1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

98 294 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,22 MB
File đính kèm Bài làm chi tiet.rar (268 KB)

Nội dung

Thực hiện đề tài trên nhằm tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp thực tế nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung tại ngân hàng.

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG

THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

04

1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 041.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 041.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế 06

1.2 Thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 081.2.1 Quan điểm về thẩm định cho vay tại ngân hàng thương mại 081.2.2 Cơ sở thực hiện thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại

ngân hàng thương mại

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định cho vay 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay

khách hàng doanh nghiệp

23

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC

THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

HẢI PHÒNG

34

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công

thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

34

Trang 3

2.1.3 Tình hình hoạt động những năm gần đây 38

2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định cho vay khách hàng

doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công

thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

39

2.2.1 Cơ sở và phương pháp thực hiện công tác thẩm định cho vay tại

ngân hàng

40

2.2.2 Chất lượng thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp

tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi

nhánh Hải Phòng

47

2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định cho vay khách hàng doanh

nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt

Nam chi nhánh Hải Phòng

53

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

57

3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

3.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay

khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

Trang 4

3.3 Một số kiến nghị 703.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan 70

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương

Trang 5

11 VNĐ Việt Nam đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại VietinBank Hải

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu dư nợ của khối khách hàng doanh nghiệp

tại VietinBank Hải Phòng giai đoạn 2011-2013

60

Bảng 2.3 Bảng một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ tín

dụng tại VietinBank Hải Phòng giai đoạn 2012-2013 62

Bảng 2.4 Bảng tiêu chuẩn cấp tín dụng với khách hàng doanh

Bảng 3.1 Bảng kế hoạch một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tạiVietinBank Hải Phòng năm 2014 74

Trang 7

Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại VietinBank

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp

theo ngành nghề kinh doanh năm 2013

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, hoạt động cho vayđược coi là nguồn sống chủ yếu Mục tiêu đặt ra với các ngân hàng là đẩymạnh hoạt động cho vay với tiêu chí tăng trưởng gắn liền với chất lượng antoàn và hiệu quả, trong đó công tác thẩm định cho vay đóng một vai trò quantrọng Có thể coi thẩm định cho vay là cơ sở để đưa ra quyết định cho vayđúng đắn, từ đó ảnh hưởng quyết định tới chất lượng hoạt động cho vay Mặtkhác, công tác thẩm định cho vay còn có ý nghĩa thiết thực với các doanhnghiệp, các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, bởi việc thẩmđịnh, đánh giá nhu cầu vay vốn một cách khoa học sẽ giúp đánh giá chính xáchiệu quả kinh tế - xã hội – tài chính của việc đầu tư, góp phần nâng cao chấtlượng đầu tư, hạn chế rủi ro, tránh gây thất thoát nguồn vốn, mang lại lợi íchcho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng và toàn xã hội

Tuy nhiên công tác thẩm định cho vay ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chưađược quan tâm đúng mức, mang nặng ý kiến chủ quan và tính hình thức Hậuquả là có những dự án, phương án tốt bị loại bỏ trong khi những dự án,phương án kém hiệu quả lại được lựa chọn cấp vốn vay Chất lượng thẩmđịnh cho vay chưa cao dẫn tới chất lượng cho vay bị ảnh hưởng kết hợp vớinhững khó khăn chung của nền kinh tế trong thời gian qua, tình trạng nợ xấugia tăng ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang là một vấn đề đáng longại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng

có quy mô cũng như uy tín hàng đầu ở Việt Nam, trong đó chi nhánh HảiPhòng là một bộ phận hoạt động khá hiệu quả, góp phần không nhỏ vào sự

Trang 9

phát triển chung của toàn hệ thống Tại chi nhánh Hải Phòng, đối tượng vayvốn là khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, ngân hàng luôn phảiđối mặt với việc thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tưnhằm đưa ra quyết định cho vay đúng đắn nhất, góp phần thực hiện được mụctiêu mà Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namđặt ra là tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả Nhận thức được tầm quan

trọng của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định

cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng” để làm luận văn tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Từ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng và đánh giá công tác thẩmđịnh cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng nhằm tìm ra những hạnchế, nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp thực tế nhằm hoàn thiện côngtác thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng

3 Đối tượng, phạm vi, địa điểm nghiên cứu và thời gian thực hiện

Đề tài nghiên cứu thực trạng và đánh giá công tác thẩm định cho vay đốivới khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2011-2013

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Thực hiện đề tài trên nhằm tìm ra những hạn chế, nguyên nhân và đưa ramột số biện pháp thực tế nhằm hoàn thiện công tác thẩm định cho vay đối vớikhách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

Trang 10

Việt Nam chi nhánh Hải Phòng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng nói chung tại ngân hàng.

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về chất lượng thẩm định cho vay đối với

khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng công tác thẩm định cho vay đối với

khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh HảiPhòng

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định

cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương ViệtNam chi nhánh Hải Phòng

Trang 11

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

THƯƠNG MẠI

1.1.1.Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sựphát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thươngmại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tếhàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao củanó– kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoànthiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được

Ngày nay, xu hướng của ngân hàng là hoạt động đa năng trên nhiều lĩnhvực với nhiều nghiệp vụ khác nhau như: huy động vốn, cho vay tài trợ dự án,bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ thanh toán, môi giới và đầu tư chứng khoán, kinhdoanh ngoại tệ, ủy thác Các nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhaunhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cao nhất Mỗi một hoạt động đềumang một ý nghĩa nhất định đối với bản thân ngân hàng, tuy nhiên trong đó hoạtđộng cho vay vẫn là nguồn sống chủ yếu và quan trọng nhất của đa số các ngânhàng thương mại tại Việt Nam hiện nay

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Đối tượng cho vay của ngân hàng có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, tổchức có nhu cầu về vốn trong xã hội, trong đó doanh nghiệp là đối tượng kháchhàng quan trọng của ngân hàng vì , đồng thời đây cũng là đối tượng có tình hình

Trang 12

tài chính phức tạp, cần thẩm định một cách thận trọng và kỹ càng mới có thể đưa

ra quyết định cho vay vốn vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xin đềcập tới đối tượng cho vay là khách hàng doanh nghiệp

Trên cơ sở nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, ngân hàng có thể dựa vàotiêu thức thời hạn cho vay để phân loại các hình thức cho vay đối với doanhnghiệp gồm:

- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay có thời hạn dưới 1 năm Hình thức cho

vay ngắn hạn phổ biến nhất với các doanh nghiệp là cho vay bổ sung vốn lưuđộng

- Cho vay trung và dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm Cho

vay trung và dài hạn nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mua sắm máy móc thiết bị,xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp Các hình thức chovay trung và dài hạn chủ yếu đối với doanh nghiệp là cho vay mua sắm thiết bịmáy móc, thiết bị và cho vay theo dự án đầu tư

1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay trong nền kinh tế

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Hoạt động cho vay thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điều hoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế Với chức năng là trung gian tài chính,

các ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đốivới các đối tượng có nhu cầu giúp các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tếnói chung hoạt động một cách liền mạch không ngắt quãng và là một kênhtruyền dẫn vốn có hiệu quả Thông qua đó góp phần thúc đẩy lưu thông hànghoá, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, đổimới công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư pháttriển nền kinh tế

Hoạt động cho vay có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng tỷ trọng các ngành sản

Trang 13

xuất vật chất là nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu trướcmắt cũng như lâu dài, đồng thời góp phần phát triển khoa học công nghệ, tạocông ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đời sống của dân cư, phát triển lựclượng lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định.

Hoạt động cho vay tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại Trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn

với thị trường thế giới, nền kinh tế đóng trước đây đã nhường bước cho nền kinh

tế mở phát triển Hoạt động cho vay đã trở thành một trong những phương tiệnnối liền kinh tế các nước với nhau dưới các hình thức: cho vay tài trợ xuất nhậpkhẩu, cho vay hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ…

1.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp

Hoạt động cho vay là nguồn tài trợ quan trọng, giúp cung ứng vốn một cách kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Do sự không

trùng khớp giữa chu kỳ ngân quỹ và chu kỳ hoạt động mà có những thời điểmdoanh nghiệp thiếu vốn, có những thời điểm doanh nghiệp lại dư thừa vốn.Thường thì trong khâu đầu tiên của quá trình sản xuất doanh nghiệp cần nhiều vốn

để mua sắm nguyên vật liệu dự trữ để sản xuất nên cần rất nhiều vốn Trong khi đó,

có những khâu doanh nghiệp cần ít vốn hơn, thậm chí khâu lưu thông doanh nghiệpcòn thừa vốn Do đó, tại những thời điểm có nhu cầu về vốn cho sản xuất, doanhnghiệp có thể vay vốn ngân hàng thay vì phải duy trì toàn bộ vốn cho cả quá trìnhsản xuất giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuấtdiễn ra thường xuyên, liên tục

Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức cho vay sẽ tạo sự chủ độngcho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nóphải phụ thuộc quá nhiều vào vốn tự có của bản thân Điều này giúp cho các doanhnghiệp tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực kinh doanh, đổimới công nghệ, làm biến đổi điều kiện sản xuất kinh doanh theo hướng tối ưu, góp

Trang 14

phần nâng cao vòng quay của tiền tệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp.

Ngoài ra, việc vay vốn ở ngân hàng thương mại sẽ làm cho doanh nghiệp cóthể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát với các cổ đôngmới nếu huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Hoạt động cho vay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.

Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc mở rộng sản xuất,xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ để không ngừngnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đến mức tối thiểu.Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hình thị trường cũng như đặc thùcủa chính doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảhơn Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn xây dựng cơbản là rất lớn trong lúc các doanh nghiệp chưa có nhiều thời gian để tích luỹ vốn,tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế

Hoạt động cho vay giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp.

Thứ nhất, với nguyên tắc cơ bản cho vay là cho vay trên cơ sở hoàn vốn và

có lãi, cho vay ngân hàng kích thích và buộc các doanh nghiệp sử dụng vốn cóhiệu quả, tránh lãng phí thất thoát vốn đầu tư Bởi vì chỉ có hoạt động hiệu quảthì doanh nghiệp mới có cơ sở để vay vốn của ngân hàng và cũng chỉ có hoạtđộng hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể hoàn trả vốn cho ngân hàng mà vẫnđảm bảo có lãi cho doanh nghiệp

Thứ hai, xét theo quan điểm của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng

vốn cho vay của ngân hàng một cách hiệu quả (tỷ suất lợi sinh lời của tài sản lớn

Trang 15

hơn lãi suất đi vay) thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăngnhanh được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Hơn nữa, một hệ thống các hình thức cho vay đa dạng không những thỏamãn nhu cầu đa dạng về vốn của doanh nghiệp mà còn làm cho doanh nghiệp cókhả năng tiếp cận các nguồn cho vay một cách dễ dàng, tiết kiệm được chi phígiao dịch, giảm bớt chi phí vốn Như vậy, việc sử dụng vốn của ngân hàng giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

1.1.2.3 Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại

Là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại Cho

vay là hoạt động mang tính chiến lược của các ngân hàng thương mại Đặc biệtnhững khoản cho vay trung và dài hạn có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian

dài là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu và ổn định cho Ngân hàng Vì vậy các

ngân hàng cần phải thường xuyên nâng cao chất lượng cho vay, đa dạng hóa cáchình thức cho vay để thu hút khách hàng, giải quyết vấn đề huy động và sử dụngvốn có hiệu quả, thu được lợi nhuận qua đó phát triển hoạt động của mình, tăngcường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác

Tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế Khi ngân hàng cấp tín

dụng cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạo ra và duy trì khách hàng củamình trong tương lai Cung cấp các khoản vay với hình thức cho vay đadạng,chất lượng cung cấp dịch vụ tốt không những giúp ngân hàng tìm kiếmđược nguồn khách hàng vay vốn dồi dào mà còn tạo mối quan hệ lâu dài, giúpngân hàng có điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác

do mình cung cấp Bởi vậy hoạt động cho vay còn là công cụ cạnh tranh hiệu

quả của Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng về phía mình

1.2 THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆPTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 16

1.2.1 Quan điểm về thẩm định cho vay tại NHTM

Mặc dù hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng và có nhiều nguồn thunhập khác nhau nhưng hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn tronghoạt động của ngân hàng thương mại và là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất chongân hàng nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Muốn tồntại và tìm kiếm được nhiều lợi nhuận buộc các ngân hàng phải áp dụng nhiềubiện pháp để quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, một trong những biện pháphiệu quả nhất và có vị trí quan trọng nhất là thẩm định khách hàng trước khi raquyết định cho vay

