1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn dạy học tích hợp liên môn trong hoạt động ngoại khóa tìm hiểu lịch sử địa phương tỉnh nam định

37 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Tên bài dự thi “ Dạy học tích hợp liên môn trong hoạt động ngoại khóa: Tìm hiểu lịch sử địa phương tỉnh Nam Định” Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn.. Việc học tập lịch sử địa phương t

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG

1 Tên bài dự thi

“ Dạy học tích hợp liên môn trong hoạt động ngoại khóa: Tìm hiểu lịch

sử địa phương tỉnh Nam Định”

Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn

Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng;

Nơi làm việc: Trường THCS Lý Tự Trọng

Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Lý Tự Trọng

4 Đơn vị áp dụng đề tài:

Tên đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng

Địa chỉ: đường Tô Hiến Thành, phường Trường Thi, TP Nam Định, tỉnh

Nam Định

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều anh

hùng dân tộc, nơi hội tụ của nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc Nghiên

cứu về lịch sử địa phương Nam Định có vai trò đặc biệt quan trọng và cần

thiết đối với mỗi người con nơi đây, đặc biệt là thế hệ trẻ như các em học

sinh Nó hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó có thêm tình yêu quê

hương, yêu đất nước đồng thời định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức

của thế hệ trẻ tỉnh Nam Định

Ngày nay, việc giáo dục lịch sử địa phương đã được các cơ quan, ban

ngành của tỉnh Nam Định quan tâm Tuy nhiên, việc học tập còn gặp nhiều

khó khăn, hạn chế Việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa

phương vẫn chưa được tiến hành đều khắp và thống nhất trong nhà trường

Những giờ học về lịch sử địa phương chính khóa trong chương trình trung

học cơ sở còn ít so với thời gian 4 năm học (lớp 6: 1 tiết; lớp 7: 3 tiết; lớp 8:

2 tiết; lớp 9: 2 tiết) Việc học lịch sử địa phương trên lớp chưa được sinh

động, lôi cuốn.Một trong những phương pháp dạy học thật tốt lịch sử địa

phương là tổ chức cho học sinh tham gia những buổi hoạt động ngoại khóa

Hình thức chủ yếu của hoạt động này là tham quan các di tích, bảo tàng,

tham gia học tập, trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của địa phương Việc học

tập này giúp học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử từ những trang sách nhỏ

vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của

mình và xã hội mình đang sống Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập,

đem kiến thức phục vụ, xây dựng quê hương Nam Định thêm giàu đẹp

Trang 3

Việc học tập lịch sử địa phương thông qua hoạt động ngoại khóakhông chỉ áp dụng độc lập đối với bộ môn lịch sử mà còn có sự kết hợp việc

học tập các bộ môn khác Việc tích hợp tạo nên sự gắn kết kiến thức của các

môn học, giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc học

tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh Từ đó góp phần nâng cao năng lực

của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng

lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại Trong số các bộ môn thì

Địa lý và Giáo dục công dân có mối quan hệ gần gũi với Lịch sử, cùng thuộc

các bộ môn nghiên cứu về khoa học xã hội Việc tích hợp các bộ môn này

trong việc giáo dục lịch sử địa phương Nam Định sẽ giúp việc học tập của

các em có sự liền mạch, gắn kết, tạo thành một mảng màu sắc riêng trong

việc nghiên cứu các vấn đề về khoa học xã hội Việc tích hợp các môn học

sẽ nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lịch sử địa phương trong nhà trường

và tạo sân chơi cho các em học sinh trong các giờ học ngoại khóa

Dạy học tích hợp kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp đã được Bộ

GD-ĐT triển khai và thí điểm trong những năm gần đây Tuy nhiên, vì nhiều lí

do khách quan và chủ quan nên còn nhiều giáo viên ở các trường trung học

chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội dung của phương pháp dạy học này

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong hoạt động ngoại khó: Tìm hiểu lịch sử

địa phương tỉnh Nam Định”làm đề tài nghiên cứu cho bài dự thi của mình.

2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về việc tích hợp giảng dạy các kiến thức địa lý, giáo dụccông dân vào giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Nam Định thông qua các

Trang 4

hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THCS Lý Tự Trọng – TP Nam

Định

2.2 Mục đích của đề tài

Thông qua các tiết học chính khóa: Tiết 6: Lòng biết ơn; tiết 7: yêuthiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; tiết 8: sống chan hòa với mọi

người(Giáo dục công dân 6); tiết 7: kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp

của dân tộc; tiết 10: Lý tưởng sống của thanh niên; tiết 11: Trách nhiệm của

thanh niên hiện nay (Giáo dục công dân 9); các giờ dạy Địa lý địa phương

trong chương trình THCS (….) tích hợp với nội dung lịch sử địa phương

thông qua hoạt động ngoại khóa tỉnh Nam Định

2.3 Nhiệm vụ của đề tài

Vận dụng dạy học tích hợp kiến thức liên môn nghiên cứu vào giảngdạy lịch sử địa phương

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu lịch sử địa phương tỉnhNam Định

Nêu được ý nghĩa của việc lồng ghép tích hợp nội dung kiến thức lịch

sử địa phương thông qua các tiết học

Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy trong các giờ học nhằm đổi mới kiểm

tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:

Nguồn tư liệu hiện vật: các thư tịch cổ, các bản đồ, phương tiện chiếntranh, tranh ảnh trong các di tích, bảo tàng của tỉnh Nam Định

Trang 5

Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm các bài viết, các công trình nghiêncứu về phương pháp dạy học tích hợp, liên môn Các sách giáo khoa các bộ

môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân trong chương trình phổ thông

Các chương trình hoạt động ngoại khóa do trường THCS Lý TựTrọng tổ chức

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp khoa học sau:

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu bài học

- Sử dụng yếu tố tích cực của phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại,

thuyết trình, trải nghiệm thực tế…

- Hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tham quan các di tích, bảo tàng, tham

gia trải nghiệm các nét văn hóa đặc sắc của tỉnh Nam Định

- Áp dụng đề tài vào giảng dạy giáo dục công dân khối 6, 9 địa lý địa phương,

lịch sử địa phương các khối lớp và toàn thể học sinh trường THCS Lý Tự

Trọng

Trang 6

Một trong phương pháp dạy học đổi mới là dạy học tích hợp.

Dạy học tích hợp là giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huyđộng tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải

quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập; thông qua nó hình thành những kiến

thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực

giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống

Tích hợp liên môn là xây dựng môn học mới bằng cách kết hợp haihay nhiều môn học khác nhau nhưng vẫn có những thành phần mang tên

riêng của từng môn học và giữa các môn đó có chủ đề liên môn

2 Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là dạng hoạt động của học sinh ngoài giờ lênlớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của chương trình bộ môn Hoạt động

này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác dụng

bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa

Hoạt động ngoại khóa được hiểu như là hoạt động được tổ chức ngoàigiờ học của các môn học ở trên lớp Hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt

động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự

thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh, là việc tổ chức giáo

dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học – kĩ thuật, lao

động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật,

Trang 7

thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…để giúp các em hình thành và

phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…) Như vậy, hoạt động

ngoại khóa là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên

lớp Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một

cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động

tiếp nối và thống nhất hữu cơ với các hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp

phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp

ứng yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ

3 Lịch sử địa phương

Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học

tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc

Khái niệm “địa phương”: Địa phương là những vùng, khu vực trong

quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước (Từ điển tiếng Việt –

Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992, tr.321)

“Địa phương” hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của

một quốc gia, như thành phố, tỉnh, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp,

mường…Nói một cách khái quát, địa phương được hiểu là một vùng đất,

khu vực nhất định, được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên hay

địa giới hành chính để phân biệt với địa phương khác Ví dụ miền Bắc, miền

Trung, miền Nam, Việt Bắc, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình…đều thuộc

phạm vi địa phương

“Lịch sử địa phương” là lịch sử của các địa phương, chẳng hạn lịch sử

của các làng xã, huyện, tỉnh, vùng, miền

Lịch sử địa phương còn bao hàm lịch sử của các đơn vị sản xuất,

chiến đấu, các cơ quan, xí nghiệp

Trang 8

Tuy nhiên về mặt chuyên môn, kĩ thuật có thể xếp nó vào dạng lịch sửchuyên ngành.

Khái niệm lịch sử địa phương như vậy rất đa dạng, phong phú cả nộidung và thể loại

II Cơ sở thực tiễn

1 Thực trạng dạy học lịch sử địa phương trong trường trung học cơ sở ở

Nam Định

1.1 Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường hiện nay

- Các nội dung hoạt động sau đây đã được thường xuyên tổ chức thực hiện

+ Thuyết trình các nội dung về lịch sử địa phương

+ Cung cấp các tài liệu về lịch sử địa phương

- Các hoạt động sau đây (do điều kiện thực tế của từng trường, lớp) ít được tổ

chức thực hiện một cách thường xuyên:

+ Chăm sóc các di tích lịch sử

+ Hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa với những người có công

với cách mạng, anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng

+ Thưởng thức, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ với các chủ đề liên quan đến

+ Tổ chức bài học tại địa phương, trong nhà bảo tàng, phòng truyền thống…

+ Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hóa, xã hội liên quan đến địa phương…

Trang 9

+ Thảo luận, trao đổi hoặc tìm hiểu về lịch sử địa phương…

+ Các hội thi khéo tay, đố vui, ứng xử…liên quan đến lịch sử địa phương

- Các nội dung sau, có một bộ phận giáo viên còn gặp khó khăn khi tổ chức

thực hiện:

+ Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế ở địa phương

+ Trao đổi, thảo luận, thi tìm hiểu lịch sử địa phương

+ Văn hóa, văn nghệ

+ Thi sáng tạo

+ Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa

- Các nội dung sau đây chưa được tổ chức thực hiện:

+ Hoạt động câu lạc bộ lịch sử địa phương

+ Tổ chức cho các nhân chứng lịch sử kể lại cho học sinh về các vấn đề có

liên quan đến các sự kiện lịch sử ở địa phương

+ Nói chuyện, sưu tầm lịch sử địa phương và tìm hiểu các anh hùng địa

phương

Như vậy, các nội dung giảng dạy lịch sử địa phương được nhà trường

và giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện là những nội dung

hoạt động dễ thực hiện, dễ tổ chức, ít tốn công sức thời gian, không cần có

sự đầu tư kinh phí Các nội dung khác có tính sáng tạo mất nhiều thời gian,

tốn nhiều sức lực, trí tuệ và đòi hỏi có sự đầu tư kinh phí thì ít được thực

Trang 10

cho các giáo viên tổ chức các hình thức giảng dạy lịch sử địa phương phong

phú, đa dạng

Học sinh rất hứng thú vì được thay đổi môi trường, hình thức học tập

từ đó giúp lớp học thêm sinh động

Đa số học sinh thích tìm tòi, học hỏi những điều mới, thích tham giacác hoạt động, luôn thắc mắc về cuộc sống xung quanh, lịch sử địa phương

nơi mình sống và muốn giáo viên giải đáp

Địa phương Nam Định có nhiều di tích cách mạng, các nhà tưởngniệm, các tượng đài anh hùng của đất nước, nhiều công trình kiến trúc tôn

giáo, lễ hội dân tộc…tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu

về nơi chôn rau cắt rốn

1.2.2 Khó khăn

Do giáo viên thiếu thời gian và chưa trang bị đủ kiến thức và năng lực

tổ chức hoạt động Thực tế trong trường THCS giáo viên chỉ chú tâm đến

dạy học lịch sử dân tộc chưa quan tâm thỏa đáng đến lịch sử địa phương Để

giảng dạy lịch sử địa phương thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên

phải tốn nhiều công sức, tốn nhiều thời gian, công sức

Phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lốidạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong

các giờ học lịch sử địa phương

Các trường còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, kinh phíhoạt động, thiếu tài liệu, sách hướng dẫn cũng làm hạn chế hiệu quả giảng

dạy lịch sử địa phương Thực tế ở các trường học khuôn viên chật hẹp, giáo

viên kiêm nhiệm nhiều việc, học sinh tham gia nhiều khóa học, các trường

chưa có nhiều kinh phí nên chỉ được thực hiện theo hình thức cho học sinh

Trang 11

nghe thuyết giảng…Bên cạnh đó, tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm,

lưu giữ trong các nhà trường còn nghèo nàn

Giáo dục học sinh THCS qua việc học lịch sử địa phương rất phức tạp

và khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện

III Các giải pháp thực hiện

1 Tích hợp kiến thức địa lý trong giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Nam

Định.

Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định Nhiều sự kiện lịch

sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lý hoặc do điều kiện địa lý tác động, chi

phối Do vậy, kiến thức địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học

lịch sử Sử dụng kiến thức địa lý giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

lịch sử

Trang 12

Bản đồ địa lý Tỉnh Nam Định

Nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh Nam Định ta bắt gặp nhiều tên

gọi, xóm làng, núi, sông hồ, ruộng, biển…Tìm hiểu địa danh giúp ta hiểu

được nguồn gốc của xóm làng, đặc điểm nghề nghiệp truyền thống

Khi nghiên cứu lịch sử của một làng, hay lịch sử nền văn hóa hay một

nhân vật lịch sử, giáo viên có thể kết hợp dạy về địa lý địa phương

Khi giáo viên tổ chức cho học sinh học tập, tham quan tại khu nhà

tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh Trước khi đến với khu nhà tưởng

niệm, giáo viên có thể giới thiệu trước cho học sinh như sau: Xuân Trường

là huyện nằm phía Đông Nam Tỉnh Nam Định, Phía Bắc giáp tỉnh Thái

Bình, Phía Nam giáp huyện Hải Hậu,Phía Tây giáp huyện Trực Ninh.Khu

nhà tưởng niệm của đồng chí Trường Chinh nằm ở xã Xuân Hồng, huyện

Xuân Trường, tỉnh Nam Định Về vị trí địa lí xã Xuân Hồng nằm ở phía Tây

Bắc của huyện Xuân Trường Phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Vũ Thư

(Thái Bình), phía Đông giáp xã Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Thủy và

Xuân Ngọc Phía Nam và phía Tây giáp sông Ninh Cơ và huyện Trực Ninh

Trang 13

Khi đưa học sinh đi thăm quan, học tập tại bảo tàng Đồng quê, giáo

viên có thể giới thiệu Bảo tàng Đồng quê nằm ở xã Giao Thịnh, huyện Giao

Thủy, tỉnh Nam Định, có diện tích 10,35 km2, dân số hơn 12 nghìn người

Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Đông và Nam

tiếp giáp với biển Đông Việt Nam Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân

Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với hai huyện này

là con sông Sò phân lưu của sông Hồng Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với

tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng Cực Đông là cửa Ba Lạt, cực

Nam là thị trấn Quất Lâm

Việc giáo viên, hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước cho học sinh

về vị trí địa lí ở địa phương cần học tập, tìm hiểu trước sẽ giúp cho học sinh

có cái nhìn tổng quan, khái quát về địa phương đó Việc tích hợp kiến thức

địa lí trong hoạt động ngoại khóa tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ giúp học

Trang 14

sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề về mối quan hệ và

ảnh hưởng của điều kiện địa lí đến lịch sử của địa phương

2 Tích hợp kiến thức giáo dục công dân trong dạy học lịch sử địa phương

tỉnh Nam Định

Kiến thức bộ môn giáo dục công dân có thể tích hợp với nhiều kiến

thức của các bộ môn khác nhằm giáo dục cho học sinh những đức tính tốt

đẹp nhất Nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn Giáo dục công dân gắn

kết với bộ môn Lịch sử như: Học tập và làm theo các đức tính, phẩm chất tốt

đẹp của Bác Hồ, các nhân vật lịch sử (giản dị, siêng năng, kiên trì, chí công

vô tư…) Lòng biết ơn và noi gương những người có công với đất nước Kế

thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bảo vệ di sản văn

hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Bổn phận và trách nhiệm cụ

thể của công dân hiện nay Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác Bảo vệ

hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hợp tác cùng phát

triển Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc và chủ trương hội

nhập, hợp tác quốc tế của Đảng hiện nay

Trang 15

Chân dung cố TBT Trường Chinh (1907 – 1988)

Khi dạy lịch sử Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1945

– 1954, giáo viên giới thiệu với học sinh một trong những nhà lãnh đạo cao

cấp của Đảng: đồng chí Trường Chinh – một người con ưu tú của mảnh đất

Nam Định Giáo viên giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp của cố Tổng bí thư

Trường Chinh để học sinh bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người

có công với cách mạng

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trận trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn,

đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công

với dân tộc, đất nước Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con

người với con người

Trang 16

Trước khi tổ chức cho học sinh hoạt động tham quan và dâng hương tại nhà

tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh giáo viên giới thiệu cho học sinh

về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trường Chinh:

Đồng chí Trường Chinh (1907 – 1988) là một chính khách Việt Nam Ông là

người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam Ông

tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, ở thôn Hành

Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Cụ nội ông tên

là Đặng Xuân Bảng, đỗ Tiến sĩ tam giáp đệ nhất danh năm 1856 Cha ông là

cụ Đặng Xuân Viện, là một nhà nho yêu nước Do truyền thống giáo dục của

gia đình, được sự giáo dục của cha, từ nhỏ ông đã được làm quen với Tứ

thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử

theo truyền thống Nho học Khi lớn lên ông bắt đầu tiếp xúc Tây học Năm

1925 ông học bậc Thành chung tại Nam Định (nay là trường THPT Chuyên

Lê Hồng Phong), ông đã tham gia phong trào đòi ân xá cho Phan Bội Châu,

lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Châu Trinh Năm

1926 ông bị trường đuổi học Năm 1927 ông chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học

ở trường Cao đẳng Thương mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách

mạng Đồng chí Hội Năm 1929 ông tham gia cuộc vận động thành lập Đông

Dương Cộng sản đảng ở Bắc kì và trở thành một trong những đảng viên đầu

tiên của đảng này Năm 1930, ông được chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ

động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương Cuối năm này, ông bị

Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự

do Giai đoạn 1936 – 1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ cùng Hoàng Văn Thụ

và Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy

ban Mặt trận Dân chủ Bắc kì Năm 1940, ông được cử làm chủ tịch báo Cờ

Trang 17

giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc kì, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp.

Từ những năm sau đó ông trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng Cộng

Trang 18

Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan học tập, dâng hương tại nhà tưởng

niệm cố Tổng bí thư Trường Trinh ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường,

tỉnh Nam Định

Ngày đăng: 24/10/2017, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông
2.. Đỗ Hồng Thái, Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, Thái Nguyên (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịchsử ở trường trung học phổ thông
3.. Nguyễn Cảnh Minh (Chủ biên), Giáo trình Lịch sử địa phương, Nxb Đại học Sư phạm (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử địa phương
Nhà XB: Nxb Đạihọc Sư phạm (2007)
4.. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia (2007)
5..Bộ Giáo dục và đào tạo, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS, Nxb Giáo dục (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy họcmôn Lịch sử ở trường THCS
Nhà XB: Nxb Giáo dục (2002)
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo dục công dân 6, Nxb Giáo dục Việt Nam (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 6
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam(2007)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w