1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn một số kinh nghiệm nâng cao lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong giảng dạy môn sinh học 8

15 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Vì vậy chương trình sinh học 8 là bộ môn thích hợp để lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 8 là học sinh trong độ tuổi dậy thì, là lứa tuổi cần thiết và dễ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:

1.Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm nâng cao lồng ghép giáo dục giới tính

và sức khỏe sinh sản trong giảng dạy môn sinh học 8

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản (GDTT và SKSS) rất quan trọng Bởi giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản có vai trò trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần tạo ra cho xã hội một thế hệ phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý

và sinh lý

Sinh học 8 là bộ môn nhằm hình thành cho học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người Nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người thông qua các nội dung trong các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế Từ đó có thể nhận biết các cơ quan , bộ phận trên cơ thể mình, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể, vệ sinh một cách hợp lý Vì vậy chương trình sinh học 8 là bộ môn thích hợp để lồng ghép giáo dục giới tính

và sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 8 (là học sinh trong độ tuổi dậy thì), là lứa tuổi cần thiết và dễ tiếp cận với kiến thức hơn Qua kiến thức học được sẽ giúp các

em có hiểu biết hơn về đặc điểm tâm sinh lý của cơ thể mình, giúp các em biết vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh

cơ thể, có lối sống lành mạnh

Qua nhiều năm giảng dạy chương trình sinh học 8 tôi nhận thấy trong việc lồng ghép giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho học sinh có những ưu điểm

và hạn chế như sau:

Trang 2

Ưu, khuyết điểm của những giải pháp đã, đang áp dụng tại đơn vị:

* Ưu điểm:

- Nhu cầu tìm hiểu về bản thân ở học sinh lớp 8, đặc biệt là tìm hiểu các vấn

đề liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản là rất lớn Chương trình sách giáo khoa sinh học 8 là một kênh thông tin quan trọng và chính xác giải đáp thắc mắc cho học sinh;

- Thông qua bộ môn giúp Giáo dục giới tính hình thành cho các em sự hiểu biết cơ bản về những đặc điểm quy luật sự phát triển tâm sinh lý của con người Hình thành cho các em những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của con người, hình thành những quan hệ đạo đức giữa nam và nữ;

- Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh; bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ;

- Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản giúp các em giải đáp những thắc mắc tuổi dậy thì, đồng thời biết cách bảo vệ sức khoẻ sinh sản, sinh hoạt lành mạnh

*Khuyết điểm:

Tuy trong chương trình sách giáo khoa có viết một số bài đề cập đến vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, nhưng trong thời gia qua khi thực hiện tôi vẫn nhận thấy còn một số hạn chế:

- Thời lượng lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản chưa nhiều;

- Theo quan niệm của người phương đông đây là vấn đề tế nhị cho nên khi truyền thụ kiến thức giáo viên và học sinh còn e ngại;

- Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh theo cách thuyết trình, phiến diện chưa thật sự đi vào chiều sâu giáo dục;

Trang 3

- Học sinh ít trao đổi với giáo viên và bạn bè, không có thông tin phản hồi để cùng giải đáp những thắc mắc Điều này khiến cho nội dung cần truyền thụ chưa sâu, chưa giải quyết hết vấn đề sách giáo khoa yêu cầu Bên cạnh đó do sự phát triền của bản thân các em muốn biết, muốn khám phá, các em tự tìm xem thông tin ở các sách, trên mạng internet nhưng không biết chọn lọc nội dung đúng Từ đó dẫn đến các em có suy nghĩ lệch lạc về giới tính, hoặc các em có những quan hệ không đúng Hậu quả dẫn đến việc học của các em giảm sút, thậm chí có những em phải bỏ học

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3.2.1 Mục đích của giải pháp:

Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì Giúp cho các em mạnh dạn trao đổi với bạn bè và thầy cô để từ đó các em nắm vững được kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản; giúp các

em vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng sinh lý của bản thân Từ đó các em biết cách vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, định hướng cho các em

có lối sống lành mạnh

3.2.2.Nội dung giải pháp:

3.2.2.1 Những điểm khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp đã, đang được áp dụng:

Đối với giáo viên

- Phát huy được tính sáng tạo trong thực tiễn giảng dạy Học tập và rút kinh nghiệm sau mỗi nội dung giảng dạy;

