1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học thị trấn cẩm thủy

24 355 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

Thực trạng về việc dạy Tập làm văn của giáo viên Qua một số năm thực hiện dạy học lớp 2 và thông qua việc dự giờ thămlớp và qua trao đổi với những giáo viên dạy lớp 2 tôi nhận thấy: Đa

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG LÀM TỐT ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ 3 ĐẾN 5 CÂU HỌC SINH LỚP 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CẨM THỦY

Người thực hiện: Ngô Thị Quý

Trang 2

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 03

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 05

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Tiếng Việt là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sốnggiao tiếp cũng như trong quá trình học tập của học sinh Dạy học Tiếng Việt làdạy học tiếng mẹ đẻ Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơbản: Nghe, nói, đọc, viết Từ đó mở rộng vốn ngôn ngữ và sự hiểu biết về ngônngữ Tiếng Việt là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, là điều kiện phương tiện

để học tốt các môn học khác

Môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc,Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn Mỗi phân mônđều có nhiệm vụ riêng của nó xong đều có một đặc điểm chung là hình thành vàphát triển 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết

Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ

cả năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảmthụ, thái độ, cảm xúc cá nhân Phân môn Tập làm văn hơn bất kỳ một phân mônnào khác đặt lên hàng đầu yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của họcsinh Do đó dạy Tập làm văn phải tích cực hoá được hoạt động học tập của họcsinh, phải tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mìnhmột cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn

Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng: nghe, nói,đọc, viết Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó Bởi lứa tuổi các

em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp Bên cạnh đó còn một số khó khănkhách quan như học sinh vùng nông thôn, bố mẹ làm nghề nông, làm nghề tự

do các em ít có điều kiện giao tiếp, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thukiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ… Điều này ảnh hưởng nhiềuđến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đượclàm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu Trongquá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bàichưa hoàn chỉnh, diễn đạt chưa rõ ý, lặp câu, lặp từ, dùng từ chưa phù hợp, câuvăn chưa có hình ảnh

Năm học 2016- 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2, tôi rất bănkhoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đề ra?Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng họctập cho học sinh lớp mình phụ trách Đây là lí do tôi quyết định chọn và ápdụng: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu

cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy ”

2 Mục đích nghiên cứu:

- Nắm bắt thực trạng về "Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu " của học sinhlớp 2 Trường Tiểu học Thị Trấn

Trang 4

- Nắm được nội dung, phương pháp dạy họcTiếng việt nói chung vàphương pháp dạy học tập làm văn nói riêng.

- Nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2 từ đó rút

ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy tập làm văn ở tiểu học nóiriêng và giảng dạy các môn học khác nói chung

- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn và kĩ năng vậndụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn

- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 làm tốt đoạn văn ngắn từ

3 đến 5 câu

- Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tậpphân môn tập làm văn của học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm trong dạy học tập làm vănlớp 2 về kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu

làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu 4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Phân môn Tập làm văn có tính chất thực hành, tổng hợp các phân môncủa môn Tiếng Việt Tập làm văn sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành

và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năngđọc, nghe nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu ) Tập làm văn còn đòi hỏihọc sinh huy động với kiến thức nhiều mặt (Từ hiểu biết về cuộc sống đến trithức về văn học, khoa học thường thức ) có liên quan đến đề bài

Bài Tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, nănglực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sựsáng tạo của cá nhân học sinh Qua bài Tập làm văn (kết quả học tập phân mônTập làm văn) ta sẽ thấy trình độ sử dụng Tiếng Việt, những tri thức và hiểu biết

về cuộc sống của học sinh

Phân môn tập làm văn lớp 2 giúp cho học sinh nắm vững đơn vị tri thức

cơ bản của khoa học Việt ngữ Trên cơ sở hình thành kỹ năng: nghe, nói, đọc,viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện học sinh nắm được tri thức khoa học

Trang 5

mới Vì vậy dạy học sinh tiếp thu được chương trình mới, kiến thức Tập làm văn

là góp phần không nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục và đào tạo

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Đặc điểm tình hình

Về giáo viên: Trường tiểu học Thị Trấn có đội ngũ giáo viên có trình độ

chuyên môn vững vàng, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn Tuổi đời còntrẻ có tâm huyết với nghề nghiệp Tất cả các cán bộ giáo viên đều được tham giacác chuyên đề thay sách giáo khoa

Về học sinh: Năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Thị Trấn có 103 học

sinh khối 2 được chia thành 3 lớp, lớp 2C do tôi phụ trách Đa số các em họcsinh học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô Các em có đủ sáchgiáo khoa, đồ dùng học tập, chịu khó học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủtrước khi đến lớp

Về nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ

đạo sát sao đến công tác dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và họccho giáo viên và học sinh

2.2 Thực trạng về việc dạy Tập làm văn của giáo viên

Qua một số năm thực hiện dạy học lớp 2 và thông qua việc dự giờ thămlớp và qua trao đổi với những giáo viên dạy lớp 2 tôi nhận thấy: Đa số các giáoviên đều cho rằng dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn là một nội dung khó Để họcsinh viết được một đoạn văn đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn

bị một cách công phu vì vậy rất nhiều giáo viên rất ngại dạy môn Tập làm vănnhất là khi được phân công dạy giờ thao giảng bởi vì khi dạy bài có nội dungviết đoạn văn thì tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị bài Học sinh làm bài lâu dẫnđến quá thời gian tiết học

Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tiến trình dạy học trên lớpmột số giáo viên còn phụ thuộc vào sách giáo viên, chưa có sự sáng tạo, linhhoạt trong việc sử dụng các phương pháp cũng như các hình thức dạy học saocho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh Vì vậy chưa tạo được hứngthú cho học sinh trong giờ học, chưa phát huy được vốn kiến thức sẵn có của các

em vào bài học

2.3 Thực trạng về việc học Tập làm văn của học sinh

Qua quá trình dự giờ thăm lớp, qua việc chấm chữa bài của học sinh tronglớp cũng như trong bài thi kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy chất lượng viếtđoạn văn của các em còn chưa tốt Nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu, cònlúng túng trong việc dùng từ đặt câu Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từsai chưa chính xác Các em còn chưa biết sử dụng dấu câu, còn sử dụng mộtcách tự do Đặc biệt đối với lớp có học sinh Tân Thành - kĩ năng giao tiếp còn

Trang 6

hạn chế dẫn đến việc sử dụng từ ngữ đặt câu chưa hay chưa sáng tạo; câu văn bịkhô khan không có hình ảnh.

Trong các giờ học Tập làm văn có nội dung viết đoạn văn, học sinhthường không làm bài xong trong tiết học mà phải làm bài tiếp ở buổi 2

Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi luôn luôntrăn trở trước thực trạng của học sinh khi viết đoạn văn Vì vậy trong tuần họcthứ 8 các em bắt đầu được làm quen với bài tập viết đoạn văn Để nắm bắt tìnhhình thực tế của học sinh, sau khi học xong tiết Tập làm văn tuần 8, tôi đề nghịvới ban giám hiệu cho phép tôi được khảo sát chất lượng viết đoạn văn của học

sinh lớp 2C với đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về cô giáo lớp 1

của em.

Kết quả khảo sát như sau:

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Căn cứ vào bài làm của học sinh, thống kê các lỗi trong bài làm của họcsinh cho thấy có 7 bài chưa hoàn thành, các bài này có các lỗi phổ biến như sau:

- Chưa biết trình bày bài thành đoạn văn

- Số lượng câu chưa đảm bảo

- Chưa biết sử dụng dấu câu

- Bài viết lặp từ, lặp câu

Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến các lỗi trên, tôi nhận thấy lí do các emmắc lỗi là do:

- Do viết đoạn văn là nội dung mới với các em nên chưa nắm được cáchtrình bày bài

- Học sinh chưa biết cách phát triển câu văn từ các câu hỏi gợi ý

- Chưa hiểu chính xác về câu

- Do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn

- Khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế

Từ những thực trạng của việc dạy – học viết đoạn văn cho học sinh lớp 2,tôi nhận thấy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn với nộidung viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao là một vấn đề đặt ra vàsớm được giải quyết

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Trang 7

Để việc dạy và học nội dung viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệuquả hơn, tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp 1 Nắm vững nội dung chương trình phân môn tập làm lớp

2 nói chung và nội dung viết đoạn văn nói riêng.

Dạy học tập làm văn cho học sinh lớp 2 là dạy cho học sinh các nội dung :

- Dạy thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giớithiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từchối, chia vui, chia buồn,

- Dạy một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống: Khai bản

tự thuật ngắn, viết bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sáchhọc sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu,

- Bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn, rèn kĩ năng diễn đạt( nói,viết) thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vậtxung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi

- Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập kể lại hoặc nêu ý chínhcủa mẩu chuyện đã nghe

Trong các nội dung trên nội dung viết đoạn văn là nội dung khó đối vớihọc sinh lớp 2.Nội dung viết đoạn văn ngắn được đưa vào chương trình lớp 2 từtuần học thứ 8 trở đi Nội dung viết đoạn văn trong chương trình sách giáo khoalớp 2 gồm có những nội dung sau:

- Viết đoạn văn về cô giáo( thầy giáo) lớp 1 của em : Tuần 8

- Viết đoạn văn về gia đình : Tuần 13

- Viết đoạn văn về một người thân : Tuần 10, Tuần 15, Tuần 34

- Viết về các mùa trong năm : Tuần 20

- Viết về một loài chim : Tuần 21

- Tả ngắn về biển: Tuần 26

- Viết về một con vật: Tuần 27

- Tả ngắn về một loại quả: Tuần 28

- Viết về Bác Hồ: Tuần 31

- Kể một việc làm tốt: Tuần 33

- Viết về một em bé: Tuần 35

- Viết về một loài cây: Tuần 35

Việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa giúp giáo viên nắmvững nội dung yêu cầu của từng dạng bài, từ đó giáo viên có thể giúp học sinh

hệ thống hoá một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ

Trang 8

giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượngbài viết của các em.

Biện pháp 2 Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

2.1 Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp:

Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theogợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị ở nhà Giáo viêncần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đốitượng, mục đích là giúp học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê Bên cạnh đó tôicũng hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận mộtcách có cảm xúc về sự vật

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tìm ra đặc điểm của con gà trống,

tôi cho học sinh quan sát tranh con gà trống và đặt câu hỏi:

- Trên đầu gà trống có gì? Học sinh sẽ nói trên đầu gà trống có một chiếc màomàu đỏ Tôi hỏi tiếp: Em thấy chiếc mào gà màu đỏ trông như cái gì? Học sinh

sẽ liên tưởng tới màu đỏ của bông hoa từ đó học sinh sẽ nói được câu văn cóhình ảnh hơn “ Trên đầu chú gà rung rinh một chiếc mào đỏ thắm như bông hoahồng…”

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm ra đặc điểm của con mèo, tôi cho học

sinh quan sát tranh con mèo và đặt câu hỏi:

Trang 9

Con mèo có bộ lông màu gì? HS sẽ nói con mèo có bộ lông màu xám tro.Khi sờ tay vào bộ lông của nó em có cảm giác gì? HS trả lời: Bộ lông của nómềm, mượt như nhung, tôi hỏi tiếp: Đôi mắt của mèo giống với gì? HS sẽ liêntưởng đến hai hòn bi,

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm ra đặc điểm của quả cam, tôi cho học

sinh quan sát ảnh quả cam và đặt câu hỏi:

Quả cam có hình gì? Học sinh sẽ nói quả cam có hình tròn Tôi hỏi tiếp:

Em thấy quả cam tròn như cái gì? Học sinh sẽ liên tưởng đến quả bóng ném từ

đó học sinh sẽ nói: Quả cam tròn như quả bóng ném, Vỏ quả cam có màu gì?học sinh sẽ trả lời: Khi còn xanh quả có màu xanh đến khi chín có màu vàng.Khi ăn cam em thấy có vị gì? học sinh trả lời: Khi ăn em thấy có vị ngọt vàchua,

Trang 10

- Để học sinh quan sát và nêu được những câu văn có cảm xúc tôi thườngđặt câu hỏi như: Em yêu nhất cái gì? hoặc sự vật đó có gì đặc biệt? …

2 2 Phương pháp thực hành giao tiếp

Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói,trình bày miệng bài nói trước khi làm bài viết Trên cơ sở đó, giáo viên điềuchỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết Với phương pháp này tôi thường tổ chứccho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm Khi tổ chức luyện nóitrong nhóm tôi có thể cho học sinh kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tựnhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm

2.3 Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết về khái niệm từ và câu màđược hình thành thông qua thực hành luyện tập Chính vì vậy, việc tăng cường

sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làmvăn Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấutạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận

Ví dụ: Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn luyện từ và câu: “

Ai - là gì?, “ Ai - làm gì?”, “ Ai - thế nào ?”, Giáo viên hướng dẫn học sinhnhận biết những vấn đề sau:

- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Đâu là bộ phận trả lời chocâu hỏi Ai? ( hoặc cái gì, con gì?), đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì ( hoặclàm gì? / như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về mặt nghĩa) Trên cơ sở đó, giáoviên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm khi hết câu

2.4 Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu:

Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài Tậplàm văn còn nhiều hạn chế Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưachính xác Vì vậy, giáo viên cần giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từngữ cho hợp lí Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các

từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn

Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về người thân thì học sinh sẽ có nhiều bài làm

khác nhau, giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về

bố là thầy giáo thì từ ngữ phải khác với bài viết về bố là bộ đội hay bài viết về

bố làm nông nghiệp Bài viết về mẹ làm giáo viên phải khác bài viết về mẹ làmnông nghiệp Viết về tình cảm của em đối với cha mẹ, ông bà thì dùng từ phảikhác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè Viết về cảnh biển buổi sáng

có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai Viết về giađình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần…, để tả mặt trời mùa hè có các

từ chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa…Giáoviên cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữthích hợp vào bài viết

Trang 11

2.5 Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học

Về hình thức dạy học có rất nhiều hình thức dạy học như dạy học cá nhân,nhóm, đồng loạt…Giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầucủa từng bài để lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp

Biện pháp 3: Linh hoạt trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh viết đoạn văn

Để tránh tình trạng không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câudẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được vàcần phải viết những gì trong đoạn văn ấy

Đối với học sinh lớp 2, năng lực tư duy của các em còn kém do vậy các emkhông thể tự mình tìm hiểu được nội dung của bài viết mà cần phải có sự hướngdẫn của giáo viên Giáo viên cần giúp học sinh những vấn đề sau:

3.1 Xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:

Trong chương trình hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ.Giáo viên tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh chuẩn bị, đọc câuhỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết học sau Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ởnhà, trước khi lên lớp Dựa vào các câu hỏi gợi ý này các em sẽ chuẩn bị cho bàinói của mình trước lớp giúp cho học sinh tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài màdành thời gian để học sinh trình bày bài nói trước lớp từ đó giáo viên có thểhướng dẫn bổ sung bài cho học sinh được tốt hơn

+ Đối với những bài có câu hỏi gợi ý giáo viên cụ thể hoá các câu hỏigiúp học sinh dễ nói và viết được những câu văn khác nhau

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kể về gia đình sách giáo khoa

đã đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:

- Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai?

- Nói về từng người trong gia đình em.?

- Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

Với trình độ và khả năng của học sinh lớp 2 các em sẽ khó khăn trước câuhỏi gợi ý thứ 2 vì vậy khi hướng dẫn giáo viên cần gợi ý để các em có thể kể vềtuổi tác, công việc hoặc tình cảm hay sự quan tâm của từng người đối với em.Tuỳ vào từng đối tượng học sinh kể mà tôi đưa ra những câu hỏi cho phù hợp

Ví dụ khi học sinh kể về người anh hoặc chị đã lớn tuổi trưởng thành thì tôiđặt câu hỏi gợi ý như sau:

Anh (chị) của em năm nay bao nhiêu tuổi? Làm việc gì? ở đâu? khi kể vềngười anh, chị hoặc em đang còn đi học thì tôi gợi ý để học sinh kể: Anh, chịhoặc em của em năm nay bao nhiêu tuổi ? Đang học lớp mấy? Trường nào? Vớinhững câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ nói và viết câu văn dễ dàng hơn

Trang 12

Hay đối với bài tập làm văn tuần 25- 26 sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi:

a) Tranh vẽ cảnh gì?

b) Sóng biển như thế nào?

c) Trên mặt biển có những gì?

d) Trên bầu trời có những gì?

Với bài tập này các em chỉ dựa vào 4 câu hỏi này thì các em chỉ trả lờiđơn giản là: “Tranh vẽ cảnh biển Sóng biển đang dềnh lên Trên mặt biển cónhững cánh buồm và những con hải âu Trên bầu trời có ông mặt trời và nhữngđám mây…” thì đây mới chỉ là những câu trả lời khô khan, sơ lược về nội dungbức tranh, chưa phải là những câu văn hay, có hình ảnh Để học sinh nêu đượcnhững câu trả lời mở rộng hơn, phong phú hơn, từ các câu hỏi gợi ý sách giáokhoa tôi có thể phát triển các câu hỏi trên như sau:

Từ câu hỏi a tôi có thể hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Vào lúc nào? với câu hỏinày học sinh sẽ trả lời : Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng, khi mặt trời đỏ rực đang

từ dưới biển nhô lên bầu trời

Với câu hỏi c tôi có thể phát triển thành các câu hỏi như: Trên mặt biển cónhững gì? Sau khi học sinh trả lời được trên mặt biển có những cánh buồm vànhững con hải âu Tôi đưa ra câu hỏi tiếp: Những cánh buồm như thế nào?Những con hải âu đang làm gì? với cách hỏi như vậy học sinh có thể trả lờiđược: Trên mặt biển có những cánh buồm với đủ màu sắc đang ra khơi đánh cá.Những chú hải âu đang chao lượn trên mặt biển xanh

Với câu hỏi d tôi có thể hỏi thêm: Ông mặt trời như thế nào? Những đámmây ra sao? Khi tôi đưa thêm những câu hỏi này thì học sinh trả lời được: Trênbầu trời có ông mặt trời màu đỏ treo lơ lửng giữa không trung Những đám mâytrắng đang bồng bềnh trôi

+ Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý giáo viên soạn câu hỏi cungcấp cho các em

Ví dụ : * Bài viết về người thân:)

- Người thân của em là ai?

- Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?

- Tình cảm của người ấy đối với em ra sao?

- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?

* Viết về em và trường em:

- Em tên là gì? năm nay em bao nhiêu tuổi, học lớp mấy trường nào?

- Trường em có bao nhiêu lớp? Mọi người trong trường đối xử với nhaunhư thế nào?

- Em có suỹ nghĩ gì về trường em

Ngày đăng: 10/08/2017, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w