Thẩm định cho vay là quá trình xem xét, phân tích các tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng có nhu cầu vay vốn mà ngân hàng thu thập được nhằm đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng và ước lượng các rủi ro có thể xảy ra để làm căn cứ ra quyết định cho vay.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, thẩm định cho vay tập trung vào việcxem xét, đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, năng lực tàichính của doanh nghiệp và ước lượng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chovay Có thể thấy ý nghĩa của công tác thẩm định doanh nghiệp thể hiện ở cácđiểm sau:

Thẩm định là cơ sở để lựa chọn khách hàng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là việc lựa chọn saikhách hàng: những khách hàng có khả năng trả nợ tốt lại bị từ chối, còn nhữngkhách hàng có khả năng trả nợ kém hơn lại được lựa chọn Điều này có thể bịloại bỏ nếu như ngân hàng làm tốt công tác thẩm định trước khi ra quyết địnhcho vay Thông qua việc phân tích đầy đủ về khách hàng trên tất cả các phươngdiện: tư cách pháp lý, uy tín, năng lực tài chính, quản trị điều hành…ngân hàng

sẽ có cơ sở lựa chọn khách hàng chính xác

Trang 17

Thẩm định giúp cho ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp đạtđược những tiêu chuẩn mà ngân hàng đặt ra thì ngân hàng sẽ quyết định tài trợ.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sẽ không có các rủi ro xảy ra trong suôtquá trình tài trợ vốn vay Bởi vậy, thẩm định cho vay còn giúp ngân hàng dự tínhnhững rủi ro có khả năng xảy ra cũng như biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi

ro đó, các yêu cầu cụ thể về hình thức bảo đảm tín dụng, mức độ giám sát khoảnvay, trích lập dự phòng…Đây chính là cơ sở nâng cao chất lượng của hoạt độngcho vay

Thẩm định giúp định giá khoản vay

Không phải khoản vay nào cũng áp dụng một mức lãi suất như nhau Việc

áp dụng mức lãi suất như thế nào đối với từng khoản vay phụ thuộc vào phươngpháp định giá khoản vay cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vaynhư chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động tín dụng, thời hạn cho vay và mức

độ rủi ro trong từng khoản vay, lợi nhuận ngân hàng đặt ra Khoản vay nào cómức rủi ro cao hơn thì lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn Thông qua thẩm định tíndụng giúp cho ngân hàng xác định được mức độ rủi ro của từng khoản vay đểđưa ra mức lãi suất hợp lý Việc đưa ra lãi suất hợp lý giúp cho ngân hàng thựchiện chính sách lãi suất công bằng với mọi khách hàng và là cơ sở để thiết lậpmối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng

Thông qua thẩm định, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn phương án sản xuất, dự án đầu tư phù hợp nhất.

Với vị trí là một trung gian tài chính trên thị trường, ngân hàng có khảnăng tư vấn cho khách hàng thấy được vị thế của mình trên thị trường, khả năngcạnh tranh, tiềm lực của mình để trên cơ sở đó đưa ra biện pháp nhằm duy trì thếmạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng thời cơ, lựa chọn được phương án sản xuất,

Trang 18

dự án đầu tư phù hợp nhất, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động củamình Đồng thời đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể thu hồi được tiền vayđầy đủ và đúng hạn.

Thẩm định giúp ngân hàng cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Cán bộ tín dụng sẽ biết được nhu cầu của doanh nghiệp, mục đích vayvốn, chu kỳ ngân quỹ, thu nhập hàng kỳ…thông qua quá trình thẩm định doanhnghiệp Điều này làm cơ sở cho việc quyết định áp dụng sản phẩm nào, quy mô

và thời hạn bao nhiêu, phương thức vay vốn và hoàn trả phù hợp nhất

Việc thẩm định khách hàng còn cho thấy những lợi ích mà ngân hàng và doanh nghiệp có thể có được sau khi thiết lập mối quan hệ giữa hai bên.

Chủ yếu lợi ích của hai bên đạt được là những lợi ích về tài chính và uytín Về phía ngân hàng, lợi ích mà ngân hàng có thể có là: gia tăng thu nhập từ

đó tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng, thuhút được khách hàng Còn về phía doanh nghiệp, những lợi ích mà doanh nghiệp

có được khi vay vốn ngân hàng đó là doanh nghiệp không bị lỡ mất cơ hội kinhdoanh, hoạt động hiệu quả hơn, gia tăng lợi nhuận

Như vậy, có thể thấy công tác thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng đốivới cả ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn Thông qua quá trình thẩm định sẽgiúp ngân hàng tính toán và dự báo được hiệu quả của phương án và dự án, từ đóNgân hàng sẽ có quyết định cho vay, đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao,đồng thời cũng giúp ngân hàng lường trước những rủi ro có thể xảy đến và cóphương án đối phó kịp thời Nếu công tác thẩm định cho vay kém sẽ làm ngânhàng bỏ qua những khách hàng tốt, các phương án, dự án hiệu quả, hoặc cho vaynhững phương án, dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng,nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của ngân hàng, mất uy tíncho ngân hàng thậm chí có thể làm ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản Do đó

Trang 19

công tác thẩm định trong hoạt động cho vay thực sự cần thiết và có ý nghĩa quantrọng đối với ngân hàng thương mại

1.2.2 Cơ sở thực hiện thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Để thực hiện hoạt động thẩm định cho vay một cách bài bản và khoa học, đưa

ra được những đánh giá chính xác, thực tế và khách quan nhất về doanh nghiệp vayvốn, từ đó đưa ra được quyết định cho vay hay không cho vay một cách hợp lý nhất,mỗi ngân hàng thương mại căn cứ vào các quy định, quy chế về hoạt động cho vaycủa Ngân hàng nhà nước đưa ra phương pháp và quy trình và các nội dung thẩmđịnh cụ thể của mình

1.2.2.1 Quy trình và phương pháp thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp cơ bản gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ từ khách hàng

Bước 2: Thu thập thêm các thông tin cần thiết về doanh nghiệp và phương

án sản xuất, dự án đầu tư

Bước 3: Cán bộ tín dụng tiến hành xử lý, phân tích các thông tin thu thậpđược trên cơ sở các phương pháp và kỹ thuật phân tích được quy định tại ngânhàng

Bước 4: Ước lượng các rủi ro có thể xảy ra và các đề xuất về biện pháp xửlý

Bước 5: Kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án vay vốn,khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng và các hình thức bảo đảm tiền vay cụthể, từ đó đưa ra đề xuất cấp tiền vay hay không

Bước 6: Chuyển hồ sơ và kết quả thẩm định lên cấp trên để tiếp tục táithẩm định, kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng

Trang 20

Phương pháp thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp:

