Trải qua 15 năm đào tạo tiếng Việt cho bạn, chúng tôi nhận thấy, như nhiều sinh viên nước ngoài học tiếng Việt, các bạn HVQSL sang Việt Nam học tập,với một môi trường hoàn toàn mới, tiếp
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỨA THỊ CHÍNH
LỖI SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀNH VI NGÔN NGỮ CỦA HỌC VIÊN LÀO HỌC TIẾNG VIỆT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỨA THỊ CHÍNH
LỖI SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀNH VI NGÔN NGỮ CỦA HỌC VIÊN LÀO HỌC TIẾNG VIỆT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Những tƣ liệu và số liệu trong luận văn là trung thực do tôi thực hiện Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HỨA THỊ CHÍNH
Trang 4Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị - QĐNDVN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các học viên của tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Tác giả luận văn
Hứa Thị Chính
Trang 5MỤC LỤC
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
MỞ ĐẦU 7
1.Lý do chọn đề tài 7
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài 8
3.Lịch sử vấn đề 9
4 Nhiệm vụ 13
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
6 Phương pháp nghiên cứu 14
7 Cấu trúc của luận văn 15
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 16
1.1.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ LỖI 16
1.1.1.Lỗi nhìn dưới góc độ cấu trúc và hành vi luận 16
1.1.2.Lỗi nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học chức năng 17
1.1.3.Lỗi xét theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu 18
1.1.4.Lỗi nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học tâm lý 18
1.2.ĐỊNH NGHĨA LỖI 20
1.3.MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH LỖI 21
1.4.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỖI 21
1.5.MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI LỖI 23
1.6.HÀNH VI KHEN VÀ TIẾP NHẬN LỜI KHEN 27
1.6.1.Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ 27
1.6.1.1 Khái niệm “hành vi ngôn ngữ” 27
1.6.1.2 Hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp 29
1.6.2.Hành vi khen 30
1.6.2.1 Khái niệm “khen” 30
1.6.2.2 Từ “khen” được thể hiện trong tiếng Việt 32
1.6.2.3 Mục đích và chức năng của hành vi khen 33
Trang 61.6.2.4 Nội dung khen 34
1.6.3.Tiếp nhận lời khen 35
1.6.3.1 Khái niệm “tiếp nhận lời khen” 35
1.6.3.2 “Tiếp nhận lời khen” trong tiếng Việt 35
1.6.3.3 Mục đích và chức năng của tiếp nhận lời khen 36
1.6.3.4 Các hình thức tiếp nhận lời khen 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39
Chương 2 LỖI SỬ DỤNG HÀNH VI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO 41
2.1.CÁCH THỨC KHEN CỦA NGƯỜI VIỆT 41
2.1.1 Một số kết quả nghiên cứu về cách thức khen của người Việt 41
2.1.2 Mô hình cấu trúc lời khen trong tiếng Việt 45
2.1.2.1 Một số mô hình cấu trúc lời khen về ngoại hình mà người Việt thường sử dụng 47
2.1.2.2 Một số mô hình cấu trúc lời khen về tính cách, phẩm chất, năng lực mà người Việt thường sử dụng 48
2.1.2.3 Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật sở hữu mà người Việt thường sử dụng 49
2.1.2.4 Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật không sở hữu mà người Việt thường sử dụng 49
2.2 CÁCH THỨC KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO 50 2.2.1 Mô hình cấu trúc lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào 51
2.2.1.1 Một số mô hình cấu trúc lời khen về ngoại hình bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào 53
2.2.1.2 Một số mô hình cấu trúc lời khen về tính cách, phẩm chất, năng lực bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào 54
2.2.1.3 Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật sở hữu bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào 55 2.2.1.4 Một số mô hình cấu trúc lời khen về vật không sở hữu bằng tiếng Việt của
Trang 7Học viên Quân sự Lào 56
2.3 LỖI SỬ DỤNG HÀNH VI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO 57
2.3.1 Lỗi dụng học 57
2.3.1.1 Lỗi dùng trộn lẫn “cách nói ngụ ý, ẩn dụ” với “cách thức hỏi để khen” 57
2.3.1.2 Lỗi dùng trộn lẫn “cách thức khen trần thuật” với “cách thức hỏi để khen” 58
2.3.1.3 Lỗi dùng sai “cách thức khen của hành vi giả định ước mong” 58
2.3.2 Lỗi từ vựng 60
2.3.2.1.Lỗi dùng thừa loại từ “chiếc” 60
2.3.2.2.Lỗi dùng về trật tự của danh từ và loại từ 60
2.3.2.3 Lỗi dùng lẫn lộn các động từ: xem, trông, ngắm, nhìn, thấy 61
2.3.2.4 Lỗi dùng động từ “trở nên” thay vì “trở thành” và ngược lại 62
2.3.2.5 Lỗi dùng thừa động từ “có” 62
2.3.2.6 Lỗi dùng từ “giống nhau” thay vì “giống như” 63
2.3.2.7 Lỗi dùng “chúng họ” thay vì dùng “họ” 63
2.3.2.8 Lỗi dùng từ xưng gọi “ông”, “bà” 64
2.3.2.9 Lỗi dùng nhầm lẫn: tất cả, cả, toàn thể, toàn bộ 65
2.3.3 Lỗi ngữ pháp 66
2.3.3.1 Lỗi dùng thừa giới từ “cho” 66
2.3.3.2 Lỗi dùng “…ơi là….” 67
2.3.3.3 Lỗi dùng thừa từ “như” 67
2.3.3.4 Lỗi dùng phó từ chỉ mức độ “rất, quá, lắm” 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 69
Chương 3 LỖI TIẾP NHẬN LỜI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO 71
3.1.CÁCH THỨC VÀ CẤU TRÚC TIẾP NHẬN LỜI KHEN CỦA NGƯỜI VIỆT 71
3.1.1 Cách thức tiếp nhận lời khen của người Việt 71
3.1.2 Cấu trúc tiếp nhậnhành vi khen trong tiếng Việt 73
Trang 83.2 CÁCH THỨC VÀ CẤU TRÚC TIẾP NHẬN LỜI KHEN BẰNG TIẾNG
VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO 74
3.2.1 Cách thức tiếp nhận lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào 74
3.2.2 Cấu trúc tiếp nhận lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào 75
3.3 LỖI TIẾP NHẬN LỜI KHEN BẰNG TIẾNG VIỆT CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO 77
3.3.1 Lỗi dụng học 77
3.3.1.1 Lỗi dùng kết hợp “khẳng định” và “phủ định” trong cùng hành vi hồi đáp 77
3.3.1.2 Lỗi dùng “cách thức nói giảm” và “cách thức khẳng định” trong cùng hành vi hồi đáp 78
3.3.2 Lỗi từ vựng 79
3.3.2.1 Lỗi dùng sai loại từ 79
3.3.2.2.Lỗi dùng thừa động từ “ là” 80
3.3.2.3 Lỗi dùng từ “giống nhau”, “khác nhau” thay vì “giống”, “khác”, “như” 80
3.3.2.4.Lỗi dùng nhầm “đây” với “này” và ngược lại 81
3.3.3 Lỗi ngữ pháp 82
3.3.3.1 Lỗi dùng sai giới từ“trong” 82
3.3.3.2 Lỗi dùng giới từ “cho” thay vì quan hệ từ “nên” 83
3.3.3.3 Lỗi dùng cặp liên từ chỉ mức độ tăng tiến “….càng ngày càng…” và cặp liên từ “Càng….càng…” 83
3.3.3.4 Lỗi dùng trật tự của từ chỉ tần suất “luôn luôn” 85
3.3.3.5.Lỗi dùng tổ hợp đại từ “….thế nào cũng…” 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHIẾU HOÀN THIỆN DIỄN NGÔN 1 99
Trang 9BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
HVQSL : Học viên Quân sự Lào
QĐNDVN : Quân đội Nhân dân Việt Nam
QĐNDL : Quân đội Nhân dân Lào
QĐ : Quân đội
TCCT : Tổng cục Chính trị
Nxb KHXH : Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nxb ĐH THCN : Nhà xuất bản Đại học, Trung học chuyên nghiệp Nxb ĐHQG : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3.1 Thống kê các lỗi dụng học trong lời khen 59
Bảng 2.3.2 Thống kê lỗi từ vựng trong lời khen 66
Bảng 2.3.3 Thống kê lỗi ngữ pháp trong lời khen 68
Bảng 3.3.1 Thống kê lỗi dụng học trong tiếp nhận lời khen 78
Bảng 3.3.2 Thống kê lỗi từ vựng trong tiếp nhận lời khen 82
Bảng 3.3.3 Thống kê lỗi ngữ pháp trong tiếp nhận lời khen 86
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới đang trong chiều hướng phát triển Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ngày càng được mở rộng Tiếng Việt cho người nước ngoài - tiếng Việt như một ngoại ngữ đã trở thành một trong những môn học được sự quan tâm của các ngành dạy tiếng trong và ngoài nước
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng anh em, có quan hệ tình cảm đặc biệt gắn bó thân thiết từ lâu đời Để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, những năm gần đây, công tác đào tạo tiếng Việt cho các bạn Học viên Quân sự Lào (HVQSL) luôn được Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) rất quan tâm
Căn cứ vào Hiệp định đã ký kết giữa 2 Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam – Lào; căn cứ vào tình hình thực tế, QĐNDVN mà trực tiếp là Bộ Quốc Phòng
đã chỉ thị cho một số trường quân đội (QĐ) tổ chức đào tạo tiếng Việt cho những học viên là sỹ quan, hạ sỹ quan Quân đội Nhân dân Lào (QĐNDL), trong đó có Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị (TCCT) Đoàn 871 – TCCT là một trong những nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo tiếngViệt cho HVQSL từ năm 2000 đến nay Trải qua 15 năm đào tạo tiếng Việt cho bạn, chúng tôi nhận thấy, như nhiều sinh viên nước ngoài học tiếng Việt, các bạn HVQSL sang Việt Nam học tập,với một môi trường hoàn toàn mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới, một ngôn ngữ mới đã thực sự khó khăn trong việc thể hiện ngôn ngữ đích
Đặc biệt, do tính chất đặc thù của các trường trong QĐ, trong đó có Đoàn
871 – TCCT thì theo quy định và quy chế của trường, một tháng HVQSL chỉ được
ra ngoài hai lần Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ đắc ngôn ngữ đích của người học vì môi trường giao tiếp tiếng (ngoài giáo viên) hầu như học viên rất
ít có cơ hội được trò chuyện, tiếp xúc với người Việt Bên cạnh đó, học viên gửi sang học tiếng Việt tại Đoàn bao gồm nhiều đối tượng khác nhau về tuổi đời, tuổi quân, hoàn cảnh sống cũng khác nhau Có những học viên đến từ vùng sâu, vùng
Trang 12xa, vùng biên giới hẻo lánh của Lào, nhận thức còn hạn chế Không có môi trường tiếng của người bản ngữ cũng như đầu vào không đồng đều về nhận thức đã thực sự ảnh hưởng đến việc tiếp thu vốn từ vựng, sự hiểu biết về cách dùng từ, đặt câu trong những tình huống khác nhau; ảnh hướng đến việc tiếp cận với các cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ của người Việt
Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ là một trong những lỗi mà học viên trong quá trình học tiếng Việt mắc phải khá nhiều Hành vi ngôn ngữ bao gồm các hành vi như: khen, chê, phê bình, cảm ơn, xin lỗi… Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy hành vi khen và tiếp nhận lời khen được học viên sử dụng các mẫu câu một cách đa dạng và phong phú; đặc biệt cách sử dụng từ ngữ rất thú vị Hơn nữa, do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành thu thập và xử lý các ngữ liệu đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen
Chính vì vậy, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu đề tài của mình là : “Lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của Học viên Quân sự Lào học tiếng Việt tại Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị” cho luận văn của mình
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Cung cấp một bức tranh toàn diện về nguồn gốc nảy sinh lỗi tiếng Việt trong
sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của HVQSL; Phân tích và chỉ ra cơ chế làm nảy sinh các dạng lỗi của người học mắc phải; trên cơ sở đó làm tiền đề cho người dạy và người học đề ra các chiến lược và giải pháp sửa lỗisử dụng hành vi ngôn ngữ, đặc biệt là hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt
sao cho đúng và hiệu quảhơn
- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu về lỗi sử dụng tiếng Việt về hành vi khen và tiếp nhận lời khen của HVQSL sẽ là tài liệu thiết thực giúp cho việc nâng cao chất lượng học tiếng Việt của người nước ngoài nói chung và của HVQSL nói riêng tại Đoàn 871; đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy được những nét tinh tế thể hiện bản sắc ngôn ngữ - văn hóa riêng, khá độc đáo trong giao tiếp, ứng xử của người
Trang 13Việt, làm nổi bật cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc trước sự cảm nhận của các bạn học viên Lào cũng như của người nước ngoài khi học tập, tiếp
xúc với tiếng Việt
3 Lịch sử vấn đề
3.1 Tình hình nghiên cứu về hành vi khen và tiếp nhận lời khen
Trên thế giới, từ ba thập niên trước, hành vi khen (lời khen, thông điệp khen) và tiếp nhận lời khen (hồi đáp khen) đã được nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt
là ở các nước nói tiếng Anh Người tiên phong nghiên cứu lời khen và cách hồi đáp lời khen của người Mỹ là Pomerantz, A (1978) [79].Ông cho rằng, với người
Mỹ, lời hồi đáp có thể thuộc vào ba loại: 1 chấpnhận lời khen (acceptance), 2 từ chối lời khen (rejections), 3 cách nói tránh tự khen ngợi bản thân (self-praise avoidance mechanisms) Còn Wolfson, N & Manes, J (1980) [88], trong nghiên cứu đầu tiên của mình đã nêu lên chức năng của hành động khen là xây dựng và thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa người khen và người được khen Điều này đã được Wolfson, N (1983), Herbert, R (1986) và Holmes, J (1987) cung cấp thêm những kết quả rõ ràng để khẳng định giả thuyết ấy chính là chức năng chính của lời khen.Manes, J (1983) [76] khẳng định khen và hồi đáp khen phản ánh giá trị văn hóa của một cộng đồng
Hành vi khen và hồi đáp khen gần đây càng ngày càng thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau Kết quả nghiên cứu của Barnlund D.C và Araki, S (1985) [49] về mật độ sử dụng lời khen giữa người Mỹ và người Nhật đã đưa ra kết luận: Tần suất sử dụng lời khen của người Mỹ nhiều hơn người Nhật và nếu như người Nhật thường xuyên khen công việc, học tập, ngoại hình thì người
Mỹ thường khen về ngoại hình, những nét quyến rũ riêng tư Khi nghiên cứu sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Mỹ - Nhật trong việc khen các thành viên trong gia đình nơi công cộng thì Daikuhara, M (1986) [63] cũng đã đưa ra kết luận: người Nhật rất hiếm khi khen các thành viên trong gia đình nơi công cộng nhưng với người Mỹ thì việc làm này lại rất thường xuyên
Trang 14Nghiên cứu sự khác nhau trong việc hồi đáp lời khen giữa phụ nữ Mỹ và phụ
nữ Hàn Quốc của Chung-hye Han (1992) [62] cũng đã đưa ra kết luận:75% phụ nữ
Mỹ chấp nhận lời khen trong khi đó với phụ nữ Hàn chỉ có 20% là chấp nhận lời khen Đặc biệt, so sánh lời khen giữa văn hóa Thái Lan và văn hóa Mỹ đã có các tác giả Gajaseni, C.(1994) [65], Cooper, R và Cooper, N (2005) [58] và Payung Cedar (2006) [78] quan tâm Payyung Cedar nghiên cứu nét tương đồng và khác biệt trong cách hồi đáp lời khen giữa người Thái và người Mỹ thì thấy rằng, người Thái thường đáp trả lời khen chỉ bằng một nụ cười và không dùng kèm bất cứ một phát ngôn nào, trong khi người Mỹ thường chấp nhận và đáp trả lời khen một cách tích cực Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất trong văn hóa đáp trả lời khen giữa người Thái và người Mỹ Nelson, G.L;Bakary, W.E và Batal, M.A (1996) [77] tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa cách khen của người Ai Cập và người Mỹ và kết luận cấu trúc lời khen của hai cộng đồng này giống nhau (vật được khen + tính từ) nhưng tần suất sử dụng lời khen của người Mỹ nhiều hơn người Ai Cập
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu liên quan đến khen và hồi đáp
khen như luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Quang (1999) [38] - “Một số khác
biệt giao tiếp Việt – Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” Tác giả đã so
sánh sự khác biệt trong các hình thức xưng hô, các dấu hiệu từ vựng tình thái, cái nên khen và cái không nên khen, các chiến lược tiếp nhận lời khen khác nhau giữa người Việt và người Mỹ Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm thể nghiệmMỹ là những người sinh sống và làm việc ở Châu Á, nên theo chúng tôi nhóm thể nghiệm này ít nhiều cũng có những ảnh hưởng theo văn hóa của người châu Á Đặc biệt là các yếu
tố cận ngôn (paralinguistic factors) như ngữ điệu, trọng âm, các yếu tố thuộc ngôn ngữ phi lời như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, biểu hiện trên mặt, các yếu tố thuộc môi trường giao tiếp như nơi giao tiếp, thời điểm giao tiếp và trạng thái giao tiếp chưa được đề cập đến Tác giả đã quan tâm đến yếu tố văn hóa và giao thoa văn hóa nhưng chưa lýgiải rõ ràng vì sao lại có hiện tượng này Tiếp đó là đề tài nghiên cứu
của Bùi Thị Phương Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) [11]: “Một vài khảo sát về đặc
điểm văn hóa của người Châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen” Đề tài
Trang 15nghiên cứu này tìm hiểu đặc điểm tâm lý, văn hóa của người Châu Âu và người Việt thể hiện qua hành động khen Tuy nhiên, chỉ giới hạn trong một nhóm nghiệm thể nhỏ (30 người Việt và 30 người châu Âu), hầu hết là sinh viên đại học, nên kết
quả khảo sát chỉ thể hiện được một phần nào đặc điểm tâm lý của hai dân tộc “Văn
hóa ứng xử của người Việt Nam Bộ và người Mỹ qua lời khen và lời hồi đáp khen”
luận án tiến sĩ của Trần Kim Hằng (2011) [22] đã tìm hiểu những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa ứng xử thể hiện qua lời khen và lời đáp trong tiếng Việt ở riêng vùng Nam Bộ và tiếng Anh ở Mỹ Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc Việt, Mỹ qua các cấu trúc khen và hồi đáp khen và xác định được lớp từ ngữ rặt Nam Bộ và cách dùng chúng trong khen và hồi đáp khen Tuy nhiên, các mẫu câu khen tiếng Việt được khảo sát trong luận án là của người Việt vùng Nam
Bộ vì thế đây chỉ là các mô hình đặc ngữ chứ chưa phải là các mô hình phổ quát
Gần đây, phải kể đến luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Bình (2012) [3] “Đặc điểm
cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen, lời chê trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” Luận án đã nghiên cứu lời khen và lời chêở cả ba bình diện: cấu trúc,
ngữ nghĩa và ngữ dụng thông qua việc tập hợp các biểu thức ngữ vi khen và chê ở
cả hai ngôn ngữ Đồng thời xây dựng những mô hình cấu trúc của hai hành động lời nói khen và chê để phân định đâu là các hành vi tại lời phổ quát và đâu là các hành
vi tại lời đặc ngữ để từ đó nêu lên các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong lời khen
và lời chê của người Việt và người Mỹ Bên cạnh đó, tác giả đã mô tả và xác định vai trò ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên biểu thức ngữ vi khen và biểu thức ngữ vi chê Đặc biệt là luận án đã tổng hợp các chiến lược người Việt và người Mỹ thường
sử dụng khi thực hiện hành vi khen, chê và chức năng của chúng trong giao tiếp để chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc nói chung, và văn hóa ứng xử của người Việt và người Mỹ thông qua hai hành động ngôn từ đối ứng nhau này nói riêng Tác giả luận án đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung, hình thức, chiến lược sử dụng và chức năng của lời khen và lời chê trong hai ngôn ngữ và từ đó khẳng định mỗi dân tộc có cách sử dụng ngôn ngữ riêng và gắn liền với tư duy và văn hóa của dân tộc đó Sau nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bình thì
Trang 16tác giả Phạm Thị Hà (2013) [18], luận án tiến sĩ “ Đặc điểm ngôn ngữ giới trong
giao tiếp tiếng Việt (qua hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen)”đã đưa ra một cái
nhìn tổng thể về hành vi khen trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng bằng cách phân tích, khảo sát và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ giới của hành
vi khen và tiếp nhận hành vi khen trong giao tiếp tiếng Việt hai đối tượng cụ thể là:người hâm mộ với nghệ sỹ và hình thức bên ngoài của con người
3.2 Tình hình nghiên cứu về lỗi của người nước ngoài học tiếng Việt
Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, nhu cầu hoc tiếng Việt ngày càng tăng lên và quá trình người nước ngoài học tiếng Việt thường nảy sinh nhiều lỗi Việc phân tích, đánh giá lỗi của người học sẽ giúp nhiều cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của học viên Vì thế mà đã có một vài công trình nghiên cứu về lỗi của người nước ngoài học tiếng Việt như “Nghiên cứu các dạng lỗi phát
âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh” của tác giả Nguyễn Văn Phúc (1999) [37],
“ Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan” của tác giả Nguyễn Thiện Nam (2001) [32], “ Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt trên tư liệu lỗi từ vựng, ngữ pháp của người Anh, Mỹ” của tác giả Nguyễn Linh Chi (2009) [12] Tác giả Nguyễn Linh Chi đã chỉ ra các lỗi cơ bản về từ vựng, ngữ pháp của người Anh, người Mỹ học tiếng Việt và tác giả tiếp cận các lỗi này từ góc độ chiến lược học, chiến lược giao tiếp và hệ thống ngôn ngữ trung gian Luận án miêu tả, giải thích những lỗi từ vựng, ngữ pháp và chỉ ra nguyên nhân gây nên lỗi theo cơ sở lý luận phân tích lỗi do S P Corder khởi xướng Riêng luận án của tác giả Nguyễn Thiện Nam nghiên cứu về lỗi ngữ pháp của người nói tiếng Khơme, tiếng Nhật và tiếng Anh khi học tiếng Việt (chủ yếu là người nói tiếng Khơme và tiếng Nhật; còn đối với người nói tiếng Anh học tiếng Việt chỉ có một phần rất nhỏ)
và đã đưa ra kết luận quan trọng Những kết luận đó đã góp phần không nhỏ vào việc học tiếng Việt của người nước ngoài và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về lỗi ngữ pháp của người nói tiếng Khơ me và tiếng Nhật ở góc độ lỗi tự ngữ đích và lỗi giao thoa chứ chưa nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện các lỗi khác nhau
Trang 17Như vậy, có thể thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào xem xét lỗi sử dụng các hành vi khen và tiếp nhận hành vi khen, đặc biệt là với đối tượng Học viên Quân sự Lào
4 Nhiệm vụ
Luận văn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc phân tích lỗi trong việc sử dụng hành vi khen
và tiếp nhận lời khen
- Phân tích và miêu tả các lỗi trong việc sử dụng hành vi khen
- Phân tích và miêu tả các lỗi trong việc tiếp nhận lời khen
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hàng năm, Đoàn 871 – TCCT đã tiếp nhận từ 100 cho đến 150 sỹ quan Quân đội Nhân dân Lào sang học tập tiếng Việt tại Đoàn Các lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen đã được thu thập từ 100 học viên đang trực tiếp học tập tại Đoàn trong năm học 2014 - 2015 Tất cả 100 học viên này, trước khi sang Việt Nam học tập đều chưa biết tiếng Việt, nghĩa là đầu vào của họ là như nhau Các học viên này
có tuổi đời từ 18 - 40 tuổi Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hành vi khen và tiếp nhận lời khen khi học viên đã học hết cuốn giáo trình tiếng Việt trình độ B của
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TS Đoàn Thiện Thuật chủ biên
Lỗi trong quá trình học ngoại ngữ ta có thể bắt gặp ở bất cứ bình diện nào của ngôn ngữ và lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ cũng vậy Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ là một trong những lỗi mà học viên trong quá trình học tiếng Việt mắc phải khá nhiều Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy hành vi khen và tiếp nhận lời khen được học viên sử dụng các mẫu câu một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt cách sử dụng từ ngữ rất thú vị và đầy đủ trên cả 3 bình diện là: dụng học, ngữ pháp và từ vựng Hơn nữa, do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành thu thập và xử lý các ngữ liệu đối với hành vi khen và tiếp nhận lời khen Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu
đề tài là: “Lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của Học viên Quân sự Lào học tiếng Việt tại Đoàn 871 – Tổng cục Chính trị” và chỉ đi sâu vào khảo sát
Trang 18và phân tích lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen trên 3 bình diện: dụng học, từ vựng và ngữ pháp
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập đối tượng nghiên cứu
Tư liệu lý tưởng cho nghiên cứu dụng học là ngôn ngữ trong đời sống xã hội Tuy nhiên, việc có tư liệu tự nhiên cho các hành vi ngôn ngữ đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian thu thập Vì thế, trong các nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ người ta thường sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (discourse completion task)
Vì vậy, để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình khảo sát, nghiên cứu lỗi
sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của HVQSL học tiếng Việt tại Đoàn
871 – TCCT, chúng tôi đã yêu cầu 100 học viên Lào điền vào các phiếu hoàn thiện diễn ngôn coi như bài tập ứng dụng trên lớp Chúng tôi thiết kế 4 mẫu phiếu với 60 cảnh huống cho hành vi khen và 26 cảnh huống cho tiếp nhận lời khen Đưa cảnh huống phù hợp để học viên cung cấp hành vi ngôn ngữ tương ứng Mỗi phiếu như vậy đã đưa ra những cảnh huống khen và tiếp nhận lời khen mà học viên thường gặp trong thực tế giao tiếp hàng ngày Bốn phiếu hoàn thiện diễn ngôn có nội dung như sau:
- Phiếu hoàn thiện diễn ngôn 1: Hành vi khen người (Khen ngoại hình và
Chi tiết về các phiếu hoàn thiện diễn ngôn xin xem ở Phụ lục
Tư liệu thu được từ 4 phiếu hoàn thiện diễn ngôn được thực hiện bởi 100 học viên đã cho chúng tôi những lỗi sai rất đa dạng của người học ở các bình diện khác
Trang 19nhau trong việc thể hiện hành vi khen và tiếp nhận lời khen Đây chính là nguồn ngữ liệu giúp chúng tôi thực hiện việc phân tích lỗi
6.2 Phương pháp phân tích và xử lý đối tượng nghiên cứu
Tư liệu sau khi đã thu thập, được phân tích và xử lý bằng những phương pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp phân tích lỗi: Trên cơ sở nguồn ngữ liệu thu thập được, đối chiếu với các quan niệm về lỗi và lấy việc thực hiện hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp của người Việt làm chuẩn để nhận diện những lỗi sai của HVQSL học tiếng Việt khi thực hiện những hành vi này Sau đó, phân loại chúng theo 3 bình diện cơ bản là lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và lỗi dụng học
Phân tích và suy luận nhằm tìm ra nguyên nhân các lỗi sai của người học trong thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Việc nhận diện lỗi và phân tích lỗi được thực hiện theo các thao tác phân tích lỗi của Corder
- Miêu tả lỗi: Miêu tả các loại lỗi , nguyên nhân của lỗi
- Thủ pháp: Thống kê
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương gồm:
Chương 1:Cơ sở lý luận
Chương 2:Lỗi sử dụng hành vi khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào Chương 3:Lỗi tiếp nhận lời khen bằng tiếng Việt của Học viên Quân sự Lào
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong thực tế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về lỗi và phân tích lỗi.Về cơ bản, có thể nói đến 4 quan niệm về lỗi mà được các nhà nghiên cứu rất quan tâm
1.1.1 Lỗi nhìn dưới góc độ cấu trúc và hành vi luận
Hơn hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan niệm về lỗi của các nhà nghiên cứu theo thuyết hành vi (behaviourism) và cấu trúc luận có ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học tiếng Quan điểm này dựa trên cơ sở lý thuyết của các nhà tâm lý học nổi tiếng như Watson (1924), Thorndike (1932), và Skinner (1957) [dẫn theo 5] Theo thuyết hành vi, con người là một tổ chức có khả năng thực hiện nhiều hành vi khác nhau Sự xuất hiện của các hành vi này phụ thuộc vào 3 yếu tố trong quá trình học Kích thích (stimulus) để tạo ra hành vi phản ứng (response) và củng
cố (reinforcement) nhằm khẳng định sự phù hợp (hay không phù hợp) của phản ứng
và khuyến khích sự lặp lại (hoặc mất đi) phản ứng trong tương lai để cuối cùng có được thói quen
Thói quen được hình thành trong quá trình học ngoại ngữ cũngnhư các kiểu học khác Trong quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ khác, người học đã mang sang ngôn ngữ thứ hai những thói quen trong tiếng mẹ đẻ của họ Thói quen được tạo nên bởi một phản hồi tự động trước một kích thích có sẵn Dựa trên cơ sở lý thuyết rút ra
từ các kết quả thực nghiệm trên, Dakin (1973) đã chỉ ra 3 nguyên tắc chính của việc dạy và học tiếng Đó là người học phải tạo ra các câu trả lời lăp lại một cách tích cực trước các kích thích Nguyên tắc thứ hai là cần phải khen thưởng cho câu trả lời đúng với ngữ đích và sửa ngay các câu sai Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc định hình (2003) [5] Nguyên tắc này cho thấy kết quả học tiếng sẽ tốt hơn và diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn nếu như các hành vi phức tạp được chia nhỏ ra thành các
bộ phận cấu thành và học dần dần Như vậy, người học phải có được hành vi nói (Verbal behaviour) trong quá trình học tiếng Kích thích là cái được dạy hoặc được giới thiệu cho người học Phản ứng là sự đáp lại của người học đối với cái được dạy
Trang 21Củng cố là sự chấp nhận của giáo viên, của các bạn học hoặc sự thỏa mãn của cá nhân đối với việc sử dụng ngôn ngữ đích Việc nắm vững ngôn ngữ được thể hiện qua việc xử lý một chuỗi các kích thích – phản ứng ngôn ngữ phù hợp
Kết quả nghiên cứu này của các nhà tâm lý học theo thuyết hành vi và các thành tựu nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học cấu trúc đã tạo cơ sở lý thuyết cho việc hình thành hướng dạy học theo khuynh hướng cấu trúc Đường hướng này coi
“ việc học ngoại ngữ về cơ bản là một quá trình hình thành thói quen một cách máy móc”
Dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu theo đường hướng cấu trúc: Trong quá trình học tiếng, lỗi phải được ngăn chặn ngay từ đầu dù chúng là lỗi gì bởi đó là sự lệch chuẩn, không được chấp nhận và phải được ngăn chặn mọi giá Lỗi là những nhân tố ngăn cản việc hình thành thói quen sử dụng đúng ngôn ngữ đích và nó là những biểu hiện không tốt cho việc học tiếng.Quan niệm này đề cao việc chỉ dạy
cho người học nắm vững các cấu trúc
1.1.2 Lỗi nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học chức năng
Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng chức năng cho rằng, cần phải tập trung vào việc phát triển năng lực giao tiếp (Communicative competence) hơn là chỉ dạy cho người học cách nắm vững các cấu trúc.Đặc biệt, đường hướng dạy học theo quan điểm này đã được phát triển rộng rãi ở Anh và Mĩ từ giữa những năm 70 của thế kỉ trước Mục đích chính của nó là làm cho năng lực giao tiếp trở thành mục tiêu chính của việc dạy và học tiếng
Nếu như các nhà nghiên cứu theo quan điểm cấu trúc đề cao việc việc chỉ dạy cho người học nắm vững các cấu trúc thì các nhà nghiên cứu theo khuynh
hướng chức năng lại đề cao chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Họ cho rằng,ngôn
ngữ được coi là sản phẩm cá nhân tạo ra qua thử nghiệm, và mắc lỗi[73].Trong
giao tiếp, việc mắc lỗi được coi là đương nhiên và thường được bỏ qua, miễn là người nói diễn đạt được điều họ muốn nói Nhờ có ngữ cảnh mà các chủ thể tham gia giao tiếp vẫn có thể hiểu đúng được ý của nhau Như vậy, ý nghĩa của thông điệp trong giao tiếp nhiều khi quan trọng hơn hình thức biểu đạt Phát ngôn vẫn có
Trang 22thể chấp nhận được nếu chúng diễn đạt đúng ý định của người nói trong quá trình giao tiếp dù phát ngôn có lệch chuẩn hay bị lỗi theo lí thuyết
1.1.3 Lỗi xét theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Các ngôn ngữ trong quá trình tiếp xúc (Languages in contact) là công trình
rất nổi tiếng của Weinreich vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX Hành vi ngôn ngữ của những người song ngữ (bilinguals) sống trong các cộng đồng thường xuyên
sử dụng hai ngôn ngữ một lúc được ông rất quan tâm ở công trình này Hiện tượng
giao thoa (interference) giữa các ngôn ngữ được ông phát hiện và cho rằng: những
sai lệch so với chuẩn mực của cả hai ngôn ngữ xảy ra trong lời nói của người song ngữ là do sự quen thuộc của họ đối với ngôn ngữ này hay đối với ngôn ngữ kia hơn
Đó là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ (language contact) [85] Ông còn chỉ rõ
thêm: “ Sự khác biệt giữa hai hệ thống càng lớn thì vấn đề gây ra cho việc học và
phạm vi giao thoa tiềm năng càng nhiều” Tư tưởng của ông sau này được nhiều
nhà nghiên cứu khác trên thế giới phát triển thêm khi họ tiến hành so sánh đối chiếu giữa ngôn ngữ và văn hóa của tiếng mẹ đẻ và văn hóa của ngôn ngữ đích để dự báo trước những khó khăn hoặc các lỗi tiềm năng của người học sẽ mắc phải trong quá trình học ngoại ngữ Như vậy, việc tìm hiểu và dự báo trước các lỗi người học sẽ mắc phải và tìm cách giúp người học tránh mắc lỗi là rất cần thiết với những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình
Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu thì hiện tượng chuyển di ngôn ngữ - văn hóa là khó có thể tránh được trong giao tiếp liên ngôn Họ quan tâm nhiều đến sự khác biệt giữa ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn Họ tập trung vào việc dự báo các lỗi tiềm năng do những khác biệt này gây ra và họ không chú ý đến vai trò chủ động tích cực, sáng tạo của người học cũng như yếu tố tâm lý khác có tác động trực tiếp đến quá trình học và quá trình sử
dụng tiếng của người học
1.1.4 Lỗi nhìn dưới góc độ ngôn ngữ học tâm lý
Cách đánh giá vai trò của lỗi trong quá trình dạy tiếng nói chung được các nhà tâm lý học và ngôn ngữ học tâm lý rất quan tâm Sự cách biệt giữa học cái gì
Trang 23(What) và học như thế nào (How) phải được làm sáng tỏ bằng một lý thuyết giải thích rõ được quá trình học được diễn ra như thế nào Chính vì thế, Chomsky [61] cho rằng, lý thuyết ngôn ngữ qui định cái phải học nhưng không qui định được hoạt động thực tế của quá trình học.Quá trình học chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong(internal) lẫn các yếu tố bên ngoài (external factors) chứ không hề chỉ có một chiều đơn giản là bắt chước (immitation) và hễ có kích thích là có phản ứng đáp lại Các nhà tâm lí học ngôn ngữ khi nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ của trẻ em
trước tuổi dậy thì đã phát hiện ra trẻ em mắc rất nhiều lỗi sáng tạo (creative
errors)[68] trong quá trình học tiếng mẹ đẻ Người lớn muốn trẻ em học theo những
câu nói của họ, nhưng nhiều khi trẻ em đã tự tạo ra các câu nói hoàn toàn khác với các câu chuẩn mà người lớn đã từng dạy chúng Như vậy, lỗi trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ em là không thể tránh được và bản thân các lỗi này sẽ dần dần được khắc phục và mất đi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ
Cartel, R (2000) đã tán đồng quan điểm này khi nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ của trẻ Cartel [53] đã viết: Ông (Chomsky) cho rằng, hầu hết trẻ em đều thụ đắc được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ ở vào thời điểm 4 hoặc 5 tuổi Thỉnh thoảng chúng bị nhầm lẫn nhưng đây là những lỗi rất không đáng kể
Như vậy, quá trình học tiếng và thụ đắc tiếng mẹ đẻ của trẻ em có nhiều điểm rất khác nhau Krashen (1977) đã nói rõ điều này khi ông phân biệt sự khác
nhau giữa học và thụ đắc ngôn ngữ Theo ông, thuật ngữ thụ đắc (Acquisition) được
dùng để chỉ quá trình học không có ý thức, quá trình học này không chịu ảnh hưởng của những hướng dẫn chi tiết về hệ thống qui tắc của ngôn ngữ thứ hai hay việc sửa các lỗi sai với hệ thống qui tắc của ngôn ngữ này Trái lại, học (Learning) là một quá trình có ý thức, đạt được là do kết quả hướng dẫn cụ thể về hệ thống qui tắc của ngôn ngữ thứ hai và việc sửa lỗi
Dulay và Burt (1976) trong công trình nghiên cứu của mình đã phát hiện thấy trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ, người học thường mắc
những lỗi phát triển (developmental errors) Những lỗi này giống như các lỗi trẻ
em thường mắc trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất(the first language acquisition [ 5, tr 45]
Trang 24Các nhà ngôn ngữ học tâm lý thì quan niệm về lỗi thiên về duy lí (mentalists) Họ cho rằng, lỗi thể hiện sự cố gắng tích cực và có ý thức của người học trong việc nắm ngôn ngữ đích (target language) và đến một giai đoạn nào đó, người học có thể tự khắc phục được các lỗi của mình giống như trẻ em tự khắc phục được các lỗi trong quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ
Với 4 quan niệm về lỗi trên, chúng tôi nhận thấy, mỗi trường phái có những quan niệm về lỗi khác nhau, có những mặt tích cực và cả những mặt hạn chế Chúng tôi nghiêng về quan niệm của các nhà ngôn ngữ học tâm lý coi lỗi là thể hiện
sự cố gắng tích cực và có ý thức của người học trong việc nắm ngôn ngữ đích và đến một giai đoạn nào đó, người học có thể tự khắc phục được các lỗi của mình Tuy nhiên, để giúp người học ngoại ngữ, đặc biệt là người lớn tiếp thu ngôn ngữ đích nhanh và hiệu quả hơn thì việc giúp họ sửa những lỗi cơ bản, lặp lại là cần thiết Đó là lý do cần nghiên cứu về lỗi của họ
Tóm lại, trước khi đi sâu vào tìm hiểu, xác định và phân loại lỗi của người học để có thể giúp họ tìm ra các giải pháp khắc phục, xử lý lỗi một cách triệt để; giúp người học nhanh chóng nắm vững và hoàn thiện năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ đích thì cần có một cái nhìn tổng thể về lỗi và xem xét lỗi từ nhiều góc độ khác nhau Vì thế, việc nghiên cứu và xem xét lỗi, đặc biệt là các lỗi đặc trưng của người học sẽ là một đóng góp không nhỏ trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, học tiếng Việt nói riêng
Mắc lỗi là một điều tất yếu xảy ra trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ đích của người học.Việc mắc lỗi chính là một phần của việc học và qua đó, ta có thể phát hiện được những chiến lược mà người học đã sử dụng để thụ đắc một ngoại ngữ
Hendrickson cho rằng: Lỗi là một phát ngôn, một hình thức biểu đạt hoặc là
một kết cấu mà một giáo viên ngôn ngữ đặc biệt thấy rằng không thể chấp nhận được bởi vì cách sử dụng không hợp lý của chúng hoặc là sự vắng mặt của chúng trong các diễn ngôn đời thường [67]
Từ điển Ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng của Nhà xuất bản Longman
năm 1985 định nghĩa: “Lỗi của người học (trong khi nói hoặc viết một ngôn ngữ thứ
Trang 25hai hay ngoại ngữ) là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ ( ví dụ: một từ, một đơn vị ngữ pháp, một hoạt động nói năng ) bằng cách mà người bản ngữ hoặc người nói thạo thứ tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đủ”[80]
Ở Việt Nam, Lê Quang Thiêm định nghĩa về lỗi như sau: Lỗi học và dùng
ngoại ngữ là tài liệu thô rất quý về nhiều mặt mà ta cần thu thập, hệ thống hóa và phân tích, nghiên cứu Thiếu nó, chúng ta không thể có một cách hiểu đầy đủ về những tiến bộ xảy ra trong cảm thức ngôn ngữ của người học tiếng [43]
Tiếp thu quan điểm của những nhà ngôn ngữ học đi trước, tác giả Phạm Đăng
Bình đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về lỗi như sau: Lỗi thể hiện sự khiếm
khuyết về năng lực giao tiếp của người học trong cách nhìn nhận, đánh giá của người bản ngữ và những người song ngữ Lỗi là nguyên nhân gây ra các hiện tượng trống nghĩa, mơ hồ về nghĩa và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những sự hiểu nhầm hoặc ngưng trệ giao tiếp Sự có mặt của lỗi trong giao tiếp liên ngôn nhiều khi trở thành một những nguyên nhân dẫn đến các xung đột hoặc sốc văn hóa[5]
Đề tài chọn cách định nghĩa của tác giả Phạm Đăng Bình làm căn cứ cho việc phân tích và chữa lỗi
Mục đích chính của việc phân tích lỗi là giải thích cơ chế sự thể hiện ngôn ngữ của người học, nghĩa là nghiên cứu những chiến lược học và những giả thuyết
mà người học đã sử dụng để tạo ra ngôn ngữ riêng của mình Và người dạy, từ việc phân tích những lỗi sai của người học sẽ tìm ra phương pháp phù hợp để sửa lỗi, giúp người học hoàn thiện hơn về khả năng sử dụng ngôn ngữ đích của mình
S.P.Corder cho rằng, việc xác định lỗi của người học là một quá trình so sánh đối chiếu giữa các phát ngôn của người học với các phát ngôn tương đương trong ngôn ngữ đích Ông cho rằng, không phải tất cả các lỗi đều lộ rõ mà có lỗi lộ rõ và lỗi tiềm tàng (lỗi ẩn) Những lỗi lộ rõ, hiển thị hoàn toàn rất dễ nhận biết qua việc người phân tích lỗi nghe các phát ngôn hoặc đọc văn bản của người học tiếng; còn lỗi tiềm tàng (lỗi ẩn) để tìm ra nguyên nhân gây lỗi thì người phân tích lỗi phải dựa
Trang 26vào ngữ cảnh và tiếng mẹ đẻ Do dung lượng của luận văn và tính chất phức tạp, không rõ ràng của loại lỗi tiềm tàng nên chúng tôi chủ yếukhảo sát loại lỗi lộ rõ, lỗi hiển thị hoàn toàn
S.P Corder đã đưa ra một luật chung là tất cả các câu trong ngôn ngữ của
người học đều được coi là “có thể sai” cho đến khi xác minh được chúng Câu “ Tôi
đi chợ” sẽ là câu sai khi trả lời cho câu hỏi “ Anh làm nghề gì?” được gọi là lỗi tiềm
tàng khác với lỗi lộ rõ như: “Tôi yêu nhau anh ấy”.
Theo Pit Corder, quá trình phân tích lỗi phải trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhận diện lỗi
Để nhận diện lỗi, ta phải xem xét hình thức và nội dung của câu hay phát ngôn -Về hình thức: Câu hay phát ngôn có cấu tạo ngữ pháp đúng với ngôn ngữ đích hay không? Nếu đúng thì xét tiếp về mặt nội dung còn nếu sai sẽ chuyển sang xem xét ở giai đoạn 2
- Về nội dung: Câu hay phát ngôn có nghĩa trong ngữ cảnh hay không khi câu hay phát ngôn đó đúng với ngữ pháp của ngữ đích Nếu có nghĩa thì câu đó là câu đúng và không cần phải xem xét nữa và nó sẽ được chuyển sang xem xét ở giai đoạn 2 nếu nó không có nghĩa khi đặt vào ngữ cảnh
Giai đoạn 2: Miêu tả lỗi
Các câu hay phát ngôn không đúng về mặt hình thức và nội dung ở giai đoạn mộtsẽ được xử lý ở giai đoạn này Giai đoạn này ta sẽ có một cặp câu: một câu sai
và một câu được sửa đúng với ngữ đích Sau đó nó sẽ được đem ra so sánh với câu /phát ngôn mắc lỗi ban đầu để thấy được câu/phát ngôn đã được sửa lại và câu / phát ngôn mắc lỗi khác nhau ở điểm nào.Đây chính là ngữ liệu để miêu tả
Giai đoạn 3: Giải thích lỗi
Nếu như hai giai đoạn trước việc phân tích lỗi chỉ thuần túy ngôn ngữ học thì giai đoạn thứ ba này mang tính chất tâm lý ngôn ngữ học Việc phân tích lỗi lúc này phải dựa vào tiếng mẹ đẻ của người học tiếng thứ 2 Có hai cách giải thích về nguyên nhân của các câu sai (câu trong ngôn ngữ trung gian): Cách thứ nhất cho rằng, người học mang sang ngôn ngữ thứ hai những thói quen trong tiếng mẹ đẻ của
Trang 27họ Cách thứ hai cho rằng, việc học ngoại ngữ là một hoạt động tri nhận, hình thành các giả thuyết và xử lý ngữ liệu; và lỗi là bộ phận đương nhiên, không thể thiếu
trong quá trình học ngoại ngữ S.P.Corder chỉ ra rằng: “Chúng ta không thể sử dụng
bất cứ nguyên tắc nào trong các câu của ngôn ngữ người học để cải tiến việc giảng dạy trừ phi chúng ta hiểu được vì sao chúng xuất hiện và xuất hiện như thế nào”[55]
Phương pháp xác định lỗi của S.P Corder khá hợp lý và rõ ràng Câu và phát ngôn được xem xét một cách toàn diện về cả hình thức và nội dung và nó được đặt vào ngữ cảnh cụ thể
Các nhà nghiên cứu có những cách đánh giá và nhìn nhận về lỗi rất khác nhau, nên việc phân loại lỗi cũng rất phong phú và đa dạng
Richard và đồng tác giả (1971) phân biệt 3 loại lỗi chính: Lỗi giao thoa, lỗi
tự ngữ đích và lỗi phát triển Hendrickson (1980) chia lỗi thành 2 loại: Lỗi cục bộ
và lỗi tổng thể Ông cho rằng, lỗi tổng thể làm cho câu trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa Còn Dulay, Burt và Krashen (1982) chia lỗi theo 4 loại: Lỗi lược bỏ, lỗi thêm vào, lỗi cấu tạo sai và lỗi dùng sai vị trí Abobot (1980) chia lỗi thành: lỗi ngữ năng
và lỗi hành năng (lỗi ngữ dụng) Lỗi ngữ năng gồm các lỗi: chuyển di, tự ngữ đích
và lỗi do điều kiện dạy học tạo ra Lỗi ngữ dụng là các lỗi trong khi xử lý và lỗi trong chiến lược giao tiếp [dẫn theo 5] Các cách phân loại lỗi trên nêu ra được một
số lỗi người học thường mắc nhìn từ góc độ ngôn ngữ và tâm lý nhưng chưa thể hiện được một cách rõ ràng diễn tiến của quá trình mắc lỗi và các nguyên nhân gây lỗi ở người học Cách phân loại lỗi của S P Corder có phần bao quát hơn Ông xem xét lỗi ở nhiều góc độ khác nhau Ông cho rằng, lỗi cũng mang tính hệ thống và chúng không chỉ xảy ra trong quá trình học mà nó có thể tiếp tục xảy ra sau quá trình đó Vì vậy, ông chia lỗi thành: Lỗi trước hệ thống, lỗi hệ thống và lỗi sau hệ thống Lỗi trước hệ thống là những lỗi xảy ra khi người học chưa ý thức được sự tồn tại của một quy tắc nào đó trong ngữ đích Lỗi hệ thống là lỗi xảy ra khi người học
đã nhận ra quy tắc nhưng đó là quy tắc sai Và lỗi sau hệ thống là lỗi xảy ra khi
Trang 28người học đã biết được chính xác quy tắc của ngữ đích nhưng lại sử dụng nó không nhất quán Để phân biệt được các lỗi này của người học thì theo ông các nhà nghiên cứu phải có cách tiếp cận với người học Điều này sẽ rất thuận lợi cho những giáo viên và các nhà nghiên cứu biết tiếng mẹ đẻ của người học
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các cách phân loại lỗi khác nhau Tác giả Phạm Đăng Bình (2002) [5] chia lỗi thành 2 loại: Lỗi phổ biến và lỗi đặc trưng Tác giả Nguyễn Linh Chi (2009) [12] cũng đã đưa ra các cách phân loại lỗi của các nhà nghiên cứu Từ đó chỉ ra những nguyên nhân gây ra lỗi của người học – đó chính là chiến lược giao tiếp, chiến lược học và quá trình giảng dạy
Trên cơ sở tiếp thu 4 trường phái quan niệm về lỗi và các cách phân loại lỗi khác nhau của các nhà nghiên cứu; cùng với mục đích, tư liệu khảo sát của luận văn, chúng tôi lấy cách phân loại lỗi của nhóm Richard để xác định và phân loại lỗi
Đó là:
+) Lỗi dựa vào nguồn gốc
- Lỗi giao thoa (Interlingual error)
- Lỗi tự ngữ đích (Intralingual error)
Lỗi giao thoa là lỗi sinh ra do người học bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên
ngôn ngữ thứ hai Do khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai, người học đã có kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, vì thế , các thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ và những hiểu biết về ngôn ngữ mẹ đẻ được người học áp dụng vào quá trình thụ đắc ngôn
ngữ thứ hai Và ở đây, người học đã sử dụng chiến lược chuyển di ngôn ngữ,
chuyển di tiêu cực là đã áp dụng những mẫu, quy tắc của ngôn ngữ nguồn để tạo nên những câu mới, kết cấu mới trong ngôn ngữ đích nhưng dẫn đến lỗi và không
phù hợp Đó được gọi là lỗi giao thoa
Ví dụ: Một sinh viên Lào đã nói:
Trang 29Trật tự danh ngữ tiếng Việt: “…một ngôi nhà” => số từ + loại từ + danh từ
Lỗi tự ngữ đích là những lỗi sinh ra do những nguyên nhân trong nội bộ cấu
trúc của ngôn ngữ đích Người học vì chưa có đủ tri thức ngôn ngữ cần thiết nên trong quá trình giao tiếp đã cố gắng nói và tạo ra những câu sai ngữ pháp nhưng vẫn
phục vụ được mục đích giao tiếp tức thời của mình Người học đã sử dụng chiến
lược vượt tuyến nới rộng việc sử dụng những quy tắc ra khỏi phạm vi cho phép Đó
được gọi là lỗi tự ngữ đích
Ví dụ: Một sinh viên Lào đã nói:
Quần áo của anh có hương vị hôi
Câu trên lẽ ra người học phải dùng từ “mùi” thay vì dùng từ “ hương vị” nhưng
vì người học không có đủ vốn từ nên đã dùng một từ gần nghĩa của ngôn ngữ đích để
cố gắng diễn đạt điều muốn nói, dù biết là không được chính xác nhưng có thể chia sẻ được phần ý nghĩa với mục đích giúp người nghe hiểu được điều mình nói
+) Lỗi dựa vào phạm vi
Luận văn đi sâu vào khảo sát và phân tích lỗi sử dụng hành vi khen và tiếp
nhận hành vi khen trên 3 bình diện: lỗi dụng học, lỗi từ vựng và lỗi ngữ pháp
+ Lỗi dung học
Nếu như ngữ pháp học nghiên cứu từ ngữ trong câu với tư cách là đơn vị trừu tượng của ngôn ngữ, từ vựng học nghiên cứu ý nghĩa của từ trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng thì ngữ dụng học lại nghiên cứu từ ngữ của câu với sự năng động trong ngữ cảnh, trong quan hệ với người dùng
Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp ( vai nói và vai nghe)
- Nhân vật được nói tới: Là hiện thực trong thực tế khách quan bên ngoài
con người hoặc những hiện thực thuộc con người, thuộc nội tâm con người kể cả vai nói và vai nghe Nó cũng có thể là chính ngôn ngữ và các hành động ngôn ngữ hay bản thân cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ
Và như vậy, theo chúng tôi, lỗi dụng học là lỗi mà người học mắc phải khi
họ sử dụng từ ngữ sai, không đúng với ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp
Trang 30Ví dụ: Một học viên nước ngoài khi nhìn thấy em bé 4 tháng tuổi mập mạp
đã khen: “Ôi! Em bé béo trông thích thế, chị!”
Ở đây, học viên đã mắc lỗi dụng học, bởi từ “béo” người Việt không dùng
để khen một em bé mới 4 tháng tuổi, mà trong ngữ cảnh này phải dùng từ “mũm
mĩm”, “đáng yêu” hay “bụ bẫm”
+ Lỗi từ vựng
Từ vựng là một trong ba hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không thể có bất kỳ một ngôn ngữ nào Thành phân ngữ âm, thành phần ngữ pháp cũng được thể hiện trong từ, người tiếp nhận sẽ không hiểu hết, thậm chí hiểu sai lệch ý của người nói và người viết
Theo chúng tôi, lỗi từ vựng là lỗi mà người học mắc phải khi họ không nhận
ra được các nghĩa của các từ đã học hoặc không thấy được sự khác nhau về nghĩa giữa các từ đã được học và sử dụng sai nghĩa của chúng trong khi sử dụng ngữ đích
Ví dụ: Một người nước ngoài khi học tiếng Việt đã viết: “ Hàng ngày, chị ấy
sai con đến trường”
Từ “sai” ở câu trên mang ý nghĩa cầu khiến, sai bảo, mong muốn người khác làm một việc gì đấy Do không hiểu ý nghĩa của từ này nên người viết đã nhầm nó với từ “đưa”, “gửi”
+ Lỗi ngữ pháp
“ Ngữ pháp có thể được hiểu rộng mà cũng có thể được hiểu hẹp Hiểu rộng, ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của tất cả các yếu tố trong ngôn ngữ, kể cả các yếu tố có hai mặt, ngữ âm và nghĩa, lẫn các yếu tố chỉ có một mặt,
âm Hiểu hẹp, ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động chỉ ở các yếu tố
có hai mặt mà thôi” [2]
Từ định nghĩa trên, chúng tôi đưa ra quan niệm lỗi ngữ pháp là hiện tượng người học sử dụng sai quy tắc của một hay nhiều đơn vị ngữ pháp trong khi tạo câu Bao gồm tất cả trường hợp sử dụng sai quy tắc của một hay những đơn vị ngữ pháp dẫn đến sự nhiễu loạn hoặc hiểu sai về nghĩa (bình diện nội dung) của một cấu trúc ngôn ngữ
Trang 31Ví dụ: Một học viên Lào khi học tiếng Việt đã viết:“Tôi gặp chị ấy luôn luôn”
Ở ví dụ này, học viên đã sử dụng sai quy tắc trật tự từ khi đưa toàn bộ quy tắc ngữ pháp tiếng Lào áp vào ngữ pháp tiếng Việt Trật tự từ tiếng Việt trong câu
trên phải là: “Tôi luôn luôn gặp chị ấy”
1.6.1 Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ
1.6.1.1 Khái niệm “hành vi ngôn ngữ”
Hành vi ngôn ngữ (speech act; còn gọi là: hành động ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói,…) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ Theo J Austin (1962) [dẫn theo 18], khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là đồng thời thực hiện 3 hành vi: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi mượn lời (perlocutionary act) và hành vi tại lời (illocutionary act)
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các các yếu tố của ngôn ngữ (như ngữ âm,
từ,…), các quy tắc của ngôn ngữ (như các kiểu kết hợp từ thành câu…) để tạo ra các phát ngôn có ý nghĩa trong ngôn ngữ
Hành vi mượn lời là hành vi sử dụng (có thể coi là “mượn”) phương tiện
ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe, người nhận,
có khi ở chính người nói
Hành vi ở lời là hành vi người phát ngôn thực hiện ngay trong phát ngôn của
mình và tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ (phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận)
Ngữ dụng học chú trọng tới hành vi ở lời, theo đó, J.Austin đã chia hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm: 1) Phán xử: là hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hay một giá trị nào đó dựa trên chứng cứ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc, như: tính toán, miêu tả, đánh giá, phân loại,…; 2) Hành xử: là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó, như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cầu, van xin, giới thiệu, bổ nhiệm, khuyến cáo,… ; 3) Cam kết: là hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định, như: bảo đảm, giao ước, hứa hẹn, thề nguyền,…; 4) Trình bày: là hành vi dùng để trình
Trang 32bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng từ, như trả lời, khẳng định, phủ định, phản bác, nhượng bộ,…5) Ứng xử: là hành vi phản ứng đối với cách
xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan; là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: khen ngợi, cảm ơn, xin lỗi, chào mừng, phê phán, chia buồn,…
Với J Searle, ông đã tiến hành phân loại hành vi ngôn ngữ trên cơ sở chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J Austin (chỉ phân loại các động từ ngôn hành, không có tiêu chí phân loại rõ ràng) J Searle đã tiến hành phân loại hành vi ngôn ngữ như sau: quan điểm phân loại là phải phân loại hành vi ngôn ngữ chứ không phải chỉ phân loại các động từ ngôn hành; cở sở phân loại là bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ; kết quả phân ra thành 5 nhóm:
a.Tái hiện: Đích ở lời là miêu tả một sự tình nào đó đang được nói đến; hướng khớp ghép là lời – thực tại; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các mệnh đề
có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai logic; trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều được xác tín; các hành động của nhóm này gồm: xác nhận, thông tin, giải thích, khẳng định, tán thành,…
b Điều khiển: Đích ở lời là đặt người tiếp nhận (nghe) vào trách nhiệm thực hiện hành vi nào đó trong tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực – lời; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người tiếp nhận, trạng thái tâm lý là sự mong muốn của người phát ngôn; các hành động của nhóm này gồm: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, cho phép, cấm, chỉ thị, khuyên,…
c Cam kết: Đích ở lời là trách nhiệm thực hiện hành vi nào đó trong tương lai mà người nói bị ràng buộc; hướng khớp ghép là thực tại – lời; nội dung mệnh đề
là một hành động tương lai của người nói; trạng thái tâm lý là ý định của người nói; các hành động của nhóm này gồm: cam đoan, thề, hứa hẹn, tặng, biếu,…
d Biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời; hướng khớp ghép là thực tại – lời; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của người nói hay người nghe; trạng thái tâm lý là sự thay đổi tùy theo
Trang 33từng loại hành vi; các hành động của nhóm này gồm: xin lỗi, chúc mừng, tán thưởng, khen ngợi, cảm ơn,…
e Tuyên bố: Đích ở lời là mang lại sự thay đổi nào đó trong thực tại; hướng khớp ghép là lời – hiện thực, hiện thực – lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề ; các hành động của nhóm này gồm: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ,…
1.6.1.2 Hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp
Trong giao tiếp, hành vi ngôn ngữ gián tiếp có vai trò hết sức quan trọng Để diễn đạt một điều gì đó, người ta không phải lúc nào cũng có thể nói ra một cách tường minh, trực tiếp mà có những trường hợp phải dùng lối nói gián tiếp mới đem lại hiệu quả như ý muốn Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là kiểu hành vi ngôn ngữ
có hình thức diễn đạt và mục đích diễn đạt không phù hợp với nhau Nói cách khác, đây là kiểu hành vi ngôn ngữ mà khi nói người ta sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đạt được hiệu quả ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác Vì thế mà hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là một trong những cơ chế tạo ý nghĩa hàm ẩn cho lời nói Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp hợp lí sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp
Mối quan hệ giữa gián tiếp và trực tiếp có thể được hiểu như sau: “Khi nào
có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một quan hệ trực tiếp” “Một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là hành vi gián tiếp” [Searle, Gordon & Lakoff, dẫn theo 39]
Ví dụ, Lan (nữ sinh viên) đến trường với một chiếc váy mới và nhận được lời khen từ các bạn:
(1)Hằng: Cậu mua chiếc váy ở đâu mà đẹp thế!
