Công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Thép Việt - Ý
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại, duy trì và phát triển, các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, tài chính, quản lý kinh doanh… Trong đó sản xuất luôn là vấn đề chủ chốt và cơ bản nhất, quyết định toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội, tạo ra các sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội Bên cạnh đó, sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những lợi thế cạnh tranh để không bị các doanh nghiệp khác lấn át, gây bất lợi và ảnh hưởng tới mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp Trong xu thế ấy thì vai trò của công tác kế toán giữ vai trò ngày một quan trọng và là then chốt của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa quan trọng đó của công tác kế toán, là sinh viên của một trường kinh tế với hành trang tri thức được bồi đắp trong suốt 4 năm đèn sách trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần thép Việt – Ý, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo – PGS.TS Đặng Văn Thanh em đã hoàn thành bài báo cáo của mình.
Kết cấu bài báo cáo được chia thành 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần Thép Việt – Ý.
Phần 2: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Thép Việt - Ý.
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2- Tên công ty: Cổ Phần Thép Việt – Ý
- Địa chỉ: Xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam – Italy steel joint – stock company- Tên viết tắt: VIS
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, với những nỗ lực hết mình trong lao động và sáng tạo, lưu danh cùng các công trình tầm vóc thế kỷ và có vị thế vững mạnh trên thị trường quốc tế, và trong nước Ngày 01/01/2000 Tổng giám đốc Tổng Công Ty Sông Đà có quyết định số 19/TCT-VPTH thành lập nhà máy thép Việt Ý Nhà máy thép Việt Ý được đầu tư một dây chuyền thiết bị cán thép và đồng bộ do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thép Danieli – Italy cung cấp Nhà máy chính thức đi vào sản xuất thương mại từ tháng 3/2002, thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ngày 26/03/2003 Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 1748/QĐ-BXD phê duyệt phương án cổ phần hoá nhà máy thép Việt – Ý.
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần thép Viêt - Ý là doanh nghiệp sản xuất thép và cung ứng thép trên thị trường theo nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2 Nhiệm vụ
Hoạt động chính của công ty cổ phần Thép Việt – Ý là:
– Sản xuất thép xây dựng cán nóng đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, sản phẩm thép có chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn đã ký.
– Đưa thép vào thị trường quốc tế và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và ngoài nước.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Như chúng ta thấy, bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Người tối cao và duy nhất có quyển ra quyết định trong Công ty là
Trang 3Tổng giám đốc với sự trợ giúp của các Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật cùng các phòng ban thực hiện chức năng của riêng mình (sơ đồ 1 – phụ lục).
* Tổng giám đốc công ty
Tổng Giám Đốc công ty là người đứng đầu công ty,chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều khiển chỉ đạo các phòng ban chức năng của công ty Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể người lao động của công ty.
* Phó Tổng giám đốc công ty
Là người có vai trò quan trọng đứng thứ hai sau tổng giám đốc Phó tổng giám đốc giúp đỡ trực tiếp cho Tổng giám đốc, là người sẽ đảm nhiệm thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể người lao động của công ty Có hai phó tổng giám đốc:
+ Phó tổng giám đốc KT – SX+ Phó tổng giám đốc TC – KD
* Phòng kế hoạch
Đảm nhiệm rất nhiều vai trò vừa nghiên cứu vừa giám sát thị trường để lập ra kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh, đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh của công ty luôn được lưu thông mở rộng.
Trang 41.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2007 VÀ 2008 (Biểu số 1 – phụ lục)
Qua số liệu bảng kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 của công ty tăng 261.487.422.058 đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 17,67% Một số loại chi phí như chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2007 Trong đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó phản ánh một cách đầy đủ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Lợi nhuận đạt được trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 513,23% tương đương với 112.463.132.159 đồng Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng, năm 2008 so với năm 2007 là 207,64 và số tiền tăng lên là 4.577.356.863 đồng.
Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2007 Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt 147.282.462.598 đồng, tăng 466,38% chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Qua bảng phân tích sơ bộ trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định, thậm chí còn khá mạnh Trong tình hình kinh tế ngày một khó khăn, công ty cần duy trì và phát huy năng lực hơn nữa để không những đứng vững mà còn tiến xa hơn.
Trang 5PHẦN 2
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN2.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần Thép Việt – Ý tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung (Sơ đồ 2).
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
* Kế toán trưởng
Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám sát việc chỉ đạo hiện, tổ chức công tác kế toán, giúp đắc lực cho giám đốc trong việc quản lý nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo các khoản thanh toán, thu, chi một cách kịp thời chính xác.