- Kết hợp các phương pháp định tính và định lượng

Phỏng vấn khách hàng, nhà cung cấp, bạn hàng của doanh nghiệp

Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để xử lý và phân tích các số liệu thu thậpđược

Sử dụng hệ thống bảng chấm điểm doanh nghiệp do ngân hàng quyđịnh

- Kết hợp thẩm định tài chính và thẩm định phi tài chính để thẩm định toàndiện nhất về các yếu tố, điều kiện của khách hàng vay vốn

1.2.2.2 Nội dung thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp cơ bản gồm 05 nội dungsau:

(1) Thẩm định năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng

Đánh giá tư cách pháp lý của khách hàng doanh nghiệp là công việckhông thể thiếu trong quá trình thẩm định, vì nó đảm bảo rằng quan hệ tín dụnggiữa ngân hàng và khách hàng được pháp luật thừa nhận, là cơ sở để bảo vệ lợiích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tín dụng Thẩm định năng lực pháp lýcủa khách hàng vay vốn giúp ngân hàng trả lời hai câu hỏi:

- Người vay có phải chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định pháp luật không?

- Ngân hàng sẽ đòi nợ ai khi đến hạn, có đủ căn cứ pháp lý để đòi nợ không?Năng lực pháp lý của khách hàng là khả năng chịu trách nhiệm trước phápluật về nghĩa vụ trả nợ cam kết Doanh nghiệp được coi là có đầy đủ tư cáchpháp lý khi :

- Được thành lập hoặc công nhận thành lập bởi một cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý, có tên riêng và được nhân danh tổchức mình tham gia các giao dịch kinh tế, có trụ sở riêng và con dấu riêng…

Trang 21

- Có tài sản riêng thuộc quyền quản lý (đối với doanh nghiệp quốc doanh)hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp chịu trách nhiệm độc lập

về tài sản đó (trừ doanh nghiệp tư nhân)

- Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp có tư cách phápnhân và chủ doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự

Như vậy, nếu doanh nghiệp không có tư cách pháp lý thì những hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện đều không được Nhà nướcchấp nhận và các văn bản do doanh nghiệp ký kết sẽ không có hiệu lực Trongtrường hợp doanh nghiệp không chứng minh được tư cách pháp nhân của mìnhthì ngân hàng cần từ chối cấp tín dụng để đảm bảo lợi ích của ngân hàng

(2)Thẩm định mục đích vay vốn

Mục đích vay vốn của khách hàng là một yếu tố rất quan trọng khi xemxét một món vay, bởi đây là căn cứ để ngân hàng xem xét ra quyết định cho vay,đồng thời là căn cứ để ngân hàng kiểm soát trong suốt quá trình cho vay Nếukhách hàng có thực hiện đúng mục đích vay vốn cam kết ban đầu thì mới có thểthực hiện được phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư theo lợi ích dựkiến, do vậy mới đảm bảo thu hồi được vốn để hoàn trả nợ cho ngân hàng

Ở nội dung này, cán bộ thẩm định cần căn cứ vào các tài liệu chứng minhmục đích vay vốn của khách hàng để kiểm tra các vấn đề:

a Mục đích vay vốn của khách hàng có nằm trong các mục đích mà phápluật cấm không?

Các mục đích mà pháp luật cấm:

+ Để Mua sắm, chi phí đối với tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyểnnhượng

+ Thanh toán chi phí cho các giao dịch mà Pháp luật cấm

+ Đáp ứng các nhu cầu tài chính của giao dịch mà Pháp luật cấm

Trang 22

b Mục đích vay vốn có phù hợp với ngành nghề trong đăng ký kinhdoanh và nhu cầu thực tế của khách hàng không?

Nếu mục đích vay vốn không thỏa mãn các điều kiện trên thì phải từ chốicấp tiền vay

(3) Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp

Đây là nội dung thẩm định nhằm đánh giá chính xác thực trạng tình hìnhtài chính, khả năng độc lập tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, khả năng

tự cân đối các nguồn tiền để chi trả khi cần thiết, khả năng thanh toán và khảnăng sinh lời

Việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệpbao gồm:

Thẩm định mức độ tin cậy của các thông tin mà khách hàng cung cấp quacác tài liệu như báo cáo tài chính, sổ sách, chứng từ…kết hợp với phỏng vấn trựctiếp khách hàng và tìm hiểu thực tế

Dựa trên cơ sở thu thập các số liệu về tình hình tài chính nhiều năm liêntiếp tại doanh nghiệp, sử dụng các kiến thức kế toán tài chính và kỹ thuật phântích để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Các phương pháp phân tíchthường sử dụng là so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, số tương đối giữa cácnăm, phân tích các chỉ số tài chính và lưu chuyển tiền tệ, từ đó rút ra những nhậnxét về xu hướng tăng trưởng, phát triển và tính ổn định, an toàn, tìm ra các tồntại và biện pháp khắc phục

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu sử dụng để phân tích, đánh giá bao gồm:

a Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình trạng thanh khoảnngắn hạn của doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu trong kinh doanh củaNgân hàng thương mại Đặc biệt là các Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanhtoán nhanh và Hệ số thanh toán hiện hành

Trang 23

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Knh = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lần)

Nợ ngắn hạn

Knh : Hệ số thanh toán ngắn hạn

- Hệ số thanh toán hiện hành:

Khh = Tài sản lưu động và ĐTNH - Hàng tồn kho (lần)

Nợ ngắn hạn

Khh : Hệ số thanh toán hiện hành

- Hệ số thanh toán nhanh:

Kn : Hệ số thanh toán nhanh

- Hệ số thanh toán lãi vay:

Kl = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay phải trả (lần)

Lãi vay phải trả

K1 : Hệ số thanh toán lãi vay

b Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn:

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng nhưkhả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp

- Vốn lưu động thường xuyên

Vtx = Nợ dài hạn + Vốn CSH - Tài sản cố định & ĐTDH

= Tài sản lưu động & ĐTNH - Nợ ngắn hạn

Kn = Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (lần)

Nợ ngắn hạn

Trang 24

c Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và tài sảncủa doanh nghiệp Việc tính toán các chỉ tiêu này một cách chính xác giúp ngânhàng có thể xác định thời hạn cho vay vốn lưu động phù hợp nhất với tình hìnhhoạt động của khách hàng, đặc biệt quan trọng đối với phương thức cho vay theohạn mức tín dụng

- Vòng quay vốn lưu động:

Tài sản lưu động bình quânTrong đó:

Tài sản lưu động bình quân = TSLĐ đầu kỳ + TSLĐ cuối kỳ

Hàng tồn kho bình quân = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ

2

- Chu kỳ hàng tồn kho:

Vtk

- Vòng quay các khoản phải thu:

Các khoản phải thu bình quânTrong đó:

Các khoản phải thu bình quân = Các KPT đầu kỳ + Các KPT cuối kỳ

2

- Chu kỳ các khoản phải thu:

Trang 25

- Chu kỳ các khoản phải trả:

Vptr

- Chu kỳ ngân quỹ:

Nnq = Nhđ - Nptr (ngày)

d Nhóm chỉ tiêu sinh lời:

- Doanh lợi tổng tài sản (ROA):

Tổng tài sản

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu

- Doanh lợi doanh thu (ROS):

Doanh thu thuầnNgân hàng đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu ROA và ROS vì đây là cácchỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng sinh lời của một đồng vốnđầu tư (của ngân hàng và các chủ nợ khác) cũng như năng lực hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

e Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, phát triển:

Trang 26

- Tốc độ tăng trưởng tài sản:

Tts = Tổng tài sản cuối kỳ - Tổng tài sản đầu kỳ x 100%

Tổng tài sản đầu kỳ

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Tdt = Doanh thu thuần cuối kỳ - Doanh thu thuần đầu kỳ x 100%

Doanh thu đầu kỳ

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế):

Tln = Lợi nhuận ròng kỳ này - Lợi nhuận ròng kỳ trước x 100%

Lợi nhuận kỳ trước Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt

(4) Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư

Mục tiêu quan trọng của công tác thẩm định cho vay là đánh giá chính xácđược khả năng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên thẩm định năng lực tài chính đểđánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có nhược điểm là chỉ đánh giá được quákhứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai Một khách hàng cótình hình tài chính tốt, do đó có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong quá khứ

và hiện tại chưa hẳn có tình hình tài chính và khả năng đảm bảo nợ vay trong tươnglai Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tínhhợp pháp, hợp lý, khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự

án đầu tư mà doanh nghiệp tiến hành Do vậy, thẩm định phương án sản xuất kinhdoanh hay dự án đầu tư là công việc rất quan trọng

a Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ

Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá mộtcách chính xác và trung thực nhất tính hợp pháp và tính khả thi của phương ánsản xuất kinh doanh Đây là căn cứ đánh giá tính thực tiễn hợp lý của nhu cầuvay đồng thời cũng đánh giá được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiệnphương án sản xuất kinh doanh đó

Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh xoay quanh các vấn đềchủ yếu như sau:

Trang 27

- Căn cứ pháp lý và kinh tế: Tính hợp pháp của ngành nghề kinh doanh,

mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng so với chức năng kinh doanh củakhách hàng Các hợp đồng giữa khách hàng với người cung ứng nguyên vật liệu,thị trường cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm và cácyếu tố đầu vào, đầu ra, tính thực tế của những dự tính trong phương án sản xuấtkinh doanh

- Vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh: Tỷ lệ vốn tự có

tham gia phương án sản xuất kinh doanh thể hiện năng lực tài chính, khả năng tựchủ của doanh nghiệp và niềm tin cũng như trách nhiệm của chính bản thân chủdoanh nghiệp vào kết quả mà dự án sẽ mang lại trong tương lai Vì vậy tùy vàothực tế từng phương án sản xuất kinh doanh mà ngân hàng yêu cầu doanh nghiệpcần phải có một lượng vốn tự có nhất định tham gia

- Tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh được thể

Khả năng tiêu thụ: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ, thị trường truyền thống,kết quả bán hàng, giá bán, phương thức thanh toán…

- Khả năng trả nợ: Từ việc phân tích tính hợp pháp, khả thi và hiệu quả

của phương án, ngân hàng xác định nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ gốc và lãicho khách hàng

b Thẩm định dự án đầu tư

Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách trung thực vàchính xác tính hợp pháp, hợp lý và khả thi của dự án, qua đó, kết luận được khảnăng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó

Trang 28

Nội dung thẩm định dự án bao gồm: Thẩm định sự cần thiết của dự án,thẩm định các phương diện kỹ thuật, phương diện thị trường, phương diện tàichính, phương diện tổ chức quản lý và các điều kiện kinh tế xã hội khác Cụ thể:

- Thẩm định sự cần thiết của dự án

Xác định mức độ cấp thiết của dự án đối với doanh nghiệp, đối với ngành

và đối với nền kinh tế, xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triểnngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn

- Thẩm định kỹ thuật

Thẩm định quy mô của dự án: Thẩm định mức độ phù hợp giữa quy mô

dự án, công suất sử dụng với khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường, khảnăng đáp ứng vốn, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũngnhư khả năng quản lý dự án của các nhà quản lý

Thẩm định công nghệ và trang thiết bị: Xác định rõ căn cứ lựa chọn côngnghệ, máy móc thiết bị, mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ, lắp đặt, bảohành chạy thử, phụ tùng thay thế, đặc biệt lưu ý kiểm soát giá trang thiết bị,chương trình đào tạo và quản lý con người phù hợp với công nghệ, thiết bị lựa chọn

Thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: Kiểm tra việctính toán nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu, điện nước, vật liệu phụ trên cơ sởđịnh mức kinh tế phù hợp với công nghệ, máy móc thiết bị Đối với nguyên liệunhập khẩu hay nguyên liệu có tính thời vụ, cần xem lại mức dự trữ đủ cho dự ánvận hành Đối với dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, phải thẩmđịnh các số liệu điều tra, khảo sát về trữ lượng

Thẩm định phương án địa điểm xây dựng: Kiểm tra mức độ thuận tiện vềnguồn nguyên liệu, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, diện tích đất sử dụng,mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, phương án xử lý chất thải, phòngchống cháy nổ, an toàn lao động, mức độ đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạchtái định cư

Trang 29

Thẩm định phương án kiến trúc: Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, độbền vững, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.

