Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 54 - 56)

a. Quan điểm quy hoạch phát triển công nghiệp

+ Phát triển ngành công nghiệp và xây dựng phải phù hợp với xu thế đô thị hóa, tiềm năng phát triển của xã và quy hoạch phát triển chung của ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

+ Phát triển công nghiệp, xây dựng trên địa bàn xã phải đảm bảo ít gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ và nông nghiệp cùng phát triển.

+ Đẩy mạnh việc hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đây có thể coi là khâu đột phá trong việc nâng cao giá trị sản xuất, tăng cường khả năng thu hút đầu tư các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

+ Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất các mặt hàng đồ gỗ dân dụng chất lượng cao, các sản phẩm gia công mỹ nghệ bằng gỗ… Khuyến khích thu hút các ngành sử dụng nhiều lao động địa phương, đặc biệt là lao động qua đào tạo.

+ Cần đẩy cao tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành lên một bước tiến mới trên cơ sở tập trung cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, bảo đảm hội nhập với nền kinh tế của vùng và các vùng lân cận.

+ Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất lâu dài trong các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế đầu tư lâu dài, khuyến khích đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động .

b. Phương án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

Dự kiến phát triển ngành công nghiệp

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2008 là 14,2%. Giai đoạn từ nay đến 2015 dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ đạt trên 20%. Dự kiến này có tính khả thi rất cao vì:

Thứ nhất, khi tuyến đường quốc lộ nối trung tâm thành phố với huyện Đà

Bắc được nâng cấp thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ rễ ràng hơn,mặt khác, các xưởng công nghiệp chế biến lâm sản cũng sẽ được hình thành với nguồn nhân lực rồi dào có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến lâm sản thành các sản phẩm dân dụng như: đồ dùng nội thất bằng gỗ, tăm tre, mây tre đan.

Thứ hai, mức khởi điểm về giá trị sản xuất công nghiệp của xã hiện tại còn

rất thấp. Theo đó, năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành trên địa bàn xã mới đạt trên 5 tỷ đồng. Do vậy mục tiêu đặt ra ở trên là có thể đạt được.

Thứ ba, do khả năng mở rộng diện tích sản xuất công nghiệp của xã cũng

có giới hạn do đặc điểm của lãnh thổ là đồi núi nên việc mở rộng chỉ có giới hạn, đặc biệt là sau năm 2020, diện tích đất cho sản xuất công nghiệp ít có sự mở rộng nên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp sẽ rất cao.

+ Mở rộng các cơ sở công nghiệp hiện có theo cả chiều rộng và chiều sâu nghĩa là tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hiện có và hiện đại hóa.

+ Phát huy các ngành nghề truyền thống như: Tăm tre, chổi chít, may mặc, thêu dệt…

Bảng 2.5. Các phương án tăng trưởng ngành công nghiệp

Các phương án

Giá trị sản xuất theo giá cốđịnh (Tr.đồng)

Tốc độ tăngtrưởng BQ giai đoạn(%)

Năm 2008 Năm 2015 2009-2015

Phương án 2 5040 13.76 22

Phương án 3 5040 15.452 26

Phương án 1- Phương án tăng trưởng trong điều kiện không thuận lợi Phương án 2- Phương án tăng trưởng trong điều kiện trung bình Phương án 3- Phương án tăng trưởng trong điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w