang vào phía dưới văn bản – tức là phần Footer)

Ghi chú: các trang của văn bản sẽ tự động cập nhật, khi kích chọn vào số trang ta sẽ thấy có màu nền xám

1.4.4 Sử dụng Tab

Để tạo Tab ta thực hiện như sau: vào menu Home  Chọn Paragraph Dialog Box Launcher (biểu tượng ) trên nhóm Paragraph để mở cửa sổ Paragraph  Tabs  Nhập vị trí muốn tạo Tab trên mục Tab stop position  Lựa chọn kiểu canh lề Tab trên mục Alignment  chọn kiểu hiển thị Tab trên mục Leader  Set Có thể thao tác lặp lại nhiều lần để tạo ra nhiều Tab tại các vị trí khác nhau rồi nhấn OK

Trang 10

Hình 1-9: Tạo và thiết lập Tab

Để thay đổi thông tin cho Tab nào ta phải chọn Tab đó trên danh sách Tab  thay đổi thông tin  Set Ngoài ra, ta có thể tạo Tab ngay trên thanh thước kẻ như sau: Chọn kiểu canh lề Tab ở phía bên trái của thanh thước ngang (biểu tượng )  Nhấp đúp vào vị trí muốn tạo Tab trên thanh thước sẽ tạo và mở cửa sổ Tabs  Thiết lập các thông số

Trang 11

B HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN:

mm, lề trái (cách mép trái) 30 mm, lề phải (cách mép phải) 15 mm

b) Hiển thị số dòng của văn bản (các số từ 1 đến 14 như hình trên)

c) Dòng 1, 2: Canh lề giữa, chữ đậm

d) Dòng 3, 8: Chữ nghiêng, đậm; cách lề 5 mm

e) Dòng 7: Gạch chân chữ “cơ quan, tổ chức”

f) Các dòng 4 đến 5, 9 đến 14: Văn bản cách đều hai bên; thụt đầu dòng mỗi đoạn tương ứng

g) Ghi văn bản vào ổ đĩa C:/ với tên file là “TH1-baitap1.docx”

Hướng dẫn:

a) Tạo văn bản mới trình bày trên khổ giấy A4; văn bản được trình bày theo chiều dài của trang giấy (định hướng bản in theo chiều dài); Font chữ Times New Roman; cỡ chữ 13; Khoảng cách lề: lề trên (cách mép trên) 20 mm, lề dưới (cách mép dưới) 20

mm, lè trái (cách mép trái) 30 mm, lề phải (cách mép phải) 15 mm.:

Bước 1 File  New  Blank Document  Create (hoặc nhấn Ctrl+N) để tạo văn bản mới

Bước 2 Vào Page Layout  Size  chọn A4 trên danh sách mẫu khổ giấy

Trang 12

Hình 1-13: Thiết lập lề cho văn bản

Bước 5 Thiết lập Font chữ Times New Roman; cỡ chữ 13

Hình 1-14: Thiết lập Font chữ, cỡ chữ

b) Hiển thị số dòng của văn bản (các số từ 1 đến 14 như hình trên):

Bước 6 Page Layout  Line Numbers trong nhóm Page Setup (biểu tượng )  chọn Restart Each Page để hiện thị số dòng lặp lại theo từng trang

Trang 13

Hình 1-15: Hiển thị số dòng Ghi chú: Trong tài liệu này sẽ luôn thiết lập chế độ hiển thị dòng văn bản để tiện theo dõi Chế độ này không ảnh hưởng tới nội dung của văn bản

Bước 9 Home  chọn Bold (Ctrl+B) để viết chữ đậm

Bước 10 Home  chọn Italic (hoặc biểu tượng ; hoặc nhấn Ctrl+I) để viết chữ nghiêng

Bước 11 Ta có thể thiết lập khoảng thụt đầu dòng 5mm bằng cách mở cửa sổ Paragraph (biểu tượng ở góc dưới bên phải của nhóm Paragraph)  nhập 5mm ở mục

By

Hình 1-16: Thiết lập khoảng cách đầu dòng

Ngoài ra, ta có thể thiết lập First Line Indent (biểu tượng ) trên thanh thước kẻ ở mức 5mm để thụt đầu dòng 5mm

