CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU, BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM

44 491 3
CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU, BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nó cũng là cơ hội và thách thức, nhất là ở thị trường khó tính và truyền thống như EU.

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n hµ néi ------------ bµi tËp Kinh TÕ Quốc Tế ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU, BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM. Giảng viên : PGS.NGUYỄN THƯỜNG LẠNG Lớp : CH 18 G Nhóm thực hiện : NHÓM 9 Hµ Néi, 04/2010 1 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Error: Reference source not found CHƯƠNGI: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU Error: Reference source not found I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU .Error: Reference source not found 1. Đôi nét về quá trình ra đời và phát triển của EU . . Error: Reference source not found 2. Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU . Error: Reference source not found II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN EU. Error: Reference source not found 1. Hàng nông sản bao gồm những sản phẩm. . Error: Reference source not found 2. Các hình thức trợ cấp nông nghiệp EU. Error: Reference source not found 2.1. Hỗ trợ trong nước. . Error: Reference source not found 2.2. Trợ cấp xuất khẩu. . Error: Reference source not found CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU, BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM Error: Reference source not found I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU - VIỆT NAM. . Error: Reference source not found 1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam – EU. . Error: Reference source not found 2. Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp nông sản của EU ảnh hưởng tới Việt Nam . Error: Reference source not found 2.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ cấp nông sản của EU. Error: Reference source not found 2.2. Những ảnh hưởng tới chính sách trợ cấp nông sản của Việt Nam: Error: Reference source not found 2.2.1. Tình hình chung trợ cấp nông sản Việt Nam. . Error: Reference source not found 2.2.2. Những thành công của chính sách trợ cấp nông sản Việt Nam thời gian qua. Error: Reference source not found 2.2.3. Những mặt hạn chế của việc thực hiện chính sách trợ cấp nông sản Việt Nam thời gian qua. Error: Reference source not found 2.2.4. Nguyên nhân của hạn chế trên Error: Reference source not found II. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC. . Error: Reference source not found III. BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .Error: Reference source not found CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM XÂM NHẬP VÀ KHAI THÁC VÀO THỊ TRƯỜNG EU CÓ HIỆU QUẢ . Error: Reference source not found I. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU. . Error: Reference source not found 1. Thách thức đặt ra đối với hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU Error: Reference source not found 2. Triển vọng xuất khẩu của hàng nông sản vào thị trường EU . Error: Reference source not found II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ XÂM NHẬP VÀ KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG EU CÓ HIỆU QUẢ .Error: Reference source not found 1. Các giải pháp cấp quốc gia. Error: Reference source not found 1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam . Error: Reference source not found 2 1.2 Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với một số nông sản chủ yếu của Việt Nam phù hợp với EU. Error: Reference source not found 2. Các giải pháp ở cấp độ doanh nghiệp .Error: Reference source not found 2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản .Error: Reference source not found 2.2. Cập nhập và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản .Error: Reference source not found 2.3. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu sang EU Error: Reference source not found KẾT LUẬN Error: Reference source not found DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… . Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU - Lý do lựa chọn đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nó cũng là cơ hội và thách thức, nhất là ở thị trường khó tính và truyền thống như EU. Nhận thấy EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Những năm qua Việt Nam đã và cần có những chính sách ngoại thương đối với EU. Trước biến động của tình hình thế giới vừa qua thì vấn đề trợ cấp nông sản của EU cũng cần quan tâm, từ đó có những bài học quý giá đối với Việt Nam. Để có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ được vấn đề của lĩnh vực khá đặc thù này. Cùng với sự hướng dẫn và với các ý kiến góp ý quý báu của PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, Nhóm 9 xin được trình bày đề tài: “Chính sách trợ cấp nông sản của EU, Bài học với Việt Nam” - Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Chính sách trợ cấp nông sản của EU, Bài học với Việt Nam” nhằm phác thảo toàn diện chính sách trợ cấp nông sản của EU đối với các nước đặc biệt là một nước mới ra nhập thị trường WTO như Việt Nam, từ đó rút ra giải pháp mang tính đột phá, giải pháp có tính chiến lược khi thâm nhập vào thị trường khó tính nhất này. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp kinh tế phổ biến như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê. Ngoài ra, đề tài còn 3 sử dụng các phương pháp thu thập và tổng hợp, xử lý thông tin từ nhiều nguồn tài liệu như sách, báo, tạp trí, internet…và sử dụng các công trình nghiên cứu đã công bố. - Kết cấu đề tài: Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về chính sách trợ cấp nông sản của EU. Chương II: Thực trạng thực hiện chính sách trợ cấp nông sản của EU, Bài học với VN. Chương III: Một số giải pháp để giúp hàng nông sản của Việt Nam xâm nhập và khai thác vào thị trường EU có hiệu quả. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN CỦA EU. I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU. 1. Đôi nét về quá trình ra đời và phát triển của EU. EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới là một trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (Hoa Kỳ, Nhật và EU) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD, chiếm 19,8% GDP toàn cầu, năm 2000 đạt 9.050 (khoảng 20% toàn cầu), và năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD. GDP tính theo đầu người năm 1995 là 23.089 USD/ người, năm 2000 đạt trên 24.000 USD, đồng thời EU cũng là Trung tâm Thương mại Tài chính khổng lồ với đồng tiền chung Euro. Ban đầu từ 6 thành viên đến nay đã có trên 27 quốc gia thành viên. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ và có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỷ euro (15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất. Về đặc điểm mô hình hợp tác kinh tế EU có thể thấy tư duy về hợp tác kinh tế, phương thức hội nhập của EU thiên về khuynh hướng tự do chủ nghĩa. EU luôn theo đuổi những thỏa thuận thương mại có tính ràng buộc cao và lâu dài nhằm tiến tới tối đa hóa những lợi ích của toàn khu vực cũng như trên từng nước. Theo thống kê của IMF năm 2006 thì thị phần xuất khẩu nội khối của EU là rất cao 65,1% trong khi đó với Mỹ là 9,3%, châu Á là 7,3 %. Có thể thấy xuất khẩu của EU ít bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ và thế giới. Nền kinh tế của Liên minh Châu Âu liên tục tăng trưởng 4 mạnh, mức tăng trung bình EU năm 2006 là 2,8%, trong đó khu vực đồng Euro là 2,6% so với năm 2005 ở EU là 1,7% và khu vực đồng Euro là 1,4% so với tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2006 là 3,4% và Nhật Bản là 2,7%. Qua những đặc điểm phát triển và quá trình ra đời của EU, về mô hình kinh tế, mô hình chính trị có thể thấy mô hình EU xứng đáng được coi là mô hình liên kết khu vực thành công nhất hiện nay. 2. Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU. Thứ nhất: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng Mỗi quốc gia trong EU lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng, phong phú về hàng hóa, dịch vụ. Trên thực tế, có những hàng hóa rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Bỉ, Italia nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức đón chào. Do sự khác biệt về văn hóa giữa các nước thành viên nên các doanh nghiệp cần phải có phương thức giải quyết khác nhau đối với 27 nước thành viên. Trong thực tế EU không phải là một thực thể văn hóa có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử. Mỗi nưới có một bản sắc và đặc trưng riêng mà các nhà XK tại các nước đang phát triển thường không hay để ý đến, mỗi nước thành viên tạo ra yêu cầu khác nhau và cơ hội khác nhau. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên lành mạnh ví dụ nông sản phải làm sạch, đảm bảo vệ sinh, không nhiễm độc cho môi trường. Người tiêu dùng EU có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những sản phẩm này sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của các nhà sản xuất ít dianh tiếng hay những nhãn hiệu ít người biết đến sẽ rất khó tiêu thụ ở thị trường EU. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là giải pháp tối ưu khi thâm nhập thị trường này. Hàng hóa của các nước ĐPT Châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, và các nước Asian là loại chất lượng trung bình, phù hợp với người dân có mức sống trung bình (khoảng 65-75% dân số) và nhóm người có mức sống thấp (10%). 5 EU đã có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, những phong tục tập quán đã ăn sâu trong lòng người dân, về kết cấu dân số thì tỉ lệ người già ngày càng cao. Do đó thị trường EU là một thị trường khó tính và chọn lọc kỹ lưỡng. Các nhà NK EU luôn có xu hướng đòi hỏi cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thứ hai: Kênh phân phối của EU. Đối với EU, hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và XK hàng hóa. Hệ thống phân phối của EU gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia và hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập .trên thị trường EU kênh phân phối có hai hình thức tổ chức phổ biến nhất. + Kênh phân phối theo tập đoàn: có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của mình. Đây là xu hướng tiêu thụ chính. + Kênh phân phối không theo tập đoàn: các nhà sản xuất là nhà nhập khẩu của một tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hóa bán lẻ của tập đoàn khác và công ty bán lẻ độc lập. Thứ ba: EU là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng. Do EU là thị trường phát triển và bậc nhất thế giới nên những yếu tố liên quan đến sự an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên khi có hiện tượng độc hại, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đưa ra các quy định chuẩn Quốc gia hoặc Châu Âu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn cua EU. Đặc biệt có quy chế về nhãn mác sản phẩm rất khắt khe, nhất là người tiêu dùng có quy định bảo vệ người tiêu dùng có quy định các sản phẩm của sản phẩm, cách bảo quản, việc làm sai quy cách về đóng gói bao bì, các sản phẩm nhập lậu, đánh cắp bản quyền . Thứ tư: Chính sách thương mại đối với nông sản của EU. Các công cụ chính sách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp được áp dụng tùy thuộc vào tình hình thị trường của từng sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, các hình thức chính là thuế linh hoạt. thuế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và ứng trước vốn. Nếu giá cả thị trường bên 6 ngoài cao hơn giá cả thị trường EU thì có thể Xuất khẩu sẽ bị đánh thuế, còn nhập khẩu sẽ được trợ cấp. Đối với hầu hết các nông sản được nhập khẩu từ bên ngoài, không xây dựng biểu thuế cố định mà thường áp dụng các mức thuế quan linh hoạt nhằm đảm bảo các nhà sản xuất được hưởng mức giá cao hơn thị trường thế giới. Các mức thuế được tính bằng chệnh lệch giữa giá CIF nhập khẩu, kể cả chi phí vận chuyển trong EC, và làm cho mức cung của thế giới tăng đến mức giá mục tiêu. Trong trao đổi với các nước thành viên, chế độ giấy phép được áp dụng cả những người xuất khẩu đều phải xin giấy phép tiến hành các giao dịch. Đối với một số sản phẩm, thuế linh hoạt được kết hợp thuế nhập khẩu thông thường. Thuế linh hoạt còn được áp dụng để bù đắp chênh lệch giữa giá chỉ dẫn và giá nhập khẩu đã tính cả thuế. Cách tính thuế linh hoạt như vậy có thể làm cho thuế tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào nội địa thấp hay cao hơn giá chỉ dẫn. Do tính chất đặc biệt nên các mặt hàng nhưng rượu vang, một số loại rau và hoa quả, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, còn được bảo vệ bằng cách áp dụng mức