1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học phát huy năng lực đọc hiểu của học sinh thông qua bài cảm xúc mùa thu ( đỗ phủ)

25 767 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 295 KB

Nội dung

Việc tìm raphương pháp có thể giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạotrong việc cảm, hiểu và yêu các tác phẩm văn chương ấy là thách thức lớn nhấtđối với giáo viên.. Tro

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC PHÁT HUY NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU CỦA HỌC SINH THÔNG QUA BÀI "CẢM XÚC MÙA

THU"(Đỗ Phủ)

Người thực hiện: Phạm Thị Thương

Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2016

MỤC LỤC Trang

I MỞ ĐẦU 11.1 Lí do chọn đề tài 1

Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

II NỘI DUNG 3

Chương1 CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 3

1.1 Cơ sở lí luận 3

1.2 Cơ sở thực tiễn 4

Chương 2 DẠY HỌC PHÁT HUY NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU CỦA HỌC SINH THÔNG QUA BÀI "CẢM XÚC MÙA THU" (Đỗ Phủ) 6

2.1 Tiếp nhận văn bản từ thao tác đọc 6

2.2 Ứng dụng thi pháp học 6

3 KẾT LUẬN 17

Kết quả từ việc áp dụng các phương pháp trên 17

Đề xuất 17

Tài liệu tham khảo 19

PHỤ LỤC 20

1 Tranh ảnh tác giả, tác phẩm trong chương trình 20

2 Bảng tổng hợp số liệu điều tra học sinh khối lớp D 22

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình cảm ta sẵn có” Mục đích của việc dạy học văn là để học sinhcảm thụ được cái hay, cái đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm củamình, trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách, thanh lọc tâm hồn conngười, nâng đỡ con người Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, trong nhữngnăm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng, đổi mới trên nhiềuphương diện, rõ nhất là về chương trình sách giáo khoa và đặc biệt là phươngpháp dạy học môn Ngữ văn

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Ngữ văn ở cấp THPT, việc dạy đọc-hiểumột tác phẩm văn chương còn không ít khó khăn Đặc biệt là chương trình Ngữvăn lớp 10, với các tác phẩm văn học trung đại và thơ Đường Việc tìm raphương pháp có thể giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạotrong việc cảm, hiểu và yêu các tác phẩm văn chương ấy là thách thức lớn nhấtđối với giáo viên Nhất là thơ Đường, bộ phận văn học đòi hỏi ở người tiếp nhận

có sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc cả về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật

2 Mục đích nghiên cứu

Trong những năm đứng trên bục giảng, bản thân tôi cũng gặp khó khăntrong việc khơi gợi ở học sinh cảm hứng đối với tác phẩm thơ Đường Chính vìthế, với niềm yêu thích riêng đối với thơ Đường và với mong muốn đổi mớiphương pháp dạy học, tôi đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi tìm ra giải pháp

để làm sao những giờ dạy đọc-hiểu thơ Đường thật sự hiệu quả, nhất là với các

em học sinh học khối C, D, để có thể phát huy được vốn kiến thức cũng nhưniềm đam mê và yêu thích văn chương sẵn có của các em Qua những năm dạyhọc chương trình Ngữ văn lớp 10 , cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, từ mụcđích đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm củabản thân về một số giải pháp nhằm góp phần giúp học sinh đọc - hiểu thơĐường hiệu quả và thiết thực nhất

3 Đối tượng nghiên cứu

Thơ Đường được đưa vào chương trình Ngữ văn ở cấp THCS và THPT,tổng số tiết là 7 tiết (THCS: 4 tiết; THPT: 3 tiết), riêng với chương trình Ngữvăn 10 là 3 tiết Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ đi vào nghiên cứu phương

pháp dạy học phát huy năng lực đọc - hiểu của học sinh thông qua bài " cảm xúc mùa thu" (Đỗ Phủ)

- Thông qua đề tài này giúp các em học sinh khối C,D có kiến thức sâu

rộng hơn về thơ Đường nói chung và bài "cảm xúc mùa thu" nói riêng

4 Phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng thành tựu của nhiều ngành: nghiên cứu văn học, lý luận vănhọc, ngôn ngữ học, giáo dục học… trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng những

Trang 4

thành tựu của những công trình nghiên cứu về thơ Đường, thi pháp thơ Đường

và những thành tựu khoa học về phương pháp dạy học văn

- Kết hợp điều tra, thăm dò có phân tích thống kê, dự giờ và học hỏi kinh

nghiệm của đồng nghiệp

- Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ởtrường THPT

- Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy họcvăn

Trang 5

II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Dạy học Ngữ văn theo yêu cầu đọc - hiểu văn bản, thực chất là hình thànhcho học sinh toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảmthụ), giúp học sinh cách đọc văn, phương pháp đọc - hiểu để dần dần các em cóthể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn Vaitrò của người thầy thể hiện ở năng lực tổ chức cho học sinh đọc-hiểu văn bản, từ

đó hình thành cho họ cách đọc - hiểu một văn bản, nhất là văn bản văn học đồngthời hướng dẫn, gợi mở, tránh nhầm lẫn cho học sinh, chủ yếu là dạy về phươngpháp đọc chứ không đọc hộ, biến học sinh thành thính giả thụ động của mình.Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho học sinh.Muốn thế học sinh phải được trang bị trên hai phương diện: những kiến thức để

đọc văn và phương pháp đọc văn Những kiến thức và phương pháp này chỉ có

thể có được qua việc thực hành trong quá trình đọc văn thông qua các văn bảntác phẩm cụ thể, tiêu biểu cho các thể loại ở từng giai đoạn lịch sử văn học Tấtnhiên thông qua hệ thống văn bản tác phẩm tiêu biểu, chương trình cung cấp vàhình thành cho học sinh những hiểu biết sơ giản về lịch sử văn học, lý luận vănhọc, tác gia văn học, nhưng đối tượng chính vẫn là văn bản- tác phẩm

Sách giáo khoa biên soạn theo tinh thần trên là sách phục vụ cho mục đíchdạy văn thực chất là dạy cách đọc - hiểu, cách giải mã văn bản Trong đó nhấnmạnh việc coi trọng văn bản với tất cả các biểu hiện cụ thể của hình thức ngôn

từ nghệ thuật; hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích văn học trên cơ sở

Trang 6

phân tích ngôn ngữ; từ việc nghiên cứu các văn bản văn học để đạt tới nhữngsuy nghĩ sâu sắc về các cấu trúc văn học và ngôn ngữ…

Như vậy, đọc - hiểu là con đường để dẫn học sinh đến với cảm thụ văn học

Đó là hình thành xúc cảm, tưởng tượng và gần gũi, “nhập thân” với những gì đãđọc, nhập thân vào tác phẩm, suy tư về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận vàsống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, nhân vật trữ tình hoặc của tác giả.Người cảm thụ đồng thời vừa là người tiếp nhận vừa là người phản hồi về tácphẩm …Như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòngchữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đirất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị”

1.2 Cơ sở thực tiễn

Thơ Đường là tinh hoa của văn hóa thế giới và là niềm tự hào của nền vănhóa Phương Đông Thơ Đường phát triển rực rỡ ở Trung quốc từ thế kỷ thứ VIIđến cuối thế kỷ thứ IX với khoảng 48.000 bài thơ của 2.300 nhà thơ Trải qua 14thế kỷ với biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử; đến nay thơ Đường đã ảnhhưởng khá sâu rộng đến nền văn hóa các nước trên thế giới, đặc biệt là các nướclân cận trong đó có Việt Nam

Việc giảng dạy thơ Đường nói chung và việc giảng dạy bài dạy học phát

huy năng lực đọc - hiểu của học sinh thông qua bài " cảm xúc mùa thu" (Đỗ

Phủ) nói riêng trong chương trình Ngữ văn 10 có những thuận lợi và khó khăn

như sau:

- Về thuận lợi, thơ Đường với đặc điểm nổi bật là ngắn gọn, súc tích, giàucảm xúc nên dễ thuộc, dễ nhớ Nội dung thơ Đường chan chứa tính nhân văn,những rung động sâu lắng đối với thiên nhiên, tình yêu, tình bạn; hình ảnh conngười trong thơ rất gần gũi và quen thuộc với hình ảnh con người trong thơ vănViệt Nam Chính những điều đó đã tạo điều kiện cho các em học sinh dễ tiếpcận và cảm thụ thơ Đường Bên cạnh đó, đối tượng là học sinh khối C, D, đa số

có niềm yêu thích và có vốn kiến thức về văn chương phong phú được cung cấp

ở cấp học dưới Do vậy nhu cầu học văn, nhu cầu được khám phá cái hay cáiđẹp của thơ văn thường nổi trội hơn các em ở khối lớp tự nhiên, cơ bản A Theođiều tra khảo sát học sinh các lớp khối D, có 72/96 (75%) học sinh thích học thơĐường; 90/96 (93,7%) học sinh cho rằng việc học thơ Đường giúp ích cho việccảm thụ văn học trong nước Như vậy, nhu cầu học tập của học sinh đối với thơĐường rất lớn Một điểm thuận lợi của chương trình thơ Đường nữa là sách giáokhoa có trích dẫn đầy đủ bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ; giới thiệu về tácgiả, có hình ảnh tương đối phong phú nên học sinh và giáo viên có thể thamkhảo, tìm hiểu văn bản trước khi lên lớp Ngoài ra, hệ thống câu hỏi trong phầnHướng dẫn học bài mang tính gợi mở, nêu vấn đề, giúp học sinh chuẩn bị bàitốt, SGK chương trình nâng cao còn có phần Tri thức đọc hiểu giúp học sinh mởrộng kiến thức, nắm được đặc trưng của thể loại, lí luận văn học…

- Bên cạnh những thuận lợi, việc học và dạy thơ Đường ở trường phổ thôngcũng gặp rất nhiều khó khăn về phía người học và người dạy

Trang 7

Về phía người học, nội dung thơ Đường thường có nhiều điển tích, điển cố,

từ ngữ cổ Niêm luật thơ Đường khó nên học sinh không cảm thấy hấp dẫn ThơĐường hàm súc, cô đọng nên đôi lúc gây khó hiểu cho học sinh Mặt khác, bảnphiên âm và bản dịch thơ nhiều khi chưa sát nghĩa, gây lúng túng cho cả họcsinh và giáo viên khi học và dạy thơ Đường Do khoảng cách về không gian,thời gian lịch sử và một phần là do khoảng cách về tâm lí học nên việc tiếp nhậnnội dung và ý nghĩa của các tác phẩm thơ Đường rất khó khăn Học sinh chưavượt qua được “rào chắn” của từ ngữ, vì thế chưa thực sự hiểu và rung cảm vớibài học

Về phía người dạy, chính những điều trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến xúccảm của giáo viên cũng như học sinh khi đến với những tác phẩm thơ Đường.Bên cạnh đó số lượng thơ tuy không nhiều nhưng những bài được chọn vàogiảng dạy là tiêu biểu mà việc phân bố thời gian dạy chỉ bốn mươi lăm phút chomột bài thơ là quá ít, không đủ để phân tích đầy đủ nội dung và thi luật Chính

do phân phối thời gian giảng dạy trong khuôn khổ tiết học đã được quy định sẵnnhư vậy nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn Sự hạn chế thời lượng của nhữngtiết học đã khiến cho người thầy không có cơ hội thực hiện một số công việc

nhằm kích thích hứng thú học tập ở học sinh Thời gian dạy bài thơ" cảm xúc mùa thu" (Đỗ Phủ) là 1 tiết thì làm sao giáo viên có thể đủ thời gian để truyền tải

kiến thức đầy đủ đến học sinh, buộc giáo viên phải dạy lướt qua nên học sinhcũng gặp những khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức

Về phương pháp giảng dạy thơ Đường hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, việcdiễn giảng một bài thơ Đường khiến việc dạy học không hiệu quả Đa số giáoviên chủ yếu tập trung vào nội dung, nghệ thuật, điển tích, chưa chú ý đến bứctranh toàn cảnh của thơ Đường trong trào lưu chung của thời đại Bên cạnh đósách tham khảo về phương pháp dạy học thơ Đường vẫn còn thiếu, số lượngbăng hình, tranh ảnh dành riêng cho việc dạy học thơ Đường chưa đáp ứng đượcnhu cầu của giáo viên và học sinh Vì chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất nêngiáo viên thường không sử dụng các hình thức hỗ trợ này Vài giáo viên tự tìmlấy tranh ảnh minh họa để sử dụng trong những tiết thao giảng chứ chưa có sựhướng dẫn cụ thể

Trang 8

Chương 2 DẠY HỌC PHÁT HUY NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU

CỦA HỌC SINH THÔNG QUA BÀI "CẢM XÚC MÙA THU"(Đỗ Phủ)

2.1 Tiếp nhận văn bản từ thao tác đọc

Như trên đã trình bày, đọc - hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩacủa từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố cục

và nắm được ý chính, cũng như chủ đề của tác phẩm Đọc là một trong nhữngthao tác quan trọng để dẫn dắt học sinh đến với cái hay cái đẹp của bài thơ, nhất

là với thơ Đường Một trong những nguyên nhân khiến học sinh khó hiểu thơĐường là vì khoảng cách về từ ngữ, vốn hiểu biết về văn hóa, văn học Chính vìthế, để vượt qua khoảng cách này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc thơĐường hiệu quả hơn Bởi thơ là cảm xúc từ trong tâm hồn được bộc bạch rathành từ ngữ, mỗi câu, mỗi chữ đều chứa đựng tư tưởng, tình cảm, tấm lòng củanhà thơ Không ít giáo viên xem nhẹ việc đọc, để rồi ngay từ đầu đã làm mất đikhông khí văn chương, khiến học sinh khó hiểu thơ ngay từ đầu

Vậy để có thể có những phút đọc thơ hiệu quả, trước hết giáo viên cần yêucầu học sinh đọc trước ở nhà, lập bảng cụ thể ý nghĩa của các từ Hán, điển tích,điển cố Bước thứ hai, sau khi giới thiệu sơ lược tác giả và tác phẩm, giáo viêncần dành ít phút để hướng dẫn học sinh về phương pháp đọc thơ Để có dễ dànghơn trong việc đọc, giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó, từ cổ,điển cố, điển tích qua việc kiểm tra sự chuẩn bị của các em Khi đọc một bài thơĐường cần lắm những yêu cầu về ngắt câu, giọng điệu Ví dụ: với thơ ngũ ngôn,cách ngắt nhịp thông thường là 2/3, với thơ thất ngôn, cách ngắt nhịp thường là4/3 hoặc 2/2/3 Đọc thơ cần có nhịp chậm đều, những điểm cần nhấn để tạo âmthanh, những từ cần kéo dài để tạo cảm xúc, có những câu có thể đọc nối nhauvới mục đích thể hiện tứ thơ Sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên là một trongnhững cách để học sinh tiếp nhận bài thơ nghiêm túc, có tâm thế để đọc diễncảm và sáng tạo Giáo viên cần đọc mẫu một bản phiêm âm, dịch nghĩa hoặcdịch thơ, và yêu cầu học sinh đọc tiếp Đó là sự gần gũi trong quá trình “cùngđọc-hiểu” tạo ra sự liên thông cảm xúc giữa người dạy và người học Sau khiđọc thơ, học sinh cần nêu cảm nhận của bản thân về sắc thái biểu cảm của câu,

từ, cảm xúc chủ đạo trong bài thơ, từ hiểu biết của mình về kết cấu của một bàithơ Đường mà nêu bố cục của tác phẩm

Với bài thơ "Cảm xúc mùa thu"( Đỗ Phủ) học sinh đọc cả phiên âm,

dịch nghĩa và bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ giọng đọc buồn bâng khuângtrầm lắng, thiết tha, thể hiện được lòng yêu nước, thương nhà của nhà thơ

2.2 Ứng dụng thi pháp học trong việc đọc - hiểu thơ Đường vào bài

Trang 9

Học văn, dạy văn theo hướng thi pháp không chỉ giúp các em nắm được tácphẩm sâu sắc mà còn cung cấp kiến thức cơ bản để các em có thể đọc-hiểu cácbài thơ Đường khác ngoài sách giáo khoa Với đối tượng là học sinh khối C, Dthì việc giảng dạy đọc-hiểu văn bản theo hướng thi pháp sẽ giúp học sinh nângcao khả năng tiếp nhận văn chương, đặt cơ sở cho việc hiểu, cảm và viết văn.Đây là mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy đọc-hiểu văn chương trong nhàtrường Chính vì thế, bên cạnh việc tạo không khí văn chương qua thao tác đọc,giáo viên cần nắm vững thi pháp thơ Đường để giúp học sinh nhận biết vẻ đẹpcủa bài thơ và các tác phẩm khác có cùng đề tài, cùng khuynh hướng sáng tác.Đây là phương pháp trọng tâm khi hướng dẫn học sinh đọc-hiểu về thơ Đường.Ngoài ra bản thân một bài thơ bao giờ cũng mang dấu ấn thời đại, tư tưởng, tìnhcảm và phong cách tác giả Nó là kết quả của sự tổng hoà các yếu tố ấy Vì vậy,nếu dạy thơ Đường mà giáo viên không chắc về kiến thức văn học sử, tác giả,tác phẩm, thi pháp thơ thời Đường thì lúc dạy sẽ không chủ động, lúng túngtrước học sinh, không thể dấy lên được không khí Đường thi và sẽ làm giảm giátrị của bài thơ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin đề cập đến một sốvấn đề thi pháp thơ Đường cơ bản sau đây.

- Về nội dung:

+ Thơ Đường có nhiều trường phái: Trường phái Điền viên sơn thủy,

trường phái Biên tái; trường phái lãng mạn, trường phái hiện thực Trong đó tậptrung nhất vào hai khuynh hướng sáng tác là: hiện thực và lãng mạn Nó là kếtquả của một quá trình lĩnh hội những tinh hoa rực rỡ của đời Đường mà thi ca cổtrước đó chưa bao giờ đạt đến được Hiện thực và lãng mạn là hai bộ phận thốngnhất trong một chỉnh thể của thi ca đời Đường góp phần cống hiến to lớn chovăn học Trung Quốc Trong đó, nếu Lí Bạch được xem là ‘tập đại thành” củatrường phái lãng mạn thì Đỗ Phủ là người khởi đầu và đặt nền móng cho trườngphái hiện thực trong thơ Đường

Khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu "Cảm xúc mùa thu"( Đỗ Phủ) , giáo

viên cần giúp học sinh nhận diện rõ bút pháp hiện thực gắn liền với cuộc sốngđời thường của Đỗ Phủ qua việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh

+ Đề tài trong thơ Đường rất phong phú: Thơ Đường sử dụng đề tài hết

sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên, lịch sử, cá nhân, đề tài chiến tranh, đề tài

cuộc sống con người xã hội Đề tài trong bài"Cảm xúc mùa thu"( Đỗ Phủ)

nằm chung trong tinh thần của thời đại

- Về hình thức, các nhà thơ thời Đường thường sử dụng hai thể thơ chính

là cổ thể (cổ phong và nhạc phủ) và cận thể (hay là kim thể, gồm luật thi vàtuyệt cú)

+ Thơ cổ thể không hạn định số câu, số chữ, không phải tuân thủ niêm luật,

đối ngẫu, cách gieo vần, do đó có khả năng biểu hiện được nhiều sắc thái tìnhcảm phong phú, mạnh mẽ, cũng như phản ánh được hiện thực phức tạp và đầybiến động

+ Thơ Đường luật (tức thơ cận thể) thì lại tuân thủ niêm luật chặt chẽ Sự

chặt chẽ về cách luật của thể thơ này tuy có phần gò bó những nó có ưu điểm là

Trang 10

cấu trúc nội tại cân đối, âm điệu hài hòa, phù hợp với nhu cầu thể hiện nhữngtình cảm nội tâm sâu lắng, trầm tư Sự qui định của luật thi rất chặt chẽ, khôngđược vi phạm, cụ thể như sau: Một bài thơ phải đạt sáu yêu cầu: niêm, luật, vận,đối, tiết tấu, bố cục Giáo viên không cần đi sâu vào yêu cầu về niêm, luật, tiếttấu, vì sách giáo khoa đã cung cấp trong phần Tri thức đọc-hiểu, mà cần giúphọc sinh nhận diện rõ ý nghĩa và nghệ thuật đối, bố cục của tác phẩm trong quátrình đọc-hiểu bài thơ

Về bố cục, bài thơ cận thể thường được chia thành bốn phần: đề, thực, luận,kết, mỗi phần 2 câu (nếu là luật thi – 8 câu), hoặc khai, thừa, chuyển, hợp (nếu

là thơ 4 câu) Nhưng thực tế thơ Đường không nhất thiết bài nào cũng có bốnphần như vậy Đặc biệt nhà phê bình Kim Thánh Thán (đời Thanh) thì chia bàithơ Đường thành hai phần, ông gọi 4 câu (2 câu) đầu là tiền giải, 4 câu (2 câu)cuối là hậu giải Tiền giải thường nêu hoàn cảnh sự tình, cảm hứng sáng tác, hậugiải thường là cái tình được gói ghém Ngoài ra còn có cách chia làm 3 phần:2/4/2 Cách chia này tương đối mới, gần với cách chia bố cục của một văn bảnhiện đại: có 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài) Như vậy, khi phân tích bìnhgiảng bài thơ Đường, giáo viên có thể căn cứ vào nội dung cấu trúc cụ thể củatừng bài thơ để chọn phương án thích hợp

Với bài thơ "Cảm xúc mùa thu"( Đỗ Phủ) giáo viên có thể chia bài thơ

thành hai phần, 2 câu đầu là cảnh thu, 2 câu cuối là tình thu

Cả luật thi và tuyệt cú là thơ trữ tình nội tâm, nên khi tâm tình đã được bộcbạch thì bài thơ kết thúc Thao tác chia bố cục của bài thơ cần được học sinhphát hiện và lựa chọn, giáo viên chỉ làm công việc gợi ý, để giúp các em chủđộng trong khi tiếp xúc với một tác phẩm thơ Đường và rèn kĩ năng tự đọc-hiểucác bài thơ Đường khác

- Về ngôn ngữ thơ Đường nhìn chung là giản dị, trong sáng, tinh luyện.

Cũng có thể nói đó là sự tinh luyện đến mức giản dị, do vậy khi phân tích thơĐường, đừng vì thấy sự giản dị của ngôn ngữ mà xem thường rồi bỏ qua Cáiđộc đáo của thơ Đường chính là sự giản dị đến mức gần như trong suốt ấy Ngônngữ thơ Đường giàu hình ảnh và cảm xúc là do các biện pháp tu từ tạo ra Nhiềukhi các biện pháp tu từ xen kẽ chồng chéo lên nhau, làm bật lên cái “tứ” sâu xanhư người ta vẫn thường nói “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời

Chính điều này cũng ảnh hưởng đến một đặc điểm nổi bật của thơ Đường

là chỉ gợi chứ không tả, thơ nói ít mà ý hàm súc sâu xa Thơ Đường chỉ có vàinét chấm phá, nhưng lại hiện ra cả một trời thiên nhiên và tâm trạng Trong

"Cảm xúc mùa thu"( Đỗ Phủ) bài thơ mang tính cương lĩnh cho tám bài thơ

viết về mùa thu của Đỗ Phủ, cũng được coi là bài thơ thất ngôn bát cú Đườngluật hay nhất ở thời Đường

- Quan niệm nghệ thuật về con người: thơ Đường có hai kiểu con người

chủ yếu, đó là con người vũ trụ và con người xã hội

+ Con người là một “tiểu vũ trụ” trong lòng “đại vũ trụ” Con người xuấthiện trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời “đầu đội trời, chân đạp đất”, hòa hợpđất trời Con người trong thơ Đường luôn luôn khát vọng hòa hợp với thiên

Trang 11

nhiên, ở giữa đất trời, cảm ứng với đất trời Con người vũ trụ phù hợp với khônggian vũ trụ - không gian nghệ thuật chính của thơ Đường “Không gian vũ trụ làhào khí của thơ Đường nhưng cũng là mối sầu của thơ Đường” Điều này khiếncon người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn giữa vũ trụ mênh mông vô tận Từ đó conngười luôn khao khát chiếm lĩnh không gian

+ Con người trong thơ Đường còn đặc biệt đề cao cái tâm, được thể hiện rõtrong đề tài yêu nước Thơ Đường nói nhiều về hiện thực nhất là thơ của ĐỗPhủ

- Về thời gian trong thơ Đường, ta thấy rằng, trong thơ luôn ưu tiên cho

quá khứ và chủ yếu được thể hiện dưới hai dạng: thời gian hoài cổ và thời gian

ký ức "Cảm xúc mùa thu"( Đỗ Phủ) thời gian được tác giả nhắc tới là mùa

thu lạnh lẽo, hùng vĩ mà hiu hắt, sôi nổi mà nhạt nhòa, hiện diện của nỗi buồn xaxót trước tình cảnh đất nước và thể hiện nỗi lòng thương nhớ quê hương Chínhđiều này đã làm cho thơ Đường mang tính hiện thực và nhân văn

Những kiến thức về thi pháp thơ Đường trên đây được đưa vào nhằm củng

cố kiến thức thơ Đường cho giáo viên, để giúp học sinh thấy được giá trị của tácphẩm Không nhất thiết giáo viên trình bày hết về thi pháp mà cần được lồngghép trong quá trình khơi gợi học sinh đọc - hiểu qua các câu hỏi nêu vấn đề.Đặc biệt, cần phân bố thời gian phù hợp, có thể chỉ cần nhấn mạnh những từngữ, hình ảnh nổi bật Việc giới thiệu về tác giả và tác phẩm chỉ cần chú trọngphong cách của tác giả, còn lại đã được giới thiệu trong SGK, giáo viên có thể

để học sinh làm việc với kiến thức ấy ở nhà (tóm tắt văn bản thuyết minh) Khihướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những chitiết tiêu biểu, thể hiện rõ nét đặc điểm thi pháp của bài thơ, không cần đi sâukhai thác toàn bộ tác phẩm, vì thơ Đường có độ súc tích cao, từ ngữ, hình ảnhnào cũng mang đậm ý tình

Bên cạnh đó cần có sự đối chiếu, liên hệ trong quá trình phân tích tácphẩm Ta có thể liên hệ: Những bài thơ có những điểm tương đồng, giống nhaugiữa các tác giả Những nét giống nhau giữa các bài thơ của cùng một tác giả.Những nét khác biệt nhau về bút pháp và trường phái của các tác giả Từ sự liên

hệ, đối sánh ấy, giáo viên có thể khái quát đặc điểm về nội dung hoặc về phongcách của tác giả Đỗ Phủ

Trong quá trình khai thác bài thơ qua thi pháp học, giáo viên cần chỉ rađược những ảnh hưởng của thơ Đường khi dạy thơ chữ Hán trung đại Việt Nam

Có thể nói, văn học chữ Hán là một bộ phận chính thống của văn học trung đạiViệt Nam Nó đã hấp thụ tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần Việt hoá,tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc dân tộc Đối với các nhà thơ trungđại Việt Nam, thơ Đường có một ảnh hưởng sâu sắc trong cảm xúc và sáng táccủa họ Những bài thơ Đường bất hủ của các bậc “tiên thơ”, “thánh thơ” như LýBạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Vương Xương Linh…luôn là mẫu mực cho sáng tácthi ca của họ Vì thế, trong những thi phẩm trung đại Việt Nam không thể không

có “dấu vết” của các bậc tiền bối ấy cùng với những nét đặc sắc của thơ Đường

Ứng dụng cụ thể trong bài " Cảm xúc mùa thu" ( Đỗ Phủ)