Trang 14

Hình 1-17: Thiết lập First Line Indent Ghi chú: Nếu thanh thước kẻ chưa hiện ra thì ta kích hoạt chức năng Ruler trên menu View

Hình 1-18: Bật thanh thước kẻ

e) Dòng 7: Gạch chân chữ “cơ quan, tổ chức”:

Bước 12 Chọn chữ “cơ quan, tổ chức”  Home  Underline (hoặc chọn biểu tượng

; hoặc nhấn Ctrl+U) để gạch chân chữ

f) Các dòng 4 đến 5, 9 đến 14: Văn bản cách đều hai bên; thụt đầu dòng mỗi đoạn tương ứng:

Bước 13 Home  Justify trên nhóm Paragraph (chọn biểu tượng ; hoặc nhấn Ctrl+J) để văn bản canh đều hai bên

Bước 14 Nhấn Tab tại các dòng 4, 9 để thụt đầu dòng

g) Ghi văn bản vào ổ đĩa C:/ với tên file là “TH1-baitap1.docx”:

Bước 15 Vào File  Save  chọn vị trí lưu trữ là ổ đĩa C  nhập tên file

“TH1-baitap1” vào mục File name  chọn kiểu định dạng là “.docx” ở mục Save as type

Trang 15

mm, lề trái 30 mm, lề phải 15 mm; văn bản thụt vào đầu dòng 5mm

b) Hiển thị số dòng của văn bản (các số từ 1 đến 15 như hình trên)

c) Dòng 1: Chữ đậm

d) Dòng 2,3, 10: Danh sách có thứ tự (Numbering); chữ nghiêng

Trang 16

e) Các dòng 4 đến 9, 11: Danh sách có thứ tự; văn bản cách đều hai bên

f) Các dòng 12 đến 15, 11: Danh sách không có thứ tự (kiểu gạch đầu dòng); văn bản cách đều hai bên

g) Ghi văn bản vào Documents với tên file là “TH1-baitap2.docx”

Hướng dẫn:

Bước 1 Nhấn Ctrl+N để tạo văn bản mới

Bước 2 Vào Page Layout  Size  chọn A4

Bước 3 Vào Page Layout  Orientation  chọn Portrait

Bước 4 Vào Page Layout  Margins  Custom Margins  Thiết lập top = 20

mm, bottom = 20 mm, left = 30 mm, right = 15 mm

Bước 5 Thiết lập Font chữ kiểu Times New Roman; cỡ chữ 13

Bước 6 Thiết lập First Line Indent (biểu tượng ) trên thanh thước kẻ ở mức 5mm

để thụt đầu dòng 5mm

Bước 7 Page Layout  Line Numbers trong nhóm Page Setup  chọn Restart Each Page để hiện thị số dòng lặp lại theo từng trang

Bước 8 Dòng 1: nhấn Ctrl+B để viết chữ đậm

Bước 9 Nhấn Ctrl+J để canh lề đều hai bên

Bước 10 Dòng 2: Vào menu Home  Numbering (xem thiết lập danh sách có thứ tự như ở Hình 1-7)  chọn kiểu đánh số tương ứng trong danh sách Ngoài ra chúng ta có thể

gõ “1 “ hệ thống sẽ tự nhận dạng kiểu đánh số Lưu ý: thiết lập First Line Indent (biểu tượng trên thanh thước kẻ) là 5mm; Left Indent (biểu tượng ) là 0mm

Bước 11 Nhấn Ctrl+I để tạo chữ nghiêng

Bước 12 Dòng 10: Thao tác tương tự như với dòng 2 Ngoài ra chúng ta có thể gõ “2 “

hệ thống sẽ tự nhận dạng kiểu đánh số Trong trường hợp hệ thống không tự động nhận dạng đây là mục số 2 thì ta có thể thiết lập số cho dòng này như sau: Home  Numbering (phần mũi tên tam giác quay xuống ) Set Numbering Value  thiết lập giá trị Set value to là 2

