Đề tài đề cập đến những nét đặc trưng về năng lực cạnh tranh của Công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
LỜI MỞ ĐẦU Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường. Thị trường tiêu thụ bánh kẹo trong nước đang mở rộng, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thâm nhập vào các khoảng trống. Trong những năm qua có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường, nhưng những doanh nghiệp cũ vẫn giữ được thị phần của mình chủ yếu là nhờ lí do này. Tuy nhiên trong khoảng 10 -15 năm nữa khi thị trường chỉ tăng trưởng ít thì cường độ cạnh tranh sẽ dữ dội hơn rất nhiều. Khi đó chỉ có những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mới tồn tại được trong thị rường này. Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nhằm để xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, dài hạn cho mình để thắng được đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Muốn như vậy trước hết phải có nguồn lực và sau nữa là phải bằng những khả năng, kỹ năng, nghệ thuật khai thác các nguồn lực hiện có để xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Công ty bánh kẹo Hải Hà không nằm ngoài quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, đã giúp em hiểu rõ hơn hoạt động thực tế của một doanh nghiệp, rèn luyện thêm khả năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh thực tiễn ở cơ sở. Với tính chất quan trọng bao trùm của yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà”. Vì thời gian và vốn kiến thức có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào ba công cụ cạnh tranh chủ yếu đó là sản phẩm, giá và thời gian-dịch vụ. Đề tài đề cập đến những nét đặc trưng về năng lực cạnh tranh của Công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty với kết cấu như sau: 1 Phần thứ nhất: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần thứ hai: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần thứ ba: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà. Vì vốn kiến thức chưa thật đầy đủ và thời gian có hạn nên đề tài không thể không có những sai sót. Nhưng với sự cố gắng, nổ lực của bản thân để thực hiện tốt đề tài của mình hy vọng sẽ có một phần đóng góp vào những chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Văn Lư và các cán bộ phòng kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 2 PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành sản xuất bánh kẹo nước ta thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Công ty hiện có 7 đơn vị thành viên gồm 5 xí nghiệp trực thuộc và 2 liên doanh nước ngoài. Trụ sở công ty đặt tại: Số 25-Đường Trương Định- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Tên giao dịch: Hải Hà Company. Viết tắt: HAIHACO. Với hơn 40 mươi năm hình thành và phát triển, công ty đã trải qua các giai đoạn sau: _Giai đoạn 1959-1961: Tháng 11 năm 1959, Tổng công ty nông thổ sản miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thử nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với 9 cán bộ của công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960, thực hiện chủ trương của Tổng công ty, cơ sở đã đi sâu nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng miến từ đậu xanh. Và ngày 25/12/1960 Xưởng Miến Hoàng Mai ra đời, đánh dấu bước đi đầu tiên cho sự phát triển của công ty sau này. _ Giai đoạn 1962-1967: Đến năm 1962, Xí nghiệp Miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Thời kỳ này Xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất các mặt hàng dầu, tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm, vừa phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại 3 chổ. Từ đó nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Thực Nghiệm Hải Hà. Ngoài sản xuất bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, cháo tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, dầu đạm tương, bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em và bước đầu nghiên cứu mạch nha. _ Giai đoạn 1968-1991: Tháng 6 năm 1970, thực hiện chủ trương của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy Hải Châu bàn giao sang với công suất 900tấn/ 1năm. Với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột và lấy tên là Nhà Máy Thực Phẩm Hải Hà, với số cán bộ công nhân viên là 555 người. Đến 1980, nhà máy chính thức có 2 tầng nhà với tổng diện tích sử dụng là 2500m2, số cán bộ công nhân viên là 900 ngưòi. Năm 1988, do việc sáp nhập các cán bộ nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này nhà máy mở rộng và phát trển thêm nhiều dây chuyền sản xuất, dần dần hoàn chỉnh luận chứng kinh tế. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi. Một lần nữa nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Kẹo Xuất Khẩu Hải Hà.Với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 1% đến 15%, sản xuất từ chổ thủ công đã dần tiến tới cơ giới hoá 70-80% với số vốn nhà nước giao từ ngày 1/1/1991 là 5454 triệu đồng. _Giai đoạn 1992 đến nay: Tháng 1/1992, nhà máy chuyển về Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Theo quyết định 397 của Bộ công nghiệp nhẹ ngày 15/4/1994 nhà máy được quyết định đổi tên thành Công Ty Bánh Kẹo Hải Hà với tên giao dịch HAIHACO trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Năm 1993 công ty liên doanh với công ty Kotobuki(Nhật Bản) thành lập liên doanh Hải Hà- Kotobuki. Với tỷ lệ góp vốn: . Việt Nam 30% (12tỷ). . Nhật Bản 70% (28tỷ). 4 Năm 1995 thành lập liên doanh Hải Hà- Miwon (Hàn Quốc) tại Việt Trì. Với số vốn góp của Hải Hà là 1tỷ đồng. Năm 1996 thành lập liên doanh Hải Hà - Kameda tại Nam Định với số vốn góp của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 1998 do hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty 1. Tính chất và nhiệm vụ sản suất 1.1. Cơ cấu sản xuất của Công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu sản xuất của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà Hiện nay Công ty có 5 xí nghiệp: 5 PX giấy bột XN Bánh XN Kẹo XN Phụ Trợ XN t.phẩm Việt TRì XN dinh dưỡng N.Định PX bánh kem xốp PX bánh bích quy PX l m à bột gạo PX kẹo cứng Px kẹo mềm PX kẹo gôm PX cơ khí PX kẹo các loại PX kẹo Jelly PX ke m xốp các loạ i Công ty bánh kẹo Hải Hà Hải H - Kotobukià Miwon VN Xí nghiệp bánh gồm 3 phân xưởng: phân xưởng bánh kem xốp, phân xưởng bánh bích quy và phân xưởng làm bột gạo. Xí nghiệp kẹo gồm 3 phân xưởng: phân xưởng kẹo cứng, phân xưởng kẹo mềm, phân xưởng kẹo gôm. Xí nghiệp phụ trợ: sữa chữa máy móc thiến bị, chế biến một số nguyên liệu như bột giấy, cắt giấy . Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì có các phân xưởng sản xuất kẹo các loại và phân xưởng kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc. Xí nghiệp Nam Định có phân xưởng sản xuất bánh kem xốp các loại. Với đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo cùng với sự đa dạng về chủng loại Công ty đã áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền, đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất chính, sản xuất phù trợ và phục vụ sản xuất về không gian cũng như thời gian. Hệ thống kho hàng, lực lượng vận chuyển nội bộ và vận tải bên ngoài, cùng với bộ phận sản suất phù trợ đã đáp ứng kịp thời cho bộ phận sản xuất chính. Trên sơ sở này đã đảm bảo sự cân đối giữa các phân xưởng, quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng với 3 ca làm việc trong một ngày và giờ “chết” hầu như không có. Với một cơ cấu sản xuất khá phù hợp đã kết hợp hiệu quả lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng cho Công ty có được một bộ máy quản lý tinh giảm, hiệu quả góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chức năng và vị trí các bộ phận của Công ty được sắp xếp như sau: Tống giám đốc được sự giúp đỡ của PTGĐ kinh doanh và PTGĐ tài chính trong việc nghiên cứu, điều hành, tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 6 Phòng kinh doanh: Gồm 18 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, còn lại là các nhân viên phụ trách các mảng công việc. Phòng kinh doanh có chức năng: ∗ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. ∗ Điều độ sản suất và lập kế hoạch. ∗ Cung ứng vật tư sản xuất, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua vật tư thiết bị. ∗ Ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm. ∗ Tổ chức hoạt động Marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo, mở rộng thị trường lập ra các chiến lược tiếp thị. ∗ Lập kế hoạch phát triển cho các năm sau. Phòng kỹ thuật : Gồm có 18 người. Phòng kỹ thuật có chức năng: ∗ Nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ. ∗ Theo dõi thực hiện quá trình công nghệ. ∗ Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới. ∗ Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. ∗ Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm Phòng tài vụ: Gồm có 14 nhân viên, trong đó có trưởng phòng, phó phòng, kế toán trưởng còn lại là các nhân vien kế toán. Với chức năng: ∗ Đảm bảo vốn hoạt động sản xuất khinh doanh ∗ Tổ chức công tác hạch toán kế toán ∗ Đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên ∗ Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm ∗ Phân phối nguồn thu nhập Phòng hành chính-tổ chức, lao động-tiền lương: gồm 22 nhân viên, có chức năng: 7 ∗ Tổ chức hành chính, lao động, tiền lương ∗ xây dựng chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội . ∗ Tuyển dụng lao động. ∗ Phụ trách về bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. ∗ Tiếp khách Phòng y tế, bảo vệ nhà ăn có chức năng bảo vệ, kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, tổ chức bữa ăn giữa ca và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Hệ thống các cửa hàng có chức năng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống nhà kho có chức năng dự trữ nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất, dự trữ, bảo quản sản phẩm làm ra. 8 ơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ` 9 TỔNG GIÁM ĐỐC LD HẢI H - KOTOBUKI À LD HẢI HÀ- MIWON PTGĐ KINH DOANH PTGĐ T I CH NHÀ Í PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KD Hệ thống cửa h ngà Nhóm Mar Kho Đội xe XN bánh XN kẹo XN phụ trợ XN Việt Trì XN Nam Địn h Nh à ăn Ban bảo vệ Văn phòn g Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng ĐT- PT Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, ứng với cấp quản lý nào sẽ có người ra quyết định ở cấp đó. Với các bộ phận và các cấp có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, giữa các phòng ban có mối liên hệ và phối hợp tương đối chặt chẽ. Đảm bảo luồng thông tin trong nội bộ doanh nghiệp luôn được lưu thông. Sự phân cấp phân quyền rõ ràng giữa các cấp không có các quyết định chồng chéo. Đây chính là một điểm mạnh của Công ty với bộ máy quản trị có hiệu lực và quyền uy. Bảo đảm tăng hiệu quả của các quyết định, tăng hiệu quả trong kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty. 1.3. Nhiệm vụ. ∗ Sản xuất kinh doanh bánh kẹo cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước và từng bước xâm nhập thị trường ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, phát triển thêm những mặt hàng mới có chất lượng cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. ∗ Tăng cường công tác cải tiến, đổi mới công nghệ. Nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. ∗ Thực hiện các nhiệm vụ và nghiã vụ đối với nhà nước. ∗ Không ngừng nâng cao công tác quy hoạch đào tạo cán bộ. ∗ Thực hiện phân phôí theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với cán bộ công nhân viên. 10