1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ cho học sinh lớp 2

21 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

Trong nộidung này thì các bài toán về tìm thành phần chưa biết là một dạng bài quan trọnggóp phần hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản trong đó có kĩ năng tínhtoán – một kĩ năng

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU.

1 Lý do chọn đề tài.

Môn toán là một trong những môn học rất quan trọng đối với học sinh Bởihọc toán giúp học sinh biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chínhxác, nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, rõràng, mạch lạc Môn toán ở Tiểu học còn góp phần làm cho học sinh phát triểntoàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyệntrí thông minh; xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của conngười mới Để phù hợp với tâm sinh lí của học sinh Tiểu học thì môn Toán đượcchia thành các mạch kiến thức khác nhau Các mạch kiến thức này được xây dựngtheo nguyên tắc vòng tròn đồng tâm và xoay quanh mạch số học, lấy mạch số họclàm cốt lõi cho việc củng cố, phát triển kiến thức của học sinh

Nội dung trọng tâm của chương trình toán Tiểu học là số học Trong nộidung này thì các bài toán về tìm thành phần chưa biết là một dạng bài quan trọnggóp phần hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản trong đó có kĩ năng tínhtoán – một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh Các bài toán về tìm thành phần chưa biết còn cung cấp cho học sinh những kiếnthức về số học với nhiều dạng bài phong phú xoay quanh bốn phép tính cộng, trừ,nhân, chia Các kiến thức đó khi hình thành lại được củng cố, áp dụng vào bài tậpvới mức độ nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Đồng thời, việc họccác bài toán về tìm thành phần chưa biết còn hỗ trợ cho việc học nội dung đạilượng, giải toán và các môn học khác

Qua nhiều năm dạy học sinh lớp 2 tôi nhận thấy rằng, học sinh tiếp thu cácbài toán về tìm thành phần chưa biết còn nhiều hạn chế Các em thường không nhớtên gọi thành phần của phép tính, không nắm được bản chất của dạng bài nênkhông nhớ cách tìm cho thành phần đó như thế nào Hơn nữa kĩ năng tính của các

em chưa tốt dẫn đến kết quả bài làm của các em còn sai nhiều Cá biệt vẫn cónhững em sai cả cách trình bày bài Vì lẽ đó, học sinh thường “ngại” học các bàitoán về tìm thành phần chưa biết, nếu có gặp trong các bài kiểm tra thì các em sẵnsàng bỏ qua dạng bài này

Vậy làm thế nào để các em “yêu thích” dạng bài và có được kĩ năng tìmthành phần chưa biết một cách tốt nhất Vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ, trăn trở rấtnhiều và nó là động lực giúp tôi tìm tòi, nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu vàtrải nghiệm trong thực tế giảng dạy, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh

nghiệm: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ cho học sinh lớp 2”.

Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và áp dụng giảng dạy về kĩ năng tìm

thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ cho học sinh lớp 2 Mong rằng sẽnhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đềtài của tôi được hoàn chỉnh hơn và áp dụng rộng rãi trong giảng dạy

Trang 2

Luyện kỹ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ cho họcsinh lớp 2 năm học 2014 – 2015 trong Trường Tiểu học

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra thực trạng

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

Ví dụ: Điền số vào ô trống: + 3 = 6 Như vậy với bài toán này mục đích của

sách giáo khoa nhằm giúp học sinh luyện tập về bảng cộng 6 chứ không nhằm mụcđích tìm số hạng chưa biết

Ở lớp 2 trước khi học về tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừhọc sinh được học về tên gọi thành phần của phép tính cộng, trừ (Tiết 3: Số hạng-Tổng Tiết 7: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu) và chùm bảng cộng, trừ Sự sắp xếp củachương trình Sách giáo khoa như vậy sẽ giúp các em được trang bị đầy đủ kiếnthức và kĩ năng cần thiết phục vụ cho bài toán tìm thành phần chưa biết Các em sẽbiết cách tìm từng thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ qua từng tiết cụthể (Tiết 44: Tìm một số hạng trong một tổng ; Tiết 55: Tìm số bị trừ; Tiết 72: Tìm

số trừ) Nhưng chỉ dừng lại ở số tự nhiên, lên lớp trên các em sẽ được mở rộng,nâng cao dần về vòng số và được rèn kĩ năng thực hành tính sang số thập phân,phân số

