1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm dạy phép chia số tự nhiên cho học sinh lớp 4

24 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 271 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH LỚP 4 Ngư

Trang 1

MỤC LỤC TRANG A Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu

B Nội dung 1 Cơ sở lí luận 4

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4

MỤC LỤC TRANG 1 MỞ ĐẦU MỤC LỤC

Trang 1 MỞ ĐẦU UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH LỚP 4 Người thực hiện : Lương Thị Quyên Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Cầu Lộc SKKN môn : Toán

HẬU LỘC, NĂM 2017

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài 1

Thực trạng của việc dạy - học "Phép chia số tự

2.2

2.3 nhiênCác giải pháp giúp học tốt phép chia số tự 62.3

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là công cụ để học tốt các môn họckhác Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trongđời sống Nó góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suynghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độclập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết

và quan trọng cho con người như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làmviệc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học Vì vậy, môn Toán là mộtmôn học không thể thiếu trong tất cả các cấp học phổ thông

Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành hệ thống cáckiến thức cơ bản có nhiều ứng dụng trong đời sống về các số tự nhiên; các sốthập phân, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học, giải toán cólời văn Học sinh biết cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thậpphân Biết thực hành tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính với các số tự nhiên,

số thập phân, số đo các đại lượng, các yếu tố hình học Biết cách giải và trìnhbày bài giải với những bài toán có lời văn

Thực tế khi dạy - học Toán ở chương trình Tiểu học, tôi nhận thấy việc thựchiện phép tính “Chia cho số tự nhiên” là vấn đề mà học sinh đang gặp phải khókhăn nhiều nhất và việc dạy cho học sinh làm thế nào để có cách tính, kĩ năngtính, sự thuần thục khi thực hiện phép tính Đó cũng chính là điều mà bản thântôi nói riêng cũng như các đồng nghiệp giáo viên nói chung đang quan tâm.Quá trình thực hiện "Phép tính chia số tự nhiên" là quá trình kiểm tra và hoànthiện toàn bộ kĩ năng của việc thực hiện phép tính cộng, trừ và tính nhân Đểlàm tốt vấn đề này, đòi hỏi kĩ năng tính cộng, trừ, nhân của học sinh phải đạt tớimức thành thạo Trong thực tế, việc làm phép tính chia số tự nhiên có nhiều chữ

số cho số có 2; 3 chữ số không chỉ có nhiều bỡ ngỡ, khó khăn với học sinh lớp 4

mà còn nhiều hạn chế với học sinh lớp 5 Qua một số năm dạy lớp 4, đặc biệtnăm học 2016 - 2017, với đối tượng lớp tôi phụ trách có nhiều em rất chậm, nhất

là kĩ năng làm phép chia số tự nhiên Để khắc phục tình trạng đó, tôi đã mạnh

dạn tìm hiểu để rút ra: “Một số kinh nghiệm dạy phép chia số tự nhiên cho học sinh lớp 4”.

Qua đề tài này, tôi mong muốn trong quá trình giảng dạy lường trước đượcnhững vướng mắc của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vướng mắc và cóbiện pháp giúp học sinh nhận ra sai sót của mình, của bạn Từ đó, các em tự điềuchỉnh lại cho đúng và nâng cao kĩ năng tính toán của bản thân Bồi dưỡng chocác em niềm say mê, sự yêu thích học toán

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nhìn lại việc học của học sinh lớp tôi chủ nhiệm nói riêng và học sinh khối 4nói chung, tôi thấy nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tựrèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn và khả năng thực hiện

"Phép chia số tự nhiên" còn có những hạn chế nhất định Vì vậy, tôi nghiên cứutìm hiểu biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phép chia số tự nhiên với mụcđích giúp học sinh lớp 4A nói riêng, học sinh khối 4 trường Tiểu học Cầu Lộc

Trang 4

nói chung học tốt hơn về phép chia số tự nhiên Đồng thời có thể làm tài liệutham khảo cho giáo viên trong trường vận dụng vào việc dạy học môn toán 4 đạthiệu quả cao hơn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Cách dạy - học phép chia số tự nhiên của giáo viên, học sinh khối 4 - TrườngTiểu học Cầu Lộc năm học 2016 - 2017

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để nghiên cứu, tìm hiểu cách dạy “Phép chia số tự nhiên” cho học sinh lớp 4đạt hiệu quả cao, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi tìm hiểu thực

tế việc dạy, học phần phép chia số tự nhiên; thu thập thông tin để nắm bắt tìnhhình thực tế

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi điều tra, thống kê số liệu và sosánh để rút ra kết luận

- Phương pháp giảng giải: Là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viêndùng lời nói sinh động và chính xác để vừa đưa ra vấn đề vừa giải thích nộidung vấn đề cho học sinh hiểu và tiếp thu dễ dàng

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp giảng dạy, trong đó giáo viên nêuvấn đề, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, trên cơ sở ấy giáo viên giúp học sinh rút

ra kết luận

- Phương pháp thực hành - luyện tập: Là phương pháp dạy học thông qua cáchoạt động thực hành - luyện tập của học sinh để giúp các em nắm được các kiếnthức và kĩ năng mới Phương pháp này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tínhđộc lập của học sinh là phương tiện tốt để thực hiện nguyên lí giáo dục

Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác nữatrong quá trình nghiên cứu

Trang 5

- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hìnhdạng không gian của thế giới hiện thực Nhờ đó mà học sinh có phương phápnhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệuquả trong đời sống.

- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suyluận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết có vấn đề Nó góp phầnphát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo và đóng gópvào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động như:cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tácphong khoa học

Khi học môn Toán đòi hỏi học sinh phải tư duy nhiều thì các em dễ chán nản,rất ít học sinh chịu khó tìm ra cách làm, nhất là với phép tính chia số tự nhiên,hơn nữa các bài toán thường là những con số nên dễ dẫn đến sự đơn điệu, nhàmchán Chương trình Toán ở Tiểu học dựa vào một số nội dung có nhiều ứng dụngtrong học tập và đời sống Coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt làthực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống Được sắp xếp theonguyên tắc đồng tâm hợp lý, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các

số trong phạm vi 10, 100, 1000, 10000, 100000 đến các số có nhiều chữ số Dạyphép chia từ chia trong bảng, rồi chia cho số có 1, 2, 3 chữ số Các phần kiếnthức được mở rộng và nâng cao dần khi lên các lớp trên

Dạy môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh :

- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, các số thậpphân, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học, thống kê đơngiản

- Hình thành và rèn kỹ năng thực hành tính đo lường, giải bài toán có nhiềuứng dụng thực tế trong cuộc sống

- Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa,kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năngsuy luận và diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản, góp phầnrèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học linh hoạt sáng tạo

- Ngoài ra môn Toán góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đứccủa người lao động trong xã hội hiện đại

Bởi vậy, dạy - học toán là cả một nghệ thuật Như chúng ta đã biết, phươngpháp dạy học toán là một chuỗi các lí luận mà điều quan trọng ở đây là giúp họcsinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng giải toán, vận dụng vào các tình huốngthường gặp trong thực tế cuộc sống và ngược lại các vấn đề đó được chứa đựngdưới các dạng toán khác nhau, vì vậy việc thực hiện chia số tự nhiên đòi hỏi

Trang 6

không chỉ ở học sinh những kiến thức cơ bản mà còn phải có kĩ năng vận dụngbảng nhân chia đã học vào để thực hiện chia; có kĩ năng nhẩm thương, ướclượng thương, Dạy toán ở Tiểu học vừa phải đảm bảo tính hệ thống chính xáccủa toán học vừa phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh Kết hợp các yêu cầu

đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và nhận thức tốt về cả nội dunglẫn phương pháp Trong chương trình toán 4, nội dung dạy phép chia số tự nhiênbao gồm chủ yếu là dạy các bước thực hiện phép chia:

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

2.2.1 Thực trạng của việc dạy - học “Phép chia số tự nhiên” ở Trường Tiểu học Cầu Lộc.

a Thuận lợi

Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy:

- Đa số các đồng chí giáo viên nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc rèn

kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên

- Việc rèn kĩ năng làm tính chia số tự nhiên được giáo viên quan tâm đúngmức nên chất lượng dạy học phép chia số tự nhiên có những tiến bộ nhất định

- Nhiều đồng chí trăn trở tìm ra cách dạy chia số tự nhiên để mong muốn cảithiện chất lượng học “phép chia số tự nhiên” cho học sinh

b Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đó thì thực tế dạy - học “Phép chia số tự nhiên”còn gặp những khó khăn nhất định:

* Giáo viên:

Bản thân tôi nhiều năm dạy lớp 4, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:

- Khi dạy “Phép chia số tự nhiên” giáo viên đôi lúc còn giảng nhiều làm chocác em tiếp thu bài một cách chưa chủ động và làm bài tập theo khuôn mẫu nênchưa phát huy óc sáng tạo Mặt khác, hình thức tổ chức dạy học trong một số tiếtchưa đa dạng, giáo viên chưa thực sự là người tổ chức hướng dẫn giờ học để họcsinh chủ động chiếm lĩnh tri thức

- Một số giáo viên thấy rằng việc dạy chia số tự nhiên là khó so với các phầnkhác vì học sinh chưa thuộc bảng nhân, bảng chia; khả năng nhẩm thương, ướclượng thương chậm;

Trang 7

- Một số học sinh cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên các em chưa tự giáchọc Giáo viên muốn trao đổi với gia đình để giúp học sinh cần nâng bậc còngặp khó khăn

* Học sinh:

- Qua dự giờ một số tiết tôi thấy các em tiếp thu bài chưa nhanh Giờ họcphép chia số tự nhiên chưa sôi nổi, trầm và rời rạc, ít gây hứng thú cho học sinh,học sinh xem phần hướng dẫn ở sách giáo khoa để trả lời theo yêu cầu của cô

- Trên thực tế, học sinh chưa biết cách ước lượng thương nên các em thửchọn từ số nhỏ đến khi được kết quả là rất lâu mà thời lượng một tiết học khôngcho phép nên ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của các em Một số emnhẩm thương sai, khi trừ có nhớ quên không nhớ; chia chưa hết thì dừng lại hoặcthực hiện chia 2 lần ở một hàng đơn vị;

- Một số học sinh không thích học phần này vì các em chưa thuộc bảng nhânchia, khả năng vận dụng chậm

- Ý thức học tập của học sinh chưa cao, chưa chuẩn bị bài khi đến lớp dẫnđến khó khăn trong quá trình học Phần lớn các em là con gia đình có bố mẹ đilàm xa nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình

2.2.2 Kết quả của thực trạng trên.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình của lớp và thấy rằngchất lượng môn toán, đặc biệt ở phần “Chia số tự nhiên” chất lượng học của họcsinh còn chưa cao Vì vậy, tôi đã cho học sinh làm một đề khảo sát vào cuốitháng 11 - 2016 (Thời điểm chuẩn bị chuyển sang học phép chia ở tuần 14 đầutháng 12) ở lớp 4A, 4D (mỗi lớp 25 học sinh)

Sau khi khảo sát, tôi chấm bài, thống kê những lỗi học sinh mắc nhiều Thuđược kết quả như sau:

Chia chưa hết thì dừng lại hoặc thực

Trang 8

Qua chấm bài khảo sát, tôi thấy học sinh khi thực hiện phép tính chia số tựnhiên các em còn nhẩm thương sai; khi lấy thương nhân với số chia xong rồi lấy

số bị chia trừ đi thì các em còn nhầm lẫn nhiều (ở lớp 4A là 48%, lớp 4D là60%) hoặc xác định số dư sai; thiếu hoặc thừa chữ số 0 ở thương (mặc dù mớichỉ là chia cho số có một chữ số); một số em còn nhầm lẫn khi tìm thành phầnchưa biết của phép tính Trình bày bài giải chưa đẹp, do tính kết quả trong phéptính đầu tiên thiếu chính xác dẫn đến cả bài đều sai, …

Từ đó, tôi thấy được tầm quan trọng của việc dạy học phép chia số tự nhiên

là rất quan trọng Nhất là nhìn vào thực trạng dạy - học chia số tự nhiên, tôi rấtbăn khoăn và lo lắng, suy nghĩ tìm ra biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt vềphép chia số tự nhiên, từ đó dần dần khắc phục thực trạng làm sai về phép chia

số tự nhiên để các em học toán có hiệu quả

2.3 Các giải pháp giúp học sinh học tốt phép chia số tự nhiên.

Từ thực trạng nêu trên, tôi tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để giúp họcsinh học tốt về “Phép chia số tự nhiên” cho học sinh lớp 4 Cụ thể như:

- Tìm hiểu kiến thức về “Phép chia số tự nhiên” trong chương trình sách giáokhoa Toán lớp 4; nắm vững các bước để thực hiện phép chia số tự nhiên; biếtcách ước lượng thương khi thực hiện phép chia số tự nhiên;…

- Lựa chọn phương pháp dạy học giúp học sinh lớp 4 học tốt “Phép chia số tựnhiên”; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy để giúp học sinh nắm vững hơncác bước chia số tự nhiên;

- Tạo hứng thú cho học sinh khi học “Phép chia số tự nhiên”

Với các giải pháp trên, tôi đã cụ thể thành các biện pháp để giúp học sinh họctốt "Phép chia số tự nhiên"

2.3.1 Nắm vững nội dung, yêu cầu khi dạy - học phép chia số tự nhiên.

Trước tiên, muốn tìm cách dạy “Phép chia số tự nhiên” hiệu quả, bản thân tôi

đã đọc tài liệu tìm hiểu về nội dung chương trình Toán 4 nói chung và nội dungphần “Phép chia số tự nhiên” nói riêng để giúp mình nắm vững nội dung chươngtrình cũng như mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng Bởi vì, để dạy tốt một đơn

vị kiến thức, bản thân giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, yêu cầucần đạt từ đó mới tìm ra cho mình cách dạy phù hợp

- Nội dung chương trình toán 4 bao gồm các nội dung: Số học (số và cácphép tính); đại lượng và số đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải toán có lờivăn; một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học.Đặc biệt, phần “Phép chia số tự nhiên” thì ở lớp 4 chỉ yêu cầu học sinh học phépchia các số có nhiều chữ số cho số có không quá ba chữ số, thương có khôngquá 4 chữ số (chia hết hoặc chia có dư)

- Và sau khi học xong “Phép chia các số tự nhiên” các em biết đặt tính vàthực hiện phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá ba chữ số,thương có không quá 4 chữ số

- Ngoài ra, giáo viên còn nắm được các phương pháp cơ bản để dạy “Phépchia số tự nhiên” Ở lớp 2 và 3, học sinh đã được học bảng chia 2; 3; 4; 5; 6; 7;8; 9 và kĩ thuật chia số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có một chữ số Đến lớp 4, họcsinh học chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số(chủ yếu là chia cho số có đến hai chữ số) Cách chia số tự nhiên có đến sáu chữ

Trang 9

số cho số tự nhiên có đến ba chữ số (chia hết hoặc chia có dư) hoàn toàn tương

tự như chia số có năm chữ số cho số có một chữ số Dựa vào phép chia trongbảng, hướng dẫn học sinh cách đặt phép chia và các thao tác chia: chia theo thứ

tự từ trái sang phải, mỗi lần chia gồm các thao tác như chia cho số có một chữsố

Tóm lại, việc nắm vững nội dung chương trình cũng như phương pháp dạygiúp tôi chủ động hơn khi hướng dẫn học sinh cách chia số tự nhiên, nhờ đó hiệuquả giờ học cũng tốt hơn, học sinh nắm bài sâu hơn

2.3.2 Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước khi chia số tự nhiên.

Để thực hiện phép tính chia số tự nhiên, tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:

*Bước 1 Đặt tính, xác định thương có mấy chữ số

- Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh cách đặt tính, xác định xem có mấy lượtchia, từ đó xác định được thương có mấy chữ số

- Làm tốt bước này là chúng ta đã xác định được công việc của học sinh phảilàm là gì và làm đến đâu là kết thúc Các em sẽ không bao giờ xác định thiếuhoặc thừa các chữ số của thương

*Bước 2 Thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải

- Bước này là bước quan trọng nhất để đánh giá kỹ năng làm tính của họcsinh Giáo viên cần cho học sinh hiểu ý nghĩa làm tính chia là phép tính ngượclại của phép tính nhân Từ đó, học sinh mới thực hiện tốt bước nhẩm thương vàtìm số dư cho từng bước chia

- Giáo viên cần hướng dẫn để các em hiểu rõ mỗi phép tính cụ thể có mấylượt chia? Sau mỗi lượt chia ta lại có một chữ số ở thương và tìm được một số

dư Số dư ở lượt chia cuối cùng bằng 0 (phép chia hết); số dư ở lượt chia cuốicùng > 0 và nhỏ hơn số chia (phép chia có dư) Giáo viên khắc sâu cho học sinh:Trong khi chia thì số bị chia đóng vai trò là số bị trừ; số trừ là tích của thươngvới số chia; vì vậy ta phải “chọn” thương sao cho tích của thương với số chialuôn luôn ≤ số bị chia; khi đó số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia

- Khi làm tính chia cần chỉ rõ cho học sinh vị trí của thương được viết ở đâu

và số dư viết ở đâu, tránh lúng túng và có động tác thừa khi chia số tự nhiên

*Bước 3 Thử lại kết quả của phép tính chia

- Đây là bước không kém phần quan trọng Khi làm xong mà không biết kếtquả phép tính mình làm đúng hay sai thì mọi việc làm đều trở nên vô ích

- Việc thử lại kết quả của phép chia để khẳng định lại lần cuối kết quả đúnghay sai để ghi nhận thỏa đáng công sức của học sinh trong quá trình làm tính.Đồng thời giáo dục cho học sinh một số đức tính cần thiết khi học toán: ý chívượt khó, làm việc có kế hoạch, khoa học, phát huy cao nhất kỹ năng thực hànhcho học sinh; bồi dưỡng cho các em yêu thích môn toán và học toán tốt hơn

- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thử lại theo một trong các cách sau:

*Cách 1: + Với phép chia hết: Số bị chia = thương × số chia

+ Với phép chia có dư: Số bị chia = thương × số chia + số dư

*Cách 2: + Với phép chia hết: Số bị chia : thương = số chia

+ Với phép chia có dư: (Số bị chia - số dư) : thương = số chia

Để thực hiện tốt các bước trên, giáo viên phải kết hợp sử dụng ngôn ngữthông thường gần gũi với học sinh; vừa tiếp cận, làm quen và sử dụng các ký

Trang 10

hiệu, các thuật ngữ toán học Với phép tính chia phải hiểu rõ ý nghĩa, tên gọi củatừng thành phần: số bị chia; số chia; thương số; số dư và thử lại Trong quá trìnhdạy - học, tôi tổ chức cho các em thi xem ai nêu cách thử lại của phép tínhnhanh hơn Các em sẽ thi đua nhau và từ đó tạo hứng thú hoặc thay đổi khôngkhí của giờ học giúp các em nắm bài tốt hơn.

Bởi vậy, học sinh nắm vững các bước thực hiện phép chia thì các em sẽ tự tinhơn khi làm các bài tập có phép tính chia như: vận dụng giải toán hay tính giá trịbiểu thức không tốn nhiều thời gian

2.3.3 Hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương.

Như tôi đã nói ở trên, việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình.Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia Để làmviệc này, ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ

số ấy Sau đó nhân lại để thử Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số

đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số

ấy Như vậy, muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh phải thuộc các bảng nhânchia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm nhanh Bên cạnh đó, các em cũng phải biết

cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng là che bớt chữ số.

Cách làm như sau:

a Làm tròn giảm.

Nếu số bị chia hoặc số chia tận cùng là 1; 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm (tức

là bớt đi 1; 2 hoặc 3 đơn vị ở số chia hoặc số bị chia) Trong thực hành, ta chỉviệc che bớt chữ số tận cùng đó đi

Ví dụ 1 Muốn ước lượng 92 : 23 = ? Ta làm tròn 92 → 90; 23 → 20 rồinhẩm 90 chia 20 được 4, sau đó thử lại : 23 × 4 = 92 để có kết quả 92 : 23 = 4

Trên thực tế việc làm tròn : 92 → 90; 23 → 20 (A) được tiến hành bằng thủthuật cùng che bớt hai chữ số 2 và 3 ở hàng đơn vị để có 9 chia 2 được 4 chứ ítkhi viết rõ như ở (A)

Ví dụ 2 Có thể ước lượng thương 568 : 72 = ? như sau :

- Ở số chia ta che 2 đi

- Ở số bị chia ta che 8 đi

- Vì 56 : 7 được 8, nên ta ước lượng thương là 8

- Thử : 72 × 8 = 576 > 568 Vậy thương ước lượng 8 hơi thừa ta giảm xuống

7 và thử lại: 72 × 7 = 504; 568 – 504 = 64 < 72 Do đó 568 : 72 được 7 dư 64

b Làm tròn tăng.

Nếu số chia có chữ số tận cùng là 7; 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng (tức là thêm3; 2 hoặc 1 đơn vị vào số chia) Vậy ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi vàtăng thêm 1 vào chữ số hàng chục (khi đó ta che bớt chữ số tận cùng của số bịchia)

Ví dụ 1 Muốn ước lượng 86 : 17 = ? Ta làm tròn 17 theo cách che bớt chữ

số 7 như ở ví dụ 1a, nhưng vì 7 khá gần nên ta phải tăng chữ số 1 ở hàng chục

thêm 1 đơn vị để được 2, còn đối với số bị chia 86 ta vẫn làm tròn giảm thành

80 bằng cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị

Kết quả ước lượng 8 : 2 = 4

Thử lại: 17 × 4 = 68 < 86 và 86 – 68 = 18 nên thương ước lượng hơi thiếu do

đó ta phải tăng thương đó (4) lên thành 5 rồi thử lại:

Trang 11

17 × 5 = 85; 86 – 85 = 1; 1 < 17 Vậy 86 : 17 được 5 dư 1.

Ví dụ 2 Có thể ước lượng thương trong phép chia 5307 : 581 như sau :

- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia, vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ số 5lên thành 6

- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia

- Ta có 53 : 6 được 8 Vậy ta ước lượng thương là 8

Vậy 245 : 46 được 5 dư 15

Trong thực tế, các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tínhchia (viết) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm Nếu học sinhchưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tínhvào nháp hoặc viết bằng bút chì nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại

Để việc làm tròn số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làmtròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số; còn đối với số bị chia luôn cho làm

tròn giảm bằng cách che bớt chữ số (cho dù chữ số bị che có lớn hơn 5) Việc này nói chung không ảnh hưởng mấy đến kết quả ước lượng

Chẳng hạn: Trong ví dụ 2 (trường hợp làm tròn giảm ở phần a) nếu ta làmtròn số bị chia thành 560 (trên thực tế là che bớt 8) thì kết quả ước lượng lần thứnhất cũng là 8, vẫn giống như kết quả ước lượng thương khi ta làm tròn “đúng”

số 568 thành 570 Ngoài ra, khi hướng dẫn ta có thể đưa ra câu hỏi như "Bạnnào giỏi hơn có thể làm được phép tính này ?" Làm như thế ta sẽ kích thíchđược hứng thú của học sinh, các em sẽ hăng hái hơn khi xung phong lên bảnglàm bài vì các em rất thích được cô khen

Trong trường hợp số chia là số có ba chữ số, ta cũng hướng dẫn làm tròn tănghoặc giảm tương tự Nhưng lưu ý học sinh là khi đó chữ số hàng trăm của sốchia sẽ tăng hoặc giảm tương ứng

Như vậy, nếu học sinh nắm được cách ước lượng thương và thực hành vậndụng vào chia thì giúp các em rất nhiều khi thực hiện phép chia số tự nhiên

2.3.4 Hướng dẫn học sinh cách sửa lỗi khi làm tính chia số tự nhiên.

Trang 12

Qua tích lũy kinh nghiệm của những năm được dạy lớp 4, tôi thấy tồn tại lớnnhất trong kỹ năng tính toán của học sinh lớp 4 bậc tiểu học là kỹ năng làm tínhchia Đại đa số các em còn gặp bỡ ngỡ rất nhiều trong khi làm tính (nhất là bướcnhẩm thương và trừ nhẩm bỏ qua bước trung gian).

Để giúp học sinh học tốt phép chia số tự nhiên, tôi đã tìm hiểu những sai lầm,thống kê và phân loại lỗi, sau đó tìm nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó và cáchkhắc phục sai lầm đó Tôi chia những lỗi của học sinh thường mắc ra thành 5trường hợp sau:

*Trường hợp 1 Nhẩm thương sai.

- Học sinh a nhẩm thương sai, nhân sai, trừ sai dẫn đến kết quả sai số dư sai

- Học sinh b nhẩm thương sai (75 chia cho 27 được 3 và dư 4 là sai)

- Học sinh a nhẩm thương thứ nhất sai, số dư lớn hơn số chia là sai; chữ số 4

ở hàng đơn vị của số bị chia chưa được hạ xuống để chia, dẫn đến thương sai, số

dư sai Nói cách khác, học sinh này chưa biết làm tính chia

- Học sinh b nhẩm thương ở lần chia thứ hai sai (140 chia cho 48 được 1 dư

42 là sai) nhân sai, trừ sai dẫn đến kết quả, số dư sai

*Nguyên nhân.

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Một số học sinh không thích học phần này vì các em chưa thuộc bảng nhân chia, khả năng vận dụng chậm. - Một số kinh nghiệm dạy phép chia số tự nhiên cho học sinh lớp 4
t số học sinh không thích học phần này vì các em chưa thuộc bảng nhân chia, khả năng vận dụng chậm (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w