Trang 12

Trong khuôn khổ của một giờ giảng văn, giáo viên không chỉ giúp học sinhkhai thác kiến thức mà còn tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm Nếunhư đặt ra quá nhiều yêu cầu, đưa ra nhiều vấn đề sẽ không phù hợp về mặt thờigian và trình độ nhận thức của học sinh Vì thế, với một lượng thời gian nhưvậy, chúng tôi thử đưa ra một giáo án có một số câu hỏi mang tính chất gợi mở

về mặt thi pháp thơ Đường cho học sinh cụ thể trong bài"Cảm xúc mùa

thu"( Đỗ Phủ ) như sau:

- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh

- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức

và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật

2 Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1.Ổn định

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chiQuảng Lăng” và nêu giá trị của tác phẩm?

Trả lời:

- Đọc diễn cảm bài thơ

- Giá trị: + Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, hàm xúc

+ Nội dung: Ca ngợi tình bạn sâu sắc chân thành của 2 nhà thơlớn Tình bạn rất đáng trân trọng

Ngày đăng: 15/10/2017, 07:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Dũng (1988), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục trung học phổ thông, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho giáo viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về giáo dục trung học phổthông
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 1988
2. Lê Giảng (1998), Đến với thơ Lí Bạch, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với thơ Lí Bạch
Tác giả: Lê Giảng
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1998
3. Nguyễn Thị Bích Hải (1997), Thi pháp thơ Đường, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Đường
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
4. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Đường
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa – Huế
Năm: 2006
5. Hồ Sĩ Hiệp (1995), Thơ Đường ở trường phổ thông, Nxb Văn nghệ Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Đường ở trường phổ thông
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Tp.HCM
Năm: 1995
6. Hồ Sĩ Hiệp, Trần Xuân Đề (1978), Thơ Đường, Đại học Sư phạm Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Đường
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp, Trần Xuân Đề
Năm: 1978
7. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn dạy văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
8. Nguyễn Xuân Nam (1992), Làm quen với thơ Đường, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm quen với thơ Đường
Tác giả: Nguyễn Xuân Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1992
9. Lê Đức Niệm (1995), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo thơ Đường
Tác giả: Lê Đức Niệm
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
10.Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1996), Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thi pháp thơ Đường
Tác giả: Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb ĐàNẵng
Năm: 1996
11.Ngô Văn Phú (2001), Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Đường ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Văn Phú
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2001
12.Vũ Tiến Quỳnh (1990), Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, Nxb Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
Tác giả: Vũ Tiến Quỳnh
Nhà XB: Nxb Khánh Hòa
Năm: 1990
13.Nguyễn Quốc Siêu (1998), Thơ Đường bình giảng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Đường bình giảng
Tác giả: Nguyễn Quốc Siêu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14.Trần Đình Sử (1998), Môn văn, thực trạng và giải pháp, Báo Văn nghệ, số 7, tr.5 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Văn nghệ
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 1998
15.Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn ở bậc phổ thông
Tác giả: Trịnh Xuân Vũ
Nhà XB: Nxb Đạihọc Quốc gia Tp.HCM
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong câu 3 và 4? Hình ảnh đó tạo nên bức tranh thu như thế nào? - Dạy học phát huy năng lực đọc  hiểu của học sinh thông qua bài cảm xúc mùa thu ( đỗ phủ)
m có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong câu 3 và 4? Hình ảnh đó tạo nên bức tranh thu như thế nào? (Trang 15)
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp số liệu điều tra học sinh khối lớp D Tổng số phiếu: 90 - Dạy học phát huy năng lực đọc  hiểu của học sinh thông qua bài cảm xúc mùa thu ( đỗ phủ)
h ụ lục 2: Bảng tổng hợp số liệu điều tra học sinh khối lớp D Tổng số phiếu: 90 (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w