Những đề thi yêu cầu học sinh luận bàn về các hiện tượng có thật của đời sống xã hội ngày càng trở nên quen thuộc, đem lại sự hứng thú cho học sinh, góp phần đưa văn chương tới gần với c
Trang 1MỤC LỤC
9 II Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài 5
12 III Các biện pháp giải quyết vấn đề 7
15 3 Chuẩn bị tốt bài giảng, đơn giản hóa kiến thức 7
16 4 Khuyến khích năng lực tự học, tự luyện viết 7
20 2 Xác lập mô hình 2 kiểu bài nghị luận xã hội 9
21 3 Rèn luyện kĩ năng nhận dạng đề nghị luận xã hội 10
23 5 Lập dàn bài cho một số đề nghị luận xã hội 12
24 V Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Từ khi đưa phần nghị luận xã hội vào chương trình học môn Ngữ văn THCS
và THPT, đề thi Ngữ văn thường xuất hiện kiểu bài nghị luận xã hội Những đề thi yêu cầu học sinh luận bàn về các hiện tượng có thật của đời sống xã hội ngày càng trở nên quen thuộc, đem lại sự hứng thú cho học sinh, góp phần đưa văn chương tới gần với cuộc sống Ví dụ như câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam hi sinh thân mình cứu bạn, vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên đạt nhiều thành tích trong môn bơi trên đấu trường khu vực và thế giới, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký vượt qua căn bệnh bại liệt quái ác để trở thành Nhà giáo Việt Nam ưu tú… được đưa vào đề thi Có thể nói đây là dạng đề khá phổ biến, tuy nhiên đa phần học sinh còn lúng túng, chưa biết cách làm hoặc làm theo cảm tính, dẫn đến kết quả không cao
Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng tỏ cái đúng, cái sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục
và tính thời sự cao
Đối với chương trình làm văn trong nhà trường phổ thông, đó thường là các
đề bài mang đến cho học sinh những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn về cuộc sống,
có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là những vấn đề có ý nghĩa tác động trực tiếp đối với thế hệ trẻ
Tập trung vào kiểu bài nghị luận xã hội là một nỗ lực đổi mới chương trình Ngữ Văn trong nhà trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay Bởi
lẽ, một thời gian dài trước đây, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh luôn cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống Cho đến hôm nay, văn nghị luận xã hội không chỉ trở thành tiêu chí đánh giá học sinh trong những bài kiểm tra, mà còn trong cả kỳ thi tốt nghiệp, các kỳ thi vượt cấp và đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học
Sự chuyển biến này đã mang lại không ít cơ hội cho sự phát triển toàn diện của học sinh Rèn luyện văn nghị luận xã hội không chỉ giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú
về những vấn đề xã hội để có thể sống tốt hơn, và hoàn thiện nhân cách của mình Tuy nhiên, bất kì một sự đổi mới nào cũng đặt ra không ít thách thức Thách thức đối với học sinh kể từ khi đề văn nghị luận xã hội có mặt trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học không hề nhỏ Thời gian rèn luyện trên lớp về nghị luận xã hội không nhiều Kiến thức xã hội còn hạn chế Tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, cộng với kĩ năng làm bài chưa thuần thục, và nhiều vướng mắc khác trong việc thực hiện các yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội… Tất cả những điều đó đã tạo áp lực, gây hoang mang cho không ít
Trang 3học sinh Giúp đỡ các em học sinh khắc phục được những khó khăn trên chính là lí
do để người viết chọn vấn đề này làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Do nghị luận xã hội là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, học sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau :
- Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy
đủ, cô đúc nhất
- Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài Vì không giống với nghị luận văn học nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng
- Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chiếm số điểm không nhiều, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 400 hoặc 600 từ
II Mục đích nghiên cứu của đề tài
Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này, người viết sẽ tiến hành đề tài với hai mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, giúp học sinh nắm được những phương pháp cơ bản để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội
Thứ hai, có thể dùng làm tài liệu ôn tập, luyện thi phần nghị luận xã hội
III Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu : Nghị luận xã hội có mặt trong phân môn Ngữ Văn từ chương trình THCS Ở chương trình THPT, nó có mặt ở cả 3 khối lớp: 10, 11, 12 Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ tìm hiểu phương pháp làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 để các em bước đầu ôn tập lại phần nghị luận
xã hội ở bậc THCS và làm quen với các dạng nghị luận xã hội ở bậc THPT
Phạm vi nghiên cứu : Các đề bài nghị luận xã hội vô cùng phong phú và đa dạng Trong khuôn khổ sáng kiến này, người viết chỉ có thể khai thác một số đề bài
ở 2 dạng đề cơ bản, đó là: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống Để đạt được những mục đích trên, trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tiến hành rèn luyện đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 10, đầu cấp
IV Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau : Phương pháp phân tích vấn đề, Phương pháp liệt kê các giải pháp thực hiện, Phương pháp phân tích và
Trang 4tổng hợp để tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, Phương pháp nêu và phân tích các ví dụ, các dẫn chứng, Phương pháp chứng minh các biện pháp thực hiện, Phương pháp khảo sát thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết của đề tài
Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí, các báo và rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm… nói về tình trạng dạy – học môn văn và phần nghị luận xã hội, cũng như tâm lí và năng lực của học sinh trong việc học văn, viết văn Nhưng trong khuôn khổ sáng kiến này, người viết chỉ xin khảo sát kết quả học và thi phần nghị luận xã hội tại các lớp 10C, 10H, 10I của trường THPT Trần Phú mà mình trực tiếp giảng dạy trong năm học 2015 – 2016
Qua thực tế giảng dạy phần nghị luận xã hội trong chương trình lớp 10, cách thức này đem lại nhiều ý nghĩa thực tế có lợi cho thầy và trò:
- Học sinh nắm bắt được mô hình bài nghị luận xã hội, nhận diện được các dạng đề nghị luận xã hội và bài theo những mô hình đã được rèn luyện
- Tiết kiệm được thời gian, dễ ghi nhớ, ôn tập nắm vững được kiến thức Đồng thời cũng là cơ sở để vận dụng vào việc giảng dạy những tác phẩm văn xuôi
có đặt ra các vấn đề xã hội sâu sắc trong chương trình Ngữ văn bậc THPT
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
II CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong cấu trúc của tất cả các đề thi, kiểm tra từ 90, 120, 150, đến 180 phút đều có phần nghị luận xã hội Thường thì câu nghị luận xã hội là câu 2, có số điểm
là 3 điểm để yêu cầu học sinh viết bài
Câu 2 : Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 400 từ (đối với đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông), hoặc khoảng
600 từ (đối với đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học) Trong khung chương trình Ngữ văn THPT, trong các bài kiểm tra 90 phút, các thầy, cô giáo cũng thường xuyên ra các dạng đề nghị luận xã hội và yêu cầu học sinh thực hiện Qua đó người viết sáng kiến thấy có 2 dạng bài nghị luận xã hội cụ thể là : Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí : là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư
tưởng đạo đức, lối sống, quan niệm của con người Vấn đề tư tưởng đạo lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân, hay nhà thơ, nhà văn…, hoặc được nêu ra ở tục ngữ, ca dao…
Nghị luận về một hiện tượng đời sống : Xung quanh chúng ta hằng ngày có
biết bao chuyện xảy ra Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu Tất cả những điều xảy ra trong cuộc sống đều là hiện tượng đời sống Nghị luận về một hiện tượng đời sống là cách sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề cần suy nghĩ, từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu, để đồng tình hoặc bác bỏ trước những hiện tượng đó
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.
1 Thực trạng của vấn đề.
Những vấn đề nghị luận xã hội vô cùng phong phú và đa dạng Hàng trăm hàng nghìn câu nói, nhận định, và có biết bao nhiêu hiện tượng đáng chú ý trong đời sống hiện tại Tất cả đều có thể được lấy làm đề thi nghị luận xã hội cho học sinh Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện nghị luận xã hội trong phân phối chương trình theo quy định của bộ giáo dục là quá
ít
Ở lớp 10, bài học nghị luận xã hội là không có Chỉ có một bài làm văn yêu cầu viết bài nghị luận xã hội Chính vì vậy mà các thầy, cô giáo vẫn phải giảng dạy
và ôn tập phần nghị luận xã hội cho học sinh để các em có kiến thức và kĩ năng làm bài Thực tế đó khiến cho học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận
xã hội một cách thường xuyên Hậu quả là kết quả thi cử, kiểm tra không cao Việc
ôn tập trong một thời gian ngắn như vậy chỉ như “muối bỏ bể” Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, cho đến nay, muốn có kết quả cao ở phần nghị luận xã hội cho học sinh thì giáo viên phải tranh thủ thời gian để ôn tập cho học sinh, chứ chưa có
Trang 6phân phối chương trình phù hợp quan tâm đến mảng này Và tất nhiên, thời gian dành cho việc rèn luyện nghị luận xã hội sẽ ít hơn nhiều so với nghị luận văn học Một thực tế đáng nói nữa đó là học sinh THPT hiện nay có rất ít hiểu biết về kiến thức xã hội Điều này các em phải tự tích lũy dần theo thời gian, vì chẳng có
ai trực tiếp dạy cho các em cả Vì vậy học sinh rất ngại tìm hiểu các vấn đề xã hội
Mà thiếu kiến thức thực tế thì chắc chắn học sinh không thể làm tốt bài văn nghị luận xã hội được
Cùng chung thực tế với các trường THPT trong cả nước, trường THPT Trần Phú – Nga Sơn – Thanh Hóa cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định Các giáo viên dạy khối 10 của tổ Văn đã chú ý đến việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận
xã hội cho học sinh để đáp ứng yêu cầu trong các kì thi, các giờ kiểm tra Tuy nhiên, thời gian dành cho việc rèn luyện này thật sự là quá ít
Năm học 2014 – 2015, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 được thực hiện cho học sinh yếu kém trong nhiều đợt học phụ đạo với số lượng đề nghị luận xã hội giải quyết mẫu cho học sinh là rất lớn Năm học
20105 – 2016, trong các buổi học phụ đạo chiều thứ 7 theo chương trình học 2 buổi trên ngày cho học sinh, các giáo viên Văn đã dành thời lượng cả buổi cho việc rèn luyện nghị luận xã hội
Nhìn chung, tổ Văn của trường đã và đang có những quan tâm đáng kể đến việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh Tuy nhiên, khối lượng thời gian cho việc đầu tư là chưa nhiều Về phía học sinh, các em vẫn còn rất yếu kém kĩ năng ở lĩnh vực này Nhiều học sinh còn chưa nhận ra mức độ khó của
đề bài nghị luận xã hội nên vẫn còn tỏ ta xem thường Nhiều em khác có ý thức thì
tỏ ra hoang mang, lo lắng, không biết làm thế nào để làm tốt bài văn nghị luận xã hội Nếu không có một kế hoạch ôn luyện cụ thể thì khó có thể giúp học sinh ôn tập một cách hiệu quả nhất Vì thế đòi hỏi về mặt thời gian và nhân lực cho việc đầu tư là rất lớn
2 Kết quả của thực trạng trên.
Khi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn khối 10 ở các lớp 10C, 10H, 10I, tôi từng bước nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh, tôi đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém cho môn Ngữ văn của mình Kết quả của dự báo được cụ thể hơn khi tôi cho các em viết bài văn số 2 – Bài nghị luận xã hội (Bài làm ở nhà) Kết quả như sau:
Lớp 10C :
Lớp 10H :
Trang 7Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém
Lớp 10I :
Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn áp dụng một số giải pháp để công tác dạy và học được tốt hơn, nhằm giảm số lượng học sinh yếu kém về khả năng viết bài nghị luận xã hội
III CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu.
Đọc - hiểu là hoạt động thiết thực nhất để học sinh trực tiếp tích lũy vốn hiểu biết và kiến thức về các vấn đề xã hội Trong quá trình đọc, học sinh sẽ biết cách đọc để lí giải, đọc để đánh giá và đọc sáng tạo, phát hiện Rèn luyện phương pháp đọc – hiểu cho học sinh cũng là một trong những phương pháp đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh khi làm việc với các dạng đề văn nghị luận xã hội
2 Tạo hứng thú.
Muốn để học sinh yêu thích môn văn, thích học văn thì giáo viên văn cũng phải thật sự yêu thích, say mê môn học này, đặc biệt là phần nghị luận xã hội Tất nhiên yêu thích nó, say mê nó nhưng để truyền niềm yêu thích ấy sang cho học trò còn phải có thêm một số yếu tố khác nữa như khả năng truyền đạt, sự phối hợp các phương pháp dạy học và tổ chức học sinh học tập… Nhưng yêu thích, say mê, hứng thú, thậm chí si mê văn học, say mê dạy văn cũng như cái đẹp trong văn chương là yếu tố đầu tiên để thầy và môn văn chinh phục được học sinh
3 Chuẩn bị tốt bài giảng, đơn giản hóa kiến thức.
Mỗi học sinh là một “tâm hồn” có trình độ hiểu biết và tiếp nhận khác nhau theo mức độ cao – thấp nên khi soạn bài nên chọn phương pháp, phương tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng Khi giảng bài cố gắng đơn giản hóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt bớt) bằng cách chọn các từ ngữ giản dị, thậm chí nôm na
để các em có thể hiểu được những kiến thức cơ bản nhất Mục đích cuối cùng là để học sinh nắm bắt được mô hình cơ bản và cách triển khai bài viết theo những mô hình nghị luận xã hội đó
4 Khuyến khích năng lực tự học, tự luyện viết.
Làm thế nào để giúp học sinh xây dựng được ý thức tự học, phát huy tính chủ động trong giờ học ? Đây là một trong những yêu cầu đối với giáo viên khi muốn đổi mới phương pháp dạy học Tự học ở nhà là một trong những nhiệm vụ chính của học sinh Ngoài việc học và làm bài, học sinh yếu kém nên dành thời gian để luyện tập viết đoạn văn, viết bài hoàn chỉnh, hoặc đọc các tài liệu, cẩm nang nghị
Trang 8luận xã hội để học tập thêm kỹ năng hành văn, diễn đạt… Ngoài ra, các em nên có một cuốn Sổ tay văn học để ghi chép lời hay ý đẹp, những câu danh ngôn, những đoạn văn – câu thơ nhằm bổ sung thêm vốn kiến thức cho bản thân
5 Đề cao liên hệ thực tế.
Môn văn là môn học góp phần lớn trong việc hình thành, giáo dục nhân cách cho học sinh Mỗi một tác phẩm viết ra đều có hàm chứa tình cảm đạo đức, từ đó
nó tác động tới nhận thức, tình cảm của học sinh Vì vậy nên khi dạy giáo viên nên khéo léo liên hệ, tích hợp, lồng ghép kiến thức trong tác phẩm với kiến thức thực tế đời sống hay các lĩnh vực khác như giáo dục môi trường, các tệ nạn xã hội…Đối với phần nghị luận xã hội thì công việc liên hệ với thực tế đời sống xã hội lại càng cần thiết gấp bội phần Ngoài việc sẽ thu lượm được kiến thức đời sống vô cùng quý giá, học sinh còn có thể giúp cho bài viết của mình trở nên sinh động và thuyết phục người đọc, người nghe
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1 Giải thích các khái niệm (Tiến hành trong quá trình học chính khóa phần Nghị luận xã hội và trong các tiết ôn tập).
a Nghị luận xã hội :
- “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ
để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học,
đạo đức) Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp và làm sáng tỏ Luận
là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa
Ngữ Văn 11, tập 2)
Như vậy nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống
Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá… Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị
- Các dạng nghị luận xã hội : có 3 dạng phổ biến
1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
3 Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
b Nghị luận về một hiện tượng đời sống :
- Hiện tượng đời sống : Là những sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống của con người, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống con người Có vô vàn hiện tượng đời sống nhưng tựu chung có thể xếp chúng vào 3 loại như sau : Hiện
Trang 9tượng tích cực ; Hiện tượng tiêu cực ; Hiện tượng 2 mặt, vừa tích cực lại vừa tiêu cực
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống : Là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội
c Nghị luận về tư tưởng, đạo lí :
- Tư tưởng là quan điểm, ý nghĩ của con người đối với hiện thực khách quan
và đối với xã hội Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con người
- Có nhiều định nghĩa, cách hiểu về đạo lí Sau đây là 3 cách hiểu :
+ Đạo lí là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ
cá nhân – cá nhân và quan hệ cá nhân – xã hội ;
+ Đạo lí là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên ; + Đạo lí là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình
- Phạm vi biểu hiện của tư tưởng, đạo lí : Tư tưởng, đạo lí thường được đúc rút thành những câu nói nổi tiếng, những câu danh ngôn, châm ngôn, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ…
- Nghị luận về tư tưởng, đạo lí : Là quá trình kết hợp những thao tác lập luận
để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống
2 Xác lập mô hình 2 kiểu bài nghị luận xã hội.
Trong quá trình giảng dạy và ôn tập phần nghị luận xã hội, người viết sáng kiến này luôn luôn tiến hành nhắc lại và ôn tập thường xuyên 2 mô hình nghị luận dưới đây cho học sinh :
a Nghị luận về một hiện tượng đời sống :
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Thân bài :
+ Luận điểm 1 : Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận
+ Luận điểm 2 : Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)
+ Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)
+ Luận điểm 4: Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận
- Kết bài : Khái quát lại vấn đề đang nghị luận ; Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận
b Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :
- Mở bài : Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
- Thân bài :
Trang 10+ Luận điểm 1 : Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (Bằng cách giải thích các từ ngữ, các khái niệm…)
+ Luận điểm 2 : Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng
từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Luận điểm 3 : Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Luận điểm 4 : Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận
- Kết bài : Khái quát lại vấn đề cần nghị luận ; Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
3 Rèn luyện kĩ năng nhận dạng đề nghị luận xã hội.
a Nhận dạng đề thông thường :
Việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề và lập dàn bài, cũng như viết thành bài văn hoàn chỉnh là công việc hết sức quan trọng và cần thiết Nó giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh việc sai lạc đề Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy người viết luôn đặc biệt coi trọng thao tác này
Thử xác định dạng đề của các đề bài sau:
- Đề 1 : “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lý tưởng thì không có
phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”
(Lép Tônxtôi)
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng nói chung và trình bày
lý tưởng riêng của mình ?
- Đề 2 : Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói
: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng
ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo “Lâm Ngữ Đường”, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Sài Gòn, 1965)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ?
- Đề 3 : Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề : Tuổi trẻ học đường suy nghĩ
và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
- Đề 4 : Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện “game” trong giới trẻ hiện nay ?
Xét về các đề bài trên chúng ta thấy : Các đề (1), (2) thuộc dạng đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí Các đề (3), (4) thuộc dạng đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Các đề bài trên là những đề bài đơn giản nhất thường thấy Học sinh có thể dễ dàng nhận ra dạng đề ở các đề bài này nhờ vào các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài Đối với đề (1) và (2), học sinh nhận ra nhờ các câu nói nằm trong dấu ngoặc kép Đề (1) là câu nói của nhà văn Nga Lep – Tônxtôi, đề (2)
là câu nói của Lâm Ngữ Đường ở Trung Quốc Yêu cầu của 2 đề bài này là bình luận về câu nói được trích dẫn Nội dung của 2 phát ngôn trên thuộc về vấn đề nhận thức cuộc sống
Nói tóm lại, học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, hay một câu nói của một