* Kế toán tổng hợp
Lập báo cáo quyết toán theo niên độ kế toán và báo cáo ngành quy định Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty Thực hiện việc chi tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Kế toán thuế
Kiểm tra, phản ánh chi phí sản xuất Tính toán giá thành, sản phẩm, lao vụ Định kỳ kiểm kê và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành, cung cấp các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất, giá thành.
* Kế toán công nợ
Chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép tình hình công nợ với người mua, doanh số bán ra, các khoản phải trả người bán và các dịch vụ liên quan.
* Kế toán tiền lương
Tổ chức ghi chép, phản ánh và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời chính xác.
* Kế toán thanh toán
Kiểm tra việc thanh toán tạm ứng và các khoản công nợ, thanh toán với ngân hàng, ngân sách nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
* Kế toán tiền mặt
Trang 6Kế toán thu, chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ Kiểm kê tiền mặt thực tế hàng ngày và đối chiếu với số liệu ở quỹ và số kế toán tiền mặt.
* Kế toán vật tư TSCĐ
Phản ánh số lượng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tăng giảm TSCĐ, tài sản tại đơn vị, trích khấu hao TSCĐ.* Thủ quỹ
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc về tiền mặt, tiền quỹ hàng ngày.
2.2 CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CTY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý.
Công ty cổ phần Thép Việt – Ý thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ – B TC ngày 20/03/2006 do Bộ tài chính ban hành.
– Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.– Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
– Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung.
– Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.– Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng.
– Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
– Phương pháp tính giá vốn thực tế hàng xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền.
2.3 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU2.3.1 Phân loại, đánh giá
– Phân loại:
Căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế, tính chất lý hoá học và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất, NVL trong công ty bao gồm các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính+ Nguyên vật liệu phụ+ Nhiên liệu, năng lượng+ Phụ tùng thay thế
+ Vật liệu, thiết bị XDCB– Đánh giá:
Nguyên vật liệu ở công ty được đánh giá tại thời điểm mua, nhập kho và xuất kho.
Trang 7+ Tại thời điểm mua: nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc (giá mua), các loại thuế không được hoàn lại.
+ Tại thời điểm nhập kho: Giá gốc bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản và các chi phí liên quan được trực tiếp khấu trừ đi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua.
+ Tại thời điểm xuất kho: giá nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trị giá thực tế Số lượng x đơn giá thực tế bình quân gia quyền
Xuất kho = xuất kho
Trị giá tồn đầu kỳ Trị giá nhập trong kỳĐơn giá thực tế BQGQ =
Số lượng tồn đầu kỳ Số lượng nhập trong kỳ
VD: thép tồn kho đầu tháng 6/2009 là 200 tấn, đơn giá là 12triệu đồng/tấn* Ngày 0 2/06/2009 nhập kho 505,5 tấn, đơn giá là 13triệu đồng/tấn* Ngày05/06/2009 xuất kho 302 tấn
* Ngày 16/06/2009 nhập kho tiếp 400 tấn, đơn giá 14triệu đồng/tấn (200x12)+(505,5x13)+(400x14)
2.3.2 Chứng từ sử dụng
– Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)– Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)– Biên bản kiểm nghiệm NVL– Bảng kê mua hàng (Mẫu 06-VT)– Bảng phân bổ nguyên vật liệu
2.3.3 Tài khoản sử dụng
Trang 8TK 152 “NGUYÊN VẬT LIỆU” và các TK liên quan khác như: 111,112,133,311,333,621,627…
2.4.1 Phân loại, đánh giá, khấu hao
– Phân loại: TSCĐ được chia làm 2 loại
+ TSCĐ vô hình bao gồm các công thức, các kiểu mã, bản thiết kế sản phẩm của công ty…
+ TSCĐ hữu hình bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, dụng cụ quản lý…– Đánh giá: TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế
Công thức tính như sau:
VD:
Trang 9Ngày 19/05/2009 công ty đã nhượng bán 1 ôtô nguyên giá 1.200.000.000VNĐ tuổi thọ là 12 năm, ôtô đã sử dụng được 3 năm, giá bán được thoả thuận (bao gồm cả VAT 10%) là 850.000.000VNĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02 – TSCĐ)
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06 – TSCĐ)– Phương pháp kế toán:
VD: Tăng TSCĐ hữu hình
Ngày 09/09/2009, mua trong nước 1 xe ôtô sử dụng cho bộ phận quản lý với giá mua là 300.000.000đ, được mua sắm bằng quỹ phúc lợi, thuế GTGT 10% Căn cứ hoá đơn GTGT số 1256, kế toán hạch toán:
Nợ TK 133(2): 30.000.000đ Có TK 112: 330.000.000đ
Có TK 411 300.000.000đ
2.5 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG2.5.1 Các hình thức trả lương của công ty
– Trả lương theo thời gian và được xác định theo công thức:
Số tiền lương = số ngày làm việc X lương bình quân ngày
Số ngày làm việc = số ngày chế độ – số ngày vắng mặt và ngưng việc + số ngày làm thêm.
