Xác lập được các trường nghĩa sự vật, hoạt động, tính chất được sử dụng trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tìm ra đặc điểm riêng của từng trường nghĩa và giá trị của chúng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ học đề cập đến rất nhiều vấn đề: âm vị, hình vị, từ, câu khả năng kết hợp của từ, ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp trường nghĩa làmột trong những lí thuyết quan trọng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâmnghiên cứu Tìm hiểu về trường nghĩa, chúng ta có thể làm sáng tỏ nhiều vấn
đề của hệ thống từ vựng như mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong cùngmột hệ thống, hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ Cácvấn đề nói trên đều gắn bó chặt chẽ với quá trình sử dụng ngôn ngữ, do đónghiên cứu về trường nghĩa sẽ giúp ta thấy rõ các đặc điểm của ngôn ngữtrong hoạt động hành chức
1.2 Theo cách cảm thụ truyền thống, người đọc thường chỉ chú ý đếnnhân vật, bối cảnh, tình huống, cốt truyện mà ít chú ý đến ý nghĩa từ vựng,
ý nghĩa ngữ pháp của từ, khả năng kết hợp của từ, ý nghĩa của từ nằm trongtrường nghĩa nào Việc dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay, dạy vàhọc ngôn ngữ không tách rời việc phân tích các tác phẩm văn học Xu hướnghiện nay dạy học theo quan điểm tích hợp ngữ - văn đang được đề cao, các líthuyết ngôn ngữ càng được quan tâm ứng dụng vào nghiên cứu tác phẩm, gópphần giải mã tín hiệu ngôn ngữ ở một dạng đặc biệt - ngôn ngữ nghệ thuật.Thực tế bấy lâu nay, người dạy và người học tiến hành phân tích cách sử dụng
từ ngữ của nhà văn trong các sáng tác văn chương đều phải dùng đến nhữngkiến thức có liên quan đến lí thuyết về trường nghĩa nhưng chưa thực sự ýthức được điều đó Cũng vì thế việc cảm thụ nhiều khi khó tránh khỏi cảmtính, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng hoặc chưa thấy hết những biểu hiện đặcsắc cũng như các mối quan hệ trong lòng hệ thống của các từ ngữ Bởi vậy,
Trang 2nghiên cứu lí thuyết về trường nghĩa trong quan hệ với việc phân tích tácphẩm văn học là điều cần thiết.
1.3 “Mảnh đất lắm người nhiều ma” là sáng tác thành công của Nguyễn
Khắc Trường Đặc biệt, ngôn ngữ tác phẩm chứa đựng những nét riêng đặcsắc, được nhiều nhà phê bình đánh giá cao Nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩmnày trong cấu trúc tổng thể của nó để làm nổi bật các giá trị nội dung cũngnhư nghệ thuật là việc làm có ý nghĩa Hệ thống từ ngữ phong phú, có giá trịnghệ thuật là nguồn tư liệu tốt góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lí thuyết vềtrường nghĩa và làm rõ hướng tiếp cận tác phẩm văn học dựa vào trườngnghĩa
Từ những lí do nói trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài Khảo sát trường ngữ nghĩa trong tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường.
Trước hết phải kể đến các công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu.Song song với việc giới thiệu, nghiên cứu về trường nghĩa dưới góc độ líthuyết, ông cũng đã đề cập đến hướng ứng dụng lí thuyết về trường nghĩa vào
phân tích văn học Trên tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1974, Đỗ Hữu Châu có bài viết "Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật" Trong các cuốn sách của Đỗ Hữu Châu như "Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt" (NXB GD, 1999), "Từ vựng học tiếng Việt'' (NXB ĐHSP, H, 2004), sau
Trang 3khi trình bày lí thuyết về trường nghĩa, nhà nghiên cứu này đều gợi mở hướngnghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm văn học theo trường nghĩa bằng việc lựa chọnmột số trích đoạn văn chương để phân tích Đó là những đóng góp quí báu có
ý nghĩa mở đường của Đỗ Hữu Châu cho một hướng nghiên cứu văn học Tuynhiên các bài viết của ông đều theo hướng gợi mở, lấy một vài dẫn chứng làm
ví dụ chứ chưa thực sự đi vào phân tích một tác phẩm cụ thể nào
Tác giả Phạm Minh Diện trong luận văn thạc sĩ "Tìm hiểu một số phương pháp phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học (một thử nghiệm so sánh các phương pháp qua việc phân tích một bài thơ)" (1985) đã phân tích bài thơ 'Từ
ấy" của Tố Hữu theo một số hướng phân tích của các tác giả Hoàng Tuệ, ĐáiXuân Ninh, Nguyễn Thái Hòa và theo trường từ vựng ngữ nghĩa của Đỗ Hữu
Châu Phạm Minh Diện đã nhận xét rằng: "Phương pháp ngôn ngữ học thực thụ (như phương pháp ngữ nghĩa học của Đỗ Hữu Châu) bao giờ cũng cho phép ta bắt đầu từ các từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở
đó mới tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa do phối hợp hay do đôi lập với ngữ cảnh Bởi vậy những hình ảnh, cảm xúc bao giờ cũng được hiện ra với tư cách là những "ý nghĩa" thuộc các lớp khác nhau Và cũng do vậy chúng có một cấu trúc cực kì tinh vi phức tạp nhưng lại khá rõ ràng Đó chính là chỗ mạnh của phương pháp ngôn ngữ học" [ , 46] Theo Phạm Minh Diện, tuy phương pháp
này không phải không có hạn chế (tác phẩm bị chẻ ra thành những yếu tố nhỏ,
dễ làm mất đi tính chỉnh thể) nhưng sự phân tích đạt tới trình độ chính xác,khoa học như vậy là khá tối ưu Chúng tôi cho rằng những nhận xét trên làxác đáng
Như vậy có thể thấy, rõ ràng phân tích tác phẩm văn học dựa vào trườngnghĩa là một hướng đi đúng đắn nhưng chưa thực sự được nhiều người, đặcbiệt là các giáo viên quan tâm đúng mức và thực hiện một cách có hệ thống.Tác giả Phạm Minh Diện trong luận văn của mình cũng đã thử nghiệm phân
Trang 4tích một tác phẩm thơ ca Tuy nhiên các tác phẩm văn xuôi - vốn chiếm một
số lượng lớn lại chưa hề được phân tích theo phương pháp này Hơn thế, luậnvăn của Phạm Minh Diện cũng mới chỉ trình bày một cách hết sức sơ lược vềhướng phân tích văn học theo trường nghĩa, việc phân tích lại chủ yếu nhằm
so sánh giữa các phương pháp cho nên chưa thực sự đi sâu được vào hướngphân tích này Tìm hiểu đầy đủ các cơ sở lí thuyết của phương pháp và tiếnhành phân tích cụ thể một tác phẩm văn xuôi chính là điều chúng tôi sẽ làmtrong luận văn này
2.2 Lịch sử nghiên cứu tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” – Nguyễn Khắc Trường
Tác giả Nguyễn Khắc Trường đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải
thưởng cho tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” vào năm 1991 Tác
phẩm này từng gây ra nhiều dư luận bởi có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau
về giá trị nội dung của nó, cụ thể là trong cái nhìn về nông thôn Việt Namđang trong thời kì đổi mới Tuy nhiên sau gần hai mươi năm ra đời, giá trị củacuốn tiểu thuyết đã thực sự được thừa nhận Năm 2002, đạo diễn Nguyễn Hữu
Phần đã dựa theo tác phẩm này để dựng thành bộ phim “Đất và người”; bộ
phim được phát sóng trên kênh VTV1 Đài truyền hỡnh Việt Nam Xungquanh tác phẩm này, đã cú những bài viết của các nhà nghiên cứu đề cập đếnnhững khía cạnh nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8, năm 2006, trong bài viết Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn văn hóa, tác giả Lê Nguyên Cẩn cho rằng tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma là một quyển tiểu thuyết có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với
người đọc Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên sức hấp dẫn đóchính là sự tham gia của yếu tố kì ảo trong tác phẩm Yếu tố kì ảo trong tiểuthuyết này chủ yếu nhằm tạo dựng một thế giới ma quỷ trong huyền thoại,
Trang 5trong tâm thức con người và thế giới ma quỷ ngay trong cuộc sống đờithường Hai thế giới đó nhiều khi hòa lẫn vào nhau khiến người đọc khó nhậnbiết đâu là thực, đâu là ảo, khó phân biệt được đâu là người, đâu là ma Nhàvăn Nguyễn Khắc Trường vẫn có thể phản ánh được hiện thực của nông thônViệt Nam mà không cần sử dụng yếu tố kì ảo, nhưng chắc chắn hiệu quả thẩmmỹ sẽ không cao bằng Thế giới kì ảo trong truyện làm sống dậy cả chiều sâuvăn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử sâu rễ bền gốc ở nông thôn và góp phần vẽlên bức tranh toàn cảnh về đời sống nông thôn thời kì đổi mới Nhà văn đãmượn thế giới ma quỷ để phản ánh thế giới thực tại mà chúng ta đang sống,giúp chúng ta nhận thức hiện thực một cách tỉnh táo và sâu sắc, đặc biệt làphản ánh được phần chìm khuất của tâm hồn con người.
Trên Webside: http: tusachvanhoc.com.vn ngày 9 tháng 5 năm 2011, có
đăng bài viết Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, của tác giả Lê Nguyên Cẩn,
khi bàn về nội dung, Lê Nguyên Cẩn đã tìm hiểu những yếu tố làm nên thànhcông của tác phẩm là những câu chuyện li kì và những tín ngưỡng dân gian;những mâu thuẫn họ tộc; là thân phận con người dưới đáy xã hội và khát vọngdân chủ; là số phận người phụ nữ sau lũy tre làng trước những thế lực tranhgiành địa vị, quyền lực, danh dự Tất cả những tình huống bi kịch trong tiểuthuyết được tác giả Nguyễn Khắc Trường giải thích dưới hình thức châmbiếm, hài hước Đằng sau giọng điệu cười đùa bỡn cợt là một tấm lòng yêuthương ưu ái với đời Tác giả cũng đã rất thành công khi xây dựng tính cáchnhân vật đối lập nhau, những cảnh huống trái ngược nhau làm nổi bật vấn đềđược phản ánh
Tác giả Lưu Thị Ngọc trong khóa luận tốt nghiệp Đại học tại trường Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2009, đã tìm hiểu đề tài Đặc điểm vai giao tiếp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.