Bước 13 Các dòng từ 4 đến 9: Vào menu Home  Numbering  chọn kiểu tương ứng trong danh sách Ngoài ra chúng ta có thể gõ “a “ hệ thống sẽ tự nhận dạng kiểu đánh

số

Bước 14 Dòng 11: tương tự như dòng 4 Tuy nhiên, nếu hệ thống không tự động nhận dạng đây là mục a thì ta có thể thiết lập lại chỉ mục này (Set Numbering Value) bằng cách tương tự như với dòng 10 ở trên

Bước 15 Dòng 12: Vào menu Home  Bullets (xem thiết lập danh sách không có thứ

tự như ở Hình 1-7) chọn kiểu tương ứng trong danh sách Nếu trong danh sách không có sẵn kiểu gạch đầu dòng như đề bài thì ta có thể thiết lập như sau: Home  Bullets  Define New Bullet  Symbol  tìm và chọn ký tự gạch đầu dòng  Ok

Bước 16 Sau khi hoàn tất soạn thảo và định dạng văn bản, chúng ta vào File  Save (hoặc biểu tượng )  chọn vị trí lưu file là Documents  nhập tên file “TH1-baitap2”  chọn kiểu định dạng “.docx” ở mục Save as type  Save để ghi văn bản

Trang 17

c) Tạo và sử dụng style cho các dòng 2,5,8 (đặt tên là “style1”)

d) Tạo “style2” tương tự chữ “đại số sơ cấp” ở dòng 2 Áp dụng style cho các dòng 6 và

9 như hình trên

e) Tạo và sử dụng “style3” cho các dòng 4,7

f) Ghi văn bản vào Document với tên “TH1-baitap3.docx”

Hướng dẫn:

Bước 1 Nhấn Ctrl+N

Bước 2 Page Layout  Size  chọn A4

Bước 3 Page Layout  Orientation  chọn Portrait

Bước 4 Page Layout  Margins  Custom Margins  Thiết lập top = 25 mm, bottom = 25 mm, left = 25 mm, right = 25 mm

Bước 5 Thiết lập Font chữ kiểu Times New Roman; cỡ chữ 13

Bước 6 Home  Line and Paragraph Spacing  chọn khoảng giãn dòng là 1.5 Bước 7 Thiết lập First Line Indent (biểu tượng ) là 5mm; Left Indent (biểu tượng ) là 0mm

Bước 8 Vào menu Insert  Header  Edit Header  Nhập và định dạng cho dòng chữ “Tài liệu ôn tập tổng hợp”

Trang 18

Bước 9 Vào Home  Boder and Shading  chọn Bottom Boder để tạo đường viền dưới cho tiêu đề trên

Hình 1-22: Tạo tiêu đề trên

Bước 10 Vào menu Design  Close Header and Footer để chuyển về chế độ soạn thảo nội dung văn bản

Hình 1-23: Đóng chế độ soạn thảo Header and Footer

Bước 11 Dòng 1: Nhấn Ctrl+E để canh lề giữa  Nhấn Ctrl+B để viết chữ đậm  vào menu Home  Text Highline Color để đánh dấu màu vàng cho dòng 1

Bước 12 Dòng 2: Home  Numbering  chọn mẫu tương ứng để tạo danh sách có thứ tự  Nhấn Ctrl+B Chú ý thiết lập First Line, Left Indent như ở bước 7

Bước 13 Tạo Style1: vào menu Home  chọn More (biểu tượng ) trong nhóm Styles  Save Selection as a New Quick style  đặt tên là “Style1”  OK

Hình 1-24: Tạo Style1

Bước 14 Dòng 3, chữ “đại số sơ cấp”: Ctrl+U để tạo gạch chân chữ  Home  Font Color  chọn màu xanh (Blue)

Trang 19

Hình 1-25: Thiết lập màu chữ

Bước 15 Vào menu Home  chọn More  Save Selection as a New Quick style  đặt tên là “Style2”  OK

Bước 16 Dòng 4: Nhấn Ctrl+E để canh lề giữa  Home  Font Color  chọn màu

đỏ (Red)  menu Home  Supperscripts (biểu tượng ) để viết chỉ số trên cho chữ x2 Bước 17 Tạo Style2: vào menu Home  chọn More (biểu tượng ) trong nhóm Styles  Save Selection as a New Quick style  đặt tên là “Style2”  OK