Qua đây, tôi muốn khẳng định rằng những kiến thức sách giáo khoa cungcấp rất phù hợp và vừa sức đối với học sinh và nó được xây dựng theo hệ thốngvới mức độ nâng cao dần theo trình độ của học sinh Nếu học sinh chiếm lĩnh đượctất cả những nội dung kiến thức về tìm thành phần chưa biết trong chương trìnhcủng đã đáp ứng được một phần trong cuộc sống thực tế của các em

II THỰC TRẠNG

Qua nhiều năm dạy học sinh lớp 2, tôi nhận thấy học sinh chưa thật sự hứngthú với các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính Các em còn hổng kiếnthức và kĩ năng tính toán nên các em hay làm nhầm, làm sai nhiều Khi gặp dạngbài tìm thành phần chưa biết nhiều em rất ngại học, chưa hào hứng, một số em cònrất yếu phần này

Từ thực trạng trên, tôi muốn hệ thống ra các dạng toán “Tìm thành phầnchưa biết trong phép tính cộng trừ” để có những phương pháp làm bài thích hợpgiúp học sinh làm bài tốt và thêm yêu thích dạng toán này cũng như biết vận dụng

để tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, chia về sau

Để khảo sát mức độ tiếp thu bài của học sinh, sau khi dạy hết phần tìm thànhphần chưa biết trong phép tính cộng, trừ như phân phối chương trình của sách giáokhoa, tôi tiến hành khảo sát chất lượng của 25 học sinh lớp 2C năm học 2014-

2015 như sau:

Trang 3

Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu

Từ kết quả trên, tôi nhận thấy kĩ năng tìm thành phần chưa biết của học sinhcòn nhiều hạn chế, số lượng học sinh làm sai củng như bỏ bài còn nhiều Quachấm bài và tìm hiểu tôi phân đối tượng học sinh theo các lỗi như sau:

Tổng số

học sinh

Không nhớ quytắc tính Sai khi tính kết quả Sai trong trình bày

* Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Học sinh chưa nắm chắc được tên gọi thành phần của phép tính nên khôngnhớ cách tìm cho thành phần đó là gì, ví như bài yêu cầu tìm số trừ thì các em lạilàm sang cách tìm số hạng, cộng, trừ lẫn lộn Khi gọi tên của thành phần phép tínhcác em cũng gọi tên sai

- Học sinh chưa thuộc được bảng cộng, trừ nên kĩ năng tính đặc biệt là tínhcộng, trừ có nhớ chưa tốt nên khi thực hiện tính kết quả còn làm sai

- Học sinh chưa có thói quen cũng như kĩ năng nhẩm để “thử lại” kết quả

nên không biết mình làm đúng hay sai

- Học sinh còn yếu trong cách trình bày Thực tế cho thấy nhiều em rấtnhanh trong phân tích đề và tìm hướng làm bài nhưng khi vào làm bài lại vướngtrong cách trình bày bài

* Trước thực trạng đó Tôi băn khoăn, suy nghĩ bằng cách nào đó tôi phảinâng cao chất lượng và rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết cho các em tôi đãkhông ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, các trang mạng, bản thân cũng tự lập nick

để tham gia giải toán trên Violimpic cùng với học sinh Trong chương trình đó, tôi

đã giải các bài toán khó Sau quá trình nghiên cứu và tự bồi dưỡng, tôi đã nhận rađược nhiều điều và điều quan trọng nhất là tôi đã tìm ra được cách dạy cho họcsinh cách tìm thành phần chưa biết của phép tính

III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG.

Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng Nghiên cứu để nắm nội dung chương

trình, phân dạng toán.

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của học sinh

đó là giáo viên Ngoài sự tâm huyết, lòng nhiệt tình thì giáo viên phải có phươngpháp tốt, trình độ chuyên môn vững vàng Ý thức được điều này bản thân luôn tựhọc, tự bồi dưỡng để chuyển tải đến học sinh tốt hơn Đặc biệt vào đầu năm họcnhà trường đã tổ chức hội thảo chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạyhọc, tôi đã tích cực tham gia các chuyên đề đó Trong đợt chuyên đề tôi đã viết báocáo tham luận chuyên đề về toán “Giúp học sinh Tiểu học có kĩ năng tìm thành

