Dự báo về khả năng khai thác các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 39 - 40)

kinh tế xã hội trên địa bàn

Với các yêu cầu qui hoạch đặt ra cho giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong những năm của thời kỳ quy hoạch, xã Hòa Bình cần một lượng vốn rất lớn, bao gồm: vốn vật chất, vốn tiền tệ và vốn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển địa phương trên các lĩnh vực: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm… Đây là sức ép rất lớn đòi hỏi phải tập trung giải quyết, vì đây là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của xã theo đúng yêu cầu đặt ra.

* Về khả năng đầu tư

+ Hiện tại, tiềm năng về đất và rừng của xã Hòa Bình còn chưa được khai thác hiệu quả. Với tiềm năng này, một mặt, xã Hòa Bình có thể thu hút thêm

các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Nhờ vậy khả năng thu hút vốn đầu tư có thể tăng thêm, nhất là ở dọc các tuyến đường quốc lộ hầu như chưa được khai thác đúng mức. Mặt khác, khả năng xúc tiến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nhanh( không gian còn tương đối thoáng, khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng ít hơn), mức tập trung đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cũng nhanh hơn.

+ Khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội của xã cho thấy, tuy mức độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng tiềm lực kinh tế trong các tầng lớp dân cư địa phương là tương đối lớn. Có thể huy động các nguồn lao động và tiền vốn trong dân vào phát triển công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng các cơ sở hạ tầng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Bên cạnh đó, xã cũng có thể tranh thủ khai thác được nhiều nguồn vốn tín dụng và ưu đãi từ các quỹ đầu tư phát triển của Nhà nước, tỉnh và thành phố. Đặc biệt là việc đầu tư cho phát triển ngành lâm nghiệp sẽ được quan tâm nhiều hơn.

+ Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, ngành nông nghiệp sẽ không được hưởng trợ giá nông sản nhưng được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư hỗ trợ tới 10%, cao hơn nhiều so với mức đầu tư hiện tại. Đây sẽ là nguồn đầu tư lớn từ ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn trong những năm tới.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w