giá tham khảo, Đối với những sản phẩm như thuốc lá, hạt có dầu và những mặt hàng không nằm trong danh sách áp dụng thuế linh hoạt thì EC áp dụng các mức thuế theo CCT. Đối với nhập khẩu thì EC không áp dụng các hạn chế về số lượng. Thay vào đó các thỏa thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện được ký kết với các nước không phải thành viên trong đó các nước này cam kết rằng xuất khẩu của họ vào EC sẽ không vượt quá giới hạn quy định. Ngoài ra còn có các điều khoản cho phép EC, trong những trường hợp ngoại lệ, áp dụng bất kỳ biện pháp nào nhằm bảo vệ thị trường cộng đồng một khi xảy ra những rối loại nghiêm trọng. Ứng trước vốn là công cụ chủ yếu hỗ trợ XK nhằm đảm bảo cho sản phẩm của EC có tính cạnh tranh cao. Những người sản xuất được ứng trước vốn với quy mô bằng chênh lệch mức giá nội địa (bao gồm cả chi phí chuyên chở hàng hóa đến cảng) và giá hàng hóa được bán đi đâu và bào hoàn cảnh cụ thể. Các mức vốn ứng trước là thống nhất cho toàn bộ cộng đồng và được lấy từ ngân sách nông nghiệp. Tác động của các công cụ chính sách áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp được đánh giá như sau. Các mức thuế linh hoạt có tác dụng hạn chế thương mại so với thuế quan nhập khẩu thông thường. Xét về mặt trung hạn và dài hạn thì nước XK có thể hạn chế tác động của thuế quan nhập khẩu bằng cách nâng cao hệu quả được trong trường hợp thuế quan 7 linh hoạt bởi vì một khi giá chào hàng giảm xuống thì mức thuế quan linh hoạt lại tự động tăng lên. Do đó bất chấp năng suất lao động tăng lên, các nước XK tính gộp lại không thể gia tăng tỷ trọng của mình trên trị trường EC, mặc dù trong mỗi nước có thể thay đổi. Như vậy tác động của những công cụ chính sách ngoài EC liên quan trực tiếp đến mức thuế linh hoạt và hình thức ứng trước vốn cho XK. Các biện pháp này được áp dụng một cách tương xứng đối với toàn bộ cộng đồng bất chấp có tình trạng dư thừa hay thiếu hụt. Thuế linh hoạt sẽ có tác dụng hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có tình trạng dư thừa. Các mức thuế quan bảo hộ này có thể biến động rất mạnh từ năm này sang năm khác vì chúng phụ thuộc trực tiếp vào giá cả thế giới. Nói một cách chung nhất, tác động trực tiếp của chính sách bảo hộ nói chung trên là đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng của EC vì bị đánh thuế. Tuy nhiên sự bảo hộ như vậy chỉ là bề ngoài vì nó không chỉ phụ thuộc vào mức thuế linh hoạt và ứng trước vốn XK, mà còn các biên pháp chính sách nông nghiệp khác. Đây chỉ là h ình thức bảo hộ danh nghĩa vì các mức thuế linh hoạt và ứng trước vốn cho XK còn phù thuộc vào các yếu tố tiền tệ và tỷ giá hối đoái nữa. Do các mức nói trên được tính bằng đơn vị tiều tệ Châu Âu ( EUR) trong khi cả thế giới lại tính bằng USD nên khi USD lên cao so với EUR thì các mức đó giảm xuống. Vì vậy trên thực tế các mức thuế linh hoạt và ứng trước vốn có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái mà không cần đến sự biến động danh nghĩa cả thế giới. Cơ chế giá cả và kiểm soát đối với từng sản phẩm cũng có tác động đến quan hệ thương mại đến các nước ngoài EC. Lý do là vì chúng ảnh hưởng không chỉ tới các mức thuế quan linh hoạt và ứng trước vốn mà còn tới số lượng, và từ đó tới nhu cầu nhập khẩu và lượng hàng hóa dành cho XNK. Do các cơ chế kiểm soát nói trên là mức giá nội địa cao hơn so với mức giá trên thị trường thế giới cho nên sản xuất có xu hướng gia tăng và tiêu dùng có xu hướng giảm sút. Kết quả là nhập khẩu của EC có xu hướng giảm xuống trong khi mức cung XK tăng lên. Tuy mức giá chung cao hơn mức giá thế giới, nhưng nhập khẩu lại có xu hướng giảm sút vì tác động của các mức thuế quan linh hoạt, còn XK được khuyến khích bởi cơ chế ứng trước vốn nên có khuynh hướng tăng lên. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG SẢN EU. 1. Hàng nông sản bao gồm những sản phẩm. Hàng nông sản được thị trưởng EU phân chia thành bốn nhóm chính: 8 Nhóm 1- Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phảm công nghiệp tiêu dùng như: chuối tươi, chuối khô, dứa tưới, dứa hộp, (lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tằm, được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế xuất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu. Nhóm 2- Sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất, nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và đồ sứ), giầy dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em…được hưởng mức thế GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng mà EU không khuyến khích nhập khẩu. Nhóm 3- Sản phẩm ít nhạy cảm: bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh (tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh) một số nguyên liệu và hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh) được hưởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu. Nhóm 4- Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống, (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su ), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều) được hưởng mức thuế GSP bằng 0% đến 10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. 2. Các hình thức trợ cấp nông nghiệp EU. 2.1. Hỗ trợ trong nước. Trong thuật ngữ của WTO trợc cấp nhìn chung được phân biệt dưới dạng các hộp được xây dựng theo kiểu đèn tín hiệu giao thông làm cơ sở: Xanh lá cây: được phép, vàng da cam: chậm lại, đỏ: cấm. Hiệp định về Nông nghiệp không có hộp đỏ mặc dù trợ giúp trong nước trên mức cam kết giảm trong hộp xanh lá cây thì lại bị cấm, và có xanh lơ dành cho trợ cấp bị ràng buộc vào các chương trình hạn chế sản xuất. Có ngoại trừ dành cho các nước đang phát triển. * Hộp vàng da cam. Các biện pháp trợ giúp trong nước bị coi như làm méo mó tới sản xuất và thương mại. Tổng giá trị của các biện pháp này phải được giảm. Các vấn đề xuất khẩu khác nhau phải giải quyết làm sao những trợ cấp này phải giảm và khi nào cần phải đặt ra hạn chế đối với một sản phẩm cụ thể hơn là phải có tất cả hạn chế gộp. * Hộp xanh lá cây. 9 Để khẳng định đối với hộp xanh lá cây, trợ cấp phải không làm méo tới thương mại hoặc ở mức thâp nhất. Trợ cấp phải được chỉnh phủ tài trợ (không phải bắt người tiêu dùng trả giá cao hơn) và không liên quan đến trợ giá. Chúng có xu hướng được đưa vào chương trình và không nhắm vào một sản phẩm cụ thể nào, bao gồm trợ giúp thu nhập trực tiếp cho người nông dân không liên quan đến mức sản xuất hiện tại. Trợ cấp trong hộp xanh lá cây được phép không có hạn chế trừ phi chúng phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan. Chúng có tính đến cả các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển khu vực. Canada đã đề nghị xây dựng hạn chế đối với kết hợp tất cả các hộp và có nghĩa là hạn chế đối với trợ cấp trong hộp xanh lá cây. * Hộp xanh lơ Hộp xanh lơ là một ngoại lệ của các qui định chung mà trợ cấp gắp liên tới sản xuất phải được giảm hoặc giữ trong phạm vi tối thiểu. Nó bao hàm việc thanh toán trực tiếp cho đất đai hoặc động vật nhưng theo các kế hoạch hạn chế sản xuất áp dụng quota có thế hoặc đề nghị người nông dân không canh tác một phần đất đai của họ. Các nước dang sử dụng trợ cấp này cho rằng nó làm méo mó tới thương mại dưới mức trợ cấp thay thế được trong hộp vàng da cam. Hiện tại, các nước thành viên chỉ thông báo cho WTO biết họ đang sử dụng hoặc sử dụng hộp xanh lơ gồm: EU, Đan Mạch, Nhật Bản, Slovakia. Hợp xanh lơ hiện là điều khoản thường trực của Hiệp đinh về Nông nghiệp. Một số nước muốn nó bị loại ra vì trợ cấp chỉ phần nào tách ra từ sản xuất hoặc họ đang đưa ra cam kết nhằm giảm việc sử dụng trợ cấp này. Một số khác cho rằng hộp xanh lơ là một công cụ quan trọng để trợ giúp và cải cách Nông nghiệp và giành mục tiêu phi thương mại nhất định và cho rằng nó không cần phải hạn chế vì chỉ làm méo mó tới thương mại thấp hơn cá loại hình trợ giúp khác. EU cho rằng họ đã sẵn sàng xem xét đàm phán để hạn chế hộp xanh lơ mặc dù họ phản đối tách riêng nó hoàn toàn. 2.2. Trợ cấp xuất khẩu. Những khoản chi của chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ được gọi là trợ cấp xuất khẩu. Theo hiệp định về Nông nghiệp, các nước phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lượng trợ cấp) và 36% (tính theo tiền) trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển là 14% (theo lượng) và 24% (theo tiền) trong vòng 9 năm. Thời kỳ cơ sở của cắt giảm trợ cấp xuất khẩu được tính từ năm 1990. Trong quá trình cắt giảm, các nước có thể linh hoạt tùy theo sự 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan