Giải pháp 3: Áp dụng ma trận B.C.G xây dựng chiến lược phát triển sả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà (Trang 72 - 77)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty

3. Giải pháp 3: Áp dụng ma trận B.C.G xây dựng chiến lược phát triển sả

a) Nội dung giải pháp:

Sử dụng ma trận B.C.G để xác định vị trí các sản phẩm chủ yếu để đề ra các chính sách sản phẩm.

MA TRẬN B.C.G

Vị trí ngôi sao

- Khả năng sinh lời cao - Triển vọng phát triển trên thị trương lớn.

- Rủi ro thấp.

Vị trí dấu chấm hỏi ? - Khả năng sinh lời thấp. - Triển vọng phát triển trên thị trường lớn.

- Đầu tư lớn. - Rủi ro cao. $

Vị trí con bò sữa

- Đầu tư đã lâu, đã thu hồi được vốn. - Vẫn sinh lời

- Có phần thị trường lớn

Vị trí gánh nặng

- Không mang lại hiệu quả.

- Vẫn được duy trì nếu cần thiết

Từ tình hình tiêu thụ các sản phẩm, sự tăng trưởng về thị trường, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ đã được phân tích ở Phần Thứ Hai ta có thể xác định vị trí các sản phẩm của Công ty theo ma trận B.C.G như sau:

Ma trận B.C.G áp dụng cho các sản phẩm của Công ty

Vị trí ngôi sao

Kẹo Jelly; Kẹo cà phê; Kẹo cứng có nhân; Kẹo Karamen; Bánh dạ lan hương, Bánh thuỷ tiên

Vị trí dấu chấm hỏi ? Kẹo Chew; bánh Cẩm chướng; Bánh bông hồng vàng, Bánh bổ sung DHA, Bánh Bổ sung Canxi $

Vị trí con bò sữa

Kẹo sữa mềm; Bánh kem xốp; Kẹo cân, Bánh kẹo kem, Bánh kẹo hộp

Vị trí gánh nặng

Waldisney, Bánh cân mặn, Kẹo hoa quả mềm, kẹo gôm

Từ ma trận trên ta thấy Công ty đã có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, có vị trí ngôi sao, có vị trí con bò sữa, có vị trí dấu chấm hỏi đó là biểu tượng của kiềng 3 chân vững chắc cho Công ty tồn tại và phát triển. Tuy nhiên để thắng lợi trong cạnh tranh Công ty phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của mình.

Cụ thể :

- Đối với các sản phẩm ở vị trí “ngôi sao” Công ty phải đầu tư theo hướng chuyên môn hoá, kết hợp với đa dạng hoá mẫu mã bao gói, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng thị phần.

- Đối với các sản phẩm ở vị trí “con bò sữa” khai thác triệt để, duy trì sản lượng thu lợi nhuận.

- Đối với các sản phẩm ở vị trí “gánh nặng” thu hẹp sản xuất, tận dụng máy móc thiết bị, nhân công chuyển sang sản phẩm khác.

- Đối với các sản phẩm ở vị trí “dấu chấm hỏi” nên có chiến lược đầu tư hợp lý, nhất là về phương diện các hoạt động thông tin quảng cáo.

a) Điều kiện thực hiện:

- Phải có thông tin từ hoạt động nghiên cứu thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, bao bì... của sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

- Từ kết quả tiêu thụ, phân tích đánh giá rút ra triển vọng của từng loại sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường.

4. Giải pháp 4: Áp dụng ma trận SWOT trong việc phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty

a) Nội dung giải pháp:

Từ kết quả phân tích nội bộ Công ty, đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của Công ty ở Phần Thứ Nhất, Hai và dựa trên thực tế thị trường bánh kẹo hiện nay với những cơ hội và nguy cơ mang lại. Ta có ma trận SWOT áp dụng cho Công ty như sau:

Ma trận SWOT Mặt mạnh (S) - Có uy tín nhiều năm. - Chủng loại sản phẩm đa dạng.

- Lao động đáp ứng yêu cầu. - Mạng lưới tiêu thụ rộng.

Mặt yếu(W)

- Chưa có sản phẩm cao cấp, đặc sắc độc đáo.

- Máy móc thiết bị chưa đồng bộ.

- Tình hình tài chính ổn định chưa thật hoàn thiện. Chưa có bộ phận Marketing.

- Chưa áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

Cơ hội (O)

- Thị trường tiêu thụ trong nước và khu vực ngày càng mở rộng. - Nhà nước, và ngành đang có những biện pháp tích cực hỗ trợ . SiOj - Thị trường tiêu thụ mở rộng, nhất là ở các tỉnh xa.

- Đa dạng hoá kết hợp chuyên môn hoá sản phẩm

- Phát triển sản xuất

WiOj

- Có cơ hội mở rộng thị trường nhưng thị trường cao cấp khó thâm nhập

- Có cơ hội tăng thị phần nhưng không hiểu rõ đói thủ cạnh tranh cũng như nhu cầu tương lai của thị trường

Nguy cơ (T)

- Bánh kẹo nhập lậu,hàng giả đang có chiều hướng tăng. - Sự quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ.

- Người tiêu dùng thiếu thông tin, hướng dẫn sử dụng cụ thể khi sử dụng. - Các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh, năng động. SiTj - Nguồn lực ổn định, có biện pháp chống hàng giả. - Các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh, năng động nhưng Công ty có chủng loại đa dạng nhất

- Sự quản lý của Nhà nước chưa chặt chẽ. Có thể gây cạnh tranh không lành mạnh nhưng nguồn lực của Công ty ổn định

WiTj

- Các đối thủ cạnh tranh có thể chiếm lĩnh thị trường cao cấp trong tương lai, Công ty không thể thâm nhập

- Thiếu thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh

Từ việc sử dụng ma trận SWOT sẽ cho thấy một các tổng quát về những cơ hội, nguy cơ cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. Trên cơ sở kết hợp điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để xây dựng các chiến lược đúng đắn nhằm khai thác tối đa lợi thế vốn có và giảm bớt các nguy cơ tiềm ẩn.

Kết hợp giữa cơ hội(O) và mặt mạnh(S), ta có S1O1, S2O2, S1O3... ta thấy Công ty rất có điều kiện phát triển thị trường, nhờ có uy tín, sản phẩm phong phú, mạng lưới phân

phối rộng kết hợp với cơ hội phát triển thị trường do nhu cầu ngày càng tăng. Từ đây cho thấy trong tương lai Công ty cần sử dụng có hiệu quả các lợi thế cạnh tranh của mình để tiếp tục phát triển sản xuất.

Kết hợp W1O1 ta thấy Công ty có cơ hội phát triển thị trường nhưng khả năng thâm nhập thị trường cao cấp là rất khó khăn do gặp phải điểm yếu của mình là không có sản phẩm cao cấp, độc đáo. Công ty cần có biện pháp để tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển về cố lượng, mà yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao nên Công ty cần có một sự thay đổi tích cực đưa ra những sản phẩm có giá trị tiêu dùng ngày càng lớn.

Kết hợp S2T4 ta thấy Công ty gặp phải nguy cơ rất lớn là các đối thủ cạnh tranh mạnh có thể giành giật thị trường của mình, nhưng Công ty có thể tận dụng điểm mạnh về chủng loại sản phẩm để ngăn chặn nguy cơ này.

Kết hợp W3T4 ta thấy điểm yếu của Công ty là chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nên có thể dẫn đến nguy cơ là không nhận biết được các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, nguy cơ mất dần thị trường. Nên việc thành lập phòng Marketing là rất cần thiết.

b) Điều kiện thực hiện

- Phải có kết quả của việc phân tích, đánh giá môi trường nội bộ của Công ty, mô trường ngành, môi trường nền kinh tế.

- Phải có cán bộ có trình độ, có tầm nhìn bao quát để xây dựng và rút ra những kết luận chính xác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w