1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC

102 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý

Trang 1

Lời cảm ơn

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thép Việt – Ý, nhờ sự giúp đỡcủa các thầy cô ở trường và Ban giám đốc công ty, em đã hoàn thành bài luậnvăn đồng thời hiểu một cách cụ thể về những kiến thức đã học ở trường.

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè trường Đại họcKinh tế quốc dân, nhất là khoa Kế hoạch – Phát triển đã truyền đạt nhiều kiếnthức quý giá cho em trong những năm qua Đặc biệt, em xin chân thành cảmơn thầy giáo – TS Nguyễn Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốtthời gian thực tập.

Em xin chân thàn cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kinh doanh đã giúp đỡ,giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của em và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốtkhoá luận của mình.

Rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thầy côcũng như của công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.

Sinh viên.Vũ Thuý Quỳnh.

Trang 2

Phần mở đầu.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũngnhư các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép nói riêng nhiều cơ hội đểphát triển và có cơ hội mở rộng thị trường, vươn ra Thế giới Tuy nhiên, bêncạnh những thuận lợi cũng có không ít những khó khăn đến với doanh nghiệpkhi chúng ta gia nhập tổ chức này Một trong những khó khăn đó là tính chấtcạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn Cạnh tranhkhông chỉ diễn ra giữa các công ty trong nước mà còn giữa doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp nước ngoài ngay trên chính thị trường trongnước Để tồn tại được trong điều kiện đó, bắt buộc các doanh nghiệp phảinâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình Vì thế nâng cao hiệu quảkinh doanh là một vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong điềukiện hiện nay.

Công ty cổ phần thép Việt - Ý là một doanh nghiệp hoạt động trongngành sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, một loại mặt hàng đang có tínhthời sự trong thời gian gần đây Công ty mới đi vào hoạt động được hơn 4năm - một khoảng thời gian tương đối ngắn so với các doanh nghiệp kháctrong cùng ngành vì thế mà còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khi Việt Namgia nhập WTO Vì thế mà nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể cạnh tranhvà đứng vững trên thị trường là một trong những mục tiêu mà toàn thể cán bộcông nhân viên cũng như Ban lãnh đạo trong công ty quan tâm hàng đầu.

Vì thế việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhằm tìm ranhững giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công công ty cổ phầnthép Việt - Ý là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết Xuất phát từ suy nghĩ đó,

Trang 3

em đã quyết định chọn vấn đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa công ty cổ phần thép Việt - Ý” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận văn nhằm tới các mục tiêu sau:

Thứ nhất là, nêu được bản chất của hiệu quả kinh doanh và sự cần thiếtcủa việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung vàcác doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng.

Thứ hai là, làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công tycổ phần thép Việt – Ý giai đoạn 2004 – 2007.

Thứ ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa công ty cổ phần thép Việt - Ý.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và một các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể.

Phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần thép Việt - Ý thuộc Tổng công tySông Đà.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích SWOT.

5 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần Lời cảm ơn, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệutham khảo, chuyên đề gồm ba chương sau:

Chương 1: Hiệu quả kinh doanh: Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt- Ý giai đoạn 2004 – 2007.

Trang 4

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổphần thép Việt – Ý.

Trong quá trình làm chuyên đề mặc dù đã cố gắng hết sức xong cũngkhông thể tránh khỏi những sai sót Tôi mong nhận được sự chỉ bảo của thầycô cũng như các bạn.

Trang 5

Chương I.

Bản chất của hiệu quả kinh doanh và những chỉtiêu đánh giá.

1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.

Đối với mỗi doanh nghiệp, hoạt động trong nền kinh tế khác nhau và mỗithời kỳ khác nhau lại có một mục tiêu khác nhau Tuy nhiên, trong nền kinh tếthị trưòng ở nước ta hiện nay mục tiêu bao trùm lên tất cả mục tiêu của mọidoanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp mình.

Vậy hiệu quả kinh doanh là gì? Để hiểu về hiệu quả kinh doanh, trướchết ta đi tìm hiểu về hiệu quả nói chung Từ trước đến nay, đã có nhiều cáchhiểu khác nhau về hiệu quả Mỗi nhà kinh tế học khi đứng trên mỗi góc độkhác nhau lại đưa ra một cách hiểu khác nhau về hiệu quả.

Theo P.Samerelson và W.Nordhous trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm

1991 thì: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng mộtloại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác”.Quan điểm này thực chất là đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng nguồnlực của nền sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất Khi đó, sự phânbổ là tối ưu, không có một sự phân bổ nào có thể mang lại cho nền kinh tếmột kết quả tốt hơn Có thể nói mức hiệu quả mà tác giả đưa ra là mức hiệuquả lý tưởng và là mức hiệu quả cao nhất mà không có mức nào cao hơn.

Cũng trong cuốn Kinh tế học xuất bản năm 1991 thì nhà kinh tế học

Manfred Kuhn lại cho rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kếtquả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí” Đây thực chất chỉ là một biểuhiện về bản chất chứ không phải là khái niệm của hiệu quả kinh doanh.

Trang 6

Ngành thép cũng như tất cả các ngành sản xuất khác đều quan tâm tớihiệu quả kinh doanh của mình Do đó tổng hợp những khái niệm trên có thểđưa ra một khái niệm phản ánh tương đối đầy đủ những khía cạnh của hiệuquả kinh doanh được áp dụng trong cả ngành thép và các ngành sản xuất khácnhư sau:

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sự pháttriển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và chi phí các nguồnlực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinhdoanh.

Như vậy, hiệu quả kinh doanh là thước đo rất quan trọng của sự tăngtrưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinhtế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Từ những khái niệm trên có thể hiểuvề bản chất của hiệu quả kinh doanh như sau:

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sửdụng các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kếtquả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiệnnhững mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức sau:

       Mục tiêu hoàn thànhHiệu quả kinh doanh (H) =

        Nguồn lực được sử dụng một cách thông minhVới quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữachi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh đượchiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thìkhông thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồnlực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nàođể đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào,có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí

Trang 7

ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho doanh nghiệphoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho doanh nghiệp ngày càng giữ được vị trítrên thương trường.

Đối với ngành sản xuất thép, hiệu quả kinh doanh đạt được trước hếtđược thể hiện qua sản lượng và chất lượng thép sản xuất ra, với sự đa dạng vềchủng loại và sự đảm bảo về chất lượng Bên cạnh đó, cũng cần phải sử dụngcác nguồn lực một cách hợp lý như nguyên nhiên vật liệu (phôi thép, dầu đốtlò, điện…), vốn, chi phí khác (chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phíquản lý…).

Xuất phát từ khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh như trên thìvai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói chung và cáccông ty thép nói riêng là gi?

Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu đựơc.Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệpđồng thời cũng là cơ sở để mở rộng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viêntrong doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạtđộng trong nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh doanh đóng vai trò càngquan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Doanh nghiệp còn lấy hiệu quả kinh doanh làm căn cứ để phân tích và đánhgiá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinhdoanh để từ đó có những điều chỉnh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp lên một mức cao hơn, giúp doanh nghiệp ngàycàng đứng vững trên thị truờng cạnh tranh đầy khốc liệt.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thép cũng vậy, tham gia trong một ngànhsản xuất đang có nhiều cơ hội phát triển trong điều kiện hiện nay đặc biệt làkhi Việt nam gia nhập WTO thì cơ hội phát triển cho ngành thép lại càngnhiều Nhưng cũng chính những cơ hội phát triển đó lại làm cho tính chất

Trang 8

cạnh tranh của ngành ngày càng khốc liệt hơn Điều đó buộc các doanhnghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình nếu như không muốn bịtụt hậu, không muốn bị đối thủ cạnh tranh loại khỏi thương trường Do đó, đốivới những doanh nghiệp sản xuất thép thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinhdoanh lại càng trở nên quan trọng hơn nhiều trong điều kiện hội nhập nhưhiện nay.