Bước 18 Dòng 5: Áp dụng Style1 vừa tạo ở trên: menu Home  More trong nhóm Styles  chọn kiểu Style1 để áp dụng

Bước 19 Dòng 6: chữ “đại số sơ cấp” áp dụng Style2: menu Home  More  chọn kiểu Style2

Bước 20 Dòng 7: menu Home  More  kiểu Style3; vào menu Home  Supperscripts (biểu tượng ) để viết chỉ số trên cho chữ x3, x2

Bước 21 Áp dụng Style1 cho dòng 8, Style2 cho chữ “oxy” và “hydro” của dòng 9 Bước 22 Vào menu Home  Subscripts (biểu tượng ) để viết chỉ số dưới cho chữ

H2O

Bước 23 Vào menu Home  Save  chọn vị trí lưu là Documents  đặt tên file là

“TH1-baitap3”  chọn kiểu định dạng “.docx” ở mục Save as type  Save

Bài tập 4:

Ứng dụng Tab để tạo đoạn văn bản như sau:

Trang 20

Hình 1-26: Thực hành 1 - bài tập 4

Hướng dẫn:

Bước 1 Tại dòng 1: nhấn Ctrl+B, Ctrl+E để tạo chữ đậm, canh lề giữa

Bước 2 Tại dòng 4: vào menu Home  Chọn Paragraph Dialog Box Launcher (biểu tượng ) trên nhóm Paragraph  Tabs để mở cửa sổ Tabs  Nhập “8cm” trên mục Tab stop position  chọn Left trên mục Alignment  chọn kiểu “2… ” trên mục Leader  Set

Bước 3 Tiếp tục nhập 13cm cho mục Tab stop position  chọn Left  chọn kiểu

Bước 6 Từ dòng 4, nhấn Enter xuống dòng 5 thì 3 Tab vừa tạo vẫn còn Ta có thể xóa

bỏ Tab 13cm tại dòng 5 bằng cách mở sửa sổ Tabs  chọn Tab 13cm trên danh sách  Clear  Ok

Bước 7 Thực hiện tương tự với dòng 6 để có 2 Tab tại vị trí 8cm và 16.5cm

C BÀI LUYỆN TẬP:

Bài tập 5:

Soạn thảo trang văn bản như sau:

Hình 1-27: Thực hành 1 - bài tập 5

Trang 21

- Dòng 4: Chữ đậm; Multilevel List; tạo style đặt tên là “Muc cap 1”

- Dòng 5: Chữ đậm; chữ nghiêng; Multilevel List cấp 2; tạo Style đặt trên là “Muc cap 2”

- Dòng 7: Sử dụng Numbering  Define New Number Format  Nhập chữ

“Bước” phía trước số tự động trong mục Number Format; tạo Style đặt tên là

“Buoc”

Hình 1-28: Viết nội dung phí trước danh sách

- Dòng 8, 9: Sử dụng Style “Buoc” vào tạo ở trên

Bài tập 6:

Soạn thảo trang văn bản như sau:

Trang 22

- Các dòng 6-10 sử dụng Tab trái và Tab phải

- Dòng 13: chữ nghiêng; sử dụng Tab giữa

- Dòng 14: sử dụng Tab giữa

Bài tập 7:

Thực hiện soạn thảo trang văn bản như hình dưới đây Trong đó: Hướng văn bản theo chiều dài khổ A4; Font chữ Times New Roman; cỡ chữ 14; khoảng dãn dòng 1.5; thụt đầu dòng 1cm; khoảng cách lề: trái= 3cm, phải 1.5cm, trên= 3cm, dưới 3cm

Trang 23

Hình 1-30: Thực hành 1 - bài tập 7

Trang 24

BÀI 2: CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO VĂN BẢN

Hình 2-1: Menu Format ảnh Ghi chú: Menu Format ảnh chỉ xuất hiện khi ta kích chọn vào ảnh Khi kích chọn vào văn bản thì menu này sẽ tự ẩn đi

