1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích bình luân về nhà lãnh đạo chuyên nghiệp cần phải có tầm nhìn và hiểu biết về hội nhập quốc tế

14 205 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 227 KB

Nội dung

Trang 1

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Phân tích bình luân về Nhà lãnh đạo Chuyên nghiệp cần phải có tầm nhìnvà hiểu biết về hội nhập quốc tế

Phần 1: Tự luận

Sử dụng những kiến thức trả lời hoặc bình luận những câu dưới đây:

1 Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuyênnghiệp nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu và hiểu biết sâu rộng về hội nhập kinh tếquốc tế.

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1 Kinh doanh quốc tế 2

1.1 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh quốc tế 2

1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế 2

1.3 Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế 3

1.3.1 Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh 3

1.3.2 Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài 4

1.3.3 Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh 4

1.4 Đặc trưng của kinh doanh quốc tế 4

2 Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệpnào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu và hiểu biết sâu rộng về hội nhập kinh tế quốc tế 52.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.2 Đặc trưng của hội nhập kinh tế 6

2.3 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế 6

2.3.1 Cơ hội 6

2.3.2 Thách thức 6

2.4 Lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệp nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu vàhiểu biết sâu rộng về hội nhập kinh tế quốc tế 7

3 Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càngđược nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trongnước 8

3.1 Tự do hóa thương mại 8

3.2 Hàng rào phi thuế quan 8

3.3 Lợi dụng những thỏa thuận mà WTO cho phép để bảo hộ 9

4 Việt Nam sử dụng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật như là một công cụ hữu hiệuđể bảo hộ sản xuất trong nước 10

Trang 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1 Kinh doanh quốc tế

1.1 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanhđược thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của cácdoanh nghiệp cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Nói đến kinh doanh quốc tế là đề cập đến các vấn đề tổng quan về thương mạiquốc tế; các chính sách kinh tế đối ngoại, xu hướng phát triển của các nền kinh tế khácnhau và các phương thức trao đổi hàng hóa xuyên biên giới; các tổ chức kinh tế, tàichính quốc tế, các liên minh kinh tế trong thương mại quốc tế hiện nay…

Kinh doanh quốc tế đã xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu, trao đổi,mua bán hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia Cùng với sự ra đời và phát triển củachủ nghĩa tư bản, kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển Vớinhững lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý,… Các công ty xuyên quốc gia trênthế giới đã và đang nâng cao vị thế kinh doanh và tăng cường thị phần của mình trongkhu vực và trên thế giới nói chung.

Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng vận động của nền kinh tếthế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hóa và toàn cầuhóa, đối với nền kinh tế từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế vàcác hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng và trở thành một trong những nộidung cực kỳ quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại.

1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức kinh doanh quốc tế đã chứng tỏ vaitrò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia

Trang 4

Đồng thời, tham gia vào thị trường thế giới còn giúp cho các doanh nghiệp khaithác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngànhsản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăngtrưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới, thu hútvốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốcdân Hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhaunhư thông qua các lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh quốc tế tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh việc thu hút đầutư trong nước; bằng hình thức hợp tác đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế; thông qua các hoạt động dịch vụ thungoại tệ như du lịch, kiều hối để tăng thêm nguồn thu bằng ngoại tệ thông qua lượngkhách du lịch vào thăm quan; thông qua các nguồn vốn vay từ các nước, các tổ chứctín dụng, ngân hàng trên thế giới để bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước trong khinguồn vốn tích lũy từ nội bộ của chúng ta còn thấp;

Mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoahọc và chuyển giao công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơhội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước Tạocơ hội cho việc phân phối các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực bênngoài vào việc phát triển các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân một cáchcó hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực cho sự phát triển đất nước nhưvốn, nhân lực có trình độ cao, công nghệ hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế giới

1.3 Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế

Có nhiều mục đích và động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽvào các hoạt động kinh doanh quốc tế Trong đó có 3 động cơ chính là mở rộng cungứng, tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngồi, đa dạng hố hoạt độngkinh doanh