(2)Chi: Nhìn cậu hôm nay cứ như hoa hậu ý!
(3)Bách: Trời ơi! Tí nữa là mình không nhận ra cậu đấy Lan ạ!
Nhìn vào ba phát ngôn trên ta thấy, cả ba phát ngôn đều là lời khen: ở (1) ẩn sau lời khen về chiếc váy đẹp là muốn biết chiếc váy mua ở hàng nào; ở (2), mượn hình ảnh của hoa hậu để khen; ở (3), khen bằng cách thốt lên sự ngạc nhiên với cách
Trang 34so sánh ngầm “cậu” trước và sau khi mặc chiếc váy mới Rõ ràng ở đây, người khen
đã sử dụng hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác Ta hãy quan sát cách tiếp nhận lời khen của Lan
- [Khen] Hằng: Cậu mua chiếc váy ở đâu mà đẹp thế!
[Hồi đáp] Lan: Hàng xách tay ở bên Pháp đấy!
- [Khen] Chi: Nhìn cậu hôm nay cứ như hoa hậu ý!
[Hồi đáp] Lan: Mình đang cố gắng để được một phần của cậu đấy!
- [Khen] Bách: Trời ơi! Tí nữa là mình không nhận ra cậu đấy Lan ạ!
[Hồi đáp] Lan: Nếu không thế thì các cậu có mà tránh xa mình à!
Nhìn vào cách hồi đáp của Lan, ta nhận thấy, các cách hồi đáp là khác nhau với lời khen trực tiếp (1) và lời khen gián tiếp (2) và (3) nhưng các cách hồi đáp trên đều thỏa mãn giao tiếp cho cả ba người Lí do là vì, hội thoại không phải là một chuỗi các phát ngôn kế tiếp mà là một ma trận của các phát ngôn, các hành động gắn bó với nhau trong một mạng những hiểu biết và phản ứng [10] Chính vì vậy, khi lý giải hành vi gián tiếp ta cần chú ý những điểm sau:
- Thứ nhất: Chú ý tới ngữ cảnh (vì hành vi ngôn ngữ lệ thuộc lớn vào ngữ cảnh)
- Thứ hai: Chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung
mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh
- Thứ 3: Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành vi gián tiếp
- Thứ 4: Hành vi gián tiếp chịu tác động của hàng loạt các nhân tố như
phương châm hội thoại, phép lập luận, quy tắc hội thoại…
Tất cả những lý do trên mà tính hàm ẩn và sự suy ra từ hành vi gián tiếp có thể gây ra tính mơ hồ về lời nói
1.6.2 Hành vi khen
1.6.2.1 Khái niệm “khen”
Khen là một hành vi tồn tại trong mọi nền văn hóa, được thực hiện trong mọi
ngôn ngữ và thực hiện nhiều chức năng khác nhau như chào hỏi, bộc lộ tình cảm, ngưỡng mộ, đề nghị, động viên khích lệ, bộc lộ sự quan tâm…Khen là sự thể hiện cách ứng xử của con người theo chiều dương (tích cực), như là sự đối lập với chê
Trang 35“Khen là sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng”[34] Khen là hành
vi phổ quát của nhân loại và nó cũng là một trong những hành vi phổ quát cho mọi ngôn ngữ Chính vì vậy, khen đã sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà ngữ dụng học và là chủ đề thảo luận sôi nổi ở nhiều ngôn ngữ
Theo Holmes, khen là hành vi ngôn ngữ thể hiện một cách rõ ràng hay ngầm
ẩn sự đánh giá cao đối với ai đó về tính cách, tài sản, kỹ năng,…mà cả người nói và người nghe đều công nhận mặt tích cực đó [70] Như vậy, Holmes cho rằng, đối tượng được khen có thể có cả người có mặt trong cuộc thoại đó và cả người không
có mặt trong cuộc thoại đó
Còn Weirzbicka thì cho rằng, lời khen là sự kết hợp của những đánh giá tích cực, những cảm xúc thú vị, tình cảm ngầm chứa và mong muốn làm người khác hài lòng [84] Quan điểm này nhìn nhận lời khen với tư cách là một hành vi ngôn ngữ mang tính tương tác, thể hiện mối quan hệ liên nhân Và nhiều khi hành vi khen có một “ góc tối” và có thể được giải thích như một hành vi mang tính xúc phạm, có vẻ
bề trên, châm biếm hay áp đặt Chia sẻ quan điểm này, Tannen đã chú ý đến một khía cạnh khác của lời khen, đó là việc tạo nên hình ảnh người nói như một kẻ bề trên, có ưu thế hơn, ở vị trí có quyền đánh giá người khác, bởi theo tác giả, việc thực hiện một lời khen vốn đã mang tính chất không đối xứng Trong một số mối quan hệ, các lời khen không được hoan nghênh bởi vì chúng được coi như cách thức trong đó người nói đang tự khẳng định sự vượt trội của chính mình Mặt khác, khi lời khen có hướng trực tiếp từ dưới lên, tức là lời khen của người có vị thế thấp đối với người có vị thế cao hơn thì dễ bị cho là hành vi nịnh bợ [83]
Brown và Levinson cho rằng, lời khen có thể được coi như một hành vi đe dọa thể hiện khi nó ám chỉ người khen ganh tị với người tiếp nhận lời khen theo một số cách nào đó hoặc muốn có cái gì đó từ phía người nhận lời khen [51]
Hành vi khen cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành hành vi đe dọa thể diện khi người đưa ra lời khen cảm thấy cần phải đáp lại“mong muốn được khen” của người tiếp nhận lời khen, thậm chí người đưa ra lời khen bị đặt vào tình huống bắt buộc phải đưa ra lời khen Một lý do nữa là, lời khen thường đặt người nhận vào sự ràng
Trang 36buộc và khá bị động khi phải tiếp nhận lời khen sao cho phù hợp, tránh sự không cùng quan điểm với người nói, đặc biệt làlại phải thể hiện được sự khiêm tốn, tránh
tự cao tự đại về bản thân
1.6.2.2 Từ “khen” được thể hiện trong tiếng Việt
“Khen” trong tiếng Việt được giải thích là “đánh giá tốt” và như vậy, theo nấc thang đánh giá thì khen ở nấc dương, trái với chê ở nấc âm.Có thể nói, khen là
việc nêu lên những nhận xét tích cực đối với đối tượng được khen và đây là một hành vi mang tính chủ quan cao
Thứ nhất: Khen là một động từ miêu tả sự đánh giá tốt Ví dụ: [Cô giáo nói
với học sinh]: “Cô khen em đã có sự tiến bộ trong học tập!”
Thứ hai: Xét theo góc độ văn hóa, khen mang đậm nét đặc thù văn hóa, chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố: phong tục tập quán, quan niệm, điều cấm kỵ, phong cách…, một đề tài để khen có thể rất thông dụng đối với nền văn hóa này nhưng lại
là một đề tài cấm kỵ trong nền văn hóa khác, hoặc một cấu trúc lời khen rất phổ biến trong nền văn hóa nàynhưng lại không bao giờ xuất hiện trong nền văn hóa kia
Ví dụ:
Nam (sinh viên người Việt): Dạo này trông Mary béo ra đấy!
Mary (sinh viên người Anh): (Mặt đỏ).Thế cậu nghĩ mình có phải kiêng
ăn không?
Theo quan niệm truyền thống thì người Việt cho rằng béo là khỏe, là tốt nhưng với người Anh thì béo lại là nỗi hoảng sợ và họ sẽ nghĩ ngay đến việc giảm cân Như vậy, do khác biệt về văn hóa, ý định giao tiếp của người nói khi mã hóa thông tin là “khen” đã bị chuyển dịch thành lời chê trách khiến người tiếp nhận lời khen phải lo lắng nghĩ đến việc kiêng ăn
Thứ ba: Xét theo góc độ dụng học, khen là một hành động ngôn trung được
xếp vào nhóm hành động ngôn trung biểu ân (hành động ngôn trung có bản chất lịch sự) Trong tiếng Việt, hành vi khen có thể được thể hiện bằng các biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ ngữ vi và biểu thức không có động từ ngữ vi Ví dụ:
- [Mẹ nói với con]: “Mẹ khen con trai của mẹ dạo này biết vâng lời cha
mẹ hơn”
Trang 37- [Thấy Hằng có chiếc túi xách mới, Vân nói]: “Chiếc túi này có thương
hiệu nổi tiếng thế giới đấy!”
Thứ tư: Đối tượng khen rất rộng, nghĩa là bất cứ sự vật, hiện tượng nào ta cũng có thể khen như khen ngôi nhà đẹp, khen dáng người chuẩn, khen mái tóc mượt, khen dòng sông dài, khen vật sở hữu, khen vật không sở hữu, khen hình thức bên ngoài, khen tính cách, phẩm chất, năng lực… và có thể khen trực tiếp người đối thoại hoặc người thứ ba về thuộc tính của họ
1.6.2.3 Mục đích và chức năng của hành vi khen
Trong giao tiếp, ta có thể khen bất kỳ ai, bất kỳ người nào mà mình muốn và
ở bất cứ nơi nào mà mình cảm thấy hứng thú cho lời khen.Và tất nhiên, để lời khen của mình đúng với ý đồ, mục đích giao tiếp thì ta cần phải lựa chọn câu từ, sao cho phù hợp với yêu cầu, mục đích, hoàn cảnh
Hành vi khen có thể có những mục đích và chức năng khác nhau Các tác giả Herbert, Wolfson, Holmes, Manes… đều cho rằng: lời khen trong tiếng Anh Mĩ chủ yếu nhằm mục đích thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa người trao (khen) và người nhận (được khen), và chức năng của lời khen cơ bản nhằm mục đích thương lượng mối liên hệ giữa những người tham gia giao tiếp: người nói đưa ra những lời khen như một phần nguyên lý giao tiếp cơ bản làm cho người nghe cảm thấy thoải mái, [dẫn theo 18]
J Manes [76] cho rằng, chức năng chính của lời khen là sự hình thành và củng cốmối quan hệ giữa người khen và người được khen, lời khen làm dịu bớt sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội Rất nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận lời khen không chỉ bày tỏ sự ngưỡng mộ các đặctính tích cực mà chúng còn được sử dụng thay cho lời chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi và làm giảm nhẹ những hành động đe dọa thể diện, ví
dụ như lời phê bình, la mắng hay đề nghị ( Brown, P và Levinson, S [51]; Holmes, J [72] và Wolfson, N [87]).Theo Nguyễn Văn Quang, khen phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như bắt chuyện, gợi ý, tranh thủ tình cảm, tỏ lòng ngưỡng mộ, mở đường cho đề nghị, nhờ vả, biểu thị sự quan tâm, tỏ ý biết ơn, khích lệ [38]
Trang 38Nếu người Mỹ thường dùng lời khen để nhấn mạnh, thậm chí có thể thay thế
các hành vi ngôn ngữ khác Ví dụ: Thanks for your congratulation! I am very
happy! (Cảm ơn lời chúc của bạn, mình rất hạnh phúc) thì cộng đồng nói tiếng Anh,
lời khen thường được sử dụng nhằm thể hiện sự khuyến khích, thúc đẩy
Hành vi khen cũng được sử dụng một cách thường xuyên với mục đích giảm bớt sự phê bình, đặc biệt là khi những người tham gia giao tiếp ở trong mối quan hệ
có khả năng tiếp tục và việc duy trì sự hòa hợp là điều được mong đợi Ví dụ:
wonderfull! I like the way you are thinking this, but…(Tuyệt vời! Tôi thích cách suy
nghĩ của bạn, nhưng…) Khi những người tham gia giao tiếp không thường xuyên liên lạc với nhau, ta có thể bắt gặp hành vi khen khá phổ biến trong những lời chào hỏi thông thường của họ
Ngoài ra, sự đa dạng trong hành vi ngôn ngữ còn chịu ảnh hưởng của những tham số văn hóa xã hội Chính vì vậy, chức năng của lời khen trong xã hội này có thể rất khác biệt so với những xã hội khác.Hơn nữa, mối quan hệ giữa người trao lời khen và người nhận lời khen có vai trò quan trọng trong việc giải thích một cách chính xác các chức năng tiềm ẩn của lời khen
1.6.2.4 Nội dung khen
Nội dung khen có thể nói là vô cùng phong phú và đa dạng Trong cuộc sống
ta có thể khen bất cứ cái gì ta muốn Chẳng hạn như, với con người, ta có thể khen hình thức bên ngoài, khen điều kiện vật chất, khen tính cách, phẩm chất, năng lực…; ngoài ra, ta có thể khen các sự vật hiện tượng xung quanh ta như khen con sông dài, khen khu rừng đẹp, khen bãi biển thơ mộng Theo nghiên cứu của Holmes, đa số các lời khen đều đề cập đến một vài lĩnh vực như ngoại hình, khả năng, hay kỹ năng thể hiện tốt, vật sở hữu, và một vài yếu tố liên quan đến cá tính hay sự thân thiện [70] Còn Manes và Wolfson thì phát hiện ra rằng, khen thường rơi vào hai chủ đề chính là ngoại hình và khả năng [75] Levine bổ sung rằng, người
Mỹ thường khen: ngoại hình, cá tính, thành viên trong gia đình, khả năng, vật sở hữu, thức ăn và các bữa ăn [74] Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Minnesota điều tra về hành vi khen trong tiếng Anh – Mỹ thấy rằng, chủ đề khen có thể được
Trang 39phân thành 3 loại chính: (1) Ngoại hình hay vật được sở hữu (phổ biến nhất) (2) Cách thể hiện, kỹ năng và khả năng (3) Cá tính (ít phổ biến nhất) [86]
Như vậy, với các nội dung khen mà các tác giả đã đề cập thì ta nhận thấy nội dung khen tập trung chủ yếu vào các nội dung như: khen ngoại hình, khen khả năng
và khen vật sở hữu Đây là những chủ đề khen phổ biến nhất xuất hiện ở hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trên
Đó là lý do trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã đưa ra 3 nội dung khen chính: khen ngoại hình, khen khả năng và khen vật sở hữu
1.6.3 Tiếp nhận lời khen
1.6.3.1 Khái niệm “tiếp nhận lời khen”
Nếu khen đóng vai trò là hành vi dẫn nhập thì tiếp nhận lời khen đóng vai trò
là hành vi hồi đáp, tạo thành một cặp kế cận trong hội thoại Tiếp nhận lời khen chính là hành động phản ứng lại đối với hành vi khen của một người nào đó trong quá trình giao tiếp Những người tham gia giao tiếp có thể tiếp nhận lời khen bằng lời, bằng các yếu tố phi lời (còn gọi là ngôn ngữ cử chỉ) hoặc kết hợp cả hai, hoặc
có thể là “khoảng trống” im lặng[71]
Nhìn từ góc độ tương tác hội thoại, hành vi khen được coi là “chủ động” còn hành vi tiếp nhận lời khen thuộc về “bị động” Chủ động bởi người khen có quyền đưa ra một lời khen theo cách nhìn của mình, theo đó, lời khen này đã đặt người được khen vào quá trình tương tác giữa người khen và bản thân mình với các biến tương đồng hoặc không tương đồng như giới, tuổi tác, nghề nghiệp…và ràng buộc người được khen với trách nhiệm phải hồi đáp sao cho thỏa đáng.Vì thế, hành vi tiếp nhận lời khen một mặt phụ thuộc vào hành động khen, mặt khác phụ thuộc vào các nhân tố văn hóa xã hội và cuối cùng là phụ thuộc vào cách tổ chức ngôn ngữ tiếp nhận lời khen ở mỗi ngôn ngữ
1.6.3.2 “Tiếp nhận lời khen” trong tiếng Việt
Tiếp nhận lời khen là hành vi hồi đáp, phản ứng trước hành vi khen Vì vậy thái độ tiếp nhận lời khen phải thể hiện mức độ lịch sự, văn hóa, khiêm tốn của bản thân người tiếp nhận Có nhiều cách biểu lộ khi tiếp nhận lời khen như: cảm ơn, tiếp nhận bằng cách nói giảm mức độ, phủ định hay khen lại phản hồi…
Trang 40Với người Việt, để lời khen của mình đúng với ý đồ cũng như mục đích giao tiếp thì người khen luôn phải chú ý, cân nhắc trong từng lời khen và ở hành vi tiếp nhận lời khen (hồi đáp khen) cũng vậy, người được khenphải thể hiện được sự hài lòng với lời khen, đồng thời thể hiện được sự khiếm tốn cũng như không làm tổn thương đến thể diện người khen mình Bằng giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ, thậm chí một sự im lặng cũng đủ để phản hồi lời khen
1.6.3.3 Mục đích và chức năng của tiếp nhận lời khen
Tiếp nhận lời khen là việc người được khen phản ứng trước hành vi khen.Tuy nhiên, người được khen không có được nhiều sự chủ động trong giao tiếp như người đưa ra lời khen.Người được khen không thể hồi đáp khen vào bất kỳ lúc nào mình muốn hoặc với bất kỳ ai mình thích Chính vì vậy, hồi đáp khen cũng có nhiều mục đích như:
- Thể hiện niềm vui, tự hào khẳng định thành quả Ví dụ:
[Khen]: Anh kiếm tiền thật giỏi!
[Hồi đáp]: Vâng, cảm ơn chị nhiều nhé!
- Biểu thị sự lễ phép, lịch sự Ví dụ:
[Khen]: Em nói tiếng Anh giỏi lắm!
[Hồi đáp]: Dạ, em còn phải nỗ lực nhiều thầy ạ!
- Củng cố duy trì sự đoàn kết giữa những người tham thoại Ví dụ:
[Khen]: Con gái mẹ hôm nay trông xinh và đáng yêu quá!
[Hồi đáp]: Ôi! con vui quá! Con biết là mẹ lúc nào cũng yêu và quý con nhất
nhà mà!
- Tỏ ý khiêm tốn, biết ơn Ví dụ:
[Khen]: Em giỏi lắm! Thầy rất tự hào về em!
[Hồi đáp]: Em có được như ngày hôm nay là nhờ công lao của thầy đấy ạ!
- Biểu lộ thái độ, phản ứng về mức độ cảm nhận đối với lời khen Ví dụ:
[Khen]: Hôm nay em đẹp lắm!
[Hồi đáp]: Trời ơi! Em đẹp thật sao? Cảm ơn anh nhiều nhé!
- Che giấu cảm xúc Ví dụ: