1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài làm quen với số nguyên âm, số học lớp 6

25 582 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dunggiáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáodục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG BÀI LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM

Trang 2

7 1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

8 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

9 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

10 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trongviệc xác định nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông vàtrong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới trong đó cóViệt Nam Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tíchcực về quá trình học tập và quá trình dạy học

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quanđến hai hay nhiều môn học "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu củahoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học Đã dạy học

"tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảmbảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tíchhợp Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dunggiáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáodục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biêngiới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môitrường, an toàn giao thông Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dungkiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng đượctổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong họctập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùngmột nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau

Nước ta đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành chương trình giáo dục phổ thôngmới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều này đã tạo một luồng sinhkhí mới trong dạy và học các môn khoa học tự nhiên và xã hội Trong nhữngnăm gần đây, dạy học các môn theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môncác môn học như Hóa - Lý, Ngữ văn – Địa lý giúp học sinh có kiến thức baoquát rộng hơn về nội dung được học trong bài Đặc biệt hơn, Toán học lại là một

bộ môn khoa học và cũng là nền tảng cho các bộ môn khoa học khác Nó có ứngdụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống Vậy vận dụng phương pháp dạyhọc theo hướng tích hợp kiến thức liên môn như thế nào để học sinh học đượctoán, say mê hứng thú với môn học đươc coi khô khan này? Đó là điều trăn trởđối với giáo viên dạy bộ môn Toán nói chung và cá nhân nói riêng

Cũng chính vì lí do đó, tôi cố gắng tìm hiểu và quyết định thực hiện việctích hợp các môn Vật Lý, Lịch Sử, Địa Lý, Mỹ Thuật, Thể Thao và Hiểu biết Xãhội vào giảng dạy bài “Làm quen với số nguyên âm” (Số học 6) một cách thành

công, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Một vài kinh nghiệm dạy học tích hợp

trong bài làm quen với số nguyên âm – Số học lớp 6” để cùng trao đổi với các

bạn đồng nghiệp đang giảng dạy môn Toán học nói chung và dạy ở trường trunghọc cơ sở Cẩm Quý nói riêng, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu:

Để thấy được rõ ràng hơn về mục đích và ý nghĩa của Dạy học tích liên môn Để cả giáo viên và học sinh thấy được ý nghĩa và sự cần thiết trongquá trình tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình dạy học và cả trongcuộc sống

hợp-Rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân vàlàm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy

3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong bài làm quen với

số nguyên âm – Số học lớp 6 ở trường THCS Cẩm Quý

4 Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp

+ Phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề

+ Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

+ Phương pháp dạy học trực quan

+ Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành

+ Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy

Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn, điều trabằng bảng hỏi khi dạy học sinh Sau đó sử dụng thống kê để sử lý số liệu thuđược và rút kinh nghiệm

Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu giáo viên chú ýhướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từngphân môn, từng bài học cụ thể Đồng thời phải biết khai thác những yếu tốchung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùngloại Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nộidung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổnghợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có củamôn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nộidung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân… Như vậy thông quadạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này cóthể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác.Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinhhọc hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trìnhsinh học, các thí nghiệm sinh học…

Trang 5

So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không cónhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi, cho dù dạyhọc liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt độngdạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thứcvào giải quyết các vấn đề thực tiễn Đối với việc dạy học một chủ đề thì liênmôn hay đơn môn đều cần phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy

nó bao gồm cả ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn họckhác Sự khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề Dạy học đơn môn, đềcập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến kiến thứcthuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung có tiềm năng dạyhọc tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học tích hợp liên môn hợp lí thì

cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện có hiệu quả,đáp ứng được mục tiêu của đổi mới giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong thực tế hiện nay việc học đối với một bộ phận học sinh là quá khó

và nhàm chán Do hàng ngày các em chỉ thụ động tiếp thu những kiến thức cótrong sách giáo khoa Dẫn đến các em chán học, lười học, chất lượng học khôngcao Đặc biệt là đối với môn Toán, với các con số khô khan, cứng nhắc, học sinhlại càng khó học

Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp các môn họckhông những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn giúp học sinh phát triểnnăng lực, kiến thức, kỹ năng, vận dụng sáng tạo kiến thức và làm cho việc họctập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học được thực hiệnriêng rẽ Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục giúp đào tạo nhữngngười có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp củacuộc sống hiện đại

Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh,góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở nhà trường Bên cạnh đó,giáo viên có thể trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Kết hợp các kiến thức liên môn trong môn Toán làm cho học sinh hứngthú khi học tập bộ môn, vận dụng được nhiều mảng kiến thức khác nhau, kếthợp hài hòa kiến thức các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Vì vậy, với bài “Làm quen với số nguyên âm” việc dạy học theo hướngtích hợp các bộ môn Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuât, Thể dục và Hiểu biết xãhội đã giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tâp.Các em hào hứng, hăng say nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên sinhđộng, hấp dẫn Rèn được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thứctrong học tập vào trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánhgiá và giải quyết vấn đề cho học sinh Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tíchcực trong học tập Từ đó, học sinh có thói quen tự học, tự rèn luyện Các em biết

Trang 6

xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, sống có trách nhiệm với bản thân, gia

đình và cộng đồng

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

3.1 Xác định rõ ràng, tổng thể về mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài học từ đó thiết kế phạm vi tích hợp liên môn trong dạy học:

Bài “ Làm quen với số nguyên âm” được giảng dạy trong chương trìnhToán 6 Với mục tiêu là giáo dục cho học sinh thấy được tầm quan trọng của sốnguyên âm trong việc mở rộng tập hợp số tự nhiên Nhận biết các số nguyên âmqua các ví dụ thực tiễn Trong thực tế người ta dùng đến số nguyên âm để Biểuthị nhiệt độ dưới 00c; biểu thị độ cao dưới mực nước biển; biểu thị số tiền nợ,tiền lỗ thông qua kinh doanh buôn bán; chỉ thời gian trước công nguyên Vì vậy,

để đạt được mục tiêu của bài học cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạyhọc trong đó phương pháp tích hợp kiến thức các bộ môn đóng vai trò quantrọng

Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được:

Kiến thức.

- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N

- Nhận biết và các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn

Kĩ năng.

- Đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn;

- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số

Thái độ.

- Trong tính toán các em cần Cẩn thận, chính xác, trung thực;

- Học sinh yêu thích,có hứng thú và chủ động hơn trong học tập

Phát triển năng lực của học sinh:

Năng lực tính toán

Năng lực tư duy lôgic

Năng lực giải quyết vấn đề

Trang 7

* Môn lịch sử:

Giúp học sinh nhớ lại và vận dụng các kiến thức lịch sử ở lớp 6 về sựthành lập nhà nước Văn Lang vào khoảng thế kỉ VIII- thế kỉ VII TCN.Các emhiểu được giá trị lớn lao của việc thành lập một nhà nước đã rất khó Nhưng đểgiữ được nhà nước đó lại càng khó khăn hơn Thấy được mặc dù bị áp bức, bóclột nặng nề, nhưng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu vẫn vùng lênchống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248 để giải quyết vấn đề mà yêu cầubài học đưa ra.Từ đó, rèn cho học sinh kỹ năng biết vận dụng kiến thức vàothực tế, biết phân tích đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử phục vụ bài học Hìnhthành cho học sinh ý thức thái độ tích cực, yêu chuộng hoà bình, ghét chiếntranh Biết quý trọng gìn giữ thành quả mà ông cha để lại

* Môn địa lí:

Bằng kiến thức địa lí về độ cao của các đỉnh núi, các đáy vịnh, học sinhxác định được độ cao của núi Phú Sĩ ở Nhật Bản,núi Phan-xi-păng cao nguyênĐắc Lắc ở Việt Nam Khác với độ cao của đáy vịnh Cam Ranh, rãnh Ma ri-a-na…Qua đó, các em thấy được tài nguyên do thiên nhiên ban tặng là vô cùngquý giá Giúp các em có ý muốn khám phá, tìm hiểu về nó.Cũng từ đó, học sinh

có ý thức gìn giữ, bảo vệ những di sản mà thiên để lại cho con người

* Tích hợp với hiểu biết xã hội:

Qua tài liệu trong sách giáo khoa, các thông tin từ ti-vi Internet…học sinhngưỡng mộ, kính phục Pi-ta-go nhà toán học vĩ đại của thế giới Các em biếtđược Thế vận hội đầu tiên của loài người diễn ra năm 776 trước công nguyên

Trong thực tế việc kinh doanh, buôn bán có hiệu quả cao là vô cùng khó Làm thế nào dể buôn bán có lãi, không bị thua lỗ đòi hỏi phải có bộ óc nhanhnhạy, tính toán chuẩn xác Từ đó, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinhbiết quý trọng đồng tiền của cha mẹ Sau này lớn lên, các em biết cách kiếm tiền

và tiêu xài một cách tiết kiệm nhất

* Môn Mĩ thuật:

Dựa vào kiến thức môn Mỹ thuật đã học trong nhà trường, học sinh vẽđược trục số Biết cách vẽ và phối màu cho bản đồ tư duy

* Môn thể thao:

Dùng số nguyên biểu thị số bàn thắng, bàn thua trong các trận đấu

* Mục đích, ý nghĩa: Nhằm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng trongchương trình, hợp lý và có kết quả cao trong quá trình tích hợp liên môn giữacác môn học để từ đó phân chia thời lượng một cách hợp lý trong tiết học;truyền cảm hứng phấn khởi, vui vẻ và hào hứng trong quá trịnh chủ động, tíchcực học tập của học sinh…từ đó có cơ sở chuẩn bị đầy đủ và hợp lý về thiết bị

và học liệu cho tiết dạy học

3.2 Chuẩn bị đầy đủ, hợp lý về thiết bị dạy học, học liệu trong quá trình thiết kế và thực hiện bài học:

Thiết bị dạy học và học liệu phục vụ cho quá trình thiết kế và tiến hànhthực hiện bài học là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của

Trang 8

tiết học Bởi vậy, việc chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các thiết bị dạy học và nguồnhọc liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng và tiến hành bài học có ý nghĩa vaitrò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình từ thiết kế bài học cho đến khi kếtthúc bài học Đối với việc dạy học tích hợp trong bài làm quen với số nguyên

âm – Số học lớp 6, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ và hợp lý các yêu cầu sau:

+ Giáo viên:

Thiết bị, phương tiện dạy học:

- Máy chiếu, giấy khổ to, bút màu, tranh vẽ

Nguồn tư liệu, học liệu:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán 6, sách bài tập Toán 6 Sáchgiáo khoa Lịch sử 6 Sách giáo khoa Địa Lý lớp 7 Sách giáo khoa Vật lí 6

- Học bài cũ, đọc và nghiên cứu trước bài mới

- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Chuẩn bị màu vẽ, giấy khổ lớn Lưu ý: Trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo viên cần cập nhật

tư liệu, hình ảnh một cách kịp thời, có tính thời sự cho phù hợp với thực tế vàđạt hiệu quả giáo dục

3.3 Xác định rõ ràng các hoạt động, nội dung của các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của các hoạt động:

Việc xác định rõ ràng và đầy đủ nội dung và cách thức tiến hành các hoạtđộng dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với dạy học tích hợp –liên môn Tiến trình thực hiện khéo léo, hợp lý các hoạt động dạy học sẽ tạođược cảm hứng và kết quả giờ học tốt cho cả giáo viên và học sinh

Đối với bài quen với số nguyên âm – Số học lớp 6 được chia thành 6 hoạtđộng chủ yếu sau đây:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Cách tiến hành: Để đưa học sinh vào bài học, giáo viên sử dụng hình

ảnh Đề-Các- nhà toán học đầu tiên của nhân loại Ông đề nghị biểu diễn số âmtrên trục số vào bên trái điểm 0 và từ đó số âm dần có quyền bình đẳng với sốdương

Giáo viên tích hợp với hiểu biết xã hội bằng các câu hỏi: Ai là người đềnghị biểu diễn số âm trên trục số vào bên trái điểm 0? Với hiểu biết về xã hộicác em có thể trả lời là Đề-các Sau đó hỏi tiếp: Em hãy giới thiệu đôi nét về Đè-các? Bằng kiến thức hiểu biết của mình các em trả lời như sau:

Trang 9

Nói đến số nguyên âm, từ thế kỷ III trước Công Nguyên các số âm xuất

hiện trong bộ sách “Toán thư cửu chương” của Trung Quốc Khi đó số dương được hiểu như số “tiền lãi”, số “tiền có” còn số âm được hiểu như số “tiền lỗ”,

số “tiền nợ” Khi đó còn chưa có dấu “ - ”, người Trung Quốc dùng màu mực

khác để viết các số chỉ số tiền nợ, tiền lỗ để phân biệt với các số tiền có, tiền lãi Đến thế kỷ XVII Đề-Các(1596-1650) là nhà toán học đầu tiên của nhânloại Ông là người Pháp, sinh tại Hà Lan,thuộc gia đình quý tộc Ông mới đề

nghị biểu diễn số âm trên trục số vào bên trái điểm 0 và từ đó số âm dần có

quyền bình đẳng với số dương

Với việc sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức hiểu biết xã hội để

giới thiệu bài,giáo viên đã mở ra cho học sinh việc chuẩn bị tìm hiểu bài “ Làm

quen với số nguyên âm”.

Hoạt động 2: Thông qua các ví dụ để hướng học sinh tới những khái niệm mới.

* Yêu cầu:

Kiến thức:

- Ví dụ 1: Học sinh nắm được Số nguyên âm dùng để biểu thị nhiệt độ

dưới O độ C

Để học sinh hiểu rõ vấn đề, giáo viên đưa ra ví dụ : Để đo nhiệt độ, người

ta dùng nhiệt kế Tich hợp môn Vật lí: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: Nhiệt

độ của nước sôi là bao nhiêu độ C? Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu

độ C? Vậy khi nhiệt độ giảm đến bao nhiêu độ C thì nước đóng băng? Nhiệt độgiảm dưới 0oC thì nước đóng băng Vậy số nguyên âm dùng để làm gì?

Tiếp tục tích hợp với kiến thức hiểu biết xã hội , giáo viên cho học sinhđọc nhiệt độ của một số tỉnh thành phố trong nước và một số thành phố lớn trênthế giới

Hà Nội nhiệt độ 18 0 C

Trang 10

Cầu Long Biên • Bến Đục chùa Hương.Tháp Rùa.Khuê Văn Các • Lăng Hồ Chí Minh • Nhà hát Lớn

Huế nhiệt độ 20 0 C Đà Lạt nhiệt độ 19 0 C

Ngọ Môn( 午門) Toàn cảnh hồ Xuân Hương vào lúc sáng sớm

TP Hồ Chí Minh nhiệt độ 25 0 C

Chợ Bến Thành, Sài Gòn

Trang 11

Bắc Kinh nhiệt độ âm 2 0 C Mát-xcơ-va nhiệt độ âm 7 0 C

Quảng trường Thiên An Môn Điện Kremli và Quảng trường Đỏ ở Moskva

Pa-ri nhiệt độ 0 0 C Niu-yóoc nhiệt độ 2 0 C

Thông qua bài tập học sinh biết được Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phậntỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo Đây là một núi lửa

Trang 12

còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhaật Bản với độ cao tuyệt đối3.776 mét Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩtráng lệ Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai,Motosu và Shiji Cùng với hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệtđẹp cho núi Đây là một phần trong công viên Quốc gia Phú Sĩ –Hakone-Izu.

Biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thunglũng Jordan Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước

có độ mặn cao nhất trên thế giới

Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m

Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển (số liệu năm2005)

Ngày đăng: 14/10/2017, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w