Trang 4

phần chưa biết” và dạy minh họa cho chuyên đề (Bài: Tìm một số hạng trong mộttổng (Tiết 44 – SGK Toán 2 trang 45) Bản thân là người chuẩn bị và triển khaichuyên đề trước tập thể giáo viên trong trường và đã được mọi người đồng tìnhủng hộ

Bên cạnh đó tôi cùng với đồng nghiệp trong tổ khối thường xuyên trao đổinội dung dạy học khó, vướng mắc vào các buổi sinh hoạt chuyên môn và nhữnggiờ ra chơi thứ sáu hàng tuần để trao đổi, tìm phương pháp dạy học mới để truyềntải đến học sinh dễ hiểu nhất Hơn nữa, tôi đã nghiên cứu để dạy mẫu những bàikhó cho đồng nghiệp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, trong đó có bài về tìm thànhphần chưa biết (cả chính khóa và trong tăng giờ buổi 2) Ngoài ra, tôi thườngxuyên nghiên cứu để có những sáng kiến trong dạy học Tôi cũng đã có nhữngsáng kiến hiện đang được thử nghiệm tại trường và đang mang lại hiệu quả thiếtthực Qua quá trình bồi dưỡng đã giúp tôi tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc trongdạy học, đồng thời tôi đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức, kĩ năng để ngày càngvững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ

Ngoài việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tôi thường nghiên cứu các loại tàiliệu khác nhau như: Bài tập cuối tuần; Ôn tập cuối tuần Toán 2; Bài tập bổ trợ vànâng cao; Tự luyện Violimpic Đặc biệt các đề thi trên mạng, thi Violimpic đây lànhững trang mạng thực sự bổ ích đối với tôi Các bài toán trong các tài liệu này rấtvừa sức và phù hợp với học sinh lớp 2, đó là tài liệu bổ ích để cả giáo viên và họcsinh tham khảo Đây còn là kho dữ liệu rất quý giúp giáo viên lựa chọn nội dungcho buổi học 2 Tuy nhiên các tài liệu tham khảo mới đưa ra các bài toán về tìmthành phần chưa biết bước đầu có mở rộng dạng bài cho học sinh, còn việc phântích đề và phân tích, rút cách làm thì chưa đề cập đến Trước tồn tại đó khi giảngdạy tôi phân loại và sắp xếp theo từng nội dung từ dễ, đến khó để cung cấp cho họcsinh có hệ thống và hướng dẫn học sinh cách làm của từng dạng bài Các bài toán

về tìm thành phần chưa biết rất đa dạng và phong phú, nhiều bài cũng khá phức tạpvới học sinh Để giúp các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ tôi phân chia các bài tìmthành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ thành hai dạng:

Dạng 1: Dạng cơ bản trong chương trình Sách giáo khoa.

“chóng quên” của học sinh lớp 2 Đặc biệt ngoài các bài toán tìm thành phần chưa

Trang 5

biết của phép tính cộng, trừ mà sách giáo khoa cung cấp còn có những dạng bàikhác rất vừa sức với học sinh lớp 2 mà các buổi học chính khóa chưa có thời gian

để cung cấp cho các em Vì lẽ đó để rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết cho các

em, tôi đã xây dựng hệ thống chương trình và dạy vào buổi 2 của chương trình 10buổi/tuần Với chương trình này, tôi đã củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơbản đã học sau đó mở rộng thêm các bài toán tìm thành phần chưa biết khác rấtvừa sức với học sinh (Dạng 2) Tôi đã mạnh dạn áp dụng thử nghiệm trong thực tếgiảng dạy và có kết quả khả quan

Giải pháp 2: Củng cố chắc kiến thức về bảng cộng, trừ và phép tính

Đối với học sinh lớp 2, việc thuộc các bảng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi

20, cũng như kĩ năng thực hiện thành thạo các các phép tính cộng, trừ (có nhớ,không nhớ) là một hoạt động quan trọng, giúp các em có kĩ năng tính nhanh Kĩnăng này rất cần thiết, nó là nền móng vững chắc để học sinh có thể chiếm lĩnhđược các kiến thức khác trong đó có tìm thành phần chưa biết của phép tính.Từthực tế giảng dạy cho thấy nhiều em biết cách tìm, làm bài tốt nhưng khi ra kết quảcuối cùng thường làm sai do kĩ năng cộng, trừ chưa tốt

Để rèn được kĩ năng thuộc được bảng cộng, trừ và kĩ năng thực hành tínhcho học sinh, việc dạy cho các em nắm bản chất của từng bảng rất quan trọng giúpcho học sinh hiểu và thuộc bảng chứ không phải là đọc vẹt Khi hình thành bất cứmột bảng cộng, trừ hay một phép tính nào, tôi thường dạy theo ba bước:

Bước 1: Thao tác trên đồ dùng trực quan

Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật tính

Bước 3: Luyện tập thực hành

Khi hình thành kiến thức mới trước tiên tôi yêu cầu học sinh thao tác trên đồdùng trực quan Bước này trong thực tế giảng dạy một số giáo viên thường xemnhẹ và hay bỏ qua vì sợ tiết học kéo dài Tuy nhiên tôi lại hình thành kĩ và chắc ởbước này vì đây là hình thức rất quan trọng đối với học sinh lớp 2, bởi kiến thức

mà các em chiếm lĩnh được chủ yếu từ đồ dùng trực quan đến tư duy trừu tượng

Từ thao tác trên đồ dùng trực quan sẽ giúp các em hình thành được kiến thức mới

dễ dàng hơn Qua việc lập các bảng cộng, trừ tôi hướng dẫn để các em nắm được

“bản chất” của mỗi bảng chứ không phải chỉ thuộc bảng một cách máy móc, hay

học thuộc vẹt Ví như bảng cộng 9 chính là tách 1 ở số sau để có 9 + 1 = 10 rồicộng nhẩm số tròn chục với số còn lại của số sau Tương tự, với bảng cộng 8 cộngvới một số ta cần tách số sau ra 2 đơn vị để gộp với 8 thành tròn chục Còn trongbảng trừ, tôi lại hướng dẫn kĩ cho học sinh cách tìm kết quả qua việc tháo bó chục

để thay bằng que tính rời để bớt Khi học sinh đã thao tác và tìm kết quả của bảngcộng, trừ thì tôi sẽ tổ chức cho các em học thuộc bảng chứ không phụ thuộc vàoque tính nữa

Trang 6

Ví dụ: Toán (Tiết 14)

Bài : 9 cộng với một số 9 + 5.

Bước 1: Hình thành kiến thức mới.

- Tôi yêu cầu học sinh lấy 9 que tính để trên mặt bàn sau đó yêu cầu học

sinh lấy tiếp 5 que tính để ở hàng dưới và nêu bài toán

+ Có 9 que tính, thêm 5 que tính Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

Từ bài toán học sinh rút ra được phép tính 9 + 5 Học sinh thao tác trên quetính tìm kết quả của phép tính 9 + 5 Học sinh có thế thực hiện bằng nhiều cáchkhác nhau để tìm được kết quả 9 + 5 = 14 (Đếm thêm 5 que tính vào 9 que tính;đếm thêm 9 que tính vào 5 que tính; gộp 5 que tính với 9 que tính rồi đếm; tách 5que tính thành 1 và 4, 9 với 1 là 10, 10 que tính với 4 que là 14 que.) Trong quátrình học sinh nêu cách thao tác giáo viên có thể khẳng định cho học sinh cách thaotác trên que tính nhanh và hợp lí nhất: Tách 5 que tính ở dưới thành 1 và 4, trongphần này cần phải giải thích rõ cho học sinh lí do vì sao lại tách 5 thành 1 và 4:Tách 1 ở 5 que tính vì lấy 9 gộp với 1 bằng 10 que tính, 10 sẽ gộp với 4 que tínhcòn lại bằng 14 que tính Với cách này học sinh có thể dựa trên đồ dùng trực quan

dễ dàng nhận biết được cách tách, cách gộp các số, tự phát hiện nội dung mới vàchuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng cộng có nhớ

Bước 2 : Lập bảng cộng 9 cộng với 1 số

Học sinh tự thao tác để tìm kết quả các phép tính còn lại trong bảng

Khi học sinh hình thành được bảng cộng, tôi có thể hỏi lại học sinh cách tìmkết quả của các phép tính trong bảng cộng từ đó giúp học sinh củng cố chắc hơn vềbản chất của bảng cộng

Bên cạnh đó khi thao tác trên que tính để hình thành được bảng cộng tôi chohọc sinh nhận xét về các phép tính: Các số hạng thứ nhất đều là 9, cộng 9 với một

số tách 1ở số sau để có 9 + 1 = 10 cộng với số còn lại của số sau rồi tính nhẩm.Qua đây giúp học sinh ghi nhớ : Muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn chục một số.Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thìphải bớt đi số kia bấy nhiêu đơn vị

Với cách này học sinh khắc sâu được kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trựcquan, học sinh hiểu được bản chất, dễ tìm được kết quả, thuộc và nhớ lâu hơn

Bước 3: Tổ chức trò chơi hay những hoạt động ứng dụng để thuộc bảng và củng cố kiến thức cho học sinh.

Khi hình thành được bảng cộng để giúp học sinh vận dụng tốt vào các bàiluyện tập thực hành, tôi tổ chức cho học sinh học thuộc bằng nhiều hình thức khácnhau như: đọc nối tiếp từng phép tính, đọc đồng thanh theo tổ, nhóm và theo hìnhthức hỏi đáp Ngoài ra tôi còn tổ chức cho các em chơi một số trò chơi để các emthuộc bảng nhanh mà còn tạo hứng thú trong học tập như chơi: Truyền điện (Mộtbạn nêu phép tính và sì điện vào bạn nào thì bạn ấy phải nêu kết quả, nếu sai bạn

đó bị điện giật phải lặc cò cò) Qua các hình thức này sẽ giúp học sinh học thuộcnhanh hơn, vận dụng làm các bài tập tốt hơn

* Khi học sinh đã thuộc và nhớ bản chất của bảng cộng trừ thì việc vận dụng

để thực hiện làm các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 sẽ dễ dàng hơn.Bởi các phép tính chính là sự vận dụng bảng cộng, trừ vào thực hành tính, vì vậy

chương trình đã cấu tạo thành “bộ ba” các bài học Ví như khi học bảng cộng dạng

9 cộng với một số : 9 + 5 thì các em sẽ học phép tính 29 + 5; 49+ 25 hoặc bảng trừ

Trang 7

11 trừ đi một số: 11 – 5 thì các em sẽ vận dụng làm phép tính 31 – 5; 51 - 15 Khihình thành phép tính cũng tương tự như bảng cộng, trừ tôi cho học sinh thao táctrên que tính để tìm kết quả, qua thao tác trên que tính các em sẽ hiểu bản chất củaphép tính Sau khi tìm được kết quả trên đồ dùng trực quan, tôi mới hướng dẫn các

em kĩ thuật tính

Ví dụ: Toán (Tiết 15)

Bài : 29 + 5.

Bước 1: Hình thành kiến thức mới.

- Tôi Yêu cầu học sinh lấy 2 bó chục và 9 que tính rời để trên mặt bàn sau

đó yêu cầu học sinh lấy tiếp 5 que tính để ở hàng dưới và nêu bài toán

+ Có 29 que tính, thêm 5 que tính Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

Từ bài toán này, học sinh sẽ rút ra được phép tính: 29 + 5 và tự thao tác trênque tính để tìm kết quả Tôi khuyến khích học sinh tìm bằng nhiều cách khác nhau,khi các em nêu cách nào tôi đều khen học sinh, các em thường nêu các cách tìmnhư: 29 que tính đếm thêm 5 que nữa được 34 que tính; Tách 5 thành 1 và 4, lấy 9que tính gộp 1 que thành 10 que tính (thay bằng một bó chục), 3 bó chục và 4 quetính rời là 34 que tính; Tách 9 thành 5 và 4, lấy 5 gộp với 5 bằng 10 que tính10 quetính (thay bằng một bó chục), 3 bó chục và 4 que tính rời là 34 que tính

Như vậy các em đều sử dụng cách tách và gộp như khi hình thành bảng cộng

9 cộng với một số: 9 + 5

Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật tính

Đây là bước hướng dẫn để học sinh thoát khỏi đồ dùng trực quan để thựchành thao tác tính Đây là phép tính cộng có nhớ, là dạng bài mới với học sinh nêntôi thường hướng dẫn kĩ các em cách đặt tính và cách tính, tôi liên tục lưu ý họcsinh cộng phải có nhớ Khi thực hiện tính chính là đang áp dụng bảng cộng 9 cộngvới một số vào thực hành tính

Bước 3: Luyện tập thực hành

Bước này, học sinh vận dụng kiến thức vào làm bài tập Khi học sinh làmbài và chữa bài tôi cho các em nêu lại cách đặt tính và cách tính Đồng thời lưu ýhọc sinh khi thực hiện phép cộng có nhớ

Ngoài việc hình thành chắc kiến thức mới thì tôi thường dành thời gian đểkiểm tra bảng cộng, trừ và phép tính Để kiểm tra nhanh việc thuộc và làm bài củahọc sinh như thế nào tôi thường cho các em làm bài trên bảng con, khi giáo viênđọc phép tính các em sẽ ghi nhanh kết quả ra bảng, hay đặt tính một phép tínhtrong bảng Tuy nhiên để đạt được kết quả bền vững cần phải cho các em đượcluyện tập cũng cố thường xuyên bằng hệ thống bài tập củng cố vào các buổi học 2,tôi thường ra bài tập có lẫn lộn cả bảng cộng lẫn với bảng trừ, cả phép cộng trừ cónhớ lẫn với cộng trừ không nhớ để rèn kĩ năng cho các em tốt hơn

Trang 8

Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.

* Kết quả: Với cách làm này thì học sinh của tôi đã thuộc được hết bảng cộng,

trừ, vận dụng vào tính nhẩm tốt Đồng thời các em thực hiện các phép tính thànhthạo và đã có được kĩ năng tính tốt Vì vậy qua các kì khảo sát của nhà trườngcũng như chuyên môn, lớp tôi đều đạt kết quả tốt nhất trong khối, đây thực sự làđiều đáng mừng với cả cô và trò Đây còn là tiền đề vững chắc để tôi cung cấp chohọc sinh các dạng toán khác

Giải pháp 3: Củng cố vững cách tìm thành phần chưa biết theo theo hướng

tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Những kiến thức về tìm thành phần chưa biết trong sách giáo khoa là nhữngkiến thức cơ bản nhất Những kiến thức này là rất cần thiết, nó được ví như nềnmóng của một ngôi nhà, nền móng có vững chắc thì mới xây được những tầng thápcao hơn

Theo chương trình Sách giáo khoa các bài về tìm thành phần chưa biết trongphép tính cộng, trừ gồm có: Tìm số hạng trong một tổng; Tìm số bị trừ; Tìm số trừĐối với dạng bài này tôi tiến hành ôn tập như sau:

Bước 1: Giúp học sinh nắm vững bản chất của dạng bài khi hình thành kiến thức mới.

Bước 2: Củng cố lại kiến thức đã học

Bước 3: Vận dụng, làm bài tập củng cố.

*Giúp học sinh nắm vững bản chất của dạng bài khi hình thành kiến thức mới.

Dạng bài về tìm thành phần chưa biết cũng là dạng bài mới với các em, nên khi

dạy tôi đã củng cố chắc “ vấn đề” ngay từ khi hình thành cho học sinh kiến thức

mới Trước tiên tôi cho các em nhớ lại tên gọi thành phần của phép tính qua một ví

dụ cụ thể, các em làm nhanh bài vào bảng con và nêu tên gọi thành phần của phéptính này Qua đây tôi củng cố lại cho học sinh nhớ tên gọi thành phần của phéptính để vận dụng vào tìm thành phần chưa biết trong phép tính ấy Với dạng bài

nào thì việc giúp cho học sinh nắm được “bản chất” là rất quan trọng giúp cho các

em tiếp thu bài chủ động mà không phải máy móc làm theo Để các em hiểu bảnchất bao giờ tôi cũng đi từ đồ dùng trực quan bởi với các em dễ chiếm lĩnh đượckiến thức bao giờ củng đi từ trực quan đến tư duy trừu tượng Tôi khai thác tỉ mỉ

để học sinh có biểu tượng ban đầu về “ ẩn số” (là chữ cái bất kì trong bảng chữcái), đồng thời nắm bắt được khái niệm và cách tính, đây là bước mà giáo viên khidạy thường hay bỏ qua vì sợ mất thời gian nên thường cung cấp một cách áp đặt

Ví như bài tìm số hạng trong một tổng (Trang 45 – SGK) tôi gợi mở bằng hệ thốngcâu hỏi để học sinh phát hiện kiến thức qua đồ dùng trực quan là băng giấy: Hình1:học sinh hiểu được mỗi số hạng bằng tổng trừ số hạng kia; Hình 2: học sinh hiểu

Trang 9

cách tìm số hạng thứ nhất; Hình 3: học sinh hiểu cách tìm số hạng thứ hai Quacách tìm cụ thể học sinh sẽ rút ra quy tắc tìm Bài Tìm số bị trừ (Trang 56 – SGK)khai thác hình vẽ để giúp các em hiểu được: Số ô vuông ban đầu khi bớt đi một số

ô vuông thì sẽ tìm được số ô vuông còn lại và khi biết số ô vuông còn lại và số ôvuông đã bớt đi sẽ tìm được số ô vuông ban đầu Qua đó các em biết tìm số ôvuông ban đầu chính là tìm số bị trừ và từ phép tính cụ thể rút ra quy tắc tìm số bịtrừ Với bài Tìm số trừ (Trang 72- SGK) khai thác hình vẽ để giúp học sinh biếtđược số ô vuông ban đầu, phần bị che lấp, phần còn lại và biết cách tìm phần bịche lấp chính là tìm số trừ Qua đó các em rút ra cách tìm

Ví dụ cụ thể: Bài: Tìm số hạng trong một tổng (Tiết 44 – trang 45)

Đây là dạng toán đầu tiên của mạch kiến thức về “ Tìm thành phần chưa biếtcủa phép tính” nên khi dạy giáo viên cần khai thác kĩ để học sinh làm quen với ẩn

số x thì các phần tiếp theo sẽ dễ dạy và học sinh dễ hiểu hơn

Với bài: Tìm số hạng trong một tổng trước tiên tôi cho học sinh thao tác trên đồdùng trực quan:

Thao tác 1:

- Yêu cầu học sinh lấy ra một số ô vuông đặt lên bàn và chia số ô vuông đóthành hai phần, phần thứ nhất có 6 ô vuông, phần thứ hai có 4 ô vuông Và yêu cầuhọc sinh tính xem có tất cả bao nhiêu ô vuông? (học sinh tìm được có tất cả 10 ôvuông vì 6 + 4 = 10)

- Xuất hiện phép tính và yêu cầu học sinh nêu tên gọi thành phần của phép tínhnày (6 là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng)

Cô gọi số ô vuông bị che lấp là x, như vậy cô lấy số ô vuông bị che lấp là xcộng với 4 là số ô vuông đã biết, tất cả được 10 ô vuông Cô viết: x + 4 = 10 vàcho học sinh nêu tên gọi thành phần của phép tính này (x là số hạng chưa biết, 4 là

số hạng đã biết, 10 là tổng)

- Vậy muốn tìm số hạng x ta làm như thế nào? (lấy tổng là 10 trừ đi số hạng đãbiết là 4)

Trang 10

- Tôi lưu ý học sinh cách trình bày thành phần chưa biết là x phải đặt thẳng với

số hạng thứ hai trong phép tính, ba dấu “bằng” thẳng cột với nhau

* Củng cố lại kiến thức đã học

Với học sinh lớp 2 các em rất nhanh quên nên không phải một lúc mà họcsinh có thể nhớ và vận dụng tốt được Hơn nữa sau khi hình thành kiến thức Sáchgiáo khoa cũng ít nhắc lại kiến thức để học sinh được thực hành mà chỉ lồng ghéplác đác qua các bài hình thành phép tính (một số bài tìm thành phần chưa biết còn

bị cắt bớt theo chuẩn KTKN) Tôi thiết nghĩ với những học sinh tiếp thu chưa thực

sự bền vững thì cũng sẽ khó với các em Để giúp học sinh củng cố được bài củngnhư rèn được kĩ năng cho các em ngoài những giờ học chính khóa tôi còn dànhthêm thời gian vào những buổi học 2 để giúp các em hệ thống lại bài

Trước tiên tôi ôn lại cho học sinh nhớ tên gọi thành phần của phép tính:

Tôi yêu cầu học sinh nêu tên gọi thành phần phép tính sau: a + x = b

em đang được ôn lại bài

Tôi hướng dẫn các em làm như sau:

Số hạng = Tổng – Số hạng kia

Số bị trừ = Hiệu + Số trừ

Số trừ = Số bị trừ - Hiệu

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Học sinh chưa thuộc được bảng cộng, trừ nên kĩ năng tính đặc biệt là tính cộng, trừ có nhớ chưa tốt nên khi thực hiện tính kết quả còn làm sai. - Một số biện pháp rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ cho học sinh lớp 2
c sinh chưa thuộc được bảng cộng, trừ nên kĩ năng tính đặc biệt là tính cộng, trừ có nhớ chưa tốt nên khi thực hiện tính kết quả còn làm sai (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w