1.3.1 Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh

Trang 5

hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài sẽ khắc phục được sự chật hẹp của thịtrường nội địa do số lượng khách hàng, sức mua và khả năng cung ứng của kháchhàng trên thị trường thế giới luôn lớn hơn thị trường ở từng quốc gia Nếu doanhnghiệp luôn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều khu vực thị trường khác nhau sẽcho phép doanh nghiệp nâng cao doanh số kinh doanh của mình Việc vươn ra thịtrường nước ngoài, mở rộng phạm vi tiêu thụ hàng hoá còn có tác dụng giúp cho cácdoanh nghiệp mở rộng khối lượng cung ứng hoặc tiêu thụ, từ đó sẽ tạo điều kiện chodoanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn Vì vậy, chính việc mở rộng cung ứng hoặctiêu thụ là một động cơ chủ yếu đối với một doanh nghiệp khi tham gia thực hiện hoạtđộng kinh doanh quốc tế

1.3.2 Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài

Đối với mỗi quốc gia, các nguồn tiềm năng sẵn có không phải là vô hạn mà chỉcó giới hạn Do vậy, để có thêm nguồn lực mới, buộc các doanh nghiệp phải vươn tớicác nguồn lực ở bên ngoài Các nguồn lực ở nước ngồi như: nhân cơng dồi dào vàgiá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng, nguyên vật liệu phong phú, Đây lànhững nguồn lợi lớn mà các doanh nghiệp đang hướng tới nhằm giảm chi phí, tăng lợinhuận, ngày nay nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối cố gắng tiến hành sản xuất hay lắpráp sản phẩm ngay ở nước ngoài và tiêu thụ ngay tại đó, tức là áp dụng rộng rãi hìnhthức xuất khẩu tại chỗ

1.3.3 Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp thường mong muốn làm thế nào tránh được sự biến độngthất thường của doanh số mua, bán và lợi nhuận Cho nên, họ đã nhận thấy rằng thịtrường nước ngoài và việc mua bán hàng hoá ở đó như là một biện pháp quan trọnggiúp họ tránh được những đột biến xấu trong kinh doanh Chính việc đa dạng hoá hìnhthức và phạm vi kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được tình trạng khanhiếm nguồn nhân lực trong khuôn khổ một quốc gia Đa dạng hoá các hoạt độngthương mại và đầu tư nước ngoài cho phép doanh nghiệp khắc phục những rủi rotrong kinh doanh (phân tán rủi ro), cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả các lợithế so sánh của mỗi quốc gia trong hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

1.4 Đặc trưng của kinh doanh quốc tế

Trang 6

không thể lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh vớinước ngoài Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cáchhiệu quả, trước hết phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanhnghiệp muốn thâm nhập hoạt động Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinhdoanh trong nước (kinh doanh nội địa) thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước,còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc giavà giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó

Thứ hai, kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài, vì vậy các doanhnghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinhdoanh nội địa

Thứ ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mớivà xa lạ, do đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả

Thứ tư, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuậnbằng cách mở rộng phạm vi thị trường Điều này khó có thể đạt được nếu doanhnghiệp chỉ thực hiện kinh doanh trong nước.

2 Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuyênnghiệp nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu và hiểu biết sâu rộng về hội nhậpkinh tế quốc tế.

2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợptác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo cácnguyên tắc, quy định chung.

Trang 7

2.2 Đặc trưng của hội nhập kinh tế

- Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xoá bỏ trongmột tương lai không xa theo các cam kết quốc tế đa phương và toàn cầu, nghĩa là cácbiên giới quốc gia về thương mại, đầu tư đang bị dần biến mất-đấy là một tiền đề quantrọng cho sự hình thành một nền kinh tế thế giới không còn biên giới quốc gia.

- Các công ty của các quốc gia ngày càng có quyền kinh doanh tự do ở mọiquốc gia, trên các lĩnh vực được cam kết, không có phân biệt đối xử Đặc trưng này rấtquan trọng, vì dù như không có các biên giới quốc gia về thuế quan, nhưng các côngty không được quyền kinh doanh tự do trên phạm vi toàn cầu, thì nền kinh tế thế giớikhó có thể hình thành được Đặc trưng này thực chất là sự xoá bỏ các biên giới về đầutư, dịch vụ và các lĩnh vực kinh tế khác.

Đối với các nước đang phát triển, kinh tế còn yếu kém, trình độ sản xuất thấp,doanh nghiệp còn bé nhỏ, sức cạnh tranh thấp, trình độ quản lý còn hạn chế thì hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có những cơ hội mà bên cạnh đó còn cónhiều khó khăn thách thức lớn, nhưng nếu cứ đứng ngoài cuộc thì khó khăn, tháchthức có thể sẽ dần tăng và lớn hơn nhiều Quyết định đúng đắn đó là chủ động hộinhập gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh,hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành chính trên cơ sở đó màphát huy nội lực, vượt qua khó khăn thách thức, khai thác triệt để các cơ hội để pháttriển đất nước.

2.3 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế

2.3.1 Cơ hội

Nhờ nguyên tắc bình đẳng và những quy định chính sách, thể chế thương mạicó thể dự báo, các nhà tài chính an tâm hơn trong các quyết định đầu tư Điều nàygiúp doanh nghiệp thu hút FDI vào phát triển nhiều lĩnh vực.

Cùng với đầu tư nước ngoài, hội nhập cũng là cơ hội tiếp cận với những thànhquả cách mạng khoa học và công nghệ thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, cơ hội này giúpdoanh nghiệp không chỉ là tiếp nhận công nghệ mà còn học hỏi được nhiều kinhnghiệm quản lý hiện đại.

2.3.2 Thách thức

Trang 8

tầm vi mô giới hạn bởi năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp Doanh nghiệp thiếuhiểu biết về hội nhập, chưa có những kiến thức và thông tin cần thiết về thị trường,pháp luật và thông lệ quốc tế trong buôn bán thương mại.

Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranhthấp Chưa tập trung khai thác, phát triển mạnh các ngành và lĩnh vực có lợi thế, đầutư dàn trải vào nhiều lĩnh vực nên hiệu quả thấp.

2.4 Lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệp nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu vàhiểu biết sâu rộng về hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhà quản lý là người ra quyết định và tồn bộ bộ máy của cơng ty sẽ hànhđộng theo quyết định đó Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tớivận mệnh của doanh nghiệp Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậuquả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quảnlý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mụctiêu của kế hoạch đã định Khi kế hoạch được hồn thành, nhà quản lý phải chuyển tảithơng tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến Trong suốt quá trìnhthực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khicần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.

Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều Anh tadường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp nhữnglời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.

Trang 9

Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sựquyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo Bởi xã hội có nhiều biếnchuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiếnlược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt đểđưa ra kế hoạch tiến triển công việc Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thìsẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp Bêncạnh đó, tính quyết đốn trong mọi cơng việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịpthời và sáng suốt.

3 Trước xu thế tự do hóa thương mại, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngàycàng được nhiều quốc gia sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sảnxuất trong nước.

3.1 Tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vàolĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiềucủa hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nướcngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài.

3.2 Hàng rào phi thuế quan

Bên cạnh hàng rào thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này vào quốc giakhác còn có thể phải đối mặt với các hàng rào phi thuế quan Hàng rào phi thuế quanđược hiểu là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩunhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chínhlà: (i) Hàng rào hành chính; (ii) Rào cản kỹ thuật.

Thứ nhất, hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hànhchính nhà nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu Hàng rào hànhchính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch(quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc Cụ thể:

Trang 10

- Giấy phép nhập khẩu là một trong những cách thức tạo ra rào cản đối với tựdo hóa thương mại bằng cách yêu cầu nhà nhập khẩu phải đệ đơn để được cấp giấyphép nhập khẩu cho những loại hàng hóa nhất định Trong thực tiễn, các thủ tục hànhchính này đã tạo ra những rào cản không nhỏ đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Hạn ngạch (quota) là quy định lượng tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượngđối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định Hạn ngạch cóthể quy định cho từng nhà nhập khẩu/xuất khẩu hoặc quy định cho từng quốc gia cóhàng hóa xuất khẩu sau đó quốc gia này lại phân bổ hạn ngạch cho các nhà xuất khẩucủa quốc gia đó.

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu về giới hạn tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng của một mặt hàng nào đóxuất khẩu từ một nước vào nước kia Cách thức này gần giống như hạn ngạch nhưngkhác ở chỗ, trong khi hạn ngạch là quy định đơn phương của một quốc gia thì hạn chếxuất khẩu tự nguyện là sản phẩm của một hiệp định song phương.

- Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu,theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa hóa mớiđược tiêu thụ tại quốc gia đó.

Thứ hai, rào cản kỹ thuật bản thân nó chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do mộtquốc gia quy định đối với hàng hóa Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại được sửdụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa Bởivậy, những quy chuẩn kỹ thuật này được gọi là rào cản kỹ thuật.

3.3 Lợi dụng những thỏa thuận mà WTO cho phép để bảo hộ

Một số nước đã lợi dụng các thỏa thuận phù hợp với quy định của WTO để bảohộ sản xuất trong nước Các cách thức lợi dụng chủ yếu gồm có:

Trang 11

lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêuchuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động Tại Nhật Bản, Luật Tiêu chuẩnnông nghiệp quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, cácsản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản phải có dấu tiêuchuẩn “Japan Agricultural Standard - JAS” (dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệpNhật Bản) Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản áp dụng cho tất cả các hàng hóa cóliên quan đến thực phẩm, các loại gia vị, dụng cụ chứa thực phẩm, máy móc chế biếnthực phẩm Các quốc gia khi xuất khẩu hàng hóa có liên quan đến thực phẩm vào thịtrường Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thứ hai, lạm dụng pháp luật về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đểngăn cản hàng hóa nhập khẩu từ những nước đang phát triển Các nước điển hình ápdụng biện pháp này là EU, Mỹ và Canada Các nền kinh tế chuyển đổi là những nướcgặp bất lợi lớn nhất khi các nước áp dụng biện pháp này Các nước chưa công nhậncác nền kinh tế chuyển đổi là nền kinh tế thị trường Do vậy, những quy định về xácđịnh giá bán ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu không được áp dụng, thay vào đólà giá bán của nước thứ ba được sử dụng để quy cho nước xuất khẩu Ngoài ra, việclạm dụng biện pháp này còn thể hiện ở chỗ, hoạt động điều tra để xác định các điềukiện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của một số nước không thựcsự khách quan với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước bằng mọi giá, nhất là việc bảovệ sản xuất nông nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ, Canada.

Thứ ba, trợ cấp xuất khẩu qua tín dụng Đây là cách thức mà một số nước láchquy định cấm trợ cấp xuất khẩu của WTO Theo đó, mặc dù điều kiện để hỗ trợ tíndụng không quy định điều kiện dành cho sản phẩm xuất khẩu nhưng trên thực tếnhững sản phẩm này chỉ sản xuất ra để xuất khẩu Có hàng chục nước áp dụng biệnpháp này, trong đó có EU, Mỹ, Trung Quốc, Thụy Sỹ…

4 Việt Nam sử dụng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật như là một công cụ hữuhiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.

Trang 12

nước WTO thừa nhận là nền kinh tế thị trường; tích cực trao đổi thông tin hỗ trợ cácdoanh nghiệp (DN) thích ứng với các biện pháp mà các nước áp dụng để thích ứng vớiquá trình xóa bỏ hàng rào thuế quan và các rào cản phi thuế… Tuy nhiên, vẫn còn mộtsố vấn đề đặt ra mà Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới

Thứ nhất, hiện nay hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam rất mạnhdo việc chúng ta thực hiện các biện pháp xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quantheo cam kết, không chỉ sản phẩm công nghiệp, mà cả sản phẩm nông nghiệp – lĩnhvực mà chúng ta được cho là có thế mạnh Quá trình này có hai mặt, nó mang lại lợiích cho người tiêu dùng và thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước vươn lên; mặt khác,có thể gây khó khăn cho nông nghiệp và nông dân Việt Nam Bởi vậy, Việt Nam cầntiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật nhằm gópphần hạn chế sự tấn công của hàng hóa nhập khẩu từ các nước phát triển Thêm vàođó, cần có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước đổi mới côngnghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, mặc dù chúng ta đã có quy định pháp luật về thuế chống bán phá giá,thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử nhưng cho đến nay, chưa có trườnghợp nào được áp dụng các khoản thuế này Trong khi đó, thực tế đã có những trườnghợp cần được áp dụng Bởi vậy, tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lựcthực thi của các cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết để bảo vệ nền sản xuất trongnước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn thiếu hiểu biết hoặc lúng túngtrước các quy chuẩn kỹ thuật khắt khe cũng như pháp luật của các nước phát triển đốitác Do vậy, cần áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao nhận thức cho các DNvề các biện pháp mà các nước phát triển đang áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước,đặc biệt là các quy chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động, thực vật Đồng thời, có sự trợgiúp tích cực để các DN Việt Nam đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất nhằm đápứng các đòi hỏi đó Việc trợ giúp pháp lý để các DN làm việc với các cơ quan tố tụngnước ngoài khi đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá cũng rất cần thiết nhằm hạnchế bị xử ép trong những trường hợp này.

Trang 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình môn học Quản trị kinh doanh Quốc tế, PGS TS, Ngô ThịTuyết Mai, 2014.

2) Hàng rào thuế quan và phi thuế quan, Nguyễn Thanh Tùng, 2013.3) Quản trị kinh doanh quốc tế, Trần Mai Anh, 2013.

Ngày đăng: 16/10/2017, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w