Ngoài những nội dung trên, cần thẩm định phương diện tổ chức quản lý

dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư

- Thẩm định kinh tế của dự án đầu tư

Thẩm định kinh tế là một nội dung quan trọng của thẩm định dự án nhằmđánh giá lại hiệu quả của dự án trên giác độ toàn bộ nền kinh tế Nội dung nàythường được đặc biệt chú trọng đối với các dự án được tài trợ bằng vốn của Nhànước Mặc dù vậy, thẩm định lợi ích và chi phí hay thẩm định tài chính của dự ánvẫn cần được đề cập

Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự ánđến môi trường và tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, tính hợp lý vàtối ưu của dự án, mức độ ảnh hưởng ngân sách của dự án

Trong thẩm đinh kinh tế của dự án, cần thẩm định việc xác định giá kinh

tế của hàng hóa và dịch vụ mà dự án mang lại thông qua điều chỉnh thị trường,tức là giá phản ánh được giá trị thực sự của hàng hóa và dịch vụ Trên cơ sở đóđánh giá những đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân

Thông thường một đóng góp quan trọng của dự án cho nền kinh tế đượcxem xét thông qua sự gia tăng thu nhập quốc dân Đánh giá tác động của dự ántới sự gia tăng thu nhập quốc dân được dựa trên các tiêu chuẩn hiệu quả như: Giátrị hiện tại ròng, tỷ lệ nội hoàn, tỷ lệ lợi ích, chi phí Tuy nhiên trong phân tíchcũng như trong thẩm định kinh tế của dự án theo các tiêu chuẩn hiệu quả, đặctrưng quan trọng là phải xác định được lợi ích và chi phí kinh tế cũng như cơ hộikinh tế Ngoài việc đánh giá tác động trên, cần thiết đánh giá những tác độngkhác của dự án về kinh tế xã hội như giải quyết việc làm, cải thiện cán cân thanhtoán, cải thiện môi trường sinh thái, cải thiện đời sống, sức khỏe nhân dân

Trang 30

Nhìn chung, thẩm định kinh tế dự án là một công việc khó khăn và rấtphức tạp nhưng nó rất cần được tiến hành cùng với thẩm định tài chính dự ántrước khi quyết định thực hiện dự án.

- Thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàndiện mọi khía cạnh tài chính của dự án Nếu như Chính phủ, các cơ quan quản lý

vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu

tư và ngân hàng lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng hoàn vốn, khả năng sinh lờicủa dự án thể hiện ở nội dung thẩm định này Nội dung thẩm định tài chính dự ánbao gồm:

(1) Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án:

Đối với vốn xây lắp: Khi tính toán thường được ước tính trên cơ sở khốilượng xây dựng phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp Cần kiểm tra nhữngcông việc có tính chất trùng lắp, những công việc không nằm trong thành phầnchi phí xây lắp, sự đúng đắn trong các định mức, đơn giá sử dụng trong dự án

Đối với vốn thiết bị: Kiểm tra danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại,công suất và các chỉ tiêu kỹ thuật, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…phảiđảm bảo đúng nội dung đầu tư cho thiết bị đã được tính toán Thẩm định cơ cấuvốn đầu tư, cơ cấu vốn lưu động và cơ cấu vốn cố định đảm bảo thực hiện dự án.Đối với Ngân hàng, xác định tiến độ bỏ vốn cho dự án giúp cho Ngân hàngthuận lợi trong việc lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, theo dõi tốt hơn cáchoạt động của chủ đầu tư và đánh giá được hiệu quả của đầu tư

(2) Xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án:

Đối với vốn tự có: Ngân hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính vàtình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần nhất

Đối với vốn từ Ngân sách Nhà nước: Đây là nguồn vốn có tính an toàncao Cần thẩm định nguồn này dựa vào những văn bản cam kết cấp vốn của cơquan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ dự án và đơn xin vay vốn

Trang 31

Đối với vốn từ các Ngân hàng khác: Xem xét khả năng cho vay của Ngânhàng khác thông qua các văn bản cam kết ban đầu về số lượng, tiến độ bỏ vốnvào dự án của Ngân hàng đó.

Vốn doanh nghiệp vay trực tiếp từ nước ngoài: Cần xem xét việc chấphành các quy định về vay vốn nước ngoài, các điều kiện vay vốn như lãi suất,thời hạn vay, phương thức và kỹ thuật chuyển giao vốn

(3) Xác định chi phí sử dụng vốn

Nguồn vốn của Doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu (vốn huy độngbằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không chia) và các khoản nợ(ngắn hạn và dài hạn) Tỷ trọng của các nguồn đó trong tổng nguồn chính là cơcấu vốn Vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng, để sử dụng vốn, doanh nghiệpphải bỏ ra một chi phí nhất định gọi là chi phí nợ vay và chi phí vốn chủ sở hữu.Chi phí sử dụng vốn có thể hiểu là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn

Nếu dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư, để xácđịnh được hiệu quả của hoạt động đầu tư thì cần phải xác định chi phí vốn bìnhquân của dự án Công thức xác định như sau:

=

n i

i

iK

W

1

Trong đó: Wi là tỷ trọng của nguồn vốn thứ i

Ki là chi phí của nguồn vốn thứ i

N là tổng số nguồn vốn sử dụng cho dự án

(4) Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án:

Giá trị hiện tại ròng (NPV): là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của

các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ rađược hiện tại hoá ở mốc 0

NPV = - CF0 + ∑

=

n t

t

CF

1

Trang 32

Trong đó: CF0 là vốn đầu tư bỏ ra ở năm thứ 0

CFt là dòng tiền của năm t

n là số năm hoạt động của dự án

Ý nghĩa: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.

NPV >0: Việc thực hiện dự án sẽ tạo ta giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư,hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ralợi nhuận, lợi nhuận này được xem xét trên giá trị thời gian của tiền

NPV <0: Dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho nhà đầu tư.Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính Việc tính toán NPV chocác dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hoá được các tácđộng xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án Khi đó, NPV mới phản ánhlợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó

Thời gian hoàn vốn (PP): Là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn

đã đầu tư vào dự án

PP = n + Số vốn đầu tư cần thu hồi

Dòng tiền ngay sau mức hoàn vốn

Ý nghĩa: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết

sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư Do vây PP cho biết khả năng tạo thunhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn Tuy nhiên PP lạikhông xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập sau khi thu hồi vốn đầu tư

Chỉ tiêu PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác

về mức độ rủi ro của dự án Chỉ tiêu này được các nhà tài trợ ưa thích vì thờigian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi rotrong việc thu hồi vốn Chủ đầu tư cũng ưa thích những dự án có thời gian hoànvốn ngắn vì khả năng quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp

Điểm hoàn vốn (BP): Là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ

vốn đầu tư

P - AVC

Trang 33

Trong đó: Qhv : sản lượng hoàn vốn

FC : Tổng chi phí cố địnhAVC: Chi phí biến đổi (tính trên 1 đv sản phẩm)

Ý nghĩa: Nếu như PP phản ánh thời gian thu hồi đủ vốn thì BP cho biết

phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn Tấtnhiên, để tính được mức sản lượng hoà vốn thì phải căn cứ vào công suất thiết kế

và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

BP không tính đến giá trị thời gian của tiền đối với chi phí cố định, chi phíbiến đổi và nó cũng không quan tâm đến khả năng tiều thụ sản phẩm sau khi thuhồi vốn đầu tư

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Là mức lãi suất nếu dùng để chiết khấu

các dòng tiền của dự án về hiện tại thì sẽ cho giá trị NPV=0

IRR = r1 + NPV1 (r2 - r1)

2

1 NPV NPV +

Trong đó: r1:mức lãi suất tùy ý cho NPV1>0

r2:mức lãi suất tùy ý r2>r1 sao cho NPV2<0

Ý nghĩa: IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án trên giả định các dòng

tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu.Người ta dùng IRR để thẩm định và ra quyết định đầu tư Dự án được lựa chọn đểđầu tư phải có IRR lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay vốn thông thường Nếu IRR của

dự án đầu tư nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì chứng tỏ đầu tư sẽ bị lỗ, gửi tiền vào Ngânhàng sẽ có lợi hơn Tuy nhiên, việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất táichiết khấu là không thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thểhiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi

(5) Thẩm định về chi phí, doanh thu, thuế và xác định dòng tiền ròng của dự án.

Tính khấu hao tài sản cố định của dự án: Có nhiều phương pháp tính khấu

hao, tuy nhiên phổ biến là phương pháp tinh khấu hao tuyến tính (đường thẳng)

Trang 34

D = P – R

NTrong đó: D: mức khấu hao hàng năm

P: Nguyên giá TSCĐR: giá trị còn lại ước tính của tài sản khi hết thời gian sử dụngn: Thời gian sử dụng của tài sản

Tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án

Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, chi phí hợp lý hợp lệ vàtính lợi nhuận ròng của dự án

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác

Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN

Lợi nhuận ròng = Thu nhập chịu thuế - Thuế thu nhập

Xác định dòng tiền của dự án: Dòng tiền hàng năm của dự án là phầnchênh lệch giữa số tiền thu được từ dự án và số tiền phải trả chi cho dự án đó Đóchính là các khoản thu và chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khácnhau trong suốt chu kỳ của dự án Các dòng tiền của dự án được phân ra làm hailoại là dòng tiền thu nhập (dòng tiền vào) và dòng tiền chi phí (dòng tiền ra).Dòng tiền ròng là hiệu số giữa hai dòng tiền này:

Dòng tiền ròng = Dòng tiền thu nhập - Dòng tiền chi phí

(6) Phân tích rủi ro của dự án

Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sựkiện không có lợi nào đó xuất hiện Các nhà đầu tư quan niệm rằng rủi ro củamột khoản đầu tư xảy ra khi lợi tức thực tế thấp hơn so với lợi tức dự kiến

Đối với một dự án, rủi ro của dự án trước hết cũng được nhìn nhận trên cơ

sở lợi tức của dự án tạo ra trên thực tế so với lợi tức thực tế Tuy nhiên cũng cầnthấy rằng lợi tức của dự án là chỉ tiêu tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố khách quan và chủ quan, giữa chúng có sự bù trừ lẫn nhau Do vậy,người ta hoàn toàn có thể có thể nghiên cứu rủi ro của các yếu tố thành phần cấuthành lợi tức như doanh thu, chi phí biến đổi Mặt khác, đối với một dự án mà

Trang 35

ngay cả khi lợi tức của dự án thu được không có sự khác biệt so với dự kiến, tức

là dòng tiền của dự án không thay đổi thì vẫn có thể rủi ro xảy ra do lãi suất chiếtkhấu thay đổi Vì vậy, để đánh giá rủi ro, người ta sử dụng các phương pháp sau:

+ Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis)

Phân tích về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế cho thấy có rất nhiều yếu

tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của dự án Các yếu tố tác động đến dòngtiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và tính toán kỳ vọng chứkhông phải biết chúng một cách chắc chắn.Và như vậy khi một biến quan trọngnhư số lượng bán hàng thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn và khi đógiá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ thay đổi Thực hiệnphương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổinhư thế nào khi các biến đầu vào thay đổi

Để phân tích độ nhạy, thường trải qua các bước sau:

- Xác định những nhân tố có thể biến động theo chiều hướng xấu

- Dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra đối với các nhân tố đã lựa chọn

- Chọn phương pháp đánh giá độ nhạy thích hợp,thông qua các chỉ tiêunhư IRR, NPV…

- Tính toán lại NPV và IRR theo các biến số mới

+ Phân tích tình huống (Phương pháp sử dụng toán xác suất)

Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến nhất đối vớicác nhà phân tích dự án Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chếnhất định Với sự phân tích bằng cách thay đổi các biến trong phạm vi có thể vàkhông thể được tính toán dựa trên sự phân bố xác suất nên khó có thể lượng hóađược cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường hợp tốt nhất và xấu nhấtsau đó so với cơ sở Trong trường hợp như vậy phương pháp phân tích tìnhhuống sẽ khắc phục được điều đó

Vậy kỹ thuật phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cảhai nhân tố là tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của

Trang 36

chính biến đó đối với dự án Trong sự phân tích này cần phải xem xét cả một tậphợp những tình huống tài chính tốt, xấu và được sắp đặt theo các tình huốngthuận lợi, bình thường, không thuận lợi Từ đó so sánh với trường hợp cơ sở, cónghĩa là tính toán lại NPV hoặc IRR trong các điều kiện đó để so sánh với giá trị

cơ sở (giá trị chuẩn)

Tuy nhiên kỹ thuật phân tích tình huống vẫn tồn tại nhược điểm nhưkhông thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố

và chỉ phân tích được một vài khả năng rời rạc, khác với thực tế có vô số khảnăng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến của dự án

(5) Thẩm định bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng

áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý đểthu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay Bảo đảm tín dụng có thể đượcthực hiện bằng nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản (thế chấp, cầm cố tàisản của khách hàng, bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay, và bảođảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba) hay bảo đảm không bằng tài sản(vay tín chấp)

Mục đích việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay:

- Nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc cam kết trả nợ

- Là một hình thức bảo hiểm trong trường hợp phương pháp trả nợ thứnhất không thực hiện được hoặc trong trường hợp rủi ro không lường trước xảyra

Các hình thức bảo đảm tiền vay đối với khách hàng doanh nghiệp:

- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm:

Trang 37

- Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp không có bảo đảm bằng tàisản:

a) Bảo lãnh của bên thứ ba;

b) Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp đối vớicác doanh nghiệp có đủ điều kiện cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm;

Tùy từng món vay mà ngân hàng có những yêu cầu về bảo đảm tiền vaykhác nhau Nếu doanh nghiệp được xếp vào hạng tín nhiệm cao như có lý lịch trả

nợ tốt, uy tín cao trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh và có triển vọngkinh doanh trong tương lai thì ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không cần bảođảm bằng tài sản Như vậy, ở nội dung này cán bộ tín dụng tiến hành lựa chọnphương thức đảm bảo tiền vay phù hợp nhất với khách hàng và ngân hàng vàthực hiện định giá tài sản trong trường hợp bảo đảm bằng tài sản để kết hợp vớicác nội dung thẩm định trên làm căn cứ xác định giới hạn cho vay với từngkhách hàng cụ thể và đưa ra quyết định cuối cùng

1.3 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANHNGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Quan điểm về chất lượng thẩm định cho vay khách hàng doanh

nghiệp

Chất lượng thẩm định cho vay thể hiện mức độ tin cậy và phù hợp trongviệc lựa chọn và áp dụng các phương pháp, quy trình, nội dung và tổ chức thựchiện thẩm định nhằm đưa ra quyết định cấp vốn vay một cách chính xác nhất vớithời gian và chi phí hợp lý, vừa thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, vừatối đa hóa lợi ích cho ngân hàng

Chất lượng công tác thẩm định cho vay nói chung và thẩm định cho vayđối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng được thể hiện qua một số vấn đề chủyếu là:

Đưa ra được kết luận đúng đắn về năng lực pháp lý của khách hàng vayvốn, tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của PASXKD, DADT; khả năng trả

Trang 38

nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ của khách hàng từ đó giúp Ngân hàng đưa racác quyết định tài trợ chính xác, hợp lý.

Giúp Ngân hàng xác định được số tiền cho vay bao nhiêu, dự kiến tiến

độ giải ngân, khả năng thu hồi vốn cũng như các điều kiện cho vay khác

Dự kiến được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay và đưa

ra được các biện pháp xử lý cho từng tình huống

Thông qua các vấn đề trên giúp ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt độngcho vay của mình đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đầy đủ

và đúng hạn, nhờ đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp tíndụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do tạo được thêm nguồn vốn từ việctăng vòng quay vốn tín dụng và đồng thời cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi củacác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp

vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã chovay

Có thể nói kết quả thu được từ việc nâng cao chất lượng công tác thẩmđịnh cho sẽ góp phần cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnhcho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thẩmđịnh cho vay là một tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bảnthân các ngân hàng thương mại

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định cho vay

Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu của thẩm định tín dụng nói chung và trongthẩm định cho vay với khách hàng doanh nghiệp nói riêng, có thể xây dựng cácchỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay đối với kháchhàng doanh nghiệp cụ thể như sau:

1.3.2.1 Chỉ tiêu về chất lượng cho vay

Chất lượng thẩm định cho vay và chất lượng cho vay có mối quan hệ biệnchứng với nhau, có thẩm định tốt thì chất lượng cho vay mới cao và ngược lại,chất lượng cho vay tốt thể hiện công tác thẩm định có hiệu quả Bởi vậy có thể

Trang 39

đánh giá chất lượng thẩm định cho vay thông qua các chỉ tiêu đánh giá chấtlượng cho vay chủ yếu sau:

1.3.2.2 Chỉ tiêu về chất lượng cán bộ tín dụng

Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trìnhthẩm định thì kết quả thẩm định thường đáng được tin cậy Do tính chất phức tạp vàphạm vi liên quan của hoạt động cho vay với khách hàng doanh nghiệp, cán bộthẩm định nói chung và cán bộ thẩm định cho vay nói riêng không những phải cókiến thức chuyên môn sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt và

có kinh nghiệm trong hoạt động thẩm định

1.3.2.3 Các chỉ tiêu khác

- Nguồn thông tin, tài liệu, số liệu thẩm định

Trang 40

Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác cũng là một trong những nhân tốquyết định chất lượng thẩm định cho vay của Ngân hàng Tính đầy đủ, chính xáccủa thông tin là điều kiện để các cán bộ thẩm định đưa ra những nhận xét đánhgiá đúng đắn chọn lọc được khách hàng tốt, dự án đầu tư khả thi, mang lại lợinhuận cho Ngân hàng và khách hàng Nếu thông tin không được thu thập mộtcách đầy đủ và chính xác thì kết quả thẩm định sẽ bị hạn chế, thậm chí có thểđưa ra quyết định cho vay sai lầm

- Chi phí thẩm định

Chi phí bỏ ra để thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay là cần thiết,bao gồm: chi phí tiền công cho cán bộ thẩm định, chi phí công nghệ thẩm định,chi phí mua thông tin hoặc thuê tư vấn và các chi phí khác có liên quan Đứngtrên giác độ nhà quản lý tài chính thì chi phí đầu tư cho thẩm định càng thấp thìcàng tiết kiệm chi phí là tốt, nhưng xét trên mối quan hệ giữa chi phí thẩm định

và chất lượng thẩm định tín dụng thì chi phí thẩm định thấp chưa phải tốt Bởi lẽchi phí đầu tư cho thẩm định tín dụng hợp lý (đầu tư cho đào tạo cán bộ, muaphần mềm công nghệ phục vụ công tác thẩm định ) sẽ góp phần tiết kiệm thờigian thẩm định do tăng năng suất lao động, giúp cho tính toán phân tích tài chính

dự án, phương án sản xuất kinh doanh được chính xác, chất lượng thẩm định tíndụng đuợc nâng cao

Mặt khác, việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ thẩm định trợ giúp cán

bộ thẩm định nâng cao năng suất lao động trong việc tính toán phân tích chỉ tiêutài chính và khai thác thông tin giảm bớt thời gian thẩm định cũng là giải pháptốt để giảm chi phí thẩm đinh mặc dù vốn đầu tư ban đầu có thể bỏ ra nhiều hơn

và bài toán tiết kiệm chi phí thẩm định cũng được giải quyết Tuy nhiên việc chiphí cho thẩm định tín dụng cũng không phải càng nhiều càng tốt, mà khi xem xétchi phí bỏ ra phải hợp lý và phù hợp với quy mô và yêu cầu của từng đơn vị

Như vậy nếu loại trừ những chi phí không hợp lý (chi hành chính hội họpnhiều tốn kém mà không đem lại hiệu quả) thì chi phí thẩm định tín dụng có

Ngày đăng: 25/10/2017, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w