Trang 4

- Giáo viên phải luôn luôn cập nhật kiến thức, tìm tòi phương pháp tốt nhất

để hướng dẫn học sinh; đồng thời tạo được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò,

là người được học sinh tin tưởng trình bày những thắc mắc của mình

Đối với học sinh

- Học sinh mạnh dạn, hứng thú, chủ động trao đổi với bạn bè, thầy cô để hiểu biết sâu hơn về cơ sở khoa học của kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, giải đáp những thắc mắc của tuổi dậy thì Điều này cũng khiến các em có hứng thú hơn khi học môn Sinh học 8, thích thú khi được tìm hiểu, khám phá về sinh lý cơ thể người;

- Giúp các em có nhận thức đúng về giới tính, mối quan hệ với người khác giới Để từ đó các em có lối sống lành mạnh, biết cách vệ sinh cơ thể, biết tự bảo

vệ cơ thể Giúp các em có trạng thái tinh thần sức khỏe tốt, từ đó nâng cao hiệu quả học tập

3.2.2.2 Cách thực hiện giải pháp:

- Điều tra thông tin về nhu cầu tìm hiểu về vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong học sinh;

- Xác định đúng địa chỉ lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong các bài của chương trình sinh học 8;

- Nghiên cứu tài liệu về cơ sở khoa học một cách chính xác; chọn thông tin phù hợp, nhẹ nhàng, tế nhị để lồng ghép;

- Chọn phương pháp phù hợp cho từng nội dung lồng ghép giáo dục;

- Tổ chức dạy minh họa áp dụng các biện pháp giáo dục vào một tiết học;

- Phân tích kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận

3.2.2.3 Các bước thực hiện giải pháp:

*Những nhu cầu chung nhất về thông tin cần được cung cấp là:

- Đối với các em chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, cần cung cấp thông tin những biến đổi về thể chất, tình cảm và tâm lí sắp diễn ra để các em không bỡ ngỡ,

lo lắng khi nó xảy đến Điều quan trọng khác là cung cấp thông tin về cách giữ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, rèn luyện cơ thể các cách giữ gìn mối quan hệ lành mạnh

Trang 5

với người khác giới Thêm nữa các em cũng cần biết về các cơ quan sinh dục và chức năng của chúng để chuẩn bị tương lai cho bản thân;

- Đối với các em trong tuổi dậy thì, cần cung cấp thêm những thông tin về các biện pháp tránh thai và cách tránh các bệnh lây qua quan hệ tình dục

Ở nước ta, hầu hết các em trong độ tuổi chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì và độ tuổi đang dậy thì, được sự quan tâm của nhà nước, nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản được đưa vào sách giáo khoa

Một số ví dụ ở chương trình sinh học 8 như sau:

Bài Tên bài Địa chỉ lồng

ghép

Hình thức lồng ghép Nội dung lồng ghép

58 Tuyến sinh

dục

Toàn bài Lồng

ghép

Giới thiệu, giải thích những dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ

60+

61

Cơ quan sinh

dục nam và

cơ quan sinh

dục nữ

Toàn bài Lồng

ghép

Giáo dục nhận thức đúng đắn

về CQSD nam và CQSD nữ

và biện pháp vệ sinh

62 Thụ tinh, thụ

thai và phát

triển của thai

Hiện tượng kinh nguyệt

Lồng ghép

Vệ sinh kinh nguyệt

63 Cơ sở khoa

học của các

biện pháp

tránh thai

Toàn bài Lồng

ghép Liên hệ

Ý thức tự bảo vệ mình tránh mang thai ở tuổi vị thành niên

64 Các bệnh lây

qua đường

sinh dục

Toàn bài Lồng

ghép

Ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trên tôi đã tiến hành như sau:

* Tìm hiểu hứng thú của học sinh với các kiến thức GDGT và SKSS

Trang 6

Để tìm hiểu hứng thú của học sinh với các kiến thức GDGT và SKSS và cách tiếp nhận chúng, tôi đã dùng phiếu điều tra và trò chuyện với các học sinh lớp

8 Sau khi tìm hiểu, tôi rút ra nhận xét như sau:

- Hầu hết học sinh cho rằng cần thiết phải đưa nội dung GDGT và SKSS vào

trong chương trình học;

- Đa số học sinh tự tìm hiểu thông tin qua bạn bè, anh chị, sách báo, một

số ít được người lớn, cha mẹ, ông bà hướng dẫn;

- Nhiều học sinh còn e ngại khi nói hoặc hỏi các vấn đề liên quan đến GDGT và SKSS, nhất là ở trong lớp có cả các bạn khác giới;

- Nhiều học sinh cũng cho rằng GDGT và SKSS cung cấp thành hệ thống như SGK là rất hay nhưng nên có thêm những giờ ngoại khóa để có thể tìm hiểu cụ thể hơn

- Phần lớn học sinh còn thấy e ngại trong việc tiếp thu các kiến về GDGT và SKSS trong nhà trường, nguyên nhân chủ yếu là do các quan niệm, phong tục, lối sống chưa đổi, vẫn còn mang nặng tư tưởng kín đáo của người Á đông Tuy nhiên, học sinh cũng thấy được sự cần thiết của việc đưa nội dung GDGT và SKSS vào chương trình học Thậm chí, có nhiều học sinh còn cho rằng nhà trường nên dạy kiến thức GDGT và SKSS sớm hơn hay tổ chức các buổi ngoại khóa về GDGT và SKSS cho học sinh vì ngày nay, do điều kiện cuộc sống được nâng cao, nhiều học sinh dậy thì sớm Trong khi đó, ở chương trình lớp 7, các em chỉ mới được học về cơ thể động vật chứ chưa biết gì về cơ thể người Sau khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên đánh dấu tuổi dậy thì như hiện tượng kinh nguyệt ở nữ và xuất tinh ở các em nam, thì các em luôn quan tâm tìm hiểu về cơ thể mình nhiều hơn

*Các phương pháp được sử dụng trong GDGT và SKSS trong nhà trường

Là vấn đề tế nhị, nên sự tìm hiểu của các em gặp nhiều khó khăn và e ngại Do vậy, trong việc GDGT và SKSS cho học sinh, giáo viên trước hết cần có thái độ tự nhiên, nghiêm túc trong quá trình giảng dạy; có kiến thức chuẩn xác và kết hợp các phương pháp dạy phù hợp khắc phục tính e ngại của học sinh

Trang 7

Để đạt được những mục tiêu dạy học, một yêu cầu lớn phải đặt ra là là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động và tích cực của người học Dưới đây là một số phương pháp dạy học có thể sử dụng trong quá trình GDGT và SKSS Những phương pháp này cũng có thể rất hữu ích và phù hợp với việc giảng dạy các môn học khác hoặc cho giáo dục cộng đồng

Phương pháp thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh

Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học rất phổ biến nhất thường được giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học

Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học "một chiều" Tuy nhiên giáo viên không nên sử dụng quá thường xuyên phương pháp này mà phải kết hợp với các phương pháp khác để học sinh tham gia tích cực hơn vào quá trình dạy học

Phương pháp động não

Đây là một phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có thể đưa ra các ý tưởng, giả định, giả thuyết một vấn đề nào đó

Gợi ý sử dụng: Phương pháp động não có thể được dùng cho nhiều chủ đề

thảo luận trong các bài giảng Ví dụ:

- Tuổi vị thành niên là gì? và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó?

- Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/AIDS

- Mang thai sớm

- Các biện pháp tránh thai

Phương pháp điều tra/ phát hiện

Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh tự mình tìm ra giải pháp trước một vấn đề mà lời giải của nó chưa có sẵn trong sách

Gợi ý sử dụng:

Có thể áp dụng phương pháp này cho các chủ đề như:

- Tác động của gia tăng dân số đến sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng

- Lợi ích của việc sinh đẻ có kế hoạch thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Phương pháp giải quyết vấn đề

Trang 8

Giải quyết vấn đề là kỹ năng cơ bản nhất cần phát triển ở học sinh Đó là những khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra, và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình Khi biết cách sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, chúng ta

có thể tìm cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày

Gợi ý sử dụng:

Có thể sử dụng phương pháp này cho một số chủ đề như:

- Làm thế nào để tăng cường nhận thức vấn đề HIV/AIDS?

- Làm thế nào để đẩy mạnh bình đẳng giới?

Phương pháp xác định giá trị:

Đây là phương pháp nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện phương pháp tư duy

và xác định các giá trị cho bản thân

Phương pháp học theo nhóm (thảo luận nhóm)

Là phương pháp nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác Học nhóm giúp mọi người tham gia tích cực vào quá trình học tập, lắng nghe và ghi lại những ý kiến và quan điểm khác nhau của mọi người, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm, đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung

Gợi ý sử dụng:

Có thể sử dụng phương pháp này cho nhiều chủ đề khác nhau như:

- Làm thế nào để đẩy mạnh quá trình bình đẳng giới trong độ tuổi vị thành niên?

- Nhận thức về phòng tránh HIV/AIDS

Phương pháp đóng vai

Đóng vai là một phương pháp để học sinh thực hành một hoặc một số nhiệm

vụ hay cách ứng xử nào đó trong môi trường được quan sát bởi nhiều người khác theo một tình huống nhằm tạo ra vấn đề cho những thảo luận

Gợi ý sử dụng:

Có thể sử dụng phương pháp này cho các chủ đề sau:

- Tình bạn và tình yêu (ví dụ: từ chối không đi chơi khuya với bạn trai)

Trang 9

- Áp lực bạn bè cùng lứa tuổi (ép những bạn khác cùng hút thuốc hoặc uống rượu)

- Bạn khác giới (Bạn trai cố ép bạn gái quan hệ tình dục)

Phương pháp mô phỏng

Đây là rất có hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của học sinh Học sinh học

về một vấn đề thông qua việc tham dự một trò chơi Trong cuộc chơi, mọi học sinh đều bình đẳng và cố gắng đạt kết quả tới mức cao nhất Đây là biện pháp giúp học sinh tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý và giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập

Gợi ý sử dụng:

Có thể sử dụng phương pháp này:

- Để giới thiệu bài học mới

- Để khởi động

- Để thư giãn đầu óc cho học sinh

- Để chuyển tải một kiến thức nào đó

- Nên khuyến khích áp dụng xen kẽ phương pháp này trong các buổi học, bài học của tất cả các chủ đề

Kết luận:

Mỗi phương pháp trên đều có những thuận lợi và khó khăn cho người dạy và người học Tùy theo từng nội dung và trình độ của học sinh, với các tài liệu và phương tiện dạy học sẵn có, giáo viên chủ động lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất

Minh họa áp dụng một vài biện pháp lồng ghép qua bài dạy: Tuyến sinh dục

BÀI 58: TUYẾN SINH DỤC

I.Mục tiêu

1.Kiến thức

- Xác định vị trí, chức năng của tuyến sinh dục

2.Kĩ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình Liên hệ thực tế

Trang 10

3.Thái độ

Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ cơ thể

II Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to hình 58.1; 58.2; 58.3 SGK ; Phiếu học tập

III Nội dung và tiến trình dạy học

*Đặt vấn đề:(1 phút) Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể em bắt đầu

có những biến đổi Những biến đổi đó do đâu mà có?  Bài mới

«Hoạt Động 1: Tìm hiểu vị trí và chức năng của tuyến sinh dục

GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả

lời:

- Xác định vị trí của tuyến sinh dục?

- Cho biết chức năng kép của tinh hoàn và

buồng trứng?

GV chốt kiến thức

- Tác dụng của hoocmôn sinh dục là gì?

GV thông báo hoạt động của tuyến sinh

dục chịu ảnh hưởng của hoocmon FSH và

LH do tuyến yên tiết ra

Chuyển ý: Cấu tạo tuyến sinh dục ở nam

và nữ là khác nhau nhưng chúng đều thực

hiện cùng chức năng Các hoomon sinh dục

do chúng tiết ra đều gây nên những biến đổi

trên cơ thể

GV phát phiếu học tập Yêu cầu HS đánh

dấu vào những thay đổi xuất hiện trên cơ thể

mình và dấu hiệu chung của cả 2 giới?

GV: chúng ta lần lượt tìm hiểu cấu tạo tuyến

sinh dục của mỗi giới và tác dụng cụ thể của

các hoocmon sinh dục

6p HS đọc thông tin trả lời

HS: Làm xuất hiện đặc điểm giới tính và thúc đẩy quá trình sinh sản

HS hoàn thành phiếu học tập (5p), bỏ vào hộp kín Lưu ý không cần ghi tên vào phiếu

Ngày đăng: 24/10/2017, 14:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức - skkn một số kinh nghiệm nâng cao lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong giảng dạy môn sinh học 8
Hình th ức (Trang 5)
- Tranh phóng to hình 58.1; 58.2; 58.3 SGK ; Phiếu học tập - skkn một số kinh nghiệm nâng cao lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong giảng dạy môn sinh học 8
ranh phóng to hình 58.1; 58.2; 58.3 SGK ; Phiếu học tập (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w