Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào.. Chuẩn bị cho một giờ lên lớp chưa được kĩ cà
Trang 1MỤC LỤC
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 4
Tài liệu tham khảo
1.MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì đổi mới Giáo dục luôn được xem
là quốc sách hàng đầu Bởi sản phẩm của Giáo dục là con người, là cơ sở tiền đề quyết định sự phồn thịnh của đất nước Nhiệm vụ của Giáo dục không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học và cuộc sống mà còn góp phần giáo dục năng lực, phẩm chất hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh Đặc biệt giáo dục Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng bởi Giáo dục Tiểu học mang tính chất nền móng để các em học tập lên các bậc học cao hơn Vậy để Giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy, việc đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học là một việc làm thường xuyên, liên tục Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy,tôi nhận thấy: Trong bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Tập đọc giữ một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được Phân môn Tập đọc như chiếc chìa khóa đầu
Trang 2tiên để giúp các em mở cánh cửa kho tàng tri thức khoa học của nhân loại Tập đọc có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên của mỗi người đi học Đọc là công cụ học tập các môn học khác Thông qua đọc, học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm lành mạnh: tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người đồng thời hình thành
và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp như rèn tính kiên trì, bền bỉ, không ngại khó khăn
Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2 Trong quá trình dạy tập đọc lớp 3, tôi nhận thấy chất lượng đọc đúng, đọc hay của học sinh còn thấp Để góp phần nâng cao chất lượng đọc
cho học sinh lớp mình phụ trách tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số biện pháp rèn
kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2 huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lí của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn trong dạy học phân môn Tập đọc
- Nghiên cứu những biện pháp áp dụng vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh thông qua một số kinh nghiệm của bản thân, giúp học sinh phát âm đúng, đọc rõ ràng, rành mạch tiến tới đọc hay
- Tạo hứng thú để lôi cuốn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2 huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung, chương trình, phương pháp và thực tiễn của việc rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lương Sơn 2 huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
+Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự
Trang 3cường Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”
Đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người Không biết đọc con người không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại Nhờ biết đọc con người mới tự học, tự rèn luyện, mới thực hiện được: “Học, học nữa, học mãi” Vì vậy dạy học ở phổ thông, nhất là các em học sinh tiểu học là cần thiết và quan trọng
Đọc thông thì viết thạo, đọc thạo thì viết mới đúng Đó là vấn đề quan trọng cần suy nghĩ và cần tìm cách để dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học
Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ Tập đọc Những kĩ năng này trước hết phải có kĩ năng giải mã nghĩa, ý của văn bản đó Giáo viên phải tạo được hình đọc lí tưởng tức là phải có kĩ năng đọc thành thục Giáo viên phải đọc được bài tập đọc từ việc biết cách xác định từ, câu quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản Giáo viên không thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà bản thân mình không có, không thể gặt hái được những gì mà ta không có khả năng gieo trồng Vì vậy, trong dạy học chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân mình chưa hoặc không làm được Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào Khi dạy học không có hiệu quả, nhiều giáo viên đổ lỗi cho học sinh
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Về phía giáo viên.
- Qua dự giờ thăm lớp và trao đổi với giáo viên trong trường, tôi thấy đa
số giáo viên có năng lực, vững vàng về phương pháp, nghiên cứu và tìm hiểu kĩ chương trình, hệ thống các bài tập của phân môn Nắm được cấu trúc của chương trình, hiểu ý đồ của tác giả biên soạn Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên kĩ năng sư phạm chưa đáp ứng được với việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình mới, nên đôi khi còn lúng túng trong các bước dạy Chuẩn bị cho một giờ lên lớp chưa được kĩ càng, thiết kế bài dạy chưa chú ý đến đặc thù ngôn ngữ của địa phương, một số giáo viên đọc mẫu chưa tốt, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh Có những giáo viên còn bỏ qua các bước quy trình của một tiết dạy Tập đọc, chưa khai thác hết dụng ý của Sách giáo khoa Việc khai thác nội dung của tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh quan sát chưa tốt, dẫn đến việc học sinh không hứng thú trong học tập
Có nhiều từ mới, từ khó đối với học sinh dân tộc thiểu số nhưng giáo viên không tham khảo từ điển trước nên giải thích qua loa
2.2.2 Về phía học sinh.
Đa số các em là con em dân tộc thiểu số, việc tiếp xúc với các hoạt động
xã hội còn hạn chế, cách phát âm chưa rõ nên có ảnh hưởng đến việc dạy học
Trang 4sinh chưa hiểu được cách nói văn chương, vốn lí luận chưa có Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc, các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản đọc
- Đa số các em còn ham chơi, vốn kiến thức của các em còn hạn chế
- Các em còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên
Thực tế hiện nay cho thấy rằng học sinh chưa đọc được như ta mong muốn, cụ thể là:
Nhiều em đọc chưa đúng ở những chỗ ngắt nhịp vì các em chưa hiểu được nội dung câu thơ, câu văn nên các em ngắt nghỉ không đúng với nội dung biểu cảm của tác giả Học sinh chưa hiểu hết nghĩa của các từ ngữ trong bài đọc, cũng như chưa hiểu được cách nói văn chương, vốn lí luận chưa có, các em thường ngắt giọng giữa từ ghép, các em chưa đọc đúng chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cần
hạ giọng xuống Khi đọc câu hỏi, giọng đọc các em còn đều đều chưa toát lên được nội dung câu hỏi Khi đọc các câu hội thoại các em chưa phân biệt được giọng của nhân vật, giọng của tác giả Các em chưa biết phân biệt cách đọc một bài văn với bài thơ, chưa biết thể hiện giọng kể với tả
Học sinh còn nhiều em khi đọc giọng còn quá bé, các bạn trong lớp không theo dõi được Học sinh đọc tốc độ còn chậm làm cho bài đọc trở nên đều đều không có trọng tâm Cá biệt có em còn đọc qua cả các dấu ngắt câu khiến cho người nghe hiểu nhầm, hiểu sai
Đặc biệt, đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số ngoài việc ảnh hưởng của tiếng địa phương nói chung (phát âm sai các tiếng có thanh hỏi/ngã, các tiếng có phụ âm đầu ch/tr, r/d(gi) như học sinh người Kinh địa phương) các em còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi phát âm tiếng mẹ đẻ (lẫn lộn phụ âm đầu l/đ, b/v hay thanh hỏi/ngã/nặng)
Năm học 2016 -2017, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp 3A của trường Tiểu học Lương Sơn 2 với số lượng học sinh là 25 em Trong đó nam 12 em, nữ 13 em, 12 em là học sinh dân tộc thiểu số Đầu năm học 2016
-2017 tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả khảo sát phân môn Tập đọc đạt được như sau:
Tổng số học sinh được khảo sát: 25em
Mức độ + Đọc đúng, rõ
ràng, diễn cảm
+ Đọc đúng,
rõ ràng
+ Đọc đúng, hơi chậm
+ Đọc qúa chậm (còn sai vần ngắc ngứ)
Thực trạng trên chưa đáp ứng được mục tiêu dạy đọc mới là rèn cho học sinh có năng lực hoạt động ngôn ngữ, sử dụng thành thạo trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày của học sinh
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trang 5Từ những thực trạng trên, để rèn kĩ năng đọc cho học sinh thu được kết quả tốt hơn, tôi xin đề xuất một số biện pháp, giải pháp mà tôi đã áp dụng thành công ở lớp của mình
2.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học.
Trước tiên tôi đổi mới về phương pháp dạy học Tôi tổ chức các hoạt động học tập, tạo mọi điều kiện để phát huy sự tích cực hoá hoạt động mỗi học sinh để tất cả các em đều được hoạt động, đều được thể hiện bản thân thông qua các tình huống giao tiếp, các trò chơi học tập
2.3.2 Đổi mới hình thức dạy học.
Cũng là tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm, học theo cặp đôi và học cá nhân tuy nhiên bản thân đã phối hợp các hình thức tổ chức dạy học này mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với từng dạng bài để tạo cơ hội cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho các em cách làm việc tập thể theo nhóm, cách phối hợp với bạn bè trong công việc, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến
cá nhân, tạo môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp từ đó rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho các em
2.3.3 Đổi mới các phương tiện dạy học.
- Tôi sử dụng tối đa đồ dùng sẵn có từ kho thư viện trong mỗi tiết học, tự làm và sưu tầm các đồ dùng phù hợp với nội dung bài đọc Các đồ dùng tự làm đơn giản, rẻ tiền và dễ làm như: bộ thẻ từ và nghĩa của từ cần giải nghĩa trong bài Tập đọc để học sinh thực hành ghép thẻ từ với thẻ ý nghĩa sao cho phù hợp, Phiếu bài tập cho học sinh đọc hiểu; bảng phụ để ghi nội dung cần luyện đọc hay, đọc diễn cảm
- Tôi còn hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng học Tiếng Việt để các
em tự phát hiện kiến thức mới hình thành những kĩ năng cần thiết phát triển năng lực, phẩm chất cá nhân
2.3.4 Tổ chức trò chơi học tập.
Ngoài ra trong quá trình dạy học sinh thông qua phân môn Tập đọc, tôi thường tổ chức một số trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho các nhóm học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kĩ năng đọc đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú tạo phong trào thi đua rèn đọc đúng, học hay giữa các nhóm học sinh Thông qua trò chơi học tập, học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho công việc học tiếng Việt thêm nhẹ nhàng và hiệu quả Các trò chơi mà bản thân đã sử dụng trong các tiết dạy là:
+ Trò chơi đọc văn tiếp sức.
Nhằm giúp học sinh: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn trong Sách giáo khoa Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp Vậy nên tôi đã đưa ra trò chơi “ Đọc văn tiếp sức” trong phần thực hành của bài Tập đọc
Trang 6VD Bài : “Nhà ảo thuật”.
Sau khi tôi phổ biến luật chơi, tìm ra tổ trọng tài Từng nhóm lần lượt đọc tiếp sức như sau:
Khi nghe trọng tài hô “Bắt đầu”, người số 1( Đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 ( Cạnh vị trí số 1) mới được đọc tiếp câu số 2
Cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến người số 1 đọc, người số 2 đọc cho đến hết bài thì dừng lại
Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút toàn bài của từng nhóm; cùng các bạn theo dõi, nhận xét và tính số cờ thi đua cho nhóm vừa đọc; công bố kết quả về thời gian đọc và số cờ thi đua của từng nhóm
Nhóm được nhiều cờ thi đua nhất (Ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi đọc văn tiếp sức
+ Đọc thơ truyền điện.
Rèn kĩ năng đọc thuộc, nhanh những câu thơ trong bài mà học sinh đã đọc thuộc lòng Đồng thời luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời; góp
phần cảm nhận về ý câu thơ trong bài Tôi đưa ra trò chơi: “Đọc thơ truyền điện”
VD: Bài “Cái cầu” Tôi phổ biến luật chơi và công bố tên bài thơ (Bài học thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện; nêu cách đọc
Hai nhóm cử đại diện bốc thăm, hoặc oẳn tù tì để giành quyền đọc trước, sau đó tiến hành như sau:
- Đại diện nhóm đọc trước (A1) sẽ đứng lên đọc những dòng thơ thuộc cụm thứ nhất theo quy định của trọng tài rồi chỉ định thật nhanh “truyền điện” 1 bạn bất kì của nhóm đối diện (B1) Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp những dòng thơ thuộc cụm thứ 2 của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì
sẽ được chỉ định ngay 1 bạn ở nhóm kia (A2) đọc tiếp những dòng thơ thuộc cụm thứ 3 cứ như vậy cho đến hết bài
Trường hợp người bị chỉ định (bị truyền điện) B1 chưa đọc ngay (vì chưa thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “1,2,3” (hoặc đếm đến năm); hô (đếm) xong mà bạn đó vẫn không đọc được thì phải đứng yên tại chỗ (bị điện giật); người đã đọc những dòng thơ trước (A1) sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp (B2)
Nhóm nào có nhiều người phải đứng không thuộc bài “bị điện giật” là nhóm thua cuộc Tuyên dương nhóm thắng cuộc
+ Thi đọc truyện theo vai.
Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật trong các truyện kể cũng như luyện kĩ năng đọc thầm; tập trung chú
ý theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật trong truyện
Đầu tiên tôi nêu yêu cầu chơi:
Trang 7Từng nhóm thi đọc sẽ lần lượt lên đứng trước các bạn, mỗi học sinh cầm một cuốn Sách giáo khoa để đọc đúng nội dung được phân công trong nhóm
Cử Ban giám khảo Khi nghe Ban giám khảo hô “bắt đầu”, các nhóm mới tiến hành đọc theo vai
VD: Ở bài tập đọc “Người liên lạc nhỏ” Tôi yêu cầu 3 nhóm mỗi nhóm 3
em lên đọc truyện theo vai Các nhóm tự phân vai
Từng nhóm tham gia thi đọc truyện theo vai Giáo viên cùng Ban giám khảo nhận xét, đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt để biểu dương
+ Thi đọc đồng thanh
Trong các tiết ôn tập ở từng giai đoạn giữa Học kì I, cuối Học kì I, giữa Học kì II Mục đích của tôi là ngoài rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ
đã học thuộc lòng còn tạo cho các em phối hợp nhịp nhàng với các thành viên nhóm
Đầu tiên tôi chia nhóm Lập tổ trọng tài, mỗi trọng tài có một bộ thẻ (A, B, C) bằng bìa cứng, dùng để xếp loại nhóm đọc Tiếp đến tôi nêu yêu cầu:
- Tự chọn tên cho nhóm
- Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1-2 bài thơ ghi trên bảng
Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ) Giáo viên cắm số cờ thi đua mà trọng tài đã cho vào từng bảng thi đua của mỗi nhóm Cuối cuộc thi giáo viên và trọng tài tổng hợp kết quả và xếp loại nhóm thắng cuộc để động viên khen ngợi
2.3.5 Tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ Tập đọc lớp 3
+ Phần kiểm tra bài cũ.
Thời lượng dành cho phần này không nhiều nhưng cũng đủ giúp tôi nắm thông tin từ học sinh Để biết được các em nắm bài đến đâu, tôi thường gọi học sinh đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi nhằm kiểm tra việc đọc hiểu của các em Sau đó kiểm tra 1 đến 2 em khác, yêu cầu đọc đoạn mình thích và hỏi lí do vì sao em thích đoạn đó? Nêu cách đọc đoạn (khổ thơ) nhằm củng cố việc cảm thụ
và đọc hiểu của các em
+ Phần luyện đọc.
Đây là khâu quan trọng để rèn kĩ năng đọc cho học sinh Với phần luyện
đọc câu, đọc đoạn, đây là phần “đọc vỡ” của các em, tôi chú trọng rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh và đọc lưu loát cho học sinh
- Khi nhận lớp, qua một vài tiết học đầu, tôi thấy học sinh đọc còn lí nhí, tốc độ đọc còn chậm Trong quá trình rèn đọc, tôi giúp các em hiểu rằng: Đọc không phải cho cô giáo nghe mà cho cả lớp cùng nghe nên cần đọc với giọng đủ nghe để bạn ngồi xa nhất cũng có thể nghe rõ Bên cạnh đó, tôi động viên các
em mạnh dạn, tự tin khi đọc trước lớp và hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng, cách lấy hơi để đọc to hơn
- Trong quá trình học sinh đọc, tôi yêu cầu cả lớp đọc nối tiếp thành tiếng cùng bạn và nhận xét cách đọc của từng bạn Qua đánh giá, học sinh phát hiện ra những lỗi sai về phát âm tiếng khó, từ khó hoặc ngắt nghỉ chưa đúng
Trang 8- Để giúp học sinh sửa lỗi phát âm, tôi dùng biện pháp luyện theo mẫu kết
hợp với cấu âm để sửa cho các em Khi dạy bài: “Cái Cầu”, học sinh phát âm sai từ “xe lửa”, “đãi đỗ” thành “xe lữa”, “đải đổ”,… đây là lỗi sai dấu thanh
do phát âm địa phương Tôi gọi một học sinh đọc chuẩn hoặc giáo viên đọc lại
từ đó và yêu cầu các em đã đọc sai phát âm theo.
- Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng, từ khó, tôi hướng dẫn các em đọc đúng tiết tấu, chỗ ngắt, nghỉ hơi Tôi lưu ý các em: sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần so với chỗ ngắt sau dấu phẩy và bằng một nửa so với dấu chấm xuống dòng Với những câu có tính chất thống kê thì ngắt hơi ngắn, nhẹ, nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng, nghe không tự nhiên Có những câu dài, không có dấu phẩy, ta phải xác định dựa vào nghĩa của từ, không đọc tách từ ra làm hai và dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ, cụm từ để ngắt hơi cho đúng
Ví dụ: Khi dạy bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”, tôi hướng dẫn học sinh ngắt: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Ví dụ: Bài “Trận bóng dưới lòng đường” có đoạn “Bỗng một tiếng “kít… ít” làm cậu sững lại”.
- Tôi nhận thấy, nhịp thơ là phương tiện quan trọng để diễn đạt cảm xúc
và hình tượng, giúp học sinh đọc đúng Đọc là cảm xúc và hình tượng, giúp học sinh đọc đúng, đọc hay là đích của dạy Tập đọc cho học sinh Ở lớp 3, các em được học rất nhiều văn thơ ở các thể loại như: Thơ lục bát, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ tự do… Thường thường, nếu không lưu ý về nghĩa ngắt nhịp tạo ra sự mất cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ Với thơ lục bát, các em thường ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 2/3; thơ 7 tiếng ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3…Tuy nhiên, tôi lưu ý không phải bài nào cũng ngắt được như vậy
Ví dụ Bài: “Về quê ngoại” Câu: “ Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu” không thể ngắt“ Ở trong/ phố chẳng/ bao giờ có đâu” mà ngắt nhịp 3/5: “ Ở trong phố /chẳng bao giờ có đâu” mới thể hiện đúng ý nghĩa câu thơ: ở thành
phố chẳng được ngắm trăng đẹp thỏa thích và tận hưởng gió mát lộng như ở quê
Để giúp các em đọc đúng, thể hiện được nội dung bài thơ, tôi hướng dẫn các em cách ngắt nhịp mỗi loại thơ, dựa vào “nhạc” và ý nghĩa từng câu thơ
Ví dụ:
Còn con / bận bú
Bận ngủ / bận chơi
Bận/ tập khóc cười/
Bận/ nhìn ánh sáng.//
(Bận)
Yêu cái cầu treo/ lối sang bà ngoại
Như võng trên sông/ ru người qua lại
Dưới cầu,/ thuyền chở đá,/ chở vôi
Thuyền buồm đi ngược,/ thuyền thoi đi xuôi.//
Trang 9(Cái cầu)
+ Phần luyện đọc lại.
Nếu như ở phần luyện đọc câu, đoạn là giai đoạn đọc “cày vỡ” thì trong phần luyện đọc lại, các em phải đọc hay, đọc thể hiện đúng nội dung mình đã cảm nhận qua tìm hiểu bài Đây là cái đích mà dạy Tập đọc hướng đến Tuy chưa phải là yêu cầu bắt buộc song việc hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng đọc, bộc lộ cảm xúc khi đọc là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp các em được thể hiện mình, được phát triển
Trước hết, tôi hướng dẫn học sinh đọc cá nhân giọng đọc phù hợp với từng loại văn bản Với văn bản thông thường, tôi hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng, rành mạch, chính xác
Ví dụ: Bài Đơn xin vào Đội; Báo cáo kết quả tháng thi đua.
Hoặc với bài có nội dung quảng cáo, tin thể thao cần đọc với giọng vui nhộn,
rõ từng từ ngữ, từng câu, ngắt giọng ngắn, rành rẽ, nghỉ hơi dài sau mỗi thông tin
Ví dụ: Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu //
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm.//
Ảo thuật biến hóa bất ngờ, / thú vị.//
Xiếc nhào lộn/ khéo léo,/ dẻo dai.//
( Chương trình xiếc đặc sắc)
Với bài văn miêu tả, tôi hướng dẫn các em nhấn ở các từ ngữ gợi cảm, từ chỉ đặc điểm, tính chất có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn Tôi lưu ý các em nhấn giọng không phải đọc to lên mà nhiều khi chỉ cần chú ý phát âm mạnh hơn hoặc ngân dài một chút là được
Học sinh luyện đọc cá nhân
Trang 10Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc bài “Cửa Tùng”, tôi yêu cầu các em đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn ở các từ ngữ: mướt màu xanh, rì rào gió thổi, biển cả mênh mông, bà chúa, đỏ ối…
Tốc độ đọc cùng với cách nhấn giọng kết hợp một cách hợp lí sẽ giúp các
em đọc tốt, thể hiện được vẻ đẹp của bài văn, bài thơ Khi dạy bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”, tôi thấy đây là một bài văn trữ tình, chứa chan cảm xúc, nhấn giọng
ở các từ gợi tả, gợi cảm
Ví dụ: “Hàng năm, mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Tôi hướng
dẫn các em nhấn ở các từ: cuối thu, náo nức, mơn man, nảy nở, mỉm cười
Ở chương trình lớp 3, mỗi tuần có một văn bản chuyện kể Hầu hết các câu chuyện có lời đối thoại của các nhân vật Khi dạy, tôi hướng dẫn các em đọc đúng lời nhân vật và chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng nhân vật để làm nổi bật lời hội thoại và rõ tính cách nhân vật
Ví dụ: Bài “Người lính dũng cảm”, trong bài có lời dẫn chuyện, tôi yêu cầu học sinh đọc với giọng hơi nhanh, gọn, rõ
+ Lời nói của viên tướng giọng mệnh lệnh, tự tin, dứt khoát
+ Lời nói của chú lính nhỏ lúc đầu rụt rè, ngập ngừng sau chuyển thành quả quyết khi phản đối mệnh lệnh sai trái của viên tướng
+Lời thầy giáo lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng, buồn bã
- Rèn khả năng đọc đúng giọng đọc của các nhân vật, phát huy thế mạnh
ở mỗi học sinh, giúp nhiều em được thể hiện giọng đọc, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm
Trên cơ sở đọc và sửa theo nhóm, đọc trước lớp, các em đã biết đọc đúng, thể hiện rõ tính cách từng nhân vật
Ví dụ: Bài: “Người mẹ”, tôi tổ chức cho các em đọc phân vai theo nhóm
3, các em tự phân vai (người dẫn chuyện, Thần Chết, bà mẹ) và đọc diễn cảm đoạn 4: ngắt, nghỉ đúng và nhấn giọng ở các từ ngữ sau: ngạc nhiên, tận nơi đây, tôi là mẹ…
Thấy bà,/Thần Chết ngạc nhiên,/ hỏi://
- Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//
Bà mẹ trả lời://
- Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//
Giọng người dẫn chuyện chậm, nhẹ nhàng, hơi nhỏ Giọng Thần Chết ngạc nhiên, giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốn nhưng kiên quyết, dứt khoát Với bài thơ, tôi hướng dẫn học sinh ngắt đúng nhịp thơ, biết ngắt giọng biểu cảm để tạo ra chỗ lắng đọng, gây ấn tượng về mặt cảm xúc
Khi dạy bài :’Chú ở bên Bác Hồ”, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện sự đáng yêu của bé và đọc đúng câu hỏi, câu cảm:
“Sao lâu quá là lâu!
Chú ở đâu, ở đâu?”
Biết đổi giọng linh hoạt khi đọc khổ thơ cuối: nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của bố, mẹ Nga khi nhớ tới chú:
“ Mẹ đỏ hoe đôi mắt…