– Trả lương theo hình thức khoán:
Số tiền lương = số lượng nhập kho của từng loại sản phẩm X đơn giá lương của từng loại sản phẩm.
VD: Trong tháng 03/2009 của công nhân Vũ Đình Tuấn ở tổ cán Kế toán tính ra tiền lương SP cho anh Tuấn như sau:
Số lượng sản phẩm thép ф 10÷12 hoàn thành trong tháng là tấn sp, thép ф 13÷ 40 là 50 tấn sản phẩm.
Trang 10+ Đơn giá cho sp thép ф 10÷12 là 30.000(đ/tấn sp)+ Đơn giá cho sp thép ф 13÷ 40 là 26.000(đ/tấn sp)Vậy lương phải trả cho anh Tuấn là:
(100 x 30.000) + (50 x 26.000) = 4.300.000đ
2.5.2 Chứng từ sử dụng
– Bảng chấm công (mẫu số 01a – LĐTL)
– Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 – LĐTL)
– Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu số11 – LĐTL)– Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số03 – LĐTL)
– Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06 – LĐTL)
2.5.3 Tài khoản sử dụng
TK 334 “phải trả công nhân viên”, TK “phải trả phải nộp khác”, TK 335 “chi phí phải trả”, ngoài ra còn sử dụng các TK liên quan khác như TK111,112,622,641,642…
Nợ TK 627: 14.962.500đ(78.750.000 x 19%)Nợ TK 334: 4.725.000đ(78.750.000 x 6%) Có TK 338: 19.687.500đ
2.6 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN2.6.1 Nội dung
Vốn bằng tiền của công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, các khoản chứng từ ngắn hạn.
Trang 11+ Biên lai thu tiền
+ Giấy rút gọn dự toán kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt+ Biên bản kiểm kê quỹ
TK 111 – “TiÒn mÆt ” ph¶n ¸nh t×nh h×nh thu chi vµ hiÖn cã cña tiÒn mÆt
t¹i quü doanh nghiÖp.
Trang 12Ngày 29/10 công ty chi trả tiền điện cho công ty điện lực thành phố Hà Nội tổng thanh toán là 559.763đ đã bao gồm thuế GTGT 10% Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ vào hóa đơn, kế toán viên định khoản nh sau :
• Chứng từ kế toán sử dụng:
Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng Các bản kê sao của ngân hàng kèm chứng từ gốc nh ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản
• Tài khoản sử dụng:
TK112 “ Tiền gửi ngân hàng ” sử dụng phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về số tiền doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Trang 13Có TK 112
VD4: Ngày 20/11/2009 Công ty đến ngân hàng rút tiền gửi ngân hàng
về nhập quỹ tiền mặt là 40.000.000đ Kế toán hạch toán nh sau:
- Kế toỏn tập hợp và phõn bổ chi phớ nhõn cụng trực tiếp ( Biểu số10 -phụ lục)+ Chi phớ nhõn cụng trực tiếp bao gồm: cỏc khoản phải trả cho người lao
động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, cỏc khoản phụ cấp, cỏc khoản trớch theo lương.
+ Để tập hợp chi phớ nhõn cụng trực tiếp, kế toỏn sử dụng TK 622 “ chi phớ nhõn cụng trực tiếp”
+ Phương phỏp hạch toỏn.
VD: căn cứ vào bảng phõn bổ chi phớ nhõn cụng trực tiếp, kế toỏn định khoản như sau:
Nợ TK 622: 810.000.000đ Cú TK 334: 810.000.000đ
– Kế toỏn tập hợp và phõn bổ chi phớ sản xuất chung (Biểu số 4 –phụ lục)
Trang 14+ Chi phí sản xuất chung bao gồm:chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất, chi phí dịch vụ mau ngoài, chi phí khác bằng tiền.
+ Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “ chi phí sản xuất chung”.
– Đối tượng tính giá thành:
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất thép là quá trình liên tục, khép kín, trong quá trình sản xuất không có bán sản phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài mà chỉ có thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất công nghệ đó Do đó Công ty xác định đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản lượng thép thành phẩm trong kỳ tính giá thành.
– Phương pháp tính giá thành:
Công ty cổ phần thép Việt Ý không tính giá thành sản phẩm trên phần mềm kế toán mà chỉ tập hợp chi phí trên máy tính, in các sổ phục vụ cho việc tính giá thành còn công tác tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên bảng Excel.
