1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp tiết 13 – đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

32 337 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 593 KB

Nội dung

Điều đódẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vậndụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế.Góp phần khắc ph

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện, chuẩn

bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động Để hiện thực mục tiêu

đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau Tuynội dung và nhiệm vụ các môn học có thể khác nhau, song chúng vẫn có nhữngmối quan hệ nhất định, nhiều khi là rất chặt chẽ Chính đặc trưng này của học vấnphổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của HS, cũng là biểu hiện quantrọng của chất lượng giáo dục phổ thông Tuy nhiên, trong thực tế dạy học các mônhọc nói chung, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của môn học, cũng như khaithác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan tâm đúng mức Điều đódẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà biểu hiện cụ thể thường là năng lực vậndụng kiến thức vào thực tế, cũng như năng lực giải quyết vấn đề của HS bị hạn chế.Góp phần khắc phục những hạn chế này của chất lượng giáo dục phổ thông, nhiềunước có nền giáo dục tiên tiến đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết sư phạm tíchhợp hay dạy học tích hợp

Hiện nay tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được ápdụng ở nhiều nước trên thế giới “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết trithức các môn học và xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, tạo điều kiệnphát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh Ngoài ra, dạy học tích hợp sẽ làmgiảm trùng lặp nội dung các môn học từ đó góp phần làm giảm tình trạng quá tảicủa nội dung học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy và học Tuy nhiên, nước tachỉ mới quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thôngtrong những năm gần đây, và chủ yếu là ở bậc Tiểu học Riêng bậc trung học thìdạy học tích hợp vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến và hệ thống Chính vìvậy, việc đề xuất những giải pháp triển khai dạy học tích hợp ở bậc trung học cơ sở

là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trong số các môn học ở trường THCS thì môn toán là môn học công cụ, cungcấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản để học sinh tìm hiểu các môn họckhác Là giáo viên dạy toán, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy họcsinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiếnthức về các môn khác cho học sinh

Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặcbiệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng

bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạyhọc theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên Trongquá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong

Trang 2

các bài giảng và đã thu được kết quả đáng khích lệ, tôi xin được chia sẻ với đồngnghiệp “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn đại số 7 tiết 13 luyện tập vềtính chất của dãy tỉ số bằng nhau”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiếttrong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huốngthực tiễn Quá trình áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong tiết dạy toán lớp

7 Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí, Vật lí, Sinh học, hiểu biết xãhội để giải các bài toán về dãy tỉ số bằng nhau

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một số kinh nghiệm dạy học tích hợpliên môn khi dạy học tiết 13 đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;

PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;

PP thống kê, xử lý số liệu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1 Khái niệm dạy học tích hợp

Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015

cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động

đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết cácnhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đóphát triển những năng lực cần thiết Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó làmột quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lựccần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tìnhhuống thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vậndụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bấtngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động cónăng lực Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải đượcgắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt vàchính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh Như vậy, dạy học tích hợp sẽphát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân học sinh, giúp các em thànhcông trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai

2.1.2 Đặc trưng của dạy học tích hợp

Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lựchọc sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của

Trang 3

cuộc sống Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linhhoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằmđáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đóđạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo

ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp Dạy học tích hợp có những đặc trưng sauđây :

- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khácnhau để thực hiện một hoạt động phức hợp

- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện đượccác hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm chohọc sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống

- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt

- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hìnhthành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giảiquyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa

- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làmcho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiềuthông tin, nhưng không dùng được Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tảikiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức cóích Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hếtphải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tìnhhuống có ý nghĩa Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹnăng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc

2.1 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1 Thuận lợi

Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học toán là học sinh có thể sử dụng kiếnthức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra trongquá trình học tập bộ môn Quan điểm dạy học này hiện nay cần được áp dụng ởnhiều cấp học Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trongviệc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề chohọc sinh Toán là môn khoa học công cụ, kiến thức của môn Toán gắn liền với cácyếu tố tự nhiên, xã hội… Trong dạy học môn Toán có thể tích hợp giáo dục với nộidung như: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng hiện cóngày càng cạn kiệt, giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính

Trang 4

thời sự như: chủ quyền biên giới quốc gia biển đảo, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự

ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả của nó với việc giải quyết cácvấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…

Trong chương trình môn Toán ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng kiếnthức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề như:

Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc

phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục…

Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh

góc vuông…

Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian…

Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang

hợp…

Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông thông qua giải toán…

2.1.2 Khó khăn

* Từ phía giáo viên: Giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình

sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên mônmột cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tựmày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ vềmục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn

* Từ phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có thể do nhiều lí dokhác nhau mà phần lớn các em vẫn học theo xu hướng thụ động; các em không tíchcực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn họctrong các giờ học; học lệch nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị các giờhọc tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan”như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn toán

2.2 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải

Trước hết giáo viên cần xác định rõ những ưu điểm và những vướng mắc khi dạytích hợp:

Trang 5

- Mục tiêu của việc học được học sinh xác định một cách rõ ràng ngay tạithời điểm học;

- Nội dung dạy học: Tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệtđược nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; Các kiến thức gắn liền với kinhnghiệm sống của học sinh;

- Phương pháp dạy học: Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống; Thiết lậpmối liên hệ giữa các khái niệm đã học;

- Đối với người học: cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyếtđược một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện pháttriển kỹ năng chuyên môn

Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học tích hợp cũng gặp phải không ít khó khăn

vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phươngdiện quản lý, với tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh

Để thực hiện tiết học có hiệu quả tôi quan tâm đến các yếu tố sau đây:

- Phải biết nguyên tắc, quy trình các bước xây dựng các chủ đề tích hợp.+ Việc xây dựng tiết học tích hợp được thực hiện theo nguyên tắc: hướngđến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học; Đảm bảotích hợp nội dung phương pháp dạy học Nội dung học sinh khai thác, vận dụngkiến thức của môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động vàsáng tạo với tinh thần hợp tác; Gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh; Phù hợp với năng lực hiện có của họcsinh; Phù hợp với điều kiện khách quan của trường học hiện nay; Đảm bảo để tổchức cho học sinh học tập tích cực, giúp học sinh khai thác kiến thức môn, pháthiện một số kỹ năng, năng lực chung

+ Các bước xây dựng tiết học tích hợp:

Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học có liên

quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK; những nội dung

liên quan đến vấn đề thời sự

Bước 2: Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài

học Đóng góp của các môn vào bài học

Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp

Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm:

- Kiến thức

- Kĩ năng

Trang 6

- Thái độ

- Định hướng năng lực hình thành

Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp Căn cứ vào thời gian dự

kiến, mục tiêu, đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung chophù hợp

Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các PPDH tích cực)

- Khi dạy học giáo viên phải sáng tạo và linh hoạt khi lựa chọn phương phápdạy học phù hợp với mỗi chủ đề tích hợp Các phương pháp thường được sử dụng

đó là Phương pháp dạy học theo dự án, Phương pháp trực quan, Phương pháp thựcđịa, Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

2.2.1 Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học có liên

quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự.

Khi thực hiện rà soát chương trình sách giáo khoa môn toán tôi nhận thấy bàitoán về dãy tỉ số bằng nhau là một dạng toán cơ bản trong chương trình môn Toán lớp

7 Sử dụng kiến thức giải toán bằng tính chất dãy tỉ số bằng nhau giúp học sinh giảiquyết được nhiều bài tập trong các môn học khác như Vật lí, sinh học , Hình học

2.2.2 Xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm: Tên bài

học Đóng góp của các môn vào bài học.

Tên bài học: tiết 13 - luyện tập

Tiết 13 là tiết luyện tập sau tiết: Tính chất dãy tỉ số bằng nhau Ở tiết trước các em

đã biết cách sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán về tỉ lệ đồng thờicũng đã biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán có lời văn áp dụng tínhchất dãy tỉ số bằng nhau

Đóng góp của các môn học vào bài học

Địa lí: Học sinh biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển

kinh tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục

Hình học: Học sinh được củng cố kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng

nửa tích của hai cạnh góc vuông

Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.

Sinh học: Học sinh nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của

sự quang hợp

Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông.

2.2.3 Dự kiến thời gian 1 tiết

2.2.4 Xác định mục tiêu dạy học

* Kiến thức:

- HS nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết cácvấn đề bài học đặt ra là:

Trang 7

Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh tế, quốc

phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục

Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai cạnh

góc vuông

Vật lí: Biết công thức tính quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian.

Sinh học: nắm vững kiến thức về sự quang hợp ở cây xanh, ý nghĩa của sự quang hợp Hiểu biết xã hội về an toàn giao thông vào giải toán.

* Kỹ năng:

- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ

số bằng nhau

- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn vàhiểu biết về chủ quyền qốc gia biên giới, biển đảo, tự nhiên xã hội trong giai đoạnhiện nay

* Thái độ:

- GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học

- Có tình yêu đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, có niềm tự hào về trungđoàn 923 (Sao Vàng – Thọ Xuân) trong công cuộc bảo vệ biển đảo

- Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trêntoàn cầu

- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông

* Hình thành và phát triển năng lực: đọc hiểu, giải quyết vấn đề, ghi nhớ, tư duy

lô gic, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, trình bày

Cần quan niệm rõ mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò(chứ không phải của thầy), GV phải hình dung sau khi học xong bài học, HS phải cókiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào Mục tiêu đề ra là cho HS, thôngqua các hoạt động học tập tích cực, vì thế khi xác định mục tiêu học tập cần :

- Lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầuphân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi

HS được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình

- Chú trọng đồng đều đến các lĩnh vực : kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ Mỗi lĩnhvực GV nên cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt,qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của HS sau mỗi nội dung dạy học

- Tránh xây dựng các mục tiêu chung chung cho nhiều bài học, quá khái quát chonhiều nội dung dạy học, hoặc xa rời nội dung và phương pháp dạy học, hoặc mangnặng tính chủ quan của GV

- Môi trường học tập phải tạo nên sự gắn kết giữa nội dung và phương pháp dạyhọc, là cơ sở để GV chủ động đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việchọc tập của HS trở nên lý thú, có hiệu quả thiết thực

Trang 8

Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu chương trình,với điều kiện hoàn cảnh dạy học thì càng tốt Mục tiêu được xác định như vậy sẽ làcăn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để cho trò tự đánh giákết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạtmục đích dạy học một cách vững chắc.

2.2.5 Xây dựng nội dung của bài học tích hợp Căn cứ vào thời gian dự

kiến, mục tiêu, đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp

Bài số 1: Có nội dung tích hợp với môn địa lí nhằm giáo dục về chủ quyền biển

đảo Trong bài tập này học sinh cần nhớ tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụngvào bài

Bài số 2: Có nội dung tích hợp với môn Hình học nhằm giáo dục về chủ quyền biển

đảo Trong bài tập này học sinh cần nhớ cách tính diện tích tam giác vuông và tínhchất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài

Bài số 3: Có nội dung tích hợp với môn Vật lí nhằm giáo dục về chủ quyền biển

đảo, giáo dục truyền thống về trung đoàn không quân 923( Sao Vàng – Thọ Xuân).Trong bài tập này học sinh cần nhớ cách tính vận tốc khi biết quãng đường và thờigian và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để áp dụng vào bài

Bài số 4: Sưu tầm trên Intenetr có nội dung tích hợp với môn Sinh học Trong bài

tập này học sinh cần nhớ lại 1 số kiến thức của môn Sinh để áp dụng vào bài học.Đồng thời giáo dục ý nghĩa của việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường

Bài số 5: Là bài tập có kiến thức liên hệ thực tế trong cuộc sống thường ngày

trong Trong bài tập này học sinh sẽ phải vận dụng một số kiến thức trong thực tếcuộc sống để áp dụng vào bài học Đồng thời nêu nên được ý nghĩa việc thực hiện

an toàn giao thông trong mỗi học sinh

2.2.6 Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp

Để đạt đến các mục tiêu dạy học thông qua phương pháp dạy học tích cực,tôi chủ động dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học Có thể nóiHĐHT là trọng tâm của hoạt động dạy học, qua đó GV thể hiện các ý đồ về phươngpháp giúp HS đạt được mục tiêu học tập

Mỗi HĐHT là một tình huống gợi động cơ học tập; một HĐHT thường gồmnhiều HĐ thành phần với mục đích riêng; thực hiện xong các HĐ thành phần thìmục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện Vì thế, GV phải có sự đầu tư vềchất lượng và kết quả của HĐ, suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến củacác HĐ đề ra cho HS, dự kiến các giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian

a Tâm thế của người thầy giáo

Kinh nghiệm bản thân cho thấy, yếu tố đầu tiên đem đến thành công cho một giờdạy trên lớp là tâm thế thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học.Một là do chính thầy giáo chuẩn bị bài kỹ càng nên học sinh dễ tiếp thu bài; hai là chính

sự tự tin của người thầy làm không khí lớp học thêm phấn chấn

Trang 9

Sự chi phối của tâm thế người thầy đối với hiệu quả lên lớp như vậy, nhưngkhi chuẩn bị một giáo án lên lớp, người thầy đã không lường trước những tìnhhuống sẽ xảy ra Tại sao có hiện tượng một học sinh khi kiểm tra bài cũ ở môn họcnày luôn đủ điểm, còn ở môn học khác lại rất hay bị điểm yếu, kém? Hãy xem lạithái độ của người thầy giáo khi gọi em lên bảng để kiểm tra Chính vì thế, có giáoviên đã dùng “ thủ thuật” tạo tâm thế trước khi kiểm tra bài cũ bằng cách khi vàolớp, khen một bình hoa tươi cắm khéo, hỏi han, trò chuyện một cách tự nhiên vớihọc sinh Tâm thế của người thầy giáo còn rất cần trong khi giới thiệu chuyển tiếp

từ bài cũ sang bài mớí, làm cho lời giới thiệu bài mạch lạc, trôi chảy giúp cuốn húthọc sinh hơn

b Cải tiến khâu kiểm tra bài cũ

Khái niệm “cũ” và “mới” ở phạm trù kiến thức không những không khácbiệt nhau như xem xét hình thức của một vật thể, mà nó còn dung hoà trong một hệthống Trong một bộ môn, kiến thức mới là sự tiếp nối của kiến thức được gọi là

“cũ” Hiểu được vấn đề này, người thầy giáo không thể xem nhẹ khâu kiểm tra bài

cũ Khi học sinh nắm chắc bài cũ tức là người thầy đã thành công 50%

Trong thực tế, giáo viên rất hay kêu ca học sinh lười học, hay là chậm tiếpthu bài Nhưng bản thân giáo viên thì chưa chắc đã chu đáo khi soạn thảo bướckiểm tra bài cũ trong giáo án lên lớp của mình, có khi chỉ là soạn đối phó cho đủ 5bước lên lớp mà thôi Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối

ưu như hệ thống câu hỏi dẫn đắt tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm,tính vừa sức.Muốn học sinh nắm vững bài cũ, có mấy thao tác giáo viên cần lưu ý:Chuẩn bị kỹ các câu hỏi ở phần củng cố lại bài học; Cho học sinh chuẩn bị bài ởnhà theo hệ thống câu hỏi đó; Chọn câu hỏi kiểm tra bài phù hợp với từng đốitượng; Mức độ kiểm tra ở mỗi lần tăng dần từ dễ đến khó với mỗi học sinh để các

em có cơ hội tiến bộ Không vội trách phạt học sinh không thuộc bài khi chưa hiểu

rõ nguyên nhân Tất nhiên không phải giáo viên nào cũng làm được như vậy.Nhưng nếu kiên trì và tính toán một cách khoa học từng thao tác như trên, nhấtđịnh sẽ thành công

Ngoài ra cũng cần phải chú ý các hình thức kiểm tra, không nhất thiết khikiểm tra miệng cứ phải gọi học sinh lên phía trên bục giảng để đọc thuộc làu lýthuyết, mà có thể để học sinh đứng ở bên dưới trình bày bài hoặc chiếu lên bảng hệthống câu hỏi trắc nghiệm, bản đồ tư duy cho học sinh phát hiện nhanh Trongvòng 10 phút kiểm tra bài cũ, vẫn có thể huy động được nhiều học sinh tham giachứ không chỉ kiểm tra 1, 2 em Chuẩn bị kỹ lưỡng khâu kiểm tra bài cũ như vậy,học sinh không bị cho điểm oan; không hao phí thời giờ cho sự khiển trách; kiến

thức được củng cố vững chắc, nhanh tiếp thu bài mới

c Giới thiệu bài:

Giới thiệu bài là một khâu khá quan trọng, mở đầu cho các thao tác dạy họcbài mới của GV Giới thiệu bài một cách sinh động, hấp dẫn có thể gây sự chú ý và

Trang 10

hứng thú học tập cho HS Sử dụng tích hợp ngay từ khâu vào bài sẽ giúp khởi động

bộ máy tư duy của HS, buộc các em phải ý thức rõ đối tượng mình đang nhận thức

và xác định hướng huy động kiến thức đã có để giải quyết bài học mới

d Thay đổi “khẩu vị” trong khi giảng bài

Người thầy có thể say mê giảng bài suốt gần cả tiếng đồng hồ của một tiếthọc mà không có cảm giác mệt mỏi Nhưng với một học sinh, việc ngồi im để nghethầy giảng bài suốt gần cả tiếng không phải là điều dễ dàng Hiện tượng uể oải,ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến Những giáoviên thiếu kinh nghiệm khi bắt gặp những hiện tượng như vậy thường hay nổinóng, và buộc học sinh phải ngồi nghe một cách nghiêm túc mà không biết làm nhưvậy không những không mang lại hiệu quả gì mà còn gây thêm sự căng thẳng tronglớp học

Để một tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, giáo viên cần lưu ý nhữngđiểm sau đây: Lường trước đối tượng học sinh thiếu tập trung do tác động của hoàncảnh khách quan (có chuyện không hay trong gia đình, sức khoẻ kém, cơ thể mệtmỏi) để có cách giảng bài thích hợp; Không rập khuôn theo một trình tự mà họcsinh đã quá quen thuộc; Linh hoạt thay đổi khẩu khí, thay đổi cách thức hỏi, giảnggiải đối với học sinh; Không tiếp tục giảng giải khi học sinh ở dưới lớp ồn ào mà

có thể bất ngờ gọi một học sinh kiểm tra lại kiến thức mà giáo viên vừa truyền đạt

e Chú trọng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn

Trong quá trình dạy học, hệ thống câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng đốivới việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS Sự phát triển của năng lựcnhận thức của HS diễn ra trong quá trình tìm kiếm lời giải đáp cho từng câu hỏi nảy

nở của các em, tìm cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học

tập Đưa ra hệ thống câu hỏi chính là bước hiện thực hóa nội dung bài học thành họat

động của HS Mỗi câu hỏi đặt ra một yêu cầu, một nhiệm vụ cụ thể buộc HS phải tìmhiểu SGK, tài liệu tham khảo, vận dụng kiến thức, suy nghĩ và tìm câu trả lời

Để có một hệ thống câu hỏi tích hợp hay, hợp lí trong giờ học, GV phải chuẩn

bị chu đáo từ khâu soạn giáo án: phải dự kiến đặt những câu hỏi nào? Nêu câu hỏivào lúc nào? HS sẽ trả lời ra sao? Đáp án là gì? Từ việc tìm hiểu nội dung SGK vàmục tiêu cụ thể của bài học mà GV lựa chọn nội dung, phương pháp và lượng kiếnthức đặt ra trong mỗi câu hỏi Nghệ thuật đặt câu hỏi là điều hết sức quan trọng đểphát huy hiệu quả dạy học Câu hỏi tích hợp phải mang tính vừa sức đối với HS,tạo được sự hứng thú về nhận thức, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của HS, đồng thờiphải sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với logic bài học và logic nhận thứccủa người học Đây không phải là một công việc dễ dàng, nó đòi hỏi năng lực sưphạm và trình độ chuyên môn của GV

Hệ thống câu hỏi tích hợp sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạyhọc, thay thế lối dạy học cũ thiếu hiệu quả bằng một lối học mới hiệu quả hơn trêntinh thần phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của HS Các câu hỏi này

Trang 11

phải vừa chú ý làm rõ những tri thức, kĩ năng đặc thù của phân môn, vừa khai thácnhững yếu tố chung giữa các phân môn, các môn học khác để hình thành những trithức tổng hợp cho HS Đây là điều kiện cơ bản và quan trọng để dạy học theohướng tích hợp đạt hiệu quả cao.

2.3.7 Bài soạn theo chương trình tích hợp:

Tiết 13 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu dạy học:

* Kiến thức:

- HS nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyếtcác vấn đề bài học đặt ra là:

Địa lí: Biết tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với phát triển kinh

tế, quốc phòng an ninh, và tư tưởng văn hóa giáo dục

Hình học: Kiến thức về diện tích của tam giác vuông bằng nửa tích của hai

- Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểubiết về chủ quyền qốc gia biên giới, biển đảo, tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay

* Thái độ:

- GD ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học

- Có tình yêu đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, có niềm tự hào vềtrung đoàn 923 (Sao Vàng – Thọ Xuân) trong công cuộc bảo vệ biển đảo

- Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trêntoàn cầu

- Có ý thức tốt khi tham gia giao thông

* Hình thành và phát triển năng lực: đọc hiểu, giải quyết vấn đề, ghi nhớ, tư duy

lô gic, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, trình bày

II Chuẩn bị

a, Giáo viên

- Máy chiếu: Dùng để chiếu các đề bài tập, các hình ảnh về quần đảo Trường

Sa, về trung đoàn 923, sự quang hợp, về tình trạng chặt phá rừng, các hình ảnh về

an toàn giao thông, và các bài giải mẫu

Trang 12

Máy tính: Để trình chiếu, tra cứu thông tin, khai thác CNTT vào bài học

b, Học sinh

Bảng nhóm: ghi kết quả bài làm của nhóm học sinh

III/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

1 Ổn định lớp ( 1 phút) GV kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị bài của học sinh

2 Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học

3 Bài mới: (41 Phút)

Ở tiết trước các em đã biết cách sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau

để giải bài toán về tỉ lệ đồng thời cũng đã biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán có lời văn áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau Trong tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tính chất dãy tỉ số bằng nhau được vận dụng như thế nào trong các bài toán thực tiễn, có liên quan đến những môn học khác.

Cho học sinh xem clip về quần đảo

Trường Sa

Giáo viên đưa đề bài bài toán 1 lên màn

hình

Bài toán 1: Tính số lượng đảo nổi và đảo

đá ngầm tại quần đảo Trường Sa do Hải

quân Nhân dân Việt Nam kiểm soát Biết

rằng lượng đảo nổi và đảo đá ngầm tỉ lệ

với 3;4 và tổng số đảo nổi và đảo đá ngầm

tại quần đảo Trường Sa do Hải quân Nhân

dân Việt Nam kiểm soát là 21

- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài

- Gọi 1 h/s nêu cách giải của bài toán

GV trình bày lên bảng

GV nhấn mạnh phần trình bày bài

Tích hợp giáo dục về chủ quyền quốc

gia biên giới, biển đảo

Giáo viên đưa đề bài bài toán 2 lên màn

hình

I/ Bài toán tích hợp với môn địa lí, giáo dục về chủ quyền quốc gia biên giới, biển đảo:

Giải bài toán 1:

Gọi số lượng đảo nổi và đảo đá ngầm

tại quần đảo Trường Sa do Hải quânNhân dân Việt Nam kiểm soát là x; y( x, y >0)

Vì lượng đảo nổi và đảo đá ngầm tỉ lệvới 3;4 nên ta có:

4 3

y x

Vì tổng số đảo nổi và đảo đá ngầm tạiquần đảo Trường Sa do Hải quân Nhândân Việt Nam kiểm soát là 21 nên: x +

y =21Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau tacó:

4 3

y x

17

21 4

3   

y x

 x = 3.3 = 9

y = 3.4 = 12Vậy tại quần đảo Trường Sa, Hải quânNhân dân Việt Nam kiểm soát 9 đảonổi và 12 đảo đá ngầm

Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,

Trang 13

Bài toán 2: Đảo Trường Sa được mệnh

danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường

Sa” nổi lên như một pháo dài sừng sững

kiên trung giữa Biển Đông, đảo Trường Sa

ở vĩ độ 08038’30’’N và kinh độ

111055’55’’E Đảo có hình dáng như một

tam giác vuông

Tính độ dài hai cạnh góc vuông biết chúng

tỉ lệ với 16:21 và diện tích của tam giác

vuông đó là 151200 m2

- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài

- Gọi 1 h/s nêu cách giải của bài toán

GV lưu ý học sinh bài toán này không sử

dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau hướng

dẫn cách trình bày bằng cách đặt k

Giáo dục về chủ quyền quốc gia biên

giới, biển đảo

GV liên hệ: Hiện nay, quần đảoTrường Sa

đang là vùng tranh chấp của nhiều nước

nằm trong khu vực biển Đông, đặc biệt

đang là điểm nóng tranh chấp giữa Trung

Quốc, Philippine và Việt Nam

Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về

lãnh thổ Việt Nam

Trong 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

thì quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc

chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974

Một số đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa

cũng bị một số nước trong khu vực xác

nhận chủ quyền

Chúng ta có đầy đủ các tài liệu khẳng định

chủ quyền đối với 2 quần đảo này

Bác Hồ lúc sinh thời đã từng nói:”Ngày

trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta

có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài,

tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”

Câu nói ngày ấy của Bác đã trở thành

động lực và quyết tâm của các thế hệ cán

phân tích, so sánh, trình bày.

II/ Bài toán tích hợp với môn hình học, giáo dục về chủ quyền quốc gia biên giới, biển đảo:

Giải bài toán 2:

Gọi độ dài các cạnh góc vuông của

tam giác vuông lần lượt là x; y (m) (x;

 x = 16k; y = 21k;

Vì x.y = 302400

 16k 21k = 336k2 =302400  k2 = 302400:336  k2 = 900

 k = 30(vì k>0)

=> x = 16k = 16 30= 480;

y = 21k = 21 30= 630 ;

Vậy độ dài các cạnh góc vuông của

tam giác vuông lần lượt là 480m;630m

Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic, phân tích, trình bày.

Trang 14

bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam

anh hùng- quyết tâm bảo vệ vùng biển đầy

tiềm năng của đất nước Việt Nam thống

nhất, độc lập với chủ quyền toàn vẹn lãnh

thổ, lãnh hải quốc gia

Tích hợp giáo dục truyền thống trung

đoàn 923 phòng không không quân.

Cho học sinh xem video clip về trung

đoàn 923 ( Sao Vàng – Thọ Xuân)

Trong suốt những năm bảo vệ Trường Sa,

Trung đoàn 923 là đơn vị chủ lực thường

xuyên thực hiện các chuyến bay tuần tiễu

Cuối tháng 12/1989, Trung đoàn 923 được

lệnh cơ động ra sân bay Thọ Xuân (Thanh

Hóa) Toàn bộ nhiệm vụ chiến đấu của

không quân cường kích ở phía Nam giao

lại cho Trung đoàn 937

Giáo viên đưa đề bài bài toán 3 lên màn

hình

Bài toán 3:

Hai máy bay SU- 22M của trung đoàn

phòng không không quân 923 bay từ Sao

Vàng - Thọ Xuân đến Phan Rang Một

máy bay bay hết 1 giờ , máy bay kia bay

hết 1 giờ 15 phút Tính vận tốc trung bình

mỗi máy bay, biết rằng trung bình 1 giờ

máy bay 1 bay nhanh hơn máy bay 2 là

200 km

- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài

- Gọi 1 h/s nêu cách giải của bài toán

HS: Dựa vào công thức tính quãng đường

s = v.t và tính chất của dãy tỉ số bằng

nhau

- 1 hs lên bảng trình bày

Như vậy nhờ tính chất đãy tỉ số bằng nhau

chúng ta đã giải quyết các bài toán có nội

dung địa lí, hình học, vật lí về chủ quyền

biên giới biển đảo Sau đây chúng ta tiếp

tục tìm hiểu thêm một số lĩnh vực khác

III/ Bài toán tích hợp với môn Vật

lí , giáo dục về chủ quyền quốc gia biên giới, biển đảo:

Giải bài toán 3

Đổi: 1h15 phút = 1,25 giờGiả sử vận tốc của hai máy bay là v1,

Vận tốc máy bay thứ hai là800km/h

Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic,

Trang 15

Giáo viên đưa đề bài bài toán 4 lên màn

hình( Hoạt động nhóm trong 3 phút)

Bài toán 4: Nếu trong một ngày thời gian

nắng là 11 giờ thì 1m2 lá cây xanh khi

quang hợp sẽ cần một lượng khí cacbonic

và nhả ra môi trường một lượng khí oxi tỉ

lệ với 11 và 8 Tính lượng khí cacbonic và

lượng khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu

vào và nhả ra biết rằng lượng khí cacbonic

cần cho sự quang hợp nhiều hơn lượng khí

oxi nhả ra môi trường là 6 gam

- Gv yêu cầu 1 h/s đọc đề bài

- Gv Bài toán yêu cầu tìm gì?

- HS Tính lượng khí cacbonic và lượng

khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và

nhả ra

- GV phát phiếu học tập có in lời giải theo

từng bước của bài toán yêu cầu h/s hoàn

(2) Theo đề bài ta có

11 8

x y

 và x – y = 6(3) Vậy trong một ngày mà thời gian nắng

là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quang hợp

sẽ cần 22 gam khí cácbonic và nhả ra môi

trường 16 gam khí oxi

(4) Gọi lượng khí cacbonic và lượng khí

oxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào và nhả

ra khi quang hợp(với ĐK như đề bài cho)

lần lượt là x gam và y gam

- HS thảo luận theo cặp vào phiếu học tập

- Cử đại diện của cặp nộp kết quả cho GV

- HS trao đối nhận xét kết quả của cặp

Giải bài toán 4

Gọi lượng khí cacbonic và lượng khíoxi mà 1m2 lá cây xanh đã thu vào vànhả ra khi quang hợp(với ĐK như đềbài cho) lần lượt là x gam và y gam( x; y >0)

Theo đề bài ta có: 11x 8y và x – y = 6 Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

ta có:

8 11

y x

3

6 8

11   

y x

Suy ra x = 22 ; y = 16 Vậy trong một ngày mà thời gian nắng

là 11giờ thì 1m2 lá cây xanh khi quanghợp sẽ cần 22 gam khí cácbonic và nhả

ra môi trường 16 gam khí oxi

Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, ghi nhớ, tư duy lô gic, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, liên hệ thực tế, trình bày.

Trang 16

(4)  (2) (1) (3)

- Kết luận các tình huống xảy ra nếu có

của HS và khen thưởng nhóm có kết quả

nhanh và chính xác nhất

- Y/c học sinh về nhà hoàn thiện lời giải

bài toán dựa vào kết quả bài tập nhóm

GV: Em hãy nêu vai trò của cây xanh đối

với hoạt động của con người

Tích hợp môn sinh học 6: sự quang hợp

GV liên hệ: Chiếu hình ảnh minh họa

Giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường:

Như chúng ta đã biết rừng che phủ 1/3

diện tích lục địa giúp cản bớt sức nước

chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò

quan trọng trong việc chống sói mòn, sụt

lở đất, cũng như giữ được nguồn nước

ngầm, tránh hạn hán Rừng còn là nơi trú

ngụ của biết bao nhiêu loài động vật tạo

nên một hệ sinh thái đồng thời cung cấp

cho con người nguồn tài nguyên quý giá

do đó việc trồng và bảo vệ rừng là vô cùng

quan trọng Chính vì vậy mà tất cả chúng

ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ rừng,

chống biến đổi khí hậu

Giáo viên đưa đề bài bài toán 5 lên màn

hình

Bài toán 5:

Số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vào

năm 2000 và năm 2008 tỉ lệ với 1, 2 ; của

năm 2008 và năm 2014 tỉ lệ với 4 và 5

Tính số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra

vào năm 2014 biết rằng tổng số vụ tai nạn

của ba năm đó là 55000 vụ

- GV Cho hoc sinh tìm hiểu đề bài

- Gọi 1 học sinh cho biết cách giải,

- GV hướng dẫn cách suy luận để đưa bài

toán về dạng cơ bản

-H/s tự trình bày vào vở

- Em có nhận xét gì về tỉ lệ số vụ tại nạn

giao thông ở Việt Nam những năm gần

V/ Bài toán tích hợp với thực tế đời sống giáo dục an toàn giao thông: Giải bài toán 5:

Gọi số vụ tai nạn giao thông ở nước tavào năm 2000, 2008, 2014 lần lượt là

x, y, z ( x; y; z >0)

Theo đề bài ta có:

2 1

y x

 , 4y 5z và x + y + z =55000

Từ 1x 2y

4 2

y x

 kết hợp với

5 4

z y

Ngày đăng: 14/10/2017, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV liên hệ: Chiếu hình ảnh minh họa - Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp tiết 13 – đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
li ên hệ: Chiếu hình ảnh minh họa (Trang 16)
Giữa những năm 1980, tình hình khu vực Biển Đông và đặc biệt là quần đảo Trường Sa có những diễn biến hết sức phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo do hải quân nước ngoài tiến hành. - Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp tiết 13 – đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
i ữa những năm 1980, tình hình khu vực Biển Đông và đặc biệt là quần đảo Trường Sa có những diễn biến hết sức phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo do hải quân nước ngoài tiến hành (Trang 25)
Tình hình lúc này, ở phía Nam ta không có loại máy bay chiến đấu nào đủ khả năng bay từ đất liền ra tuần tiễu Trường Sa - Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp tiết 13 – đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
nh hình lúc này, ở phía Nam ta không có loại máy bay chiến đấu nào đủ khả năng bay từ đất liền ra tuần tiễu Trường Sa (Trang 26)
Trước tình hình đó, không quân được lệnh sẵn sàng xuất kích bảo vệ đảo. Đồng thời, ta cũng điều thêm nhiều Su-22M vào Nam để tăng cường lực lượng. - Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp tiết 13 – đại số 7 luyện tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
r ước tình hình đó, không quân được lệnh sẵn sàng xuất kích bảo vệ đảo. Đồng thời, ta cũng điều thêm nhiều Su-22M vào Nam để tăng cường lực lượng (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w