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp trongviệc đánh giá hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình củatừng doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong số các chỉ tiêu trong hệ thốngsau.

2.1 Chỉ tiêu tổng quát

Kết quả đầu raHiệu quả kinh doanh =

Chi phí đầu vào

Kết quả đầu ra có thể được đo bằng chỉ tiêu hiện vật như số lượng sảnphẩm sản xuất ra tính theo đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hay có thể đượctính bằng đơn vị giá trị như tiền hoặc các đơn vị giá trị khác.

Chi phí đầu vào cũng vậy, có thể được đo bằng đơn vị hiện vật như sốlượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất, số lượng nhiên liệu để sản xuất.Nhưng cũng có thể được đo lường bằng đơn vị giá trị mà cụ thể là số tiền chitrả cho việc mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất…

Ý nghĩa: Hiệu quả kinh doanh phản ánh số kết quả đầu ra đạt được trênmột đồng chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh Cùng với một

Trang 9

lượng chi phí cho sản xuất doanh nghiệp nào có nhiều kết quả đầu ra hơn làdoanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao hơn.

2.2 Chỉ tiêu cụ thể

Hệ thống chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpđược xếp theo thứ tự quan trọng như sau:

2.2.1 Lợi nhuận.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biếu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩmthặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại.

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trìnhsản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạtđộng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản củasản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tếquốc dân và doanh nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhậpcủa ngân sách nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trêncơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế - xã hội Một bộ phận lợinhuận khác, được để lại để doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mởrộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích ngườilao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn

Tuy nhiên, theo công thức tính lợi nhuận như trên ta có thể thấy, lợinhuận tăng khi hoặc doanh thu tăng hoặc chi phí giảm hoặc khi doanh thutăng đồng thời chi phí giảm Doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là tổng sảnlượng và giá bán Nếu như doanh thu tăng do tổng sản lượng tiêu thụ tăng thì

Trang 10

là một tín hiệu tốt, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là tương đốihiệu quả

Nhưng khi giá bán tăng làm tăng doanh thu của doanh nghiệp thì còn tuỳthuộc vào việc tăng giá trên là do sản phẩm của doanh nghiệp vượt trội lên vềmẫu mã và chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh Hay việc tăng giá bán làdo lạm phát, do đầu cơ hay một vài nguyên nhân khác Nếu như việc tăng giábán vì những lý do sau thì quả thực hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thực sự chưa tốt mặc dù lợi nhuận vẫn tăng.

Trong hai năm vừa qua, năm 2006 và 2007 các doanh nghiệp sản xuấtthép lợi dụng tình hình khan hiếm thép xây dựng tăng cao đã đầu cơ tích trữchờ khi giá tăng mới đem ra bán Do đó, sinh ra tình trạng một số doanhnghiệp sản xuất thép không cần làm gì cũng có lãi Hiện tượng này làm chochỉ tiêu lợi nhuận phản ánh không đúng hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Cho nên một nhược điểm của chỉ tiêu lợi nhuận là bị bóp méo bởi giácả của sản phẩm sản xuất ra.

2.2.2 Doanh thu.

Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * giá bán.

Cũng giống như chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu doanh thu là một chỉ tiêuphản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu tăng góp phần làmchi lợi nhuận tăng Nhưng không phải lúc nào doanh thu tăng cũng chứng tỏdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Doanh thu tăng nhiều khi do giá bántrên thị trường nhưng giá bán tăng có thể do một số tác động như lạm phát,đầu cơ…những yếu tố này làm cho doanh thu tăng nhưng hoạt động củadoanh nghiệp lại không hiệu quả.

Hơn nữa, khi sản lượng tăng thì cũng làm cho doanh thu tăng nhưng lợinhuận chưa chắc đã tăng lên vì sản lượng tăng nhiều khi kéo theo chi phí

Trang 11

tăng, trong một vài trường hợp tốc độ tăng chi phí có thể lớn hơn tốc độ tăngdoanh thu và vì thế lại làm cho lợi nhuận giảm.

Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp phải có sự xemxét một cách đồng bộ tất cả những vấn đề trên.

Cũng giống như lợi nhuận, hai năm gần đây doanh thu của các doanhnghiệp sản xuất thép liên tục gia tăng mặc dù có những công ty không hề tăngsản lượng do giá thép xây dựng tăng cao Mặt khác, giá thép tăng nhiều khikhông phải thực sự do khan hiếm mà chỉ do sự đầu cơ tích trữ của một sốdoanh nghiệp sản xuất thép Do đó, chỉ tiêu này nhiều khi cũng bị bóp méo dogiá cả trên thị trường.

2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận.

 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.

P1 = x 100%Trong đó : P là lợi nhuận đạt được trong kỳ.

DT là doanh thu trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêuđồng lợi nhuận Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ khả năngsinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.

Thật vậy, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí do đó, khi tỷ suấtlợi nhuận theo doanh thu càng lớn thì thương số chi phí/doanh thu càng nhỏvà do đó có hai trường hợp xảy ra Một là, chi phí giảm, điều này chứng tỏhiệu quả kinh doanh càng tốt Hai là, doanh thu tăng.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, doanh thu tăng trong một số trườnghợp thì làm cho hiệu quả kinh doanh tăng, nhưng trong một số trường hợp nólại không đánh giá chính xác những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp.

Trang 12

Do đó khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh phảixem xét tất cả các khía cạnh trên.

 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.

Trong đó: P là lợi nhuận đạt đựợc trong kỳ

CPKD là chi phí kinh doanh trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì có baonhiêu đồng lợi nhuận thu đựơc.

Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.Thật vậy, chỉ tiêu này cao chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuấtkinh doanh tương đối nhỏ so với lợi nhuận thu được.

Tuy nhiên, việc so sánh lợi nhuận thu được với chi phí kinh doanh cònphải tính đến những yếu tố làm tăng lợi nhuận nhưng ko phản ánh chính xáchiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên.

 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh.

P3 = x 100%.Trong đó: P là lợi nhuận thu trong kỳ.

VKD là vốn kinh doanh trong kỳ.

Ý nghĩa của chỉ tiêu: phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì thu đựocbao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay sovới các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càngcao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.

2.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động. Năng suất lao động bình quân

APN =

Trang 13

Trong đó: K là kết quả đạt được.

L là số lượng lao động trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được trên một lao động trong một thờigian nhất định Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân càng lớn thì hiệu quả sửdụng lao động càng cao và ngược lại.

2.2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Sức sản xuất của tài sản cố định.

Sức sản xuất của TSCĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân mang lại mấy đơn vịdoanh thu thuần Sức sản xuất của tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tàisản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tái sản càng nhỏ, hiệuquả sử dụng tổng tài sản càng giảm.

 Sức sinh lợi của tài sản cố định.

Sức sinh lợi TSCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân ( hay giá còn lại bìnhquân ) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế Sức sinhlợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại.

2.2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động.

Sức sản xuất của vốn lưu động =

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lạimấy đơn vị tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của tái sản lưu động càng lớn,hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuấtcủa tài sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm.

Trang 14

 Sức sinh lợi của vốn lưu động.

Sức sinh lợi của VLĐ =

Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu độngbình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế ( hay lợi nhuậnthuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp ) Sức sinh lợi của tài sản lưu động cànglớn hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.

2.2.7 Nộp ngân sách Nhà Nước.

Các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thuếnhư: thuế thu nhập, thuế đất, thuế môn bài… Việc nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh góp phần nâng cao thuế thu nhập mà doanh nghiệp đóng gópvào ngân sách Nhà Nước từ đó góp phần nâng cao phúc lợi cho xã hội.

Phần nộp Ngân sách Nhà Nước được trích ra từ lợi nhuận của doanhnghiệp, và nó là một khoản bắt buộc phải thực hiện đối với mọi doanh nghiệphoạt động trong nền kinh tế quốc dân Khoản nộp Ngân sách càng lớn chứng tỏdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận Đồng thời, tăngkhoản nộp Ngân sách cũng làm tăng phúc lợi cho xã hội như đã trình bày ở trên.