2.2 Chèn và chiệu chỉnh hình vẽ

Để chèn hình vẽ vào vị trí hiện tại ta làm như sau: Vào menu Insert  Shapes  chọn mẫu Shape  vẽ hình

Hình 2-2: Format Shape

Trang 25

Chúng ta có thể thêm chữ cho Shape bằng cách: nhấp chuột phải lên hình Shape  Edit Text

2.3 Chèn và hiệu chỉnh lưu đồ

Để chèn lưu đồ ta thực hiện như sau: Vào menu Insert  SmartArt  chọn kiểu lưu

đồ  Ok  Nhập các thông tin cho lưu đồ

Với lưu đồ, ta cũng có menu Format để định dạng tương tự như với Shape Ngoài ra, còn có thêm menu Design để thiết kế các kiểu lưu đồ

Trang 27

B HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN:

Bài tập 1:

Chèn ảnh và viết ghi chú cho ảnh như hình dưới đây

Hình 2-6: Thực hành 2 - bài tập 1

Trong đó:

- Ảnh chim cánh cụt và sa mạc có tại thư mục C:/Pictures

- Cắt xén hai hình ảnh và trình bày với kích thước chiều rộng là 5cm; canh lề giữa

- Viết ghi chú cho hình ảnh (sử dụng chức năng tạo ghi chú đánh số tự động – caption)

Trang 28

Hình 2-7: Chọn kiểu xén ảnh dạng Oval

Bước 3 Nhập “5cm” ở mục Shape Width trên nhóm Size

Bước 4 Nhấn Ctrl+E để canh lề giữa

Bước 5 Nhấp chuột phải lên hình ảnh chim cánh cụt  Insert Caption…  New Lable  viết chữ “Hình”  Ok  Ok  Nhập nội dung ghi chú cho hình ảnh

Hình 2-8: Thêm nhãn ghi chú cho hình ảnh Ghi chú: các ghi chú cho hình ảnh mặc định có kiểu Style là Caption, ta có thể thay đổi định dạng của kiểu Style này cho phù hợp với yêu cầu của văn bản

Bước 6 Vào Insert  Picture  chọn file ảnh sa mạc  Insert

Trang 29

Bước 7 Trên menu Format  Chọn Crop trong nhóm Size  kéo các điểm mốc xén

để xén ảnh như yêu cầu của bài tập  nhấp chuột vào chức năng Crop để kết thúc quá trình xén

Hình 2-9: Xén hình ảnh

Bước 8 Nhập “5cm” ở mục Shape Width trên nhóm Size

Bước 9 Nhấn Ctrl+E để canh lề giữa

Bước 10 Nhấp chuột phải lên hình ảnh sa mạc  Insert Caption…  Trong mục Label của Option, chọn nhãn “Hình” đã tạo ở trên  Ok  Nhập nội dung ghi chú cho hình ảnh

Ghi chú: Hệ thống sẽ tự động đánh số thứ tự 1, 2,… cho hình ảnh khi sử dụng chức năng Caption

Bài tập 2:

Trình bày trang văn bản như hình dưới đây:

Trang 30

Bước 2 Chọn mẫu Style cho Shape như hình sau

Hình 2-12: Sử dụng Style cho Shape

Bước 3 Nhấp chuột phải lên hình Shape vừa vẽ  chọn Add Text để soạn thảo và định dạng nội dung cho dòng chữ trong Shape

Trang 31

Hình 2-13: Viết chữ lên Shape

Trang 32

Hình 2-15: Chọn kiểu Smart Art

Bước 2 Nhập nội dung và định dạng cho văn bản trong mỗi cấp tương ứng

Bước 3 Chọn kiểu Style trên nhóm SmartArt Style của menu Design

Hình 2-16: Chọn kiểu SmartArt Style Ghi chú: Nhấn Shift + Enter để ngắt chữ “tổ chức” xuống dòng dưới

Bước 4 Nhấn Add Shape trong nhóm Create Graphic trên menu Design  chọn Add Shape Below để bổ sung Shape mới vào sau vị trí hiện tại

Trang 33

Hình 2-17: Bổ sung thêm Shape Ghi chú: Với Shape “Phó giám đốc” ta chọn kiểu Add Assistant khi Add Shape

Bước 5 Với Shape “Giám đốc” chọn kiểu Style trong nhóm Style Shape trên menu Format là “Subtle Effect – Orange, Accent 6”

Hình 2-18: Style cho Shape “Giám đốc”

Bước 6 Với Shape “Phó giám đốc” chọn kiểu Style trong nhóm Style Shape trên menu Format là “Subtle Effect – Olive Green, Accent 3”

Ghi chú: Chọn Text Pane trong nhóm Create Graphic của menu Design để mở hộp thoại soạn sửa nội dung cho Smart Art (chú ý các ký hiệu cấp và nhánh con)

Bài tập 4:

Viết dòng văn bản như hình sau:

Hình 2-19: Thực hành 2 – bài tập 4

Trang 34

Hướng dẫn:

Để viết các ký hiệu đặc biệt như dòng văn bản ở trên ta thực hiện như sau:

Bước 1 Vào menu Insert  Symbol  Chọn các ký tự α, ≥, β, … có trên danh sách

Hình 2-20: Chèn ký tự α

Bước 2 Các ký tự ,  cần chèn không có trên danh sách như Hình 2-20 thì ta vào menu Insert  Symbol  More Symbols  chọn Font “Symbol”  chọn ký tự   Insert  tìm chọn ký tự   Insert  Close

Hình 2-21: Chèn các ký tự khác

Bài tập 5:

Soạn thảo trang văn bản như sau:

Trang 35

Hình 2-23: Chèn công thức dạng Integral

Bước 4 Nhập a, b tại các vị trí số 1, 2 của Integal như trên Hình 2-23 Tại vị trí số 3, vào Bracket trên menu Design và chọn kiểu Bracket tương ứng

Trang 37

- Chèn ảnh con ngựa; tạo ghi chú (Caption) cho ảnh Lưu ý: tạo nhãn (Label) “Ảnh”

- Chèn ảnh con bò; tạo ghi chú, chọn nhãn “Ảnh” vừa tạo ở trên

Bài tập 7:

Tạo hình Shape có nội dung như sau:

Hình 2-27: Thực hành 2 – bài tập 7

Gợi ý:

- Chèn Shape với mẫu “Striped Right Arrow” (biểu tượng )

- Áp dụng Style “Subtle Effect – Olive Green, Accent 3” cho Shape

- Add Text với nội dung “Đi theo lối này”

Trang 38

- Định dạng cho đoạn chữ: đậm, màu đỏ Lưu ý: Bỏ khoảng cách phía dưới của chữ: Remove Space Affter Paragraph (trong Line and Paragraph Spacing của menu Home) để chữ không bị lệch lên trên

Bài tập 8:

Sử dụng SmartArt thiết kế sơ đồ tổ chức cho đơn vị như hình sau:

Hình 2-28: Thực hành 2 – bài tập 8

Gợi ý:

- Chèn SmartArt với kiểu “Circle Picture Hierarchy”

- Nhập nội dung và định dạng cho các Shape

- Chèn ảnh cho các Shape bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng của Shape tương ứng

Trang 39

Hình 2-30: Hiển thị danh sách các kiểu mũi tên

Trang 40

BÀI 3: THAO TÁC VỚI BẢNG BIỂU

A HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU:

3.1 Tạo bảng, xóa bảng

Để tạo bảng ta thực hiện như sau:

Bước 1 Vào menu Insert  Table

Bước 2 Thiết lập số hàng, cột của bảng cần tạo

Hình 3-1: Tạo bảng Ghi chú: Nếu bảng cần tạo có nhiều hàng, cột thì ta có thể vào menu Insert Table

Insert Table thiết lập số hàng (Number of rows), số cột (Number of columns) Ok

Menu Layout của bảng hỗ trợ các chức năng hiệu chỉnh bảng

Hình 3-2: Menu Layout của bảng

Để xóa bảng, ta thực hiện như sau:

Bước 1 Chọn bảng cần xóa  menu Layout  Delete

Bước 2 Chọn Delete Table

Ngày đăng: 24/10/2017, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w