Trang 6Khóa luận của Lưu Thị Ngọc đã khảo sát vai giao tiếp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma để thấy được các yếu tố: tuổi tác, nghề nghiệp, giới
tính, địa vị xã hội có ảnh hưởng như thế nào trong việc chọn lựa “vai” củacác nhân vật, đồng thời chỉ ra cách vận dụng các phương tiện ngôn ngữ như:
từ ngữ xưng hô, hành vi ngôn ngữ sao cho phù hợp với vai giao tiếp củanhân vật đó Từ việc tìm hiểu đó, Lưu Thị Ngọc rút ra được cách sử dụng từngữ xưng hô đặc trưng của người miền Bắc trong giai đoạn đầu đổi mới đấtnước
Điểm qua các bài nghiên cứu, bài viết về tác phẩm của Nguyễn KhắcTrường, chúng tôi nhận thấy các tác giả tìm hiểu về Nguyễn Khắc Trường đãtiếp cận từ góc độ lí luận phê bình và ngôn ngữ học Tuy nhiên dưới góc độngôn ngữ học, chưa có bài viết nào tìm hiểu về trường ngữ nghĩa của tiểuthuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma Đây là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm
hiểu đề tài Khảo sát trường ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích:
- Xác lập được các trường nghĩa sự vật, hoạt động, tính chất được sử
dụng trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma.
- Tìm ra đặc điểm riêng của từng trường nghĩa và giá trị của chúng trongviệc thể hiện chủ đề tác phẩm
3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là toàn bộ các danh từ (trường nghĩa
sự vật), động từ, tính từ (trường nghĩa hoạt động, tính chất) có mặt trong tác
phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma Phạm vi tư liệu khảo sát là cuốn “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, Nxb Thông tin, 2007.
Trang 74 Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau:
- Về lí luận: Luận văn cố gắng làm rõ những vấn đề cơ bản về trườngnghĩa và khả năng ứng dụng lí thuyết này trong phân tích tác phẩm văn học
- Về thực tiễn: Những kết quả chúng tôi thu được khi tìm hiểu tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma dựa vào lý thuyết về trường nghĩa có thể áp
dụng vào quá trình dạy học theo hướng tích hợp Ngữ - văn ở nhà trường phổthông
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp nghiên cứu này đượcdùng để thống kê và phân loại trường nghĩa về sự vật và trường nghĩa về hoạt
động, tính chất trong tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn
Khắc Trường
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: phương pháp nghiên cứu này được
sử dụng để nghiên cứu, phân tích nội dung ý nghĩa các từ ngữ trong trườngnghĩa về sự vật và trường nghĩa về hoạt động, tính chất trong tiểu thuyết
“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và quá trình biến
đổi ý nghĩa của chúng
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này đượcdùng để phân tích lời thoại, tổng kết các kết quả nghiên cứu
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn gồm có ba chương:
Chương I : Cơ sở lí luận
Chương II : Trường nghĩa sự vật
Chương III : Trường nghĩa hoạt động, tính chất
Trang 8hệ thống từ vựng riêng Hệ thống từ vựng này phản ánh cách chia cắt thực tếkhách quan và phạm trù hóa hiện thực riêng của từng dân tộc ngay trong bảnthân ý nghĩa của các từ Mỗi cá nhân khi ra đời và học cách dùng một thứngôn ngữ (trước hết là tiếng mẹ đẻ) chính là được tiếp thu một cách tự nhiênnhất quan niệm về thế giới của dân tộc là chủ nhân của thứ ngôn ngữ đó Mặc
dù quan niệm này có phần duy tâm song đứng từ góc độ tiếp nhận ngôn ngữcủa mỗi cá nhân, đây là quan niệm hợp lí Tiếp theo đó hàng loạt các nhànghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về ngữ nghĩa của ngôn ngữ, tiêu biểu là Talmy(1981), Langacker (1987) và Lakoff (1987) Những nghiên cứu trên đã gópphần bước đầu tìm ra những nhân tố cho hệ thống khái niệm về ngữ nghĩa Một luận điểm quan trọng khác làm tiền đề cho sự ra đời khái niệmtrường nghĩa là những phát hiện về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trongngôn ngữ học Pokrovxkij (1896) - nhà khoa học người Nga đã từng cho rằng:
"Từ và ý nghĩa của chúng không tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng chúng ta và độc lập với ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định.
Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hoặc trái ngược trực
Trang 9tiếp giữa chúng về ý nghĩa Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các
từ như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùng trong những tổ hệ cú pháp giống nhau" [dt
9, 243] Đặc biệt Ferdinand de Saussure - người được coi là cha đẻ của ngônngữ học hiện đại đã đưa ra một luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận:
"ngôn ngữ là một hệ thống trong đó mọi yêu tố đều gắn bó khăng khít vớinhau, và trong đó giá trị của yếu tô này chỉ là hệ quả của sự tồn tại đồng thờicủa những yếu tố khác" [46, 222] Ông cũng cho rằng "chính phải xuất phát từcái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mô nó chứađựng" [dt 9, 243] Những luận điểm nói trên đã giúp những người nghiên cứungôn ngữ sau này có cơ sở để xác lập các trường nghĩa dựa trên sự khảo sát từvựng một cách có hệ thống Sau khi xuất hiện vào những năm 20 - 30 của thế
kỉ XX, khái niệm trường nghĩa nhanh chóng được phổ biến và đạt đượcnhững thành tựu quan trọng Lí thuyết về trường nghĩa gắn với tên tuổi cácnhà nghiên cứu như G Ipsen (1924), J Trier (1934), W Porzig(1934), Tưtưởng cơ bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống
J Trier là nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra thuật ngữ "trường" trong ngônngữ học Ông không dùng khái niệm trường ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trườngkhái niệm và trường từ vựng Trường khái niệm là một hệ thống rộng gồmnhững khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh một kháiniệm trung tâm Mỗi trường khái niệm được các từ phủ lên trên, mỗi từ tươngứng với một khái niệm Trường từ vựng là tập hợp các từ phủ lên trên mộttrường khái niệm
J Trier chia toàn bộ từ vựng thành những trường cấp cao, trường cấp caolại chia thành những trường cấp thấp hơn cho đến những từ rời Trong hệthống đó, từ chỉ có vai trò phụ Ông cũng cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn
Trang 10tại trong một trường, "giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trongtrường quyết định" [ 9, 248] Cũng theo Trier, sự thay đổi ý nghĩa của một từtrong trường nghĩa kéo theo sự thay đổi ý nghĩa của các từ khác trong trường.Nhà nghiên cứu này đã tỡm ra sự thống nhất giữa đồng đại và lịch đại bằngcách đưa phương pháp cấu trúc vào việc miêu tả sự biến đổi ngữ nghĩa củacùng một trường trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Thực chất việc tậphợp các khái niệm để lập thành các trường từ vựng của Trier chỉ dựa trên cơ
sở lôgic học, không liên quan đến ý nghĩa của từ Có thể nói những quan điểmcủa J Trier mặc dù còn có phần võ đoán, sa vào tư tưởng thuần túy (đồngnhất giữa khái niệm và ý nghĩa), nhưng cũng đã trở thành cơ sở quan trọngcho các nhà ngôn ngữ học sau ông nghiên cứu về trường nghĩa Với các thànhtựu của mình, J Trier đã "mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩahọc" [9, 244]
Sau J Trier, một số nhà nghiên cứu khác như Weisgerber, J.Lyons cũng
đã cố những quan niệm bổ sung cho lí thuyết của ông J.Lyons trong cuốn
"Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết đã đưa ra được một định nghĩa về ý nghĩa
của từ có phần khoa học hơn: "Cái mà ta cho là ý nghĩa của một đơn vị từ vựng là toàn bộ tập hợp các quan hệ ý nghĩa giữa nó với các đơn vị khác trong từ vựng" [3 1, 672] Trên cơ sở quan niệm này, Lyons đã miêu tả cấu
trúc ngữ nghĩa của các từ trong các hệ thống từ vựng bằng các quan hệ đồngnghĩa, đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa
Một số nhà ngôn ngữ học sau này đã chia hệ thống từ vựng của một ngônngữ thành các trường nghĩa ở nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nétnghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa phạm trù nhỏ hơn rồi các nétnghĩa loại, hạng và các nét nghĩa riêng biệt
Nhìn chung, những quan niệm về trường nghĩa của các nhà nghiên cứungôn ngữ mà chúng ta vừa xem xét đều dựa vào quan hệ dọc của ngôn ngữ
Trang 11W.Porzig - nhà ngôn ngữ học người Đức lại dựa trên quan hệ ngang giữa cáctín hiệu ngôn ngữ để đề xuất lí thuyết về trường nghĩa Theo ông khái niệmtrường nghĩa dựa trên cơ sở các mối quan hệ về nghĩa giữa các cặp từ có quan
hệ ngữ đoạn với nhau (quan hệ ngang) Với Porzig, ý nghĩa cửa từ có thểđược chỉ ra một cách độc lập trong những trường hợp sử dụng cú pháp khácbiệt Khả năng kết hợp về mặt cú pháp của một từ, tức khả năng cùng một số
từ khác kết hợp thành một cấu trúc cú pháp có nghĩa là bằng chứng cho ýnghĩa độc lập của từ Porzig đã lấy sự liên tưởng làm nguyên tắc phân chiatrường nghĩa Theo cơ chế liên tưởng, một từ nào đó xuất hiện thế nào cũnggợi đến những từ khác trong hệ thống ngôn ngữ Chẳng hạn từ "khóc" chỉ cóthể gợi liên tưởng đến một đối tượng duy nhất là con người, không thể là mộtloài thực vật hay động vật khác, từ "bay" lại gợi liên tưởng đến nhiều từ, ví dụ
"chim","ruồi,, "muỗi" (những động vật biết bay) Điều đó có nghĩa xuất hiệncùng các động từ hành động là các danh từ chủ thể tương ứng (nếu khôngtheo qui luật này tức là dùng từ theo lối chuyển nghĩa, chuyển từ vựng từtrường nghĩa gốc sang trường mới Tương tự như vậy một tính từ cũng chỉchọn danh từ bổ ngữ phù hợp, ví dụ: "điếc - tai", "mù - mắt" Như thế những
từ có khả năng kết hợp với động từ hoặc tính từ đã cho được ngầm định trongchính từ trung tâm đó Với cách nhìn nhận như vậy, Porzig xác định sự sắpxếp của những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau (có khả năng kết hợpgiống nhau với các từ khác) tạo thành trường từ vựng - cú pháp Dựa trên cơ
sở này từ vựng được chia ra thành "các trường ngữ nghĩa cơ bản" mà hạt nhâncủa nó bao giờ cũng là động từ hoặc tính từ
Trường theo quan niệm của J Trier là trường theo quan hệ dọc - trườngtrực tuyến - trường hệ thống hay trường đẳng lập còn trường theo quan niệmcủa W Porzig là trường theo quan hệ ngang - trường tuyến tính - trường tậphợp hay trường từ vựng - cú pháp
Trang 12Lí thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào Việt Nam từ 1970 Trên cơ sởtiếp thu thành tựu của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, nhiều nhà nghiêncứu cũng đã đề cập đến vấn đề trường nghĩa: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn ThiệnGiáp, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu Đỗ Hữu Châu trong bài viết "Kháiniệm "trường" và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng" đăng trên tạp chí Ngônngữ số 2, năm 1976 có viết: "Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từvựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa" [ , 328] Nhìnchung, các nhà nghiên cứu nói trên đều dựa trên cơ sở quan điểm của các nhàngôn ngữ học nước ngoài đi trước và căn cứ vào thực tế tiếng Việt để đưa racách nhìn của mình về trường nghĩa.
1 2 Phân loại trường nghĩa
1.2.1 Khái quát
Mỗi nhà nghiên cứu khi đưa ra quan niệm riêng về trường nghĩa cũngđồng thời có cách phân loại riêng Do đó trên thực tế, sự phân loại trườngnghĩa rất phong phú Ngoài quan niệm của Trier và Porzig như đã nêu ở trên,chúng tôi chỉ điểm qua một vài loại trường nghĩa tiêu biểu khác Mỗi loạitrường này được xác lập dựa trên những tiêu chí nhất định:
Căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ, Ipsen xây dựng các trường
từ vựng ngữ pháp Mỗi trường nghĩa thuộc loại này bao gồm những từ họhàng với nhau về ý nghĩa và hình thức
Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các từ ghép, trong đó các
từ rời là thành viên của trường Theo nhà nghiên cứu này, trong phạm vi mộttrường từ vựng duy nhất, tức là trong các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từthuộc cùng một phạm vi biểu tượng Những trường như thế gọi là trường cấutạo từ
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất được gọi là nhóm từ vựng - ngữ nghĩa.Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa có thể
Trang 13rất khác nhau Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ khái quát, biểuthị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hòa Từ nàymang ý nghĩa phạm trù chung, trên cơ sở đó, tập hợp tất cả các thành phầncòn lại của trường Ví dụ như ta có từ mang ý nghĩa phạm trù chung là "thựcvật" Từ này sẽ có thể tập hợp quanh nó các từ chỉ các loại thực vật khác nhaunhư: thông, sồi, ngô, lúa Ngoài ra người ta cũng có thể tập hợp các từ thànhmột nhóm từ vựng - ngữ nghĩa trên cơ sở một khái niệm chung có mặt ở trongmỗi một từ của nhóm này Ví dụ các từ chỉ quan hệ thân tộc, những động từcảm nghĩ, nói năng Một số người còn xếp cả từ loại và tiểu loại vào nhữngnhóm từ vựng - ngữ nghĩa do các từ thuộc vào một từ loại hoặc một tiểu loạicũng có cùng một ý nghĩa khái quát chung (ý nghĩa sự vật ở danh từ , ý nghĩahoạt động ở động từ, ý nghĩa tính chất ở tính từ) Mỗi từ loại này lại có thểchia ra thành các tiểu loại, mỗi tiểu loại cũng đều có các ý nghĩa khái quátchung
Dựa vào các từ mà người ta liên tưởng tới khi nghe một từ nào đó, người
ta lập thành các trường liên tưởng (quan điểm của Ch Bally) Theo Bally, mỗi
từ phát ra là một kích thích có thể làm trung tâm của một trường liên tưởngngữ nghĩa, chẳng hạn từ "bò" trong tiếng Pháp có thể là trung tâm của mộttrường liên tưởng: 1 Bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ 2.Sự cày bừa, cáiách, cái cày 3 Những ý niệm về tính thụ động Như vậy dựa trên kết quảnghiên cứu về trường nghĩa ở từng khía cạnh khác nhau, mỗi nhà ngôn ngữhọc lại đưa ra một kiểu trường nghĩa Giữa các kiểu này hiển nhiên phải có sựthống nhất ở bản chất trường nghĩa (các từ trong mỗi hệ thống có quan hệ vớinhau về mặt ý nghĩa) chúng cũng có những nét khác biệt nhất định do nguyêntắc tập họp riêng của từng trường Chính sự khác biệt đó đã cũng đã chứngminh cho tính đa dạng, phong phú của ngôn ngữ trong thực tiễn sử dụng
1.2.2 Phân loại
Trang 14Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là của tác giả ĐỗHữu Châu - người có công đầu trong việc nghiên cứu, giới thiệu học thuyết vềtrường nghĩa, chúng tôi xác định có các loại trường nghĩa như sau: trườngnghĩa dọc, trường nghĩa ngang và trường liên tưởng.
1.2.2.1 Trường nghĩa dọc
Trường nghĩa dọc được chia thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩabiểu niệm
- Trường nghĩa biểu vật: Quan niệm về các trường biểu vật bắt nguồn từ
sự phê phán các cuốn từ điển thông thường sắp xếp các từ theo thứ tự chữ cái.Cách sắp xếp này dựa theo nguyên tắc từ từ ngữ đến khái niệm chứ khôngtheo nguyên tắc từ khái niệm đến từ ngữ Để tránh nhược điểm này, một sốnhà từ điển học chủ trương xây dựng những cuốn từ điển, trong đó từ ngữkhông được sắp xếp theo thứ tự chữ cái mà theo từng phạm vi sự vật, hiệntượng mà chúng biểu thị Đó là một sự sắp xếp theo trường nghĩa biểu vật Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểuvật Các từ cùng chỉ những sự vật thuộc một phạm vi sự vật nào đó lập thànhmột trường biểu vật Từ điển hình của trường thường là các danh từ có tínhkhái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, độngvật, thực vật, vật thể, chất liệu Mặt khác một trường biểu vật lại có thể chiathành các trường khác nhỏ hơn Chẳng hạn trường biểu vật người trong tiểu
thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” có thể được chia thành các trường: trường nghĩa giới tính, trường nghĩa nghề nghiệp, trường nghĩa tuổi tác, trường các từ chỉ cấp bậc, chức vụ Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật cho
nên một từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau Do đó các trường có thểthẩm thấu, giao thoa nhau (chẳng hạn các từ "nỗi buồn","niềm vui" vừa thuộctrường nghĩa người - trạng thái tinh thần con người, vừa thuộc trường cáckhái niệm, phạm trù trừu tượng)
Trang 15- Trường nghĩa biểu niệm: Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các
ý nghĩa biểu niệm của từ Trường nghĩa biểu niệm chính là tập hợp các từ cóchung một cấu trúc biểu niệm Các trường biểu niệm có thể giao thoa vớinhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình vànhững từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi
Nói tóm lại vì các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở các khái niệmnhưng không đồng nhất với khái niệm, cho nên các trường biểu niệm cũngkhông đồng nhất với tập hợp các khái niệm, không phải là những sự kiện tưduy thuần tuý mà là những sự kiện ngôn ngữ (Ví dụ: Trường biểu niệm củachủ thể A:
A vận động tại chỗ một cách cơ giới: đảo, lảo đảo, cựa quậy, cọ quậy, động đậy, rùng mình…
A dời chỗ hoặc dừng lại một cách cơ giới: đi, chạy, ra, vào, lên, bò, lê, bơi, lội, bay, dừng, ngừng….
A là thiết bị cơ khí: chạy, hoạt động, vận hành, nổ (máy nổ)…
A là trạng thái tâm lí: xao xuyến, bồi hồi, rung động, e ấp, băn khoăn, băn khoăn, bối rối…
1.2.2.2 Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồitìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm
từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ
Ví dụ: Trường tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnh… nắm, cầm, khoác Trường nghĩa tuyến tính của từ đi là nhanh, chậm, tập tễnh, khấp khểnh… ra, vào, lên, xuống… chợ, làm, học, buôn, dày, dép, găng, tất…
Ta nhận thấy: Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuấthiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản Phân tích ý nghĩa của chúng,
Trang 16chúng ta có thể phát hiện được nội dung ngữ nghĩa của các của các quan hệ cúpháp và tính chất của các quan hệ đó.
Ví dụ: Các từ nằm trong trường tuyến tính của từ cắt là dao, kéo,… bánh, vải, giấy,… đứt, không đứt… và không có các từ chỉ “nơi chốn” Trái lại, trong trường tuyến tính của các từ như chạy, đứng, nằm, ở… thường gặp những từ chỉ nơi chốn như ngoài sân, trong làng, giữa nhà, trên đường…
Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩabiểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ
và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và nhữngđặc điểm hoạt động của từ
1.2.2.3 Trường liên tưởng
Ch Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng Theo ôngmỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng Các từ trong một trườngliên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa có thể có của từtrung tâm Trước hết đó phải là các từ cùng nằm trong trường biểu vật trườngbiểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất
và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm Song, trong trường liên tưởng còn
có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâmtrong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại Điều nàykhiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân
Ý nghĩa biểu vật có những từ trong trường liên tưởng giống nhau, nhưngcũng có những từ khác nhau về nghĩa
Do những tính chất trên, các trường liên tưởng thường không ổn định, nên
ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từvựng Nhưng, trường liên tưởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là
sự dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích các hiện tượng sáo ngữ, sự
Trang 17ưa thích lựa chọn những từ nào đây để nói hay viết, sự tránh né đến kiêng kịnhững từ nhất định
2 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ và các phương thức chuyển nghĩa
2.1 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của conngười Muốn giao tiếp được bằng ngôn ngữ, con người phải nhận thức, lĩnhhội được cả hai mặt âm và nghĩa trong từng từ ngữ Tuy nhiên nếu như mỗi từchỉ có một nghĩa duy nhất, tức là ứng với mỗi hình thức âm thanh chỉ có mộtnghĩa duy nhất, thì chúng ta sẽ phải tạo ra và lĩnh hội một số lượng từ ngữ vôcùng lớn để có thể diễn đạt được hết cái phong phú của muôn mặt đời sống.Thực tế ngôn ngữ có một qui luật tiết kiệm vô cùng kì diệu là dùng cái hữuhạn để biểu hiện cái vô hạn Với cùng một hình thức ngữ âm, người sử dụng
có thể diễn đạt nhiều nội dung khác nhau Hiện tượng từ có nhiều nghĩa nhưvậy phổ biến ở mọi ngôn ngữ trên thế giới Lúc mới xuất hiện, các từ đều chỉ
có một ý nghĩa biểu vật Trong quá trình sử dụng, để phục vụ mục đích giaotiếp của mình, con người có thể cấp cho nó những ýnghĩa biểu vật mới BùiMinh Toán đã nhận xét: "Các nghĩa biểu vật mới xứ hiện ngày càng nhiều thìnghĩa biểu niệm của nó có khả năng biến đổi” [55, 146] Trong quá trìnhchuyển nghĩa đó có những những biến đổi ngữ nghĩa mang tính lâm thời, tức
là chỉ được sử dụng một lần trong một bối cảnh giao tiếp nhất định Songcũng có những sự biến đổi ngữ nghĩa có tính chất ổn định, dần dần được cả xã
hội thừa nhận và sử dụng như tài sản chung: "Sự chuyển nghĩa này có thể mãi mãi trong phạm vi lời nói cá nhân nhưng cũng có thể là khởi đầu cho việc hình thành các nghĩa mới nêu được xã hội chấp nhận và dùng theo" [55, l02] Nhìn chung sự biến đổi ngữ nghĩa luôn diễn ra theo những cách thức vàqui tắc chung Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể lí giải được quan hệ
Trang 18giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ Đỗ Hữu Châu trong cuốn "Từ vựngngữ nghĩa tiếng Việt" đã tổng kết như sau :
- "Phần lớn các trưng hợp của từ chuyển biến theo lối toả ra nghĩa là các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện" [lo, 147].
- "Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệmcùng một cấu trúc thì chuyển biên ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau[10,148] Chẳng hạn các từ: tim, gan, lòng, dạ vốn chỉ các bộ phận cơ thểngười đều có thể chuyển nghĩa chỉ tinh thần, tình cảm
Nhìn chung, có thể khẳng định sự chuyển nghĩa diễn ra trong mọi lĩnhvực của đời sống xã hội nhưng nhiều nhất vẫn là trong ngôn ngữ văn chương
Để đáp ứng yêu cầu sử dựng từ ngữ một cách cô đúc và mang tính nghệ thuật,không phải lúc nào nhà văn cũng chỉ sử dụng các từ ngữ theo nghĩa gốc, tức
là dùng từ theo đúng trường nghĩa gốc của nó Nhiều lối chuyển nghĩa đãđược các nhà văn vận dụng một cách linh hoạt để tăng giá trị biểu đạt của hệthống từ ngữ Trong số đó có những từ được dùng theo nghĩa chuyển đã ổnđịnh, quen thuộc với số đông Nhưng cũng có nhiều trường hợp, người viết cónhững cách diễn đạt riêng tạo hiệu quả nghệ thuật cao, đem đến cảm nhậnmới mẻ cho độc giả Nhiều khi sự chuyển nghĩa còn kéo theo cả sự chuyểnloại của từ , ví dụ trong cuốn tiểu thuyết mà chứng tôi đang tiến hành nghiêncứu, tác giả dùng danh từ "thú rừng" để diễn đạt đặc điểm tâm lí con người,dùng danh từ "gỗ đá" để miêu tả lòng dạ một con người (chuyển từ trườngnghĩa sự vật sang trường nghĩa người) Cả hai danh từ này đều được chuyển
từ loại thành tính từ Có thể nói hiện tượng dựng từ theo lối chuyển nghĩa nhưvậy là phổ biến Sự chuyển nghĩa của từ làm cho ranh giới giữa các trườngnghĩa bị xoá mờ Các từ thuộc trường nghĩa này hoàn toàn có thể được người
sử dụng dùng ở một trường nghĩa khác trong những hoàn cảnh thích hợp màngười tiếp nhận vẫn có thể hiểu được
Trang 19Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định sự chuyển nghĩa của từ không chỉđáp ứng được các nhu cầu phong phú của hoạt động giao tiếp mà còn làmtăng khả năng diễn đạt, tăng sức biểu cảm của ngôn ngữ Việc dùng từ ngữtheo lối chuyển nghĩa một cách hợp lí cũng góp phần chứng tỏ vốn một ngônngữ dồi dào, khả năng vận dụng vốn từ vựng chung một cách linh hoạt vànăng lực sáng tạo của từng nhà văn.
2.2 Các phương thức chuyển nghĩa
Ở đây chúng tôi theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu về các phương thức
chuyển nghĩa đã trình bày trong cuốn "Từ vựng học tiếng Việt" (NXBĐHSP,
H, 2004) Theo nhà nghiên cứu này, có hai phương thức chuyển nghĩa phổbiến trong mọi ngôn ngữ là ẩn dụ và hoán dụ Nhưng không phải mọi trườnghợp chuyển nghĩa của từ đều có thể giải thích được bằng ẩn dụ hoặc hoán dụ
mà có thể còn phải tính đến tác động ngữ nghĩa giữa các từ trong văn cảnh Ởđây chúng tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn những vấn đề cơ bản nhất vềhai phương thức chuyển nghĩa chính
2.2.1 Ẩn dụ
Tác giả Đỗ Hữu Châu đã nêu những vấn đề cơ bản về ẩn dụ như sau: Cho
A là một hình thức ngữ âm, x và y là những nghĩa biểu vật A vốn là tên gọicủa x Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y nếu
x và y có nét nào giống nhau Như thế, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩadựa trên quan hệ tương đồng giữa x và y Tác giả cuốn sách cũng đã phân loạicác ẩn dụ dựa trên hai loại tiêu chí khác nhau:
- Dựa vào tính chất cụ thể hay trừu tượng của các sự vật x và y: Theo tiêuchuẩn này ẩn dụ được chia thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể và ẩn dụ cụ thể - trừutượng
+ Ẩn dụ cụ thể - cụ thể: x và y đều là các sự vật cụ thể, chẳng hạn nghĩa
của từ "cánh", "chân" trong "cánh rừng”, "chân đèo"
Trang 20+ Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng: x mang tính cụ thể còn y mang tính trừu
tượng, chẳng hạn "đường chiến tranh", "ngọn gió buồn của tình yêu".
Dựa vào các nét nghĩa chung theo đó xuất hiện các ẩn dụ: Với tiêu chínày, có các ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ vị trí, ẩn dụ chức năng và
ẩn dụ kết quả
+ Ẩn dụ hình thức: là các ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa
các sự vật Những ẩn dụ trong các từ "chân", "cánh" nói trên thuộc loại này.
+ Ẩn dụ vị trí: là các ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự
vật, ví dụ: "mép suối", “lòng rừng", "họng súng"
+ Ẩn dụ chức năng: là các ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng
giữa các sự vật, ví dụ: "cửa" trong "cửa sông", "cửa rừng"
+ Ẩn dụ cách thức: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau vềcách thức
thực hiện giữa hai hoạt động, hai hiện tượng, ví dụ: "nắm" trong "nắm tư tưởng", "cắt" trong "cắt hộ khẩu"
+ Ẩn dụ kết quả: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của
các sự vật đối với con người, ví dụ: "ý chí tối tăm"
Sự chuyển đổi tên gợi trong phương thức ẩn dụ diễn ra tuỳ thuộc vàonhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự tương đồng giữa các sựvật được gợi tên Vì vậy ẩn dụ mang đậm tính chất chủ quan, bất ngờ
2.2.2 Hoán dụ
Đây là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y nếu x và y đi đối vớinhau trong thực tế khách quan Phương thức này dựa trên quan hệ tiếp cận(gần gũi nhau giữa x và y) Các hoán dụ được phân loại như sau:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận - toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x
và y, trong đó x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận, ví dụ "taytrinh sát”, "tay nhà văn"
Trang 21- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa: tên gọi của vật chứa
được dựng để gọi những cái nằm trong nó, ví dụ "cả thành phố chết lặng"
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ
nguyên liệu, ví dụ "đồng" (đơn vị tiền tệ: một đồng, hai đồng), "bạc" (với
nghĩa là tiền)
- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng, ví dụ:
"cây violon", "cây sáo" là hoán dụ lấy tên gọi dụng cụ để chỉ người (nhạc
công)
- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề: tên gọi của các dụng
cụ được gọi thay cho tên ngành nghề, ví dụ "búa", "súng", là các hoán dụ chỉ nghề nghiệp trong "tay búa", "tay súng"
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và chất lượng dược chứa đựng, ví
dụ: "thúng gạo", "bồ sách"
- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng: tên gọi của
cơ quan được dùng để gọi cho các chức năng, ví dụ: "đầu” chỉ trí tuệ, "tim"
chỉ tình cảm
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế.tên gọi tư thế được dùng để chỉ hành động hoặc tinh trạng tâm lí, sinh lí đi
kèm, ví dụ: "khoanh tay" chỉ sự bất lực, "cúi đầu” chỉ sự cam chịu
- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: tiếng động do hoạt
động gây ra được dùng để gọi tên động tác, ví dụ: "đét", "bịch"
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra dohoạt động đó: tên gọi của hoạt động được dựng gọi tên các sản phẩm, ví dụ:
"nắm cơm", “bọc hàng",
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ: tên gọi của hoạt
động được dùng để gọi tên công cụ, ví dụ: "cuốc" và "cái cuốc","đục” và
"cái đục".
Trang 22- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình
sản xuất Trong trường hợp này cả hai từ đều là động từ, ví dụ: "đóng bàn",
“đóng" là động tác nện vào một vật cho nó gắn với vật khác, "đóng" trong
"đóng bàn" có nghĩa là làm, chế tạo ra cái bàn
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó
như "muối dưa", "thịt gà"
- Hoán dụ dựa trên quan hệ sự vật và màu sắc, ví dụ (màu) da lươn, da cam, da trời
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật,
ví dụ: "chất xám" (trí tuệ), “chất cay" (rượu)
Các ẩn dụ và hoán dụ vừa dẫn ở trên là ẩn dụ và hoán dụ từ vựng Trongtác phẩm văn học nhà văn còn có thể dùng các ẩn dụ và hoán dụ do mình đặt
ra Đó là ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ
3 Phân tích văn học và phân tích văn học dựa vào trường nghĩa
3.1 Một số hướng phân tích văn học
Trong phạm vi một luận văn chúng tôi chỉ điểm lại một vài hướng phântích tác phẩm văn học của riêng các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở kếthừa kết quả tổng hợp của Phạm Minh Diện [14] Thừa nhận mối quan hệ hữu
cơ giữa văn học và ngôn ngữ học, nhiều nhà ngôn ngữ học đã tìm cách tiếpcận các tác phẩm văn học dưới góc nhìn của ngôn ngữ, áp dụng một số lýthuyết ngôn ngữ học vào giải mã văn học Cách làm này tỏ ra khoa học vàhiệu quả bởi lẽ phân tích tác phẩm văn chương thực chất là phân tích ngônngữ của nó Vậy thì không có gì hiệu quả hơn là dùng chính các lý thuyếtngôn ngữ để soi sáng một dạng ngôn ngữ đặc biệt được tổ chức ở cấp độ vănbản nghệ thuật Các nhà nghiên cứu Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Hoàng VănHành, Nguyễn Thái Hòa đều đưa ra các hướng phân tích tác phẩm văn họccủa riêng mình Tác giả Hoàng Tuệ cho rằng tác phẩm văn học bao gồm hai
Trang 23cơ cấu, cơ cấu ngôn ngữ và cơ cấu văn học Mỗi cơ cấu này đều có những yếu
tố bình thường và yếu tố đặc biệt theo ông, phân tích ngôn ngữ tác phẩm qui
về việc xác định ý nghĩa của các yếu tố đặc biệt đó (những yếu tố chuyêndụng, sáng tạo, có giá trị nghệ thuật trong một bốicảnh ngôn ngữ nhất định).Tuy nhiên, việc phân tích này không phải chỉ tiến hành trong nội bộ kết cấuvăn bản mà còn phải vận dụng cả những yếu tố phi ngôn bản như tác giả,hoàn cảnh ra đời Đây là quan điểm mang tính chất tổng hợp, có sự kết hợpgiữa phương pháp nghiên cứu trên cơ sở ngôn ngữ học và phương pháp ngônngữ học và pháp văn học
Ngược với phương pháp của Hoàng Tuệ là đi từ những yếu tố đặc biệtđến nội dung tư tưởng chung của tác phẩm, Đái Xuân Ninh lại đi từ tư tưởngchủ đề đến các yếu tố đặc biệt (tức là phân tích tác phẩm bình diện nội dungđến hình thức thể hiện) Nhà nghiên cứu này coi những yếu tố then chết, yếu
tố hình thành thế đối lập, yếu tố lặp lại là các yếu tố có giá trị cao, mang tínhđặc biệt Nhìn chung lối phân tích này còn có phần gò bó, khiên cưỡng
Tỏc giả Hoàng Văn Hành lại cho rằng tác phẩm văn học gồm hai lượngnghĩa: nghĩa thông báo thông thường và nghĩa thông báo nghệ thuật Việcphân tích tác phẩm cần phải làm sáng tỏ lượng nghĩa thứ hai thông qua tìmhiểu hệ thống hình ảnh ngôn từ trong tác phẩm trong quan hệ với hoàn cảnh
ra đời, với bối cảnh cụ thể trong sáng tác Nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạcđưa ra quan điểm coi tác phẩm văn học bao hàm hai cấu trúc (cấu trúc ngônngữ và cấu trúc văn học), hai hệ thống hình tượng thinh tượng từ ngữ và hìnhtượng nghệ thuật) Phân tích tác phẩm phải đi từ hình tượng từ ngữ đến hìnhtượng nghệ thuật để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề Trong quá trình phân tích
ấy, cần nêu bật được chức năng thẩm mỹ của các yếu tố trung tâm trong việcxây dựng hình tượng nghệ thuật
Trang 24Tác giả Nguyễn Thái Hòa đứng từ góc độ phong cách học lại đưa rahướng phân tích dựa trên trục thông báo cơ sở của văn bản Ông quan niệm
cơ cấu văn bản nghệ thuật dựa trên ba mối quan hệ cơ bản: sự đối lập giữathành tố khái niệm và thành tố biểu cảm, sự đối lập giữa các thành tố chứcnăng và thành tố chung Các thành tố này đều được thiết lập theo hai thao tác
cơ bản: thao tác kết hợp và thao tác lựa chọn Để phân tích một tác phẩm theokhuynh hướng phong cách học, cuối cùng cần thực hiện các bước: đối lập cácyếu tố được kết hợp trong ngữ cảnh; đẳng nhất các sự kiện tương đồng, tậphợp các yếu tố vắng mặt, lựa chọn một yếu tố thích hợp (phép thế); phối hợpphép đối lập và phép thế Phương pháp này được coi làcó hiệu quả khi phântích sắc thái biểu cảm và màu sắc tu từ của các phương tiện ngôn ngữ
Nhìn chung các hướng phân tích tác phẩm văn học vừa kể trên đều cónhững ưu thế nhất định trong việc tiếp cận tác phẩm
3.2 Phân tích văn học dựa vào trường nghĩa
Đỗ Hữu Châu được coi là người có công đầu trong việc nghiên cứu, phổbiến lý thuyết về trường nghĩa cùng một số khái niệm có liên quan như sựchuyển nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa của từ Trên cơ sở các thành tựunày, ông cùng đề xuất nguyên tắc phân tích từ ngữ tác phẩm văn học mà thựcchất là phân tích tác phẩm xuất phát từ xem xét các từ vựng theo các trườngnghĩa mà nó thuộc vào Đỗ Hữu Châu quan tâm đến việc xem xét nghĩa của từtrong ngôn ngữ văn chương Ông chú ý nhiều đến việc từ được dùng theonghĩa chính hay nghĩa chuyển Muốn lý giải được cặn kẽ các trường hợpchuyển nghĩa của từ, phải đặt nó trong tương quan với trường nghĩa gốc mà
nó thuộc vào và trường nghĩa mới trong ngữ cảnh Trong giáo trình "Từ vựnghọc tiếng Việt", nhà nghiên cứu này đã trình bày về trường nghĩa và ngôn ngữvăn chương, trong đó ông xem xét các loại trường biểu vật, trường biểu niệm,trường tuyến tính, trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương Ở đây chúng
Trang 25tôi chỉ nhắc lại những luận điểm chính của Đỗ Hữu Châu để lấy làm tiền đề lýthuyết:
- Phân tích văn học dựa vào trường biểu vật: Các từ trong một trườngbiểu vật thường lôi kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định Cầnthấy khi từ ngữ được dùng đứng với trường của chúng thì tác dụng gợi hìnhảnh kém đi hoặc không có bởi có sự trung hòa về ngữ cảnh Khi từ ngữchuyển trường thì ngoài cái nghĩa riêng của từ ngữ, nó mang theo cả những ấntượng, những liên tưởng của trường cũ sang trường mới Trong văn chươngcác từ ngữ trong một câu văn, một đoạn văn thường kéo nhau theo cùng mộttrường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật, chẳng hạn "đường chiếntranh vẫn hun hút, mịt mù " Có thể nói tới hình ảnh chủ đạo của câu văn,đoạn văn hay của toàn tác phẩm, hình ảnh chủ đạo thuộc trường nào thì kéotheo các từ khác cùng trường với nó
- Phân tích văn học dựa vào trường biểu niệm: Để phản ánh hiện thựctrong diện mạo tổng thể của nó, người viết phai dùng các từ ngữ phù hợp vớinhau tạo nên hiện tượng được gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ Sựcộng hưởng ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ,nói khác đi, dựa trên nét nghĩa chung cho một trường biểu niệm Điều đángchú ý là sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ diễn ra với các từ ngữ Nó cóthể chi phối cả cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm, tiết tấu Nói cách khác, ngườiviết thường phối hợp tất cả các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn bích
về hình thức cho tác phẩm của mình
- Phân tích văn học dựa vào trường nghĩa ngang: Các từ trong trườngnghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo chuẩn mực ngữ nghĩa phổ biếncủa một ngôn ngữ chung Thực tế chúng là các từ thuộc cùng một trường biểuvật đi đôi với nhau sao cho nét nghĩa biểu vật của chúng phải phù hợp vớinhau Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường ngang khác nhau về tính
Trang 26chất tùy theo nghĩa nào được lấy làm trung tâm Trong ngôn ngữ văn chương
có những trường nghĩa ngang vượt ngoài chuẩn mực Đây là những sáng tạocủa các nhà văn, nhà thơ trong cách sử dụng từ ngữ, tạo thành các kết hợp bấtthường Quá trình phân tích ngôn ngữ tác phẩm cần chú ý đến các kết hợp bấtthường này
- Phân tích văn học dựa vào trường liên tưởng: Trường liên tưởng có hiệulực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự dũng từ trong tác phẩm văn học, giảithích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích dùng từ nào đấy để nói hay viết Cách thức dùng từ như vậy tạo nên diện mạo riêng của từng tác phẩm văn họcthuộc từng thời đại khác nhau
Rõ ràng dựa vào trường nghĩa để phân tích văn học, chúng ta có thể baoquát được cách thức sử dụng toàn bộ hệ thống từ ngữ trong tác phẩm Điều đócũng có nghĩa là ta đã có được chìa khóa quan trọng nhất để tồn hiểu văn học
- loại hình nghệ thuật ngôn từ Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dựa trên cơ sởcác quan điểm lí thuyết mà Đỗ Hữu Châu đã trình bày ở trên để khảo sát
trường ngữ nghĩa trong tác phẩm "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường.
4 Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết “Mảnh đất lắm
người nhiều ma”
4.1 Vài nét về tác giả
Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên Ôngsinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học Ngay từ nhỏ, ông đãthích viết văn, làm báo
Năm 19 tuổi, ông ra nhập quân đội thuộc Binh chủng phòng không khôngquân Đây cũng là thời kì chàng trai trẻ chập chững bước những bước đi đầutiên vào làng văn với bút danh Thao Trường
Trang 27Đầu những năm 70, Thao Trường trở thành phóng viên mặt trận, viết cho
tờ in của Báo binh chủng phòng không không quân và là cộng tác viên của tạpchí Văn nghệ quân đội Cũng trong thời gian này, ông được giới thiệu đi họctrường viết văn Nguyễn Du (khóa 1) Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển về làmbiên tập văn xuôi tại tạp chí này
Là nhà văn trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ Cũnggiống như nhiều nhà văn quân đội, ông có tình cảm đặc biệt và hiểu sâu sắchình ảnh những người lính xuất thân là nông dân thôn quê
Ông viết nhiều truyện ngắn, bút kí và với tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” ra đời 1990, Nguyễn Khắc Trường đã trở thành niềm tự hào
của nền văn học Việt Nam
Trong thời kì đổi mới nền văn học, tác phẩm của ông đã có những đóng
góp nhất định cho văn học nước nhà Các tác phẩm chính: Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972), Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976), Mảnh đất lắm người nhiều ma (tiểu thuyết, 1990), Miền đất Mặt trời (tập truyện, 1982), Thác rừng
và nghệ thuật năm 2007
4.2 Giới thiệu tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
Nguyễn Khắc Trường viết về bối cảnh là một làng quê nông thôn ViệtNam những năm đầu thời kì đổi mới trong không khí vô cùng ngột ngạt, căngthẳng Ngay từ những trang viết đầu tiên, tác giả đã mô tả cảnh đói kém gắnliền với hồi ức về cậu Quềnh mấy mươi năm trước đã gặp ma, đã ăn ở với ma
Trang 28trong đêm, không gian nghệ thuật ấy bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Hầu hếtthời gian được tác giả miêu tả là vào ban đêm - đó là thời gian của bóng tối,của ma quỷ, hắc ám, đầy hiểm họa Có lẽ, đây chính là điểm nhấn của tác giả
để phản ánh, quy chiếu hình ảnh của những con người nơi đây
Trong khi cái đói mùa giáp hạt “lưỡi cứ đá ngược lại tận mái ngói, đến quăn cả mồm miệng” [ , ] đang hoành hành khắp nơi, lan vào từng ngõ ngách,
thôn xóm thì ở cái làng Giếng Chùa nhỏ bé ấy lại diễn ra cuộc xung đột “đẫmmáu” giữa hai dòng họ “cao sang” nhất làng - dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình Nhân vật như Vũ Đình Phúc và Trịnh Bá Thủ là hai đảng viên đã trả thùnhau gay cấn và “đẹp mắt” Với họ để giành được phần thắng, cả hai đãkhông từ một thủ đoạn nào, kể cả lợi dụng người thân trong gia đình Thậmchí, hai kẻ gian manh còn nhân danh sự trung thực, tinh thần đấu tranh, tínhĐảng để hầm hè nhau, đấu đá, tranh giành chỗ ngồi Một cuộc đấu đá kéo dàilúc trực diện, nóng bỏng, lúc giãn cách, lặng lờ, lừa miếng, giả vờ thua nhưngluồn sau lưng đánh lại Tưởng họ giành giật vì công lí nhưng thực chất đó làcuộc giành giật của hai con quỷ Chính sự độc ác, nham hiểm của chúng đãcuốn biết bao mảnh đời đau khổ và bất hạnh Đó là những người như bà Son,chị Bé Để làm một người lương thiện, bà Son đã chọn cho mình một cái chết
để thoát khỏi cuộc sống đầy tội lỗi, đắng cay Còn chị Bé, để được sống phảihóa thân nửa người nửa ma nhằm che mắt thế gian Thật xót xa, cay đắng, tủinhục
Thế nhưng điều đáng điều đáng nói ở đây là những con người mà chúng tagọi là độc ác, nham hiểm ấy không hẳn là người xấu Xét cho cùng, họ vànhững con người khốn khổ, chỉ là nạn nhân của một “thời đại” cũ đã thoái hóasuy tàn, nhưng vẫn còn có ma lực khống chế trong tâm thức của họ Chínhnhững sự việc, hành vi, lề lối của làng, của xã trong hiện thực cuộc sống đã
Trang 29giúp cho nhà văn viết thành công tác phẩm trong đó nổi bật là những trườngnghĩa nông thôn rất đặc sắc, thú vị.
5 Tiểu kết chương I
Ở chương I, chúng tôi đã trình bày các vấn đề lí thuyết có liên quan đến
đề tài mà chúng tôi nghiên cứu đó là vấn đề:
- Trường nghĩa và phân loại trường nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ và các phương thức chuyển nghĩa Ngoài ra còn có phần giới thiệu về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu
thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” Những vấn đề lí thuyết được trình
bày trong chương I là nền tảng, là cơ sở cho việc tìm hiểu trường ngữ nghĩa
về nông thôn trong tác phẩm này
Trang 30CHƯƠNG II TRƯỜNG NGHĨA SỰ VẬT
Trường nghĩa này dựa trên các danh từ thuộc ba nhóm sự vật (ba trườngnghĩa): Người, sự vật tự nhiên, sự vật nhân tạo và các khái niệm trừu tượng,sau đó sẽ lần lượt chia nhỏ trường nghĩa này thành các tầng bậc trường nghĩanhỏ hơn để phân tích Dưới đây là bảng kết quả khảo sát:
STT Trường nghĩa
sự vật
Số lượng (từ)
Tần số xuất hiện (lần)
1 Trường nghĩa người
1.1 Hệ thống trường nghĩa của các danh từ chỉ người
Trường từ vựng chỉ người là một trường lớn, từ đây ta có thể phân lậpđược nhiều trường nhỏ Các danh từ thuộc trường từ vựng chỉ người cũng cóthể thuộc vào một trong các trường từ vựng nhỏ ấy Trên cơ sở 765 danh từ
chỉ người thống kê được từ tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma, chúng
tôi xác lập được 10 trường nghĩa
Theo quan điểm của chúng tôi, đây không phải là sự phân chia có tínhtuyệt đối, là chuẩn mực cho mọi cách xác định các trường nghĩa của các danh
từ chỉ người nói chung trong tác phẩm Hệ thống các trường nghĩa này được
xác định dựa trên ngữ liệu khảo sát là tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường và căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa của các từ
để phân chia Hơn nữa, giữa các trường nghĩa cũng không có ranh giới tuyệtđối Một từ có thể xét ở nhiều trường khác nhau, chẳng hạn các từ “người
Trang 31lính”, “người nông dân” vừa thuộc trường nghĩa nghề nghiệp, vừa thuộc cácdanh từ chỉ cá nhân người; hoặc các từ “người dân công”, “người đàn bà” vừa thuộc trường nghĩa giới tính, vừa thuộc trường nghĩa các danh từ chỉ cánhân người Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích ý nghĩa các từ, chúng tôi sẽ xétcác danh từ như trên ở một trường nghĩa để tránh sự trùng lặp.
1.1.1 Trường nghĩa giới tính
Chúng tôi thống kê được 765 lần xuất hiện danh từ thuộc trường nghĩangười Trong đó có 335 lần xuất hiện danh từ chỉ giới tính, danh từ chỉ giớitính nữ xuất hiện nhiều (208 lần, chiếm 62,1%) Các danh từ chỉ giới tính namxuất hiện ít hơn (127 lần, chiếm 37,9%) Các danh từ chỉ giới tính nữ khôngchỉ có số lần xuất hiện lớn hơn hẳn mà còn phong phú về mặt từ ngữ Trongtác phẩm có 26 từ khác nhau được dùng để chỉ người mang giới tính nữ: congái, cô gái, gái làng, gái, nữ sinh, người con gái, người đàn bà, thôn nữ, phụ
nữ, nữ quân nhân Trong khi đó chỉ có 24 từ được dùng để chỉ người namgiới: con trai, anh, anh cu, trai, trai làng, chàng, chú chàng, anh ta, trai chưa
vợ, nam, thằng cu Tương ứng với các từ chỉ giới tính nam là các từ chỉ giớitính nữ: trai – gái, con trai – con gái, nam – nữ, đàn ông - đàn bà, ngoài ra tácgiả cũng thêm những từ chỉ giới tính nữ là phụ nữ Đó là cách diễn đạt sángtạo của nhà văn Sở dĩ số lượng chỉ giới tính nữ và số lần xuất hiện của chúngnhiều hơn hẳn các từ chỉ giới tính nam là do tác phẩm kể về cuộc sống củangười dân quê, một địa phương nông thôn Xâu chuỗi tác phẩm ta thấy mâuthuẫn giữa các dòng họ, người hàng xóm tìm đủ mọi thói hư tật xấu để lợidụng ép buộc họ, câu kết vào một phái để đấu đá lẫn nhau Trong đó làm nêntình huống truyện độc đáo, trọng tâm của các mâu thuẫn là những người phụnữ
Trong số các từ chỉ giới tính nói trên, từ “đàn bà” và “đàn ông” xuất hiệnnhiều nhất Từ “đàn bà” xuất hiện 97 lần chiếm 46,6% (số lần xuất hiện của
Trang 32các danh từ chỉ giới tính nữ) Từ “đàn ông” xuất hiện 40 lần chiếm 31,5% (sốlần xuất hiện của các danh từ chỉ giới tính nam) Để lý giải điều này trước hếtcần lưu ý, mặc dù các từ đang xét thuộc trường nghĩa giới tính song nhiềutrường hợp trong bản thân các từ này còn mang ý nghĩa về tuổi tác Từ “congái” chỉ dùng cho người mang giới tính nữ còn nhỏ tuổi hoặc chưa chồng; các
từ “phụ nữ”, “đàn bà”, lại được dùng cho những người lớn tuổi thường lànhững người đã có gia đình Từ “con trai” chỉ dùng cho người mang giới tínhnam, ít tuổi, chưa vợ; từ “đàn ông” lại dùng cho những người nhiều tuồi hơn,những người đã có gia đình Như vậy có thể thấy tác giả dùng nhiều từ “đànbà”, “đàn ông” là tất yếu, bởi lẽ nhân vật chính trong tác phẩm là nhữngngười đàn ông lớn tuổi và các nhân vật xuất hiện xung quanh là những ngườiđàn bà Họ là những người đã biết tính toán, lo toan cuộc sống gia đình
Như vậy, trường nghĩa giới tính chúng tôi thống kê được 26 danh từ chỉgiới tính nữ, xuất hiện 208 lần; 24 danh từ chỉ giới tính nam, xuất hiện 127lần Trong đó, từ được dùng nhiều nhất là từ “đàn bà” xuất hiện 97 lần chiếm46,6% số lần xuất hiện của các danh từ chỉ giới tính nữ Từ “đàn ông” xuấthiện 40 lần chiếm 31,5% số lần xuất hiện của các danh từ chỉ giới tính nam
1.1.2 Trường nghĩa tuổi tác
Chúng tôi thống kê được 126 lần tác giả sử dụng danh từ thuộc trườngnghĩa tuổi tác Có tất cả 33 danh từ thuộc trường nghĩa này: bố già, ông cụ,người đứng tuổi, bà già, cha già, người cao tuổi, cô gái, thiếu nữ, cô bé, đứa
bé, con bé, con trẻ, thằng bé… Trong đó từ “cụ” xuất hiện nhiều nhất, 39 lầnchiếm 30,9% số lần xuất hiện danh từ thuộc trường nghĩa tuổi tác Tiếp theo
là từ “thanh niên” xuất hiện 18 lần chiếm 15% số lần xuất hiện danh từ thuộctrường nghĩa tuổi tác Xét các từ chỉ tuổi tác ta thấy chiếm ưu thế là các từ nói
về người đứng tuổi, với 82 lần xuất hiện, chiếm 65% trong tổng số lần xuấthiện các từ thuộc trường nghĩa tuổi tác Còn lại với 44 lần xuất hiện là các từ
Trang 33nói về tuổi trẻ, chiếm 35% còn lại là các từ nói về tuổi trẻ thuộc trường nghĩatuổi tác Như vậy, kết hợp với từ “đàn bà” với 97 lần xuất hiện và từ “đànông” với 40 lần xuất hiện xét ở mục 1.1.1 (trường nghĩa giới tính), ta thấy ởtác phẩm này nhà văn hướng tới đối tượng miêu tả là những người trung tuổi,
ít nói về tuổi trẻ (tác giả tập trung miêu tả xoay quanh những nhân vật như:ông Hàm, ông Thủ, ông Phúc, bà Son là những người trung tuổi với nhữngđấu tranh mâu thuẫn trong cuộc sống, giữa quá khứ và hiện tại)
Trong tác phẩm, có nhiều từ không chỉ có ý nghĩa về tuổi tác mà còn có ýnghĩa về giới tính, chẳng hạn như: thiếu nữ, phụ nữ, cậu bé, ông già, cha già,
bố già… Nhưng sở dĩ chúng tôi xét vào trường nghĩa tuổi tác mà không xétvào trường nghĩa giới tính là do khi dùng các từ này tác giả nhấn mạnh cácyếu tố tuổi tác nhiều hơn
Như vậy, tác giả đã sử dụng 33 danh từ mang ý nghĩa phân biệt tuổi tác,với 126 lần xuất hiện Trong đó, chiếm ưu thế là các từ nói về người đứng tuổivới 82 lần xuất hiện chiếm 65% Còn lại là các từ nói về tuổi trẻ với 44 lầnxuất hiện chiếm 35% Xét kết hợp với phần trường nghĩa giới tính ở mục1.1.1 (với từ “đàn bà” với 97 lần xuất hiện chiếm 46,6%, từ “đàn ông” với 40lần xuất hiện chiếm 31,5%), chúng tôi có thể nhận xét như sau: Trong tác
phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trường chủ yếu hướng
tới đối tượng miêu tả là những người trung tuổi, lớn tuổi; nói ít về nhữngngười trẻ tuổi Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện của những người đàn ôngtrung niên với những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống Cụ thể đó là mâu
thuẫn giữa hai dòng họ lớn ở làng Giếng Chùa, đó là dòng họ Trịnh Bá và
dòng họ Vũ Đình Dòng họ Trịnh Bá do Trịnh Bá Hàm (trưởng họ) và Trịnh
Bá Thủ (là em trai Trịnh Bá Hàm) - đương kim bí thư đảng uỷ xã - cầm đầu.Dòng họ Vũ Đình do Vũ Đình Phúc (Trưởng họ) – cựu chủ nhiệm ủy ban xã -cầm đầu Mâu thuẫn chủ yếu của tiểu thuyết (nội dung chính) cũng chính là
Trang 34mâu thuân giữa hai dòng họ, đó là sự đấu đá cá nhân giữa hai dòng họ Họdùng mọi thủ đoạn, mưu mẹo để hạ bệ nhau, đấu đá nhau từ trong cuộc sốngthường ngày đến đấu đá nhau trong các cuộc họp, hội nghị Họ còn mê tín đến
cả việc đào mồ mả lên để yểm bùa hại nhau (ông Trịnh Bá Hàm vì mâu thuẫn
cá nhân (bà Son - vợ ông từng là người yêu của ông Phúc) và mâu thuẫn dòng
họ đã lôi kéo con cháu nửa đêm ra đào mộ cụ cố Đại (là bố đẻ ông Phúc) đểyểm bùa) Rồi họ còn dàn dựng những màn kịch để vu oan giáo họa cho nhau.Thậm chí, họ còn lôi kéo người thân vào cuộc, để người nhà mình còn phải bị
vạ lây (bà Son đã bị Trịnh Bá Thủ là em chồng mình ép phải hẹn gặp Vũ ĐìnhPhúc trong đêm tối để Trịnh Bá Thủ lập mưu bắt quả tang đôi “gian phu dâmphụ” Nói tóm lại, vì lợi ích cá nhân họ bất chấp tất cả (kể cả người thân) đểthực hiện âm mưu của mình
1.1.3 Trường nghĩa nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp
Các từ chỉ nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp có nét gần gũi với nhau.Chẳng hạn từ “nông dân” là một từ chỉ giai cấp nhưng cũng hàm chứa nétnghĩa về nghề nghiệp, bởi người nông dân là những người sản xuất nôngnghiệp Do đó chúng tôi xét chung những từ chỉ nghề nghiệp và các từ chỉgiai cấp, tầng lớp vào một trường lớn, sau đó sẽ xét theo trường nhỏ
1.1.3.1 Trường nghĩa nghề nghiệp
Chúng tôi thống kê được 41 danh từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp với
tổng số 100 lần xuất hiện trong tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của
Nguyễn Khắc Trường, chiếm 1,0% số lần xuất hiện của các danh từ thuộctrường nghĩa người
Các danh từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và các nghềthuộc trường phái tâm linh có 10 danh từ chiếm 23,4% các từ thuộc lĩnh vựcnghề nghiệp, với 35 lần xuất hiện chiếm 35 % số lần xuất hiện của các từthuộc trường nghĩa nghề nghiệp
Trang 35Các từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự có 12 danh từ chiếm29,2% các từ thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, với 37 lần xuất hiện chiếm 37% sốlần xuất hiện của các từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp.
Còn lại là các từ chỉ nghề nghiệp khác có 19 danh từ chiếm 46,3% các từthuộc lĩnh vực nghề nghiệp, với 28 lần xuất hiện chiếm 28% số lần xuất hiệncủa các từ thuộc trường nghĩa nghề nghiệp
Các từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và các từ thuộctrường phái tâm linh, ta có thể tìm thấy các từ khác nhau dùng trong lĩnh vựcnày như: nhà nông, người dân quê, bà hàng xáo, nông dân, thầy tướng, thầyđịa lí, thầy cúng Những cách diễn đạt đó đem đến cho người đọc cảm nhậnmột cách chân thực, chính xác về những đối tượng nhà văn đề cập tới Đó lànhững người có tính thật thà, chất phác Họ có cuộc sống lam lũ, chân lấm taybùn, vun vén chắt chiu nhưng thật bình dị, êm đềm Trước làn sóng đổi mới,
họ cũng mạnh dạn đấu tranh, tranh dành quyền lợi Trong số họ có những cánhân am hiểu sự đời hơn đã lôi kéo họ thành bè thành cánh để đấu đá nhau.Chính bởi bản chất thật thà của họ nên họ mới cả tin, cũng chỉ vì chút ít quyềnlợi của mình Đối với họ, cuộc sống không chỉ có làm ăn, không chỉ có nhữngngười trần mắt thịt mà còn có cả những những lo toan, lo lắng, còn có cảnhững người âm Chính vì vậy, trong số họ có những người đứng ra chuyên locác việc cúng tế, trao đổi với thần linh, với thế giới bên kia Đó là các thầycúng, thầy tướng số, thầy địa lí Tuy họ không chuyên về việc đồng áng nữanhưng vì họ xuất thân từ những người nông dân nên chúng tôi gộp họ vàochung với trường phái nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và trườngphái tâm linh Qua cách diễn đạt đó, độc giả cũng hiểu biết thêm về ngườinông dân, về cuộc sống thường ngày của họ trong thời kì đổi mới mà nhà vănđang hướng tới
Trang 36Các từ chỉ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quân sự như: dân quân, du kích,phi công, lính dù, lính thuỷ, người lính, chiến sĩ, bộ đội là chỉ những ngườiphục vụ trong quân ngũ nói chung, còn những người tham gia chiến đấu và hysinh gọi là liệt sĩ, tử sĩ Cách sử dụng ngôn ngữ phong phú trên khiến ngườiđọc cảm nhận được một thời chiến đấu oai hùng của các anh bộ đội cụ Hồ.Việc lồng ghép giữa hiện tại và quá khứ qua sự hồi tưởng của ông Chỉnh cũnglàm tăng thêm tinh thần người chiến sĩ dù chiến tranh đã đi qua Mặc dù ítđược nhắc đến nhưng hai người chiến sĩ, hai đảng viên là trung tá Chỉnh vàchiến sĩ Tùng luôn sát cánh bên nhau trên mặt trận mới, đó là giữ gìn sự bìnhyên cho làng Giếng Chùa Giữa trận chiến là các trận đấu đá nhau giữa cácphe cánh, sự phá hoại của các phần tử cơ hội, hai người chiến sĩ, hai đảngviên cách mạng ấy đã thật sự tỉnh táo tránh sự lôi kéo của các bên và tung ranhững đòn đánh quyết định vào những sai trái của họ (trong các cuộc họp)nhằm ‘‘góp phần thay đổi không khí ở làng xã’’, để mọi người trong xã ngoàilàng hãy rũ bỏ những mâu thuẫn cá nhân, những mối quan hệ phức tạp về giađình, họ mạc để cùng xây dựng một nông thôn đổi mới, phát triển toàn diện Các từ chỉ nghề nghiệp khác gồm 19 danh từ Trong đó có các lĩnh vựcnhư: ngư nghiệp, thợ cạo, thợ húi đầu, nghề mộc, thợ may, thợ cả, thợ vẽ, giáoviên, y tá
Ví dụ :
(1) Ông chỉ học nghề mộc qua quýt, mà đã tay tràng tay đục đi ăn cơm khắp bàn dân thiên hạ từ thời trai trẻ Bây giờ ông chỉ ngồi nhà, nhưng quanh năm không hết việc Nào giường mô – đéc, tủ buýp – phê, tủ lệch đến sa – lông chân quỳ [ , 75]
Có thể nhận thấy rằng Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng nhóm từ chỉ nghềnghiệp rất phong phú, phạm vi phản ánh rộng, nhiều tầng lớp, đối tượng Nhàvăn đã đề cập đến mọi mặt trong đời sống xã hội (trong một xã hội thu nhỏ –
Trang 37làng Giếng Chùa) với không gian phản ánh rộng, thời gian phản ánh xuyênsuốt từ quá khứ đến hiện tại Tác giả đã dựng lên trước mắt người đọc mộtbức tranh sinh động, ở đó có rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp, với đủ loạinghề nghiệp khác nhau đang làm ăn sinh sống.
Như vậy, ở trường nghĩa nghề nghiệp, tác giả đã sử dụng một hệ thống từchỉ nghề nghiệp phong phú, từ nông nghiệp, quân sự đến các ngành nghề khácnhau trong một xã hội thu nhỏ ở nông thôn Mỗi một loại nghề nghiệp có mộtkiểu người đặc trưng cho nghề đó đảm nhiệm, họ có tính cách riêng, khônglẫn với ai Chẳng hạn ông Chỉnh, mặc dù là bộ đội đã về hưu nhưng ông vẫngiữ tác phong người lính, mọi công việc ông làm đều nhanh chóng, dứt khoát,đâu ra đấy Hoặc là ông Hàm, làm nghề thợ mộc nên làm việc gì ông cũngtính toán tỉ mỉ như soi từng thớ gỗ vậy Với tầm nhìn bao quát rộng, nhà vănNguyễn Khắc Tường đã phản ánh chân thực bức tranh sinh động ở một vùngquê đang trong thời kì đổi mới với tất cả các mặt của nó
1.1.3.2 Trường nghĩa giai cấp, tầng lớp
Ở trường nghĩa này chúng tôi thống kê được 16 từ với 44 lần xuất hiện
Đó là các từ như: địa chủ, phi vô sản, vô sản, công nông, nông dân, xã viên,cán bộ, phú gia, bần nông, dân chúng, du kích Trong các từ đó thì từ cònđược dùng nhiều là “nông dân”, “cán bộ”, “xã viên”, “công nông”, “vô sản”;còn lại hầu như ít được dùng Nó thể hiện khá rõ dấu ấn cách dùng từ, cáchsuy nghĩ của con người trong xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước
1.1.4 Trường nghĩa cấp bậc, chức vụ
Khảo sát tư liệu từ tác phẩm, chúng tôi thống kê được 79 từ thuộctrường nghĩa cấp bậc, chức vụ (chiếm 10,3% thuộc trường nghĩa người) với
427 lần xuất hiện (chiếm 4,5% số lần xuất hiện của các danh từ chỉ người) Đa
số các từ đều thuộc về trường nghĩa dân sự và quân sự Một số từ chỉ trườngnghĩa thuộc lĩnh vực dân sự là: chủ tịch huyện, chủ tịch xã, lý trưởng, xã đội
Trang 38trưởng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban tổ chức, trưởng ban văn hoá Một số từ chỉ trường nghĩa thuộc lĩnh vực quân sự là: trung tá, thiếu tá,thượng sĩ, tiểu đoàn trưởng, quân nhân, trợ lí quân lực Cũng cần lưu ý một
số từ ngữ chỉ cấp bậc, chức vụ trong một tổ chức làng xóm khác, ví dụ:trưởng họ, trưởng tộc, trưởng chi
Các trường nghĩa cấp bậc, chức vụ dùng trong phạm vi dân sự gồm có 65danh từ chiếm 82,2% thuộc trường nghĩa cấp bậc, chức vụ và xuất hiện 376lần chiếm 88% số lần xuất hiện của trường nghĩa cấp bậc, chức vụ Còn lại làcác từ trong trường nghĩa thuộc lĩnh vực quân sự với 14 danh từ chiếm 17,8%
và 51 lần xuất hiện chiếm 12% tổng số lần xuất hiện của các từ thuộc trườngnghĩa chỉ cấp bậc, chức vụ
Như vậy chúng tôi nhận thấy, các từ thuộc trường nghĩa chỉ cấp bậc, chức
vụ xuất hiện nhiều và chiếm vị trí chủ đạo là các từ liên quan đến lĩnh vực dân
sự, còn lĩnh vực quân sự xuất hiện ít hơn nhiều Điều này đó khẳng định tác
phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường là cuốn tiểu
thuyết viết về đề tài nông thôn và những người nông dân đang trong thời kìđổi mới
1.1.5 Trường nghĩa các tổ chức xã hội và các thành viên tổ chức xã hội 1.1.5.1 Trường nghĩa các tổ chức xã hội
Trước hết cần lưu ý, các danh từ chỉ các tổ chức xã hội không trực tiếpbiểu thị con người Nhưng chúng tôi vẫn xếp vào trường nghĩa người do đây
là các tổ chức do con người thành lập trên cơ sở tập hợp, phân nhóm các cánhân Quan sát các tổ chức này cũng giúp ta thấy được đối tượng miêu tả củanhà văn Ở đây chúng tôi thống kê được 55 danh từ chỉ các tổ chức xã hội với
604 lần xuất hiện Đó là các từ: làng, xã, xã đoàn, đơn vị, đại đội, tỉnh đội, đơn vị pháo cao xạ, trung đoàn, đảng, thôn, tỉnh, huyện, hợp tác xã, Đảng uỷ,
Ủy ban, Hội đồng nhân dân, chi bộ, Ban chỉ huy quân sự, thường vụ và ban
Trang 39thường vụ, Ủy ban nhân dân, văn phòng ủy ban, ban chỉ huy, ban chủ nhiệm, huyện uỷ
(3) Giấy triệu tập các bí thư Đảng ủy sang ngay xã Tân Phú cách đây hơn chục cây số, để dự cuộc sơ kết rút kinh nghiệm đợt thí điểm đầu tiên huyện triển khai nghị quyết 04 của Trung ương về công tác làm trong sạch đội ngũ Đảng [ ,219]
Các danh từ chỉ các tổ chức xã hội trong tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” chủ yếu là các danh từ thuộc lĩnh vực dân sự, chỉ các tổ chức
dân chính đảng từ xã đến tỉnh Còn các tổ chức quân sự chiếm số lượng khôngđáng kể 6/55 từ bằng 10,9%
1.1.5.2 Trường nghĩa chỉ các thành viên của các tổ chức xã hội
Chúng tôi thống kê được có 3 danh từ thuộc trường nghĩa thành viên các
tổ chức xã hội với 16 lần xuất hiện Đó là các từ: đảng viên, đoàn viên, chiến
sĩ trong các tổ chức Đảng cộng sản, Đoàn thanh niên, các đơn vị quân đội.
Đây là các tổ chức cơ bản nhất trong xã hội, có vai trò vô cùng quan trọngtrong cả thời chiến và thời bình, đặc biệt trong thời kì đổi mới xây dựng đấtnước Điều này càng nhấn mạnh thêm dấu ấn lịch sử – xã hội của tác phẩm Như vậy, với 55 từ và 604 lần xuất hiện, trường nghĩa các tổ chức xã hội
và các thành viên tổ chức xã hội (3 từ với 16 lần xuất hiện) mà chúng tôithống kê được chủ yếu là các từ thuộc các tổ chức dân chính đảng (chiếm89,1%) Điều này phản ánh đúng mục tiêu mà tác phẩm hướng tới Đó là
Trang 40những mâu thuẫn và cách giải quyết các mâu thuẫn trong thời kì đổi mới.Trong tác phẩm, mâu thuẫn nảy sinh từ hai dòng họ (Trịnh Bá và Vũ Đình)với các tình huống đầy kịch tính, nhưng suy rộng ra ta có thể nhận thấy đó làmâu thuẫn chung trong xã hội, đặc biệt rõ nét ở vùng quê, nơi mà trình độ dântrí còn thấp, con người vì mục đích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể Đócũng là mâu thuẫn giữa tư duy cũ, bảo thủ trì trệ và tư duy đổi mới.
1.1.6 Trường nghĩa quan hệ thân tộc của con người
Chúng tôi đã thống kê được 160 danh từ thuộc trường nghĩa quan hệthân tộc của con người (chiếm 20,9% trong trường nghĩa người) với 4014 lầnxuất hiện (chiếm 42,5% trong tổng số lần xuất hiện của trường nghĩa người),bao gồm các danh từ là các từ đơn, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại Hầunhư tất cả các danh từ chỉ quan hệ thân tộc của con người xuất hiện thườngxuyên trong tác phẩm theo nhiều kiểu quan hệ khác nhau Quan hệ ruột thịt
giữa các thành viên trong một gia đình có các từ: cha, bố, ba, thầy, dượng,
mẹ, má, mẹ đẻ, u, con, con trai, con út, con dâu, con rể, cụ, kị, ông, bà, anh trai, con trai, chị, chị gái, em gái Quan hệ vợ chồng: vợ, chồng, vợ chồng, ông chồng, cô vợ, chị vợ, người vợ Quan hệ họ hàng gần gũi có các từ: cô,
dì, chú, bác, bá, con cô, con dì, con chú, anh họ, chị họ, cháu họ Bên cạnh các từ cụ thể nhà văn còn dùng các từ mang tính chất khái quát như: bà con, người thân, anh em họ hoặc các từ ghép tổng hợp như: bà cháu, ông cháu, con cháu, cháu họ, ông bà, vợ chồng, chồng con, cha ông, cha mẹ, bố con, anh em, chị em, thầy u,
Trong số các từ trên thì từ ông, bà được sử dụng nhiều nhất: từ ông dùng
840 lần chiếm 20,9%; từ bà dùng 522 lần chiếm 13% Đây là 2 từ chỉ cách gọi
phổ biến, thường dùng cho người đã có gia đình ở làng quê Việt Nam, đặcbiệt được dùng nhiều hơn cho những người đứng tuổi Cách sử dụng từ của