Đối với các công ty cổ phần, chỉ tiêu quan trọng nhất là những chỉ tiêu vềhiệu suất lợi nhuận của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất thép cũngvậy, nếu là doanh nghiệp cổ phần thì họ xem trọng các chỉ tiêu về tỷ suất lợinhuận hơn Còn các công ty nhà nước thì lại xem trọng các chỉ tiêu khác nhưnộp ngân sách Nhà nước chẳng hạn.

3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng.

3.1 Các nhân tố bên ngoài.

3.1.1 Môi trường kinh tế.

Trang 15

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh và thành công của doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếumà nhiều doanh nghiệp thường phân tích là : Tốc độ tăng trưởng của nền kinhtế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnhvưọng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng Khi nền kinh tế ởgiai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộnghoạt động của các doanh nghiệp Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoáidẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh.Thông thường khi nền kinh tế sa sút thì cầu về tất cả các hàng hoá đều giảm vàdo đó ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra và do đó gây ảnh hưởng đếndoanh thu của doanh nghiệp Doanh thu giảm trong điều kiện chi phí tăng haykhông đổi cũng sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mức lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Thực vậy, khi lãi suất trên thị trường tài chính có xuhướng tăng lên sẽ làm cho việc vay vốn của doanh nghiệp khó khăn và chínhviệc tăng lãi suất là một yếu tố làm tăng chi phí của doanh nghiệp do chi phítrả lãi tăng.

Chính sách tiền tệ và tỷ gía hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốtcho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của chúng

Lạm phát và chống lạm phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần phảiphân tích Trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiềncông có thể không làm chủ được Do đó cũng gây tăng chi phí cho doanhnghiệp, do ảnh hưởng đến tiền công và chi phí sản xuất.

Ngành thép cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốcdân vì thế nó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước thôngqua các yếu tố của nền kinh tế như trên Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các

Trang 16

doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đều phải nhập khẩu phôi thép từ nướcngoài cho nên chính sách tiền tệ và tỷ giá là ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp thép.

3.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp.

Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệptheo các hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí rủi rocho doanh nghiệp Chúng thường bao gồm:

Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớnluôn là sự hấp dẫn các nhà đâù tư Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoànthiện sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định.

Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinhdoanh sẽ là mối đe doạ, chẳng hạn các công ty rượu sản xuất rượu cao độ,thuốc lá…

Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lạivừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất.

Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt,chế độ hưu trí, trợ cấp thấtnghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp cần phải tính đến.

Trong ngành thép cũng vậy, ảnh hưởng của các yếu tố trên hầu hết đềuquan trọng nhưng có ảnh hưởng nhiều nhất chính là những chính sách chi tiêucủa chính phủ hay những chính sách pháp luật về đầu tư cũng quan trọngkhông kém

Nếu chính phủ chi tiêu nhiều cho cơ sở hạ tầng ắt sẽ có nhu cầu cao vềthép xây dựng và do đó làm cho nhu cầu thép tăng cao Đối với những chínhsách luật pháp cũng vậy, đặc biệt là những chính sách luật về đầu tư cũng cóảnh hưởng tích cực đến cầu về thép nếu như các chính sách đó thông thoángvà có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư

Trang 17

3.1.3 Môi trường văn hoá, xã hội.

Lối sống của cộng đồng dân cư có thể tự thay đổi theo xu hướng dunhập, và lối sống mới xuất hiện luôn đem lại những cơ hội mới cho nhiều nhàsản xuất Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dung, sự thayđổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tạinơi làm việc và gia đình Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng làmột cản trở đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm, đặc biệt là chất lượngsản phẩm phải đảm bảo vì lợi ích của người tiêu dùng Trình độ dân trí ngàycàng cao một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp về một đội ngũ lao độngtri thức, đồng thời cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đềchất lượng sản phẩm.

Nhân tố này ảnh hưởng đến ngành thép thông qua sự thay đổi của dân cưvề nhu cầu ở, cách thiết kế nhà ở thay đổi do du nhập văn hoá thế giới.

3.1.4 Nhân tố tự nhiên.

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên cóthể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu…Ở trong nước cũng như ở từng khu vực.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, cường độ khácnhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tácđộng theo cả hai xu hướng: tích cực và tiêu cực.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thép thì tác động quan trọng nhất của điềukiện tự nhiên chính là tác động của khí hậu và thời tiết Ngành xây dựng làmột ngành phụ thuộc vào thời tiết và do đó khi thời tiết không thuận lợi chocác công việc xây dựng chẳng hạn như mưa, bão… cũng sẽ làm cho cầu vềsản phẩm thép thay đổi Do đó, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.Trong điều kiện chi phí không đổi thì việc giảm doanh thu là một nhân tố làmcho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm xuống.

Trang 18

3.1.5 Đối thủ cạnh tranh.

Một doanh nghệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì luôn luôn cóđối thủ cạnh tranh Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơhội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, điều này cũng đồng nghĩavới việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa mình hơn Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnhtranh về giá cả là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá cả thì đều dẫn đếnsự tổn thương.

3.1.6 Nhà cung cấp.

Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe doạ khi họ có khảnăng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà họcung cấp, qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận cua doanh nghiệp Trênmột phương diện nào đó, sự đe doạ đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều đối với cácdoanh nghiệp Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường được thể hiện trongcác tình huống như :

Ngành cung ứng mà doanh nghiệp cần chỉ có một số thậm chí một doanhnghiệp độc quyền cung ứng.

Sản phẩm của nhà cung ứng không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệpkhông có người cung ứng nào khác.

Doanh nghiệp mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quantrọng của nhà cung ứng

Loại đầu vào, chẳng hạn vật tư của nhà cung ứng là quan trọng nhiều đốivới doanh nghiệp.

Nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp trongngành thép là nhà cung ứng phôi thép Vì phôi thép là nguyên vật liệu quantrọng nhất để có thể duy trì sản xuất đối với các doanh nghiệp thép.

Trang 19

Nhiều khi nhất là trong điều kiện giá cả lên cao mà phôi thép lại khanhiếm như hiện nay thì áp lực của các nhà cung ứng với các doanh nghiệp sảnxuất thép ngày càng tăng Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp.

3.1.7 Khách hàng và tiềm năng thị trường.

Khách hàng là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua Nếunhư áp lực của khách hàng lớn sẽ làm cho doanh nghiệp phải đáp ứng tất cảcác nhu cầu của mình về giá bán cũng như tăng chất lượng sản phẩm Tăngchất lượng sản phẩm trong điều kiện giá bán phải hạ thấp là nguyên nhân vừalàm cho chi phí sản xuất tăng lên đồng thời doanh thu cũng phải chịu áp lựclớn Và do đó dễ dẫn đến nguy cơ giảm hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Ngược lại, khi áp lực của khách hàng kém thì doanh nghiệp cũng ó cơhiệu kiếm đựơc nhiều lợi nhuận hơn Áp lực của khách hàng thường được thểhiện trong các trường hợp sau:

Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp Trongkhi đó người mua lại là số ít và có quy mô lớn Hoàn cảnh này cho phépngười mua chi phối các công công ty cung cấp.

Khách hàng mua một khối lượng lớn Trong hoàn cảnh này người muacó thể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giákhông hợp lý.

Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trongtổng số đơn đặt hàng.

Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xuhướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sảnphẩm cho mình Chẳng hạn các doanh nghiệp dệt khép kín sản xuất để có sợiphục vụ cho dệt.

Trang 20

Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả…của các nhà cung cấp thì áp lực của họ càng lớn.

3.2 Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp.

3.2.1 Nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp thép cũng như các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩmkhác, mọi hoạt động đều không thể thực hiện được nếu như không có sự thamgia của con người Vì thế nhân tố con người là quan trọng và có ảnh hưởnglớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp Toàn bộ lựclượng lao động của doanh nghiệp bao gồm: lao động quản trị, lao động nghiêncứu và phát triển, đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp tham gia vào quá trìnhsản xuất tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực, doanhnghiệp cần luôn chú trọng trước hết đến đảm bảo số lượng, chất lượng và cơcấu của 3 loại lao động: các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp trunggian và cấp thấp và đội ngũ các thợ cả, nghệ nhân và công nhân có tay nghềcao Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các điều kiện vậtchất, kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát huy hếttiềm năng của đội ngũ lao động này.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau cómối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giaonhững trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằmthực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sángtạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp với

Trang 21

môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trongdoanh nghiệp, mặt khác, giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩmcó mối quan hệ nhân quả,…nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Quản trị lao động có chất lượng trước hết nếu như có cơcấu tổ chức bộ máy quản trị tốt Vì vây, doanh nghiệp cần chú trọng hai vấnđề chính là luôn đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanhnghiệp trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của nó và khảnăng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động của môi trường kinhdoanh Ngoài ra, doanh nghiệp phải chú ý đánh giá tính hiệu quả của cơ cấutổ chức thông qua các chỉ tiêu như: tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độchính xác của các quyết định.

Một doanh nghiệp không thể có đạt được hiệu quả kinh doanh cao nếunhư có một bộ máy quản lý cồng kềnh với nhiều cấp quản lý không hiệu quả

3.2.3 Nhân tố vốn.

Trong bất cứ một hoạt động nào thì nhân tố vốn luôn là một nhân tố quantrọng, mọi kế hoạch về đầu tư, xây dựng , sản xuất kinh doanh… mà khôngcó vốn thì cũng đều trở thành không tưởng Đối với các doanh nghiệp, vốn cóvai trò quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp và được hìnhthành từ ba nguồn chính: Vốn tự có, vốn do Nhà nước cấp và vốn đi vay Vốncủa doanh nghiệp được phân bổ dưới hai dạng chính là vốn cố định và vốnlưu động Ngoài ra khả năng quay vòng vốn cũng rất quan trọng, cùng vớimột lượng cầu về sản lượng tương ứng với lượng vốn cần thiết nhất định nếukhả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp càng cao thì lượng vốn cần chomỗi kỳ càng ít và sẽ càng thuận lợi cho doanh nghiệp về vấn đề huy động vốnhơn Cho nên đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 22

3.2.4 Nhân tố kỹ thuật – công nghệ.

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật - côngnghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đốivới khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay, sự phát triển nhanhchóng mọi lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh của mọi doanh nghiệp có liên quan Với trình độ khoa học kỹthuật hiện tại ở nước ta hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giaocông nghệ đã, đang và ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động củanhiều doanh nghiệp Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanh chóng vươnlên, tạo ra khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững ngay trên “sân nhà” vàvươn ra thị trường khu vực và quốc tế sẽ không thể không chú ý nâng caonhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ là chuyển giaocông nghệ, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có khả năng sáng tạo đượccông nghệ - kỹ thuật tiên tiến.

Kỹ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vữngtrong hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái Vì ảnh hưởng của nóđến các ngành, các doanh nghiệp là khác nhau nên phải phân tích tác động củanó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc ngành cụ thể nhất định.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép, một loại sản phẩm yêu cầu côngnghệ kỹ thuật cao thì vấn đề công nghệ là một vấn đề quan trọng giúp chodoanh nghiệp không những không bị tụt hậu mà lại có thể chiến thắng trongmôi trường cạnh tranh khốc liệt.

4 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và các công tycổ phần trong nền kinh tế thị trường.

4.1 Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Trang 23

4.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằn thựchiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước DNNN có tư cách phápnhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt độngkinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

DNNN là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạora sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội Tất cả các DNNN đều do cơ quannhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.

DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệpthuộc sở hữu nhà nước DNNN phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việcbảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của DN.

Tất cả các DNNN đều chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền theo sự phân cấp của Chính Phủ.

DNNN là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vềtoàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

4.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.

    Một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Chính phủ hiện nay làđẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách doanh nghiệp Nhà nước nhằm giúp cho cácdoanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng được những thách thức của tự do hoátheo yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, nhất làvào thời điểm Việt Nam xoá bỏ các rào cản thương mại để phù hợp với cáccam kết thương mại quốc tế Mặc dù vậy, để xây dựng được các chính sáchthực tế, tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước nâng caoHiệu quả sản xuất, kinh doanh, cần có đánh giá sâu sắc về khả năng thích ứngnhanh nhậy của các doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường ngày một cạnh

Trang 24

tranh hơn Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được làm sáng tỏ Việc đánh giá hiệuquả của DNNN phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội.

DNNN được thành lập có hai loại: DNNN hoạt động công ích và DNNNhoạt động kinh doanh.

 DNNN hoạt động công ích

Là DNNN độc lập hoặc DNNN là thành viên hạch toán độc lập của Tổngcông ty Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sảnxuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước,do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng và theo giá, khung giá hoặc phí doNhà nước quy định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận.

DNNN hoạt động công ích bao gồm:

-Các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh và các doanh nghiệp tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng.

- Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng kháccó ít nhất 70% doanh thu từ các hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

+ Giao thông, công chính đô thị;

+ Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thốngđường sắt quốc gia, đường bộ, đường thuỷ, sân bay, điều hành bay, bảo đảm hàng hải, dẫn dắt tàu ra vào cảng biển; kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ; kiểm tra, kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện.

+ Khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi;+ Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi;

+ Xuất bản và phát hành sách giáo khoa, sách báo chính trị Sản xuất và phát hành phim thời sự, tài liệu, phim cho thiếu nhi Sản xuất và cung ứng

Trang 25

muối ăn, chiếu bóng phục vụ vùng cao, biên giới, hải đảo Sản xuất sản phẩm,cung ứng dịch vụ khác theo chính sách xã hội của Nhà nước.

Đối với DNNN hoạt động công ích thì các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quảkinh tế là không quan trọng Mà chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quảcủa loại hình doanh nghiệp này là tình hình thực hiện các sản phẩm, dịch vụcông ích và tình hình chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành

 DNNN hoạt động kinh tế.

DNNN hoạt động kinh tế là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộvốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thứccông ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, không baogồm những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ở trên.

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các DNNN hoạt động kinh tế cầntập trung vào một số chỉ tiêu kinh tế như:

- Doanh thu và các thu nhập khác.

- Lợi nhuận thực hiện và tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước- Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Tình hình chấp hành các qui định pháp luật hiện hành

Ở mỗi chỉ tiêu đều qui định các điều kiện để xếp loại A, B hoặc C.

Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn là một trongnhững tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN hoạtđộng kinh doanh.

4.1.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DNNN.

Theo số liệu thống kê của dự án Kiểm toán chẩn đoán (đánh giá hoạtđộng) các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện dưới sự giám sát của BộTài chính với hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB) và sự giúp đỡ tàichính của Quỹ Miyazawa Nhật Bản cùng các nhà tài trợ song phương khác thìtỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp Nhà

Trang 26

nước được kiểm toán là 7,6%; thấp hơn nhiều so với mức 12% của các doanhnghiệp tham gia thực hiện chứng khoán ở Trung Quốc và 24% của các doanhnghiệp tương tự ở Ấn Độ Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp Nhà nước ở nước ta còn tương đối thấp, các con số thống kêbộc lộ sự kém hiệu quả của các công ty Nhà nước trong nền kinh tế thị trườnghiện nay.

4.1.4 Nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của các DNNN.

DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệpthuộc sở hữu nhà nước Cho nên một trong những nhân tố khiến hoạt độngcủa doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả là sự không rõ ràng trong nhữngquy định về vai trò trách nhiệm, về quyền sở hữu và quản lý, không có mộtpháp nhân độc lập nào chịu trách nhiệm đầy đủ với hoạt động của các doanhnghiệp Liên quan đến vấn đề này là việc quyền sở hữu không rõ ràng đã cảntrở các Tổng công ty trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các doanhnghiệp thành viên Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều cấp bậc cũng gópphần làm chậm quá trình ra quyết định, cản trở những nỗ lực của doanhnghiệp Không chỉ có vậy, yêu cầu góp quỹ tập trung hay điều chuyển nguồntài chính dự phòng của doanh nghiệp Nhà nước này sang giúp đỡ doanhnghiệp Nhà nước khác trong Tổng công ty cũng là vấn đề khiến cho lãnh đạocác doanh nghiệp giảm bớt động lực điều hành doanh nghiệp một cách tốtnhất, bởi rất có thể lợi nhuận mà họ tạo ra lại bị chuyển sang giúp đỡ mộtthành viên khác trong Tổng công ty.

Ngoài ra hiện nay còn tồn tại vấn đề là mức độ tin cậy của những kết quảhoạt động như Chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước khi tính lãi suất, thuế, khấuhao và trả nợ) dùng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp không phải lúcnào cũng phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trường hợp của Công ty xi măng Hoàng Thạch là một ví dụ Tuy được đánhgiá là hoạt động hiệu quả nhất trong số 4 công ty xi măng tham giam kiểm

Trang 27

toán, có mức chi phí sản xuất thấp nhất do có nguồn nguyên liệu dồi dào, quymô kinh tế, công nghệ sản xuất hiện đại và có điều kiện vận chuyển bằngđường biển, nhưng Chỉ số EBITDA/doanh thu (26%) của Xi măng HoàngThạch thấp hơn nhiều so với những công ty xi măng hoạt động tương đối kémhiệu quả khác Nguyên do là 60% sản phẩm của Hoàng Thạch được bán chocác doanh nghiệp thành viên khác thông qua việc bán hàng với mức chiếtkhấu, giảm giá Như vậy là một phần lớn lợi nhuận gộp của Công ty xi măngHoàng Thạch đã được chuyển sang các thành viên khác trong Tổngcông ty.

4.2 Hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần.

4.2.1 Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Chủ trương đa dạng hoá sở hữu DNNN, trong đó có việc cổ phần hoá cácdoanh nghiệp nhà nước(DNNN) ở Việt Nam đã được đề ra từ đầu những năm90 Sau khi các DNNN được cổ phần hóa sẽ có các đặc điểm cơ bản như:

Chuyển từ doanh nghiệp đơn sở hữu (100% vốn nhà nước) sang công ty đa sởhữu (trong đó có Nhà nước) do đó sẽ chuyển mô hình tổ chức quản lý của DNNNsang mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần, cơ cấu này gồm: Đại hội cổ đông,Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát.

Không còn chế độ chủ quản, hoạt động bình đẳng với các chủ thể kinh tếkhác; Công ty cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công tycũng như các quy định khác của Nhà nước.

Hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ trong thuhút vốn và phân phối thu nhập, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở vốn góp về cáchoạt động sản xuất kinh doanh Cơ chế thu hút vốn linh hoạt, được phép pháthành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), vốn được chuyển nhượng dễ dàngtheo luật định.

Có sự phân định rõ ràng về quyền và trách nhiệm đối với tài sản (DNNNkhông có quyền đối với tài sản): cổ đông sở hữu vốn, công ty sở hữu tài sảnvà toàn quyền định đoạt đối với tài sản từ việc mua, bán, cho thuê

Trang 28

Hầu hết người lao động là cổ đông (người chủ công ty) Họ vừa là ngườichủ, vừa là người làm thuê

4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần.Giá trị gia tăng/ đầu vào: Nếu tốc độ tăng của giá trị gia tăng lớn hơn

tốc độ tăng của đầu vào thì doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh Trongtrường hợp tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này càng chênh lệch nhau thì hiệu quảđạt được càng cao

Về khả năng sinh lời: Phần lớn các công ty cổ phần sau 2 năm hoạt

động đều có lợi nhuận Tỷ lệ sinh lời khoảng từ 0 đến 2% Có một số ít cáccông ty cổ phần đạt được tỷ lệ sinh lời trên 3% Và cũng có một số công tysau 2 năm cổ phần bị thua lỗ thậm chí đóng cửa không hoạt động được Sau 3năm đi vào hoạt động dưới hình thức cổ phần, khả năng sinh lời của các côngty ít nhiều thay đổi Dù tỷ lệ sinh lời vẫn tập trung trong khoảng 0-2%, nhưngbắt đầu có một số công ty bứt phá, số công ty có tỷ lệ sinh lời là 2% tăngnhiều hơn, một số công ty đã có tỷ lệ sinh lời xấp xỉ 4% Cá biệt có một sốcông ty mức tăng của chỉ tiêu lợi nhuận khá cao, ví dụ như Công ty Cổ phầnGiầy Hà Nội, lợi nhuận năm 1999 đạt 917 triệu đồng tăng 4,54 lần so với năm1998 Đồng thời, số công ty bị thua lỗ dần giảm đi Phần lớn các công ty saucổ phần hóa đều có lợi nhuận và tỷ lệ sinh lời của các công ty đang có nhữngchuyển biến tốt Tuy nhiên, các số liệu phân tích trên đầy cho thấy tỷ lệ sinhlời của các công ty còn thấp, nhưng nếu so sánh trong tương quan với các loạihình doanh nghiệp khác trên thị trường nước ta, đặc biệt là so sánh với cácdoanh nghiệp nhà nước, thì tỷ lệ sinh lời của các công ty cổ phần đạt mứctrung bình, chứ không thấp (theo số liệu Công ty Tư vấn Hà Minh) Trong sốcác công ty cổ phần có thể chia thành hai nhóm: một nhóm có tỷ lệ sinh lờidương: Đại bộ phận nhóm này là các công ty được cổ phần hóa từ các doanhnghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả Nhóm còn lại có tỷ lệ sinh lời âm, là

Trang 29

những công ty được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ Dovậy, từ hiện tượng một số công ty cổ phần bị thua lỗ, chưa thể kết luận là cáccông ty này làm ăn kém hiệu quả.

Về phân phối cổ phần: Quá trình cổ phần hóa đã đạt được những kết quả

bước đầu Tính đến hết năm 2005, người lao động trong các công ty cổ phầnđã thu thêm 51 tỷ đồng, Chính phủ thu thêm 8 tỷ đồng, chủ sở hữu bao gồmcả Nhà nước và các thành phần khác trong xã hội thu thêm 130 tỷ đồng so vớitrước cổ phần hóa Tóm lại, các số liệu trên đây cho thấy lợi ích cho tất cả cácthành phần tham gia, từ Nhà nước đến người lao động, cũng như các chủ sởhữu, đều tăng lên.

Về hiệu quả xã hội: Nhìn chung số lượng việc làm tăng khoảng 4%/ năm

ở các công ty cổ phần Con số này còn khá khiêm tốn Vì hầu hết các công tycổ phần mới ở giai đoạn đầu ở quá trình hoạt động nên vẫn duy trì ngànhnghề kinh doanh như trước khi cổ phần hóa, chưa có khả năng, hoặc còn đangnghiên cứu để mở rộng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của mình, nênchưa thể tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động Kết quả này cũnggiúp xoá bỏ dư luận cho rằng, sau khi chuyển sang công ty cổ phần thì nhiềulao động sẽ bị sa thải.

4.2.3 Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hoá.

Những chính sách ưu đãi của nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanhnghiệp được cổ phần hóa dần đi vào ổn định và đạt những kết quả đáng kể.Đa số các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá đã hoạt động hiệu quả hơn,song cũng còn không ít những khó khăn vướng mắc, do nhận thức, sự yếukém về năng lực trình độ, lúng túng trong quản lý và điều hành và một sốnhững hạn chế từ phía cơ chế chính sách và luật pháp

Theo kết quả khảo sát điều tra có tới hơn 90% các công ty cổ phần đánhgiá rằng, tình hình tài chính của họ tốt hơn so với thời kỳ chưa cổ phần hóa.

Trang 30

Trong đó, hơn 10% các công ty cho rằng, tình hình tài chính đã tốt hơn rấtnhiều so với trước và chỉ có khoảng 3% trong số các công ty được khảo sátcho rằng, tình hình tài chính có xu hướng xấu đi Tốc độ tăng trưởng tài sản ởcác công ty cổ phần hàng năm là gần 20%, do sự bỏ vốn đầu tư mới và lợinhuận dùng để tái đầu tư.

Về lao động, sau cổ phần hoá, về cơ bản, người lao động không bị mất

việc làm Tại hơn 80% công ty cổ phần được điều tra, thì năng suất lao độngtăng bình quân 16%/năm do tổ chức tốt dây chuyền công nghệ, đồng thời cócơ chế khuyến khích hợp lý Thu nhập của người lao động và cán bộ quản lýtăng lên rõ rệt: Tiền lương của người lao động tăng bình quân 12%/năm, cábiệt có doanh nghiệp sau 3 năm cổ phần hoá thì tiền lương tăng 100% Ngườilao động, mà đa số là cổ đông, có động lực làm việc tốt hơn, sự quan tâm củacán bộ quản lý cũng như người lao động đối với hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh tăng lên rất nhiều.

Về trang thiết bị kĩ thuật, hơn 70% số doanh nghiệp được cổ phần cótrình độ kĩ thuật, công nghệ và trang thiết bị tăng lên rõ rệt, do đó đã tạo đượcsản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường - yếu tố cơ bản đểtăng doanh thu và lợi nhuận

Về doanh số, bình quân, doanh số của các công ty sau cổ phần hóa đềutăng 20% Mặc dù chỉ tiêu doanh số mới chỉ là kết quả, chưa cho phép chúng tađánh giá về hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần, nhưng sau một thờigian ngắn chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, với nhiềukhó khăn bỡ ngỡ, các công ty cổ phần đã ổn định được tổ chức và đạt được tốcđộ tăng doanh số khoảng 20%/năm là một kết quả đáng ghi nhận Thậm chí ởmột số công ty, sau khi cổ phần hóa đã có mức tăng doanh số rất cao

Về giá trị gia tăng, chỉ tiêu này tại các công ty cổ phần có tốc độ tăng rấtnhanh, đạt con số bình quân 26%/ năm Kết quả này có được là do các công ty

Trang 31

cổ phần đã có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, tổ chức gọn nhẹ, trang thiết bị kỹthuật công nghệ được tăng cường, nên đã nâng cao được năng suất, tiết kiệmchi phí Công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo càng tốt hơn.

4.2.4 Nhân tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần.

Theo kết quả trên cho thấy, sau khi cổ phần hoá, tình hình hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với các DNNN Đạt được kết quả đó là do một số nguyên nhân sau:

Sau khi cổ phần hoá các doanh nghiệp giải toả được những khó khăn vềvốn, tạo điều kiện cho DN tự chủ sản xuất kinh doanh, phát huy được tiềmnăng, trí tuệ của người lao động.

Cổ phần hoá làm cho người lao động trở thành người chủ thực sự củadoanh nghiệp cho nên nó tạo động lực cho người lao động, phát huy quyềnlàm chủ và tinh thần trách nhiệm của người lao động.

Cổ phần hoá xoá bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước đối với DN, buộcdoanh nghiệp phải năng động, làm ăn thực sự có lãi để có thể cạnh tranh trênthị trường.Do đó tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp, các nhà quản lý cũngnhư người lao động nâng cao chất lượng lao động, đổi mới phong cách quảnlý và làm việc.

Để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sau khi xoá bỏ chế độ bao cấpcủa Nhà nước doanh nghiệp phải tự đánh giá đúng khả năng của mình để đưara các quyết sách hợp lý và tự chịu trách nhiệm về quyết sách đó.

Doanh nghiệp có thể được chủ động về vốn nên có thể thu hút vốn từnhiều nguồn, đặc biệt trên thị trường chứng khoán một kênh huy động vốnthuận lợi và quan trọng của công ty cổ phần trong kinh tế thị trường

Tuy vậy, từ sự phân tích trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của cáccông ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước còn chưa cao donhững nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trang 32

Đối với một đất nước phát triển theo con đưòng kế hoạch hoá tập trungtrong một thời gian khá dài như nước ta thì hình thức công ty cổ phần còn kháxa lạ đối với hầu hết người dân, do đó hạn chế sự đầu tư từ phía xã hội do tâmlý sợ rủi ro Thị trường tài chính đã có, nhưng hoạt động còn kém hiệu quả,chưa hấp dẫn và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư.

Hình thức công ty cổ phần mới được đưa vào áp dụng cho các doanhnghiệp ở nước ta nên nhìn chung cơ chế chính sách, luật pháp liên quan đếncông ty cổ phần còn thiếu tính đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo mâu thuẫnnhau Mặc dù Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tếnhưng trên thực tế, vẫn còn những sự phân biệt đối xử nhất định (như cho vayvốn dưới hình thức tín chấp, cung cấp thông tin, quan hệ với một số cơ quanchức năng: thuế, quản lý thị trường ) Chính sách đối với người lao động saucổ phần hoá cũng còn nhiều tồn tại bất cập, như giải quyết lao động dôi dư,bảo hiểm chưa chú trọng đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động

Bên cạnh sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách thì hệ thống tư vấn, hỗtrợ doanh nghiệp sau cổ phần hoá còn thiếu hoặc hoạt động chưa hiệu quả, dođó, các công ty cổ phần còn thiếu nơi giải đáp những vướng mắc trong kinhdoanh và quản lý.

Cơ chế cũ đựơc duy trì trong một thời gian khá dài nên còn đè nặng tâmlý, thói quen của các nhà quản lý cũng như người lao động Nhận thức củanhững người lao động và người chủ về công ty cổ phần và cơ chế hoạt độngcủa nó còn hạn chế.

Sau cổ phần hoá,cơ sở vật chất kĩ thuật mặc dù đã có những thay đổi,nhưng về cơ bản, kỹ thuật vẫn còn lạc hậu Trình độ tay nghề của người laođộng, kiến thức và kinh nghiệp của các cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu.

Trang 33

Chương II.

Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổphần thép Việt - Ý giai đoạn

2004 – 2007.

1 Tổng quan về công ty cổ phần thép Việt – Ý.

1.1 Thông tin chung về công ty và những mốc phát triển quan trọng.

- Tên tiếng Anh : Viet Nam - Italy Steel Joint Stock Company- Tên viết tắt tiếng Anh: VISCO

- Trụ sở chính : Khu Công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyệnYên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

- Điện thoại : 0321-942.427

- Tài khoản : 46610000003420 tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Phố Nối, tỉnh Hưng Yên

Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:

- Quyết định số 1748/QĐ-BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ngày26/12/2003 về việc chuyển đổi (cổ phần hoá) doanh nghiệp Nhà nước thuộcCông ty cổ phần Sông Đà 12 - Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần.

- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0503000036 do Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 20/02/2004, đăng ký thay đổi lầnthứ sáu ngày 29/08/2006.

Trang 34

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Hải Hưng cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 06 lần, lầnlượt như sau:

 Lần 1 (29/06/2004): Tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng;Đăng ký văn phòng đại diện Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Hà Nội; Lần 2 (18/11/2004): Đăng ký chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ýtại Sơn La; Đăng ký lại địa chỉ văn phòng đại diện Công ty cổ phầnThép Việt Ý tại Hà Nội;

 Lần 3 (01/06/2005): Tăng vốn điều lệ từ 75 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng;  Lần 4 (10/02/2006): Thay đổi chữ ký của Tổng Giám đốc;

 Lần 5 (04/04/2006): Bổ sung chi nhánh Công ty cổ phần Thép Việt Ýtại Đà Nẵng;

 Lần 6 (29/08/2006): Thay đổi tên chi nhánh Công ty cổ phần ThépViệt Ý tại Sơn La thành chi nhánh Tây Bắc.

Điểm lại quá trình hoạt động của Công ty cổ phần Thép Việt Ý có thể kểđến một số cột mốc tiêu biểu như sau:

Năm 2002: Ngày 02/01/2002, Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty

quyết định đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị cán thép hiện đại với côngsuất 250.000 tấn/năm do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuấtthiết bị cán thép Danieli (Ý) cung cấp

Năm 2003: Ngày 14/06/2003, Công ty Sông Đà 12 tổ chức lễ gắn biển

Nhà máy thép Việt Ý Nhà máy ra đời đã mở ra một cái nhìn mới về thépxây dựng chất lượng cao, là minh chứng cụ thể về sự lớn mạnh của TổngCông ty Sông Đà

Trang 35

Năm 2004: Ngày 10/02/2004, Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VISCO)

chính thức được thành lập VISCO ra đời trong bối cảnh thị trường thépngày càng cạnh tranh khốc liệt Tuy nhiên, với lợi thế là dây chuyền thiết bịđồng bộ với những tính năng vượt trội do tập đoàn hàng đầu thế giới Danieli(Ý) cung cấp cùng với sư hậu thuẫn của Tổng Công ty Sông Đà, sản phẩmthép của Nhà máy đã khẳng định vị thế trên thị trường Ngay trong năm thứ2 sản xuất, thị phần sản lượng thép tiêu thụ của VISCO đã chiếm tới 8,3%sản lượng thép tiêu thụ toàn miền Bắc và chiếm hơn 5% sản lượng thép tiêuthụ toàn quốc Cũng trong năm này, VISCO đã thành lập chi nhánh tại SơnLa và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội

Năm 2005: Năm 2005 là năm VISCO tiếp tục khẳng định vị thế của

mình trên thị trường Thị phần sản lượng thép tiêu thụ toàn miền Bắc củaVISCO năm 2005 tiếp tục tăng trưởng và đạt khoảng 10% Năm 2005 cũnglà năm VISCO thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh và chuyên môn hóahoạt động:

- Thực hiện sáp nhập bộ phận Xuất nhập khẩu với bộ phận Vật tưđể thành lập phòng Hợp tác Quốc tế với chức năng tham mưu các vấn đề liênquan đến việc nhập, mua và bán phôi thép, xăng dầu, các vật tư thiết bị phụtùng nhập khẩu; quản lý kho…

- Thành lập bộ phận quan hệ cộng đồng (PR) chuyên làm công tácxây dựng và quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, xây dựng văn hóadoanh nghiệp;

- Thành lập xuởng sản xuất phụ chế biến phế liệu để sản xuất racác sản phẩm dân dụng như sản phẩm đúc, thép vuông, góc, đinh, lưỡi thép,

Trang 36

dây buộc…nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng nguyên liệu đầu vào vàđồng thời tăng doanh thu cho Công ty;

- Thành lập ban quản lý dự án sản xuất phôi thép để thực hiện dựán đầu tư công trình nhà máy sản xuất phôi tại Hải Phòng với công suất400.000 tấn/năm

Năm 2006 Năm 2006, VISCO tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế

của mình trên thị trường thép trong tình hình thị trường thép và phôi thép trênThế giới có nhiều biến động lớn

- Thành lập phòng Quản lý dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dựán đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng.

- Thành lập chi nhánh Đà Nẵng trực thuộc công ty và đại diện bán hàngtại Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp thị và bán sản phẩm tại thị trường miềnTrung và miền Nam.

- Bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc, 7 trưởng phòng, Quản đốc, Giám đốcchi nhánh, Ban quản lý dự án, 8 cấp phó phòng, 3 phó quản đốc.

Năm 2007 Năm 2007 VISCO đã khẳng định được thương hiệu trên thị

trường, được người tiêu dùng cả nước biết đến là loại thép chất lượng caonhất hiện nay tại thị trường Việt Nam.

- Thành lập Công ty TNHH một thành viên luyện thép Hải Phòng.

- Bổ nhiệm một số chức danh còn thiếu như: Phó TGĐ phụ trách kinhdoanh, Trợ lý TGĐ, Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh, Quản đốc…

- Bước đầu xâm nhập thị trường miền Nam với hơn 400 hộ tiêu thụ thépViệt – Ý bao gồm các Nhà phân phối, đại lý ký gửi, Cửa hàng, các đơn vị sảnxuất bê tông đúc sẵn…

Trang 37

- Thành lập và đưa trung tâm phân phối và cửa hàng bán lẻ tại Hà Namtrực tiếp bán hàng đến người sử dụng cuối cùng.

Với hơn 4 năm hoạt động và phát triển, công ty hoạt động và kinh doanhtrên những lĩnh vực chủ yếu như:

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép có thương hiệu thépViệt - Ý (VISCO);

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bịphụ tùng phục vụ cho ngành thép;

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá.

- Phòng Tổ chức hành chính.- Phòng kế hoạch đầu tư.

- Phòng thiết bị - công nghệ phát triển.- Phòng tài chính kế toán.

HỘI SỞ CÔNG TY

XUẤT PHÔIVĂN PHÒNG ĐẠI

DIỆN

Trang 38

- Phòng kinh doanh.- Phòng hợp tác quốc tế.

1.3 Cơ cấu quản lý:

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Bộ máy hoạtđộng của Công ty được hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo sơ đồ

sau: (Xem sơ đồ trang sau)

Các cấp quản lý trong công ty bao gồm:

Đại hội đồng cổ đông của công ty Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất

của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người đượccổ đông uỷ quyền.

Hội đồng quản trị Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05

thành viên với nhiệm kỳ tối đa 05 năm Hội đồng quản trị là cơ quan có đầyđủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ nhữngthẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành

viên với nhiệm kỳ 05 năm Ban Kiểm soát bao gồm những người thay mặt Cổđông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất, kinh doanhcủa Công ty.

Ban giám đốc Ban Giám đốc gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc

và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm

Trang 39

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐCBAN KIỂM SOÁT

Phòng tổ chức hành

Phòng thiêt bị - công

Phòng hợp

tưPhòng kinh

doanhPhòng tài

chính kế toán

Chi nhánh Đà

Chi nhánh Tây Bắc

Chi nhánh Hà

Xưởng sản xuất

phụXưởng cơ

điệnXưởng

cánBQL dự

án sản xuấtphôi

Trang 40

2 Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh trong công ty.2.1 Tình hình máy móc thiết bị và công nghệ.

 Với công suất thiết kế 250.000 tấn/năm, thiết bị nhập khẩu đồng bộ100%, công nghệ Danieli Morgardshammar do tập đoàn hàng đầu Thế giớiDanieli – Italy cung cấp, có những tính năng vượt trội như sau:

- Lò nung kiểu Walking Hearth có đáy di động, có khả năng cung cấpnhiệt từ nhều phía đến phôi thép, dễ điều khiển tốc độ nung trong phạm vicông suất 50tấn/giờ đảm bảo thành phần hoá học của phôi không bị thay đổi,giảm lượng vảy oxit sắt tạo ra trong quá trình nung.

- Block cán tinh cụm 10 giá cán bố trí thẳng đứng và nằm ngang xenkẽ, được dẫn động trung tâm bởi các mô tơ điện một chiều, được bố trí từngcặp theo chều vuông góc giúp đạt được trạng thái cán không xoắn, có tốc độcán và lực cán cao giúp làm tăng độ chính xác của sản phẩm về đường kínhvà bề mặt thép cán.

- Hệ thống Quenching giúp đạt tốt các giá trị giãn dài và độ bền kéolàm tối ưu hoá độ bền uốn, đạt độ thuần nhất của cơ lý tính Giới hạn chảy caocó thể đạt được trực tiếp trên dây chuyền cán mà không cần thêm chi phí đốivới các thành phần hợp kim Thép vằn đã qua xử lý Quenching sẽ dễ dàng đểhàn và không tạo ra các vết nứt trong suốt quá trình hàn Khả năng chịu áp lựccao của lớp bề mặt đã xử lý bằng nhiệt kết hợp với trạng thái áp lực cao tronglớp Mactenic cho phép sử dụng thép thanh đối với các kết cấu thép cần chịutải nặng.

- Tổ hợp máy công cụ CNC, phục vụ chế tạo trục cán và bánh cán đảmbảo độ chính xác về hình học, chất lượng bề mặt và tính mỹ quan cao nhấtcho sản phẩm.

Ngày đăng: 04/10/2012, 11:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – NXB Thống Kê – PGS.TS.Phạm Thị Gái Khác
2, Kinh tế và quản lý công nghiệp – NXB Giáo dục – PGS.TS. Nguyễn Đình Phan Khác
3, Giáo trình kinh tế học tập 1 của A.Samerelson và W.Norhorus Khác
4, Giáo trình quản trị chiến lược – NXB Thống kê – PGS. TS. Lê Văn Tâm Khác
5, Giáo trình Kế hoạch kinh doanh – NXB Thống Kê – THS.Bùi Đức Tuân Khác
6, Giáo trình Marketing căn bản – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – GS.TS. Trần Minh Đạo Khác
7, Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Thành Độ, TS.Nguyễn Ngọc Huyền Khác
8, WTO kinh doanh và tự vệ - NXB Hà Nội – Trương Cường Khác
9, Tạp chí Thị trường – Giá cả - Vật tư số 151+152 – Thứ 2,3 ngày 30+31/7/2007 Khác
10, Website của công ty cổ phần thép Việt - Ý : www.vis.com.vn 11, Website của Tổng công ty Sông Đà: www.songda.com.vn Khác
12, Website của tỉnh Hưng Yên: www.hungyen.gov.vn Khác
13, Website của tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn Khác
14, Website của hiệp hội thép Việt Nam: www.vsa.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phương tiện vận chuyển và xếp dỡ thộp tớnh đến cuối năm 2007. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 1 Phương tiện vận chuyển và xếp dỡ thộp tớnh đến cuối năm 2007 (Trang 41)
Bảng 3: Hạn mức vay của cỏc Ngõn hàng danh cho cụng ty qua cỏc năm. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 3 Hạn mức vay của cỏc Ngõn hàng danh cho cụng ty qua cỏc năm (Trang 42)
Bảng 3: Hạn mức vay của các Ngân hàng danh cho công ty qua các năm. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 3 Hạn mức vay của các Ngân hàng danh cho công ty qua các năm (Trang 42)
Nhỡn vào bảng trờn ta thấy hạn mức vay của cỏc Ngõn hàng dành cho cụng ty cổ phần thộp Việt - í hàng năm đều tăng - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
h ỡn vào bảng trờn ta thấy hạn mức vay của cỏc Ngõn hàng dành cho cụng ty cổ phần thộp Việt - í hàng năm đều tăng (Trang 43)
Bảng 4: Cơ cấu vốn của cỏc năm 2005-2007. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 4 Cơ cấu vốn của cỏc năm 2005-2007 (Trang 43)
Từ số liệ uở bảng trờn cho ta thấy, tổng doanh thu tăng đều qua cỏc năm. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng 217495 triệu đồng, tương  ứng với 24,2% - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
s ố liệ uở bảng trờn cho ta thấy, tổng doanh thu tăng đều qua cỏc năm. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng 217495 triệu đồng, tương ứng với 24,2% (Trang 44)
Qua bảng số liệu trờn ta thấy, năm 2005 tỷ suất lợi nhuận theo chi phớ kinh doanh tương đối thấp - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
ua bảng số liệu trờn ta thấy, năm 2005 tỷ suất lợi nhuận theo chi phớ kinh doanh tương đối thấp (Trang 49)
Qua bảng số liệu cho thấy, năng suất lao động năm 2004 ở vao mức thấp nhất chỉ cú 2756,63 Trđ/người do doanh thu thực hiện trong kỡ của năm này  thấp hơn cỏc năm sau - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
ua bảng số liệu cho thấy, năng suất lao động năm 2004 ở vao mức thấp nhất chỉ cú 2756,63 Trđ/người do doanh thu thực hiện trong kỡ của năm này thấp hơn cỏc năm sau (Trang 50)
Từ kết quả ở bảng trờn cho thấy lợi nhuận bỡnh quõn cho 1 lao động dao động qua cỏc thời kỳ: - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
k ết quả ở bảng trờn cho thấy lợi nhuận bỡnh quõn cho 1 lao động dao động qua cỏc thời kỳ: (Trang 52)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trờn cho thấy sức sản xuất của vốn cố định cú xu hướng giảm tăng dần qua cỏc năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
ua bảng số liệu và biểu đồ trờn cho thấy sức sản xuất của vốn cố định cú xu hướng giảm tăng dần qua cỏc năm (Trang 53)
Từ bảng số liệu trờn cú thể thấy sức sinh lợi bỡnh quõn của vốn cố định cú sự thay đổi qua cỏc thời kỡ: - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
b ảng số liệu trờn cú thể thấy sức sinh lợi bỡnh quõn của vốn cố định cú sự thay đổi qua cỏc thời kỡ: (Trang 54)
Qua bảng số liệu trờn cho thấy, sức sản xuất của vốn lưu động giảm xuống trong 2 năm 2005 và tăng nhẹ vào năm 2006, sau đú tăng lờn vào năm  2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
ua bảng số liệu trờn cho thấy, sức sản xuất của vốn lưu động giảm xuống trong 2 năm 2005 và tăng nhẹ vào năm 2006, sau đú tăng lờn vào năm 2007 (Trang 55)
Qua bảng số liệu ta thấy, sức sinh lợi của vốn lưu động dao động qua cỏc năm và ở trong khoảng 1,34% đến 4,02%. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
ua bảng số liệu ta thấy, sức sinh lợi của vốn lưu động dao động qua cỏc năm và ở trong khoảng 1,34% đến 4,02% (Trang 56)
Bảng sau tổng hợp tất cả những kết quả và hiệu quả kinh doanh của cụng ty trong giai đoạn 2004 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng sau tổng hợp tất cả những kết quả và hiệu quả kinh doanh của cụng ty trong giai đoạn 2004 – 2007 (Trang 57)
Bảng sau tổng hợp tất cả những kết quả và hiệu quả kinh doanh của  công ty trong giai đoạn 2004 – 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng sau tổng hợp tất cả những kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004 – 2007 (Trang 57)
Bảng 5: Hiệu quả kinh doanh của cụng ty giai đoạn 2004 – 2007. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 5 Hiệu quả kinh doanh của cụng ty giai đoạn 2004 – 2007 (Trang 58)
Bảng 5: Hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2007. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 5 Hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2004 – 2007 (Trang 58)
Bảng 6: Phõn tớch SWOT của cụng ty. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 6 Phõn tớch SWOT của cụng ty (Trang 70)
Bảng 6: Phân tích SWOT của công ty. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 6 Phân tích SWOT của công ty (Trang 70)
Bảng 7: Sản lượng tiờu thụ thộp trong giai đoạn (2007-2009). - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 7 Sản lượng tiờu thụ thộp trong giai đoạn (2007-2009) (Trang 73)
Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ thép trong giai đoạn (2007-2009). - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 7 Sản lượng tiêu thụ thép trong giai đoạn (2007-2009) (Trang 73)
Bảng 8: Ma trận SWOT của cụng ty cổ phần thộp Việt - í. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 8 Ma trận SWOT của cụng ty cổ phần thộp Việt - í (Trang 77)
Bảng 8: Ma trận SWOT của công ty cổ phần thép Việt - Ý. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
Bảng 8 Ma trận SWOT của công ty cổ phần thép Việt - Ý (Trang 77)
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 109,300,000 - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý.DOC
gu ồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 109,300,000 (Trang 96)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w