Nên giá thành sản xuất sản phẩm được xác định theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
VD: Trong tháng 07/2009 công ty đã sản xuất được 20.000 tấn thép, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 93.783.000.000đ+ Chi phí nhân công trực tiếp: 25.200.000.000đ+ Chi phí sản xuất chung: 16.750.000.000đ
93.783.000.000 + 25.200.000.000 + 16.750.000.000 = 135.733.000.000 đồngGiá thành đơn vị của thép trong tháng 07/2009 là: 135.733.000.000/20.000
= 6.786.650(đồng/tấn)
2.8 KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT BÁN HÀNG
Trang 152.8.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Tại công ty chỉ áp dụng một hình thức bán hàng trực tiếp Các cá nhân, tổ chức mua hàng có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán trả sau với mức lãi suất thoả thuận.
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho và phiếu thu tiền, kế toán định khoản:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán.
Có TK: Giá bán chưa có thuế GTGT (Doanh thu bán hàng chưa thuế) Có TK 333(1): Thuế GTGT đầu ra.
VD: Theo hoá đơn số 0006621 ngày 30/11/2009 công ty CP Địa Ốc MB mua 18 tấn thép D10SD490 với tổng giá thanh toán là 217.800.000VNĐ, thuế GTGT 10%, công ty thanh toán bằng tiền mặt Kế toán định khoản:
Có TK 511: 198.000.000đ Có TK 333(1): 19.800.000đ
2.8.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
VD: Căn cứ vào hoá đơn số 0001265 ngày 01/09/2009 đã bán cho công ty CP TM Thái Hưng với số lượng lớn là 10.000 tấn thép, công ty đã đồng ý chiết khấu 1%, trị giá lô hàng là 110.000.000.000VNĐ, thuế VAT 10% Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 333(1): 110.000.000đ Có TK 111: 1.210.000.000đ
2.8.3 Kế toán giá vốn hàng bán
Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm xác định được giá vốn hàng xuất kho của công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ ta có công thức sau:
Đơn giábình quân
Trị giá vốn của
hàng tồn đầu kỳ +
Trị giá vốn của hàngnhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn
đầu kỳ+SL hàng nhập trong kỳ
Trang 16Trị giá vốn hàng xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng xuất kho
VD: Để tính giá xuất kho cho sản phẩm thép D20SD490 trong tháng 03/2009, kế toán dựa vào số liệu như sau:
Số lượng tồn đầu tháng:
5000 tấn – giá trị tồn đầu tháng: 55.000.000.000VNĐSố lượng nhập trong tháng:
10.000 tấn – giá trị nhập trong tháng là: 100.000.000.000VNĐ+ Trong tháng xuất bán: 7.000 tấn
55.000.000.000 + 100.000.000.000Đơn giá bình quân =
2.8.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: Chi phí về nhân viên quản lý, vật liệu dùng cho quản lý, chi phí về đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
– TK sử dụng:
Trang 17TK 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp”, ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 111,112,152,241,331,334,338…
bán hàng
Doanh thu thuần bán
-Giá vốn hàng
-Chi phí bán hàng
-Chi phí quản lý doanh
Có TK : 68.805.195.600đ– Kết chuyển chi phí bán hàng:
Có TK 8211: 2.323.546.517đ– Kết chuyển lợi nhuận trong tháng:
Có TK 421: 18.564.094.860đ
Trang 18PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT3.1 THU HOẠCH
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Thép Việt – Ý đã giúp em hiểu thêm về công tác kế toán Kế toán là một ngành khoa học và ngày nay khi mà kinh tế phát triển vượt bậc thì công tác kế toán là một ngành không thể thiếu ở mỗi công ty Công ty cổ phần Thép Việt – Ý đã đạt được những thành quả kinh doanh cao Bên cạnh đó thì công ty đã góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động lớn của xã – huyện Công ty không chỉ góp một phần của cải cho xã hội mà còn là nhân tố thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bộ phận kế toán của công ty đã phát huy được khả năng lớn của mình, với đội ngũ cán bộ kế toán trình độ chuyên môn cao, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao…Công ty đã có một hệ thống tổ chức cơ cấu quản lý, cơ cấu kế toán khá hợp lý và linh hoạt.
3.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT 3.2.1 Ưu điểm
* Về bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty:
Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ phù hợp với quy mô sản xuất của đơn vị Sự quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc đã phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo Công ty trong việc điều hành sản xuất kinh doanh bao gồm từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện.
Cùng với bộ máy quản lý, bộ máy kế toán cũng được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với công tác kế toán trong ngành sản xuất Đó là sự phân công chức năng, nhiệm vụ hợp lý theo các phần hành kế toán đảm bảo không có sự chồng chéo Cùng với trình độ, năng lực, nhiệt tình, trung thực của đội ngũ cán bộ kế toán rất cao đã góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý tại đơn vị.* Về hình thức kế toán:
Hình thức sổ áp dụng hình thức nhật ký chung phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng thời phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán
3.2.2 Nhược điểm
* Về bộ máy tổ chức:
Hiện nay phòng TCKT của Công ty có 1 Kế toán trưởng, 1 phó phòng và 7 nhân viên do đó có cán bộ kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán gây khó
Trang 19khăn trong công tác đối chiếu kiểm tra.* Về cách tính giá thành sản phẩm:
Tại công ty việc tính giá thành theo định mức kinh tế kỹ thuật được xác định từ trước nên chỉ tiêu giá thành này mới chỉ là giá thành định mức, trên thực tế giá thành cỏ thể thấp hơn, cao hơn.
* Về công tác tổ chức kế toán quản trị tại Công ty:
Công tác quản trị là rất cần thiết cho bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh Nó là một phương tiện kinh tế đắc lực giúp cho Ban giám đốc kiểm soát chặt chẽ và đưa ra những quyết sách đúng đắn, có hiệu quả cao cho mọi hoạt động của Doanh nghiệp Nhưng hiện nay Công ty cổ phần thép Việt Ý vẫn chưa chú trọng đến công tác kế toán quản trị, Công ty chưa có bộ phận kế toán riêng làm công tác này như vậy việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty trong việc ra các quyết định về kinh tế tài chính gặp rất nhiều khó khăn.
3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý
Qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán ở công ty cổ phần thép Việt – Ý, bên cạnh những ưu điểm cần phát huy vẫn còn một số tồn tại cần được hoàn thiện, em xin có một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty như sau:
* Thứ nhất: Về bộ máy tổ chức
Công ty có rất nhiều khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong khi đó trị giá của hàng hoá lại lớn Điều này đặt ra cho công tác kế toán trách nhiệm nặng nề: phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình công nợ Phòng TCKT nên có một phó phòng phụ trách, theo dõi kiểm tra tình hình công nợ để theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ của khách hàng kịp thời báo cáo cho lãnh đạo Công ty có quyết định phù hợp không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty cũng như khách hàng.
* Thứ hai: Về cách tính giá thành sản phẩm.
Kế toán chưa nên ghi sổ ngay giá thành sản phẩm nhập kho theo giá thành sản phẩm định mức, mà đến cuối kỳ (cuối tháng) sau khi xác định được công ty chi quá định mức hoặc tiết kiệm so với định mức thì mới tiến hành xử lý.
* Thứ ba: Về công tác tổ chức kế toán quản trị tại Công ty.
Công ty cần tổ chức một bộ phận kế toán chuyên làm công tác kế toán quản trị thường xuyên cung cấp thông tin cho Lãnh đạo Công ty để kịp thời đưa
Trang 20ra những quyết sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
+ Xây dựng về chuẩn mực chi phí: để ra những quyết định đúng đắn, làm chủ được chi phí thì đơn vị cần có một hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn.+ Xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí.
+ Xử lý thông tin từ tài liệu của kế toán tài chính để sử dụng cho kế toán quản trị: Kế toán quản trị phải kết hợp chặt chẽ với kế toán tài chính trong cùng một bộ máy kế toán của doanh nghiệp, trong cùng một quá trình xử lý thông tin.
Trang 21PHẦN KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một “Ngôn ngữ kinh doanh”, được coi là “Nghệ thuật” để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với từng mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin.
Một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác là chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ Thông qua việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm các doanh nghiệp sẽ thấy rõ các khoản chi phí sản xuất để từ đó lên kế hoạch cung ứng, chỉ tiêu tạo điều kiện để sản xuất được tiến hành liên tục đồng bộ Chất lượng công tác hạch toán nói chung và chất lượng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp việc xác định đúng đắn của hiệu quả hạch toán kinh tế nội bộ, thông qua đó mà có biện pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp.
Báo cáo này của em xin được khép lại tại đây Em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô giáo để hoàn thiện bài viết cũng như bổ sung và trau dồi thêm kiến thức của bản thân nhằm phục vụ cho sự nghiệp sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đặng Văn Thanh và Công ty CP thép Việt – Ý đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Trang 22PHẦN PHỤ LỤC
Trang 23MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1 2ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý 2PHẦN